You are on page 1of 59

LÝ THUYẾT KINH TẾ HỌC

1. Công cụ đường giới hạn khả năng sản xuất PPF được vận dụng như thế
nào để giải thích nguồn lực khan hiếm và phân tích chi phí cơ hội? Lấy ví dụ và
phân tích vấn đề này trong thực tiễn.

Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) là một tập hợp các phối hợp tối đa
số lượng các sản phẩm mà doanh nghiệp có thể sản xuất được, là đường gồm tập
hợp tất cả các điểm biểu thị sự kết hợp các nguồn lực thích hợp để sản xuất ra một
khối lượng sản phẩm nhất định. Đường PPF cho biết mức độ phối hợp tối đa của
sản lượng mà doanh nghiệp có thể sản xuất được khi sử dụng toàn bộ nguồn lực sẳn
có.

Đường giới hạn khả năng sản xuất minh họa cho sự khan hiếm: qua việc
phân tích những điểm nằm ngoài đường PPF với giả định công nghệ là cố định là
những điểm mà doanh nghiệp không thể đạt được do nguồn lực khan hiếm. Như
vậy, PPF chính là công cụ để biểu diễn cho sự khan hiếm nguồn lực của doanh
nghiệp.

Đừng giới hạn khả năng sản xuất minh họa cho chi phí cơ hội: đường giới
hạn khả năng sản xuất biểu thị chi phí cơ hội thông qua trị tuyệt đối của độ dốc các
điểm trên đường PPF.

VD: phân tích sự phân bổ nguồn lực giữa việc sản xuất hàng tiêu dùng và
hàng đầu tư trong một nền kinh tế. Hàng tiêu dùng là những hàng hóa và dịch vụ
được sử dụng để đáp ứng nhu cầu hiện tại của người dân, trong khi hàng đầu tư là
những hàng hóa và dịch vụ được sử dụng để tạo ra nguồn lực cho tương lai, như
máy móc, thiết bị, nhà cửa… Đường PPF biểu diễn sự phân bổ nguồn lực giữa việc
sản xuất hai loại hàng này, và cho thấy sự đánh đổi giữa việc tăng sản lượng hàng
tiêu dùng và giảm sản lượng hàng đầu tư, hoặc ngược lại. Đường PPF cũng cho
thấy sự thay đổi của khả năng sản xuất khi có sự tiến bộ công nghệ, thay đổi trong
quy mô sản xuất và sự thay đổi trong sự phân bố tài nguyên. Ví dụ, nếu nền kinh tế
có sự tiến bộ công nghệ trong việc sản xuất hàng đầu tư, đường PPF sẽ dịch chuyển
ra ngoài, cho thấy khả năng sản xuất cả hai loại hàng đều tăng lên. Nếu nền kinh tế
có sự thay đổi trong quy mô sản xuất, ví dụ như tăng số lượng lao động, đường PPF
cũng sẽ dịch chuyển ra ngoài, cho thấy khả năng sản xuất cả hai loại hàng đều tăng
lên. Nếu nền kinh tế có sự thay đổi trong sự phân bố tài nguyên, ví dụ như tăng
nguồn lực cho việc sản xuất hàng đầu tư, đường PPF sẽ dịch chuyển theo hướng
tăng sản lượng hàng đầu tư và giảm sản lượng hàng tiêu dùng, hoặc ngược lại.

2. Nguồn lực khan hiếm là gì? Lấy ví dụ và phân tích vấn đề khan hiếm
nguồn lực đối với cá nhân và doanh nghiệp trong thực tiễn.

Nguồn lực là tất cả những yếu tố được sử dụng để sản xuất hàng hoá hay
dịch vụ và có thể được gọi theo 1 tên khác là các yếu tố sản xuất. Nguồn lực đầu
vào để sản xuất hàng hoá và dịch vụ được chia thành 4 nhóm: Tài nguyên thiên
nhiên, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật - công nghệ.

 Tài nguyên thiên nhiên: là tất cả các nguồn lực trong và trên mặt đất, ví dụ:
rừng, khoáng sản, đất trồng trọt, đất xây dựng,...
 Lao động: là số lượng người lao động, chất lượng, kỹ năng trình đô của
người lao động.
 Vốn: không chỉ đề cập đến tiền mà còn bao gồm những hàng hoá có thời
gian sử dụng lâu dài nhằm sản xuất ra hàng hoá hay dịch vụ khác, ví dụ: nhà
xưởng, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất.
 Tiến bộ kỹ thuật - công nghệ: là khả năng tạo ra công nghệ sản xuất mới.
Khả năng kết hợp vốn - lao động - đất đai , tài nguyên thiên nhiên nhằm đạt
được hiệu quả. Vấn đề ở đây không phải là có bao nhiêu đất đai, bao nhiêu
lao động hay bao nhiêu vốn mà vấn đề là sử dụng chúng như thế nào cho
hiệu quả.

Khan hiếm là tình trạng hàng hoá, dịch vụ hoặc nguồn lực không đủ so với
mong muốn hay nhu cầu. Nguồn lực là khan hiếm vì số lượng nguồn lực được sử
dụng để sản xuất ra hàng hoá, dịch vụ là có hạn, ngày một cạn kiệt. Chúng ta có thể
thấy sự cạn kiệt tài nguyên khoáng sản, đất đai, lâm sản, hải sản,... Trong khi đó,
nhu cầu hàng hoá, dịch vụ là vô hạn, ngày càng tăng, càng đa dạng và phong phú,
nhất là chất lượng ngày càng cao. Chẳng hạn, nhu cầu về phương tiện đi lại của con
người từ xe đạp đến xe máy, ô tô, máy bay,... Do vậy, vấn đề lựa chọn kinh tế tối
ưu ngày càng phải đặt ra 1 cách nghiêm túc, gay gắt và thực hiện 1 cách rất khó
khăn.

VD: một người có 10 triệu đồng và muốn mua một chiếc điện thoại mới hoặc
một chiếc laptop cũ, mỗi loại có giá 10 triệu đồng. Nếu anh ta quyết định mua điện
thoại, thì chi phí cơ hội của việc lựa chọn này là giá trị của chiếc laptop cũ mà anh
ta không mua được. Nếu anh ta quyết định mua laptop, thì chi phí cơ hội của việc
lựa chọn này là giá trị của chiếc điện thoại mới mà anh ta không mua được.

Một doanh nghiệp có 100 công nhân và muốn sản xuất hai loại hàng hóa là
bánh mì và bánh ngọt. Mỗi công nhân có thể sản xuất được 10 ổ bánh mì hoặc 5 cái
bánh ngọt trong một ngày. Nếu doanh nghiệp quyết định sản xuất 500 ổ bánh mì và
250 cái bánh ngọt, thì chi phí cơ hội của việc lựa chọn này là số lượng bánh mì
hoặc bánh ngọt mà doanh nghiệp không sản xuất được. Nếu doanh nghiệp quyết
định sản xuất 1000 ổ bánh mì và không sản xuất bánh ngọt, thì chi phí cơ hội của
việc lựa chọn này là 500 cái bánh ngọt mà doanh nghiệp không sản xuất được. Nếu
doanh nghiệp quyết định sản xuất 500 cái bánh ngọt và không sản xuất bánh mì, thì
chi phí cơ hội của việc lựa chọn này là 1000 ổ bánh mì mà doanh nghiệp không sản
xuất được.
3. Phân tích 3 vấn đề kinh tế cơ bản của một doanh nghiệp? Lấy ví dụ minh
họa. Phân tích các ưu và nhược điểm của các hệ thống kinh tế cơ bản? Lấy ví dụ
và phân tích vấn đề này trong thực tiễn.

Bất kì nền kinh tế nào cũng phải đối diện với 3 vấn đề sau: Sản xuất cái gì?
Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?

1. Sản xuất cái gì?

Trong điều kiện nguồn lực khan hiếm, trong điều kiện nguồn khan hiếm, các
doanh nghiệp không thể sản xuất tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ mà cần có sự lựa
chọn quyết định sản xuất hàng hóa gì với số lượng bao nhiêu, chất lượng ra sao?

Sản xuất cái gì là vấn đề cơ bản đầu tiên cần phải trả lời. Vì nguồn lực khan
hiếm nên không thể dễ dàng đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội. Trong khả năng hiện
có, nền kinh tế sẽ phải lựa chọn để sản xuất một số hàng hóa nhất định. Việc lựa
chọn loại hàng hóa, dịch vụ nào nên được ưu tiên để sản xuất sẽ căn cứ vào nhiều
yếu tố, ví dụ như cầu của thị trường, khả năng về các yếu tố đầu vào của doanh
nghiệp, tình hình cạnh tranh, giá cả trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường,
giá cả sẽ là tín hiệu trực tiếp nhất giúp cho người sản xuất quyết định sản xuất cái
gì.

Sự cạnh tranh làm cho các nhà sản xuất cung cấp các sản phẩm thỏa mãn nhu
cầu của người tiêu dùng. Trong việc tìm kiếm lợi nhuận, nhà sản xuất cố gắng cung
cấp các sản phẩm có chất lượng cao hơn nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người
tiêu dùng. Hầu hết, các nhà kinh tế đều thống nhất rằng mặc dù các biện pháp tiếp
thị có ảnh hưởng đến cầu tiêu dùng, nhưng người tiêu dùng mới là người quyết
định sản phẩm và dịch vụ nào sẽ được mua. Trong thị trường cạnh tranh, người tiêu
dùng được gọi là “Thượng đế”. Bởi, người tiêu dùng mong muốn tiêu dùng sản
phẩm nhiều hơn, điều này sẽ làm tăng cầu. Trong ngắn hạn, sự gia tăng cầu có thể
làm tăng giá cả, lượng sản xuất cũng tăng lên và lợi nhuận của các công ty trong
ngành cũng cao hơn. Lợi nhuận ngành cao sẽ hấp dẫn các doanh nghiệp mới gia
nhập thị trường trong dài hạn và vì vậy cung thị trường sẽ tăng lên. Sự tăng cung sẽ
làm cho giá cả hàng hóa giảm trong khi đó lượng bán vẫn tiếp tục tăng lên. Lợi
nhuận do sự tăng cầu trong ngắn hạn dần dần sẽ bị mất đi khi giá giảm, xuống.

Ngoài ra, nhu cầu thị trường về hàng hóa rất đa dạng và phong phú, tăng cả
về số lượng và chất lượng. Khả năng thanh toán, sự khan hiếm về thu nhập đối với
cá nhân người tiêu dùng đòi hỏi chính phủ và các doanh nghiệp cần có sự tính toán
và lựa chọn hàng hóa phù hợp với người tiêu dùng, có lợi cho xã hội và tối đa hóa
lợi nhuận.

2. Sản xuất như thế nào?

Sau khi quyết định được loại hàng hóa, dịch vụ nào nên được sản xuất, xã
hội phải trả lời câu hỏi quan trọng thứ 2 là “sản xuất như thế nào?”, tức là tìm ra
phương pháp, công nghệ tích hợp cho sản xuất và sự kết hợp hợp lý và hiệu quả
giữa các nguồn lực đầu vào để sản xuất ra hàng hoá được lựa chọn. Đồng thời phải
giải quyết vấn đề “sản xuất như thế nào?” Cũng chính là tìm câu trả lời cho những
câu hỏi sau: hàng hóa đó nên sản xuất ở đâu? Khi nào thì sản xuất và cung cấp? Tổ
chức và quản lý các khâu từ lựa chọn đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm ra sao?

Vấn đề thứ 2 này có thể được phát biểu một cách hoàn chỉnh: “sản phẩm và
dịch vụ được sản xuất bằng cách nào?”. Vấn đề này liên quan đến việc xác định
những nguồn lực nào được sử dụng và phương pháp để sản xuất ra những sản phẩm
và dịch vụ. Chẳng hạn, để sản xuất ra điện, các quốc gia có thể xây dựng các nhà
máy nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương án sản
xuất nào còn phải dựa trên khía cạnh hiệu quả kinh tế - xã hội, nguồn lực và trình
độ khoa học kĩ thuật của mỗi quốc gia.
Trong nền kinh tế thị trường, các nhà sản xuất vì mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận sẽ phải tìm kiếm các nguồn lực có chi phí thấp nhất có thể (giả định với số
lượng và chất lượng sản phẩm không thay đổi). Các phương pháp và kỹ thuật sản
xuất mới chỉ có thể được chấp nhận khi chúng làm giảm chi phí sản xuất. Để có thể
lý giải tại sao một số quốc gia lựa chọn tập trung sản xuất một số hàng hóa và trao
đổi với các quốc gia khác. Vấn đề ở đây liên quan đến việc Xem xét chi phí cơ hội
bằng cách so sánh chi phí tương đối trong việc sản xuất hàng hóa, các quốc gia sẽ
sản xuất và trao đổi hàng hóa trên cơ sở chi phí cơ hội thấp nhất.

3. Sản xuất cho ai?

Sau khi xác định được loại hàng hóa, dịch vụ nên sản xuất và phương pháp
sản xuất các loại sản phẩm đó, xã hội cần phải giải quyết vấn đề cơ bản thứ 3 là
“sản xuất cho ai?” Câu hỏi này liên quan đến việc lựa chọn phương pháp phân phối
các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được sản xuất tới tay người tiêu dùng như thế nào.
Do nguồn lực khan hiếm, sẽ có cạnh tranh trong tiêu dùng và trên thị trường tự do
cạnh tranh thì sản phẩm sẽ thuộc về người có khả năng thanh toán cao cho việc
mua sản phẩm. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được chính phủ Xem xét và điều tiết
thông qua các chính sách về thuế, giá cả và trợ cấp, nhằm đảm bảo cho cả những
người nghèo, khó khăn, có thu nhập thấp cũng được hưởng những thành quả từ
nguồn lực của xã hội.

Vấn đề phải giải quyết đó là, “ai sẽ nhận sản phẩm và dịch vụ?” Trong nền
kinh tế thị trường, thu nhập và giá cả xác định ai sẽ nhận hàng hóa và dịch vụ cung
cấp. Điều này được xác định thông qua tương tác của người mua và bán trên thị
trường sản phẩm và thị trường nguồn lực. Thu nhập chính là nguồn tạo ra khả năng
mua sắm của các cá nhân và phân phối thu nhập được xác định thông qua: tiền
lương, tiền lãi, tiền cho thuê và lợi nhuận trên thị trường nguồn lực sản xuất. Trong
nền kinh tế thị trường, những ai có nguồn tài nguyên, lao động, vốn và kỹ năng
quản lý cao hơn sẽ nhận thu nhập cao hơn. Với thu nhập này, cách cá nhân đưa ra
quyết định loại và số lượng sản phẩm sẽ mua trên thị trường và giá cả định hướng
cách thức phân bổ nguồn lực cho những ai mong muốn trả với mức giá thị trường.

VD: cú sốc giá dầu

Trước năm 1973, tổ chức các nước xuất khẩu dầu (OPEC) thực hiện việc cắt
giảm sản lượng dẫn đến dầu trở nên khan hiếm, những người sử dụng không thể
ngay lập tức dừng việc sử dụng dầu dẫn đến việc giá dầu tăng gấp 3 lần. Người tiêu
dùng nhanh chóng có xu hướng sử dụng ít dầu hơn và những nhà sản xuất khác
ngoài OPEC bán được nhiều hơn. Những phản ứng của thị trường được chi phối
bởi giá cả và một phần trong cách thức xác định sản xuất cái gì, sản xuất như thế
nào và sản xuất cho ai.

Trước tiên, về việc sản xuất như thế nào, khi giá dầu tăng cao, mọi tác nhân
trong nền kinh tế đều chuyển sang hướng cắt giảm những sản phẩm phụ thuộc vào
dầu. Các hãng hóa chất phát triển các đầu vào nhân tạo thay cho các đầu vào từ
dầu, các hãng hàng không đặt hàng nhiều hơn đối với các máy bay tiết kiệm nhiên
liệu. Giá dầu cao hơn làm cho nền kinh tế sản xuất theo hướng sử dụng ít dầu hơn.

Về vấn đề sản xuất cái gì, các hộ gia đình chuyển sang sử dụng lò sưởi khí
đốt tập trung và sử dụng xe ô tô nhỏ hơn. Những người đi làm hạn chế sử dụng ô tô
hoặc đi bộ đến nơi làm việc. Giá dầu cao làm nhu cầu sử dụng các sản phẩm phụ
thuộc vào dầu giảm mạnh và người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang các loại
hàng hóa thay thế. Do vậy, hoạt động sản xuất các hàng hóa thay thế được khuyến
khích. Cụ thể, các đơn vị thiết kế sản xuất ô tô cỡ nhỏ hơn, kiến trúc sư sử dụng
năng lượng mặt trời và các phòng nghiên cứu tạo ra những sản phẩm thay thế cho
dầu trong công nghiệp hóa chất.

Về vấn đề sản xuất cho ai, sau năm 1973, giá dầu tăng cao, doanh thu từ dầu
của OPEC tăng nhanh và phần nhiều trong số doanh thu tăng lên được chi tiêu cho
những hàng hóa được sản xuất ở các nước công nghiệp phương Tây. Trên phương
diện hàng hóa, giá dầu tăng làm tăng sức mua của OPEC và làm giảm sức mua của
các nước nhập khẩu dầu như Đức, Nhật Bản. Sau năm 1982, sức mạnh của OPEC
suy giảm dần khi những nhà cung cấp khác tham gia vào thị trường và người sử
dụng đã dùng các hàng hóa thay thế thích hợp. Tuy nhiên, vào năm 1999, OPEC
hành động một lần nữa khi cắt giảm sản lượng, đẩy giá dầu tăng cao và gây ra một
cuộc khủng hoảng nhiên liệu khác vào năm 2000.

Các nền kinh tế luôn đối diện với 3 vấn đề cơ bản. Nhưng việc giải quyết đó
không hẳn giống nhau. Mức độ can thiệp của nhà nước, chính phủ và nền kinh tế
thông qua việc trả lời 3 câu hỏi sẽ hình thành nên 3 nền kinh tế sau:

1. Nền kinh tế chỉ huy:

ƯU ĐIỂM:

 Quản lý được tập trung thống nhất và giải quyết những nhu cầu công+ của xã
hội.
 hạn chế được sự phân hóa giàu nghèo và bất công trong xã hội.
 tập trung được nguồn lực để giải quyết những cân đối lớn của nền kinh tế
quốc dân.

Ví dụ: Hệ thống kinh tế thị trường của Hoa Kỳ đã thúc đẩy sự phát triển

của các công ty công nghệ hàng đầu như Apple, Google và Amazon, nhờ

sự cạnh tranh và khả năng thích ứng nhanh với thị trường.

HẠN CHẾ:
 tập trung quan liêu, bao cấp không thúc đẩy và kích thích sản xuất phát triển.
Mọi vấn đề đều do nhà nước quyết định, các doanh nghiệp không được
quyền chủ động trong việc sản xuất kinh doanh.
 phân phối bình quân không xuất phát từ nhu cầu thị trường, mang tính chủ
quan, điều này sẽ dẫn tới những mất cân đối cục bộ và sự phân phối trở nên
không hiệu quả.
 bộ máy nặng nề, cồng kềnh, quan liêu, kém hiệu lực.
 Phân phối và sử dụng nguồn lực kém hiệu quả, các doanh nghiệp thường chờ
đợi, ỷ lại, thiếu năng động sáng tạo.
 sự can thiệp của nhà nước vào những hoạt động cụ thể của doanh nghiệp.

VD: Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, sự tự do và

sự tập trung vào lợi nhuận của các ngân hàng và các tổ chức tài chính đã

góp phần tạo ra sự khủng hoảng và ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.

2. Nền kinh tế thị trường tự do:

ƯU ĐIỂM:

Các chủ thể trong nền kinh tế trở nên năng động hơn. Do các quyết đình từ
sản xuất đến tiêu dung là từ bản than câc doanh nghiệp nên họ luôn có sự đổi mới
trong sản xuất, cải tiến công nghệ, phát triển đội ngũ nhân lực, sử dụng hiệu quả
các nguồn lực cũng như có những chiến lược phân phối hang hoá phù hợp,…để có
thể tối đa hoá lợi nhuận.

Người tiêu dùng cũng có điều kiện quyết định tiêu dung những sản phẩm đáp
ứng nhu cầu của mình, không còn ở tình trạng bị động như trong nền kinh tế chỉ
huy. Từ đó, họ cũng trở nên năng động hơn, hài hoà giữa việc theo đuổi các lợi ích
và thu nhập (ngân sách) để có thể tối đa hoá lợi ích của mình.
VD: Trong một hệ thống kinh tế tập trung, chính phủ có thể quyết định

đầu tư vào các dự án hạ tầng quan trọng như cầu đường, cảng biển, và nhà

máy điện. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và

cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.

HẠN CHẾ:

 Do tính cạnh tranh, vì động cơ lợi nhuận là mục tiêu tối ưu và duy nhất, cho
nên dễ nảy sinh tình trạng ô nhiễm, phân hoá giàu nghèo, bất công xã hội.
 Mức chênh lệch giàu nghèo có thể dẫn đến những mâu thuẫn xã hội, n hiều
nhu cầu công cộng không có thì những nhu cầu đó không thực hiện được.
 Những yêu cầu về an ninh, quốc phòng và xã hội không được giải quyết thoả
đáng.

VD: Hệ thống kinh tế tập trung đã được áp dụng trong các quốc gia như

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Cuba. Trong những quốc gia

này, sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ trong mọi khía cạnh kinh tế

3. Mô hình kinh tế hỗn hợp:

Nếu chỉ phát triển nền kinh tế theo mô hình nền kinh tế chỉ huy hay nền kinh
tế thị trường tự do sẽ giống như việc chúng ta vỗ tay bằng một bàn tay (theo Nhà
kinh tế học Samuelson), điều này có nghĩa là sẽ có những hạn chế nhất định cho
từng mô hình kinh tế này. Việc vận hành nền kinh tế của mỗi quốc gia theo mô
hình hỗn hợp được ví như hình ảnh vỗ tay có đủ cả 2 bàn tay.

Nền kinh tế hỗn hợp đòi hỏi trước hết phải phát triển theo cơ chế thị trường
(bàn tay vô hình), nghĩa là cần phát triển các quan hệ cung cầu, cạnh tranh, tôn
trọng vai trò của giá cả thị trường, lấy lợi nhuận làm mục tiêu và động cơ phấn đấu.
Tuy nhiên, bàn tay hữu hình cũng rất cần thiết đó là sự can thiệp của nhà nước.

Nếu để nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường sẽ có rất nhiều khuyết
tật, và những khuyết tật này sẽ được khắc phục thông qua điều tiết vĩ mô của nhà
nước. Đó là xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế các nước trên thế giới. Nó có ý
nghĩa quyết định đến việc lựa chọn tối ưu những vấn đề kinh tế cơ bản của một nền
kinh tế, hay của doanh nghiệp.

4. Phân tích các yếu tố tác động đến cung - cầu và giá cả thị trường sản
phẩm XYZ (ví dụ: rau sạch, ô tô, gạo, TIVI, điện thoại, quần áo ấm mùa đông, xe
máy, xe đạp,…) ở Việt Nam, trong một khoảng thời gian nhất định.

Để phân tích các yếu tố tác động đến cung-cầu và giá cả của một sản phẩm

như XYZ (ví dụ như rau sạch, ô tô, gạo, TV, điện thoại, quần áo ấm mùa

đông, xe máy, xe đạp) ở Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định, ta

cần xem xét các yếu tố sau:

1. Yếu tố cung:

a. Sự sản xuất: Năng lực sản xuất, công nghệ sản xuất, nguồn lực, hạ

tầng, và khả năng quản lý sản xuất sẽ ảnh hưởng đến cung cấp sản phẩm

XYZ. Ví dụ, trong trường hợp rau sạch, yếu tố cung có thể bao gồm diện

tích trồng, công nghệ canh tác, nguồn nước và phân bón.

b. Chi phí sản xuất: Chi phí nguyên liệu, lao động, vận chuyển, và quản

lý sản xuất sẽ ảnh hưởng đến giá thành và khả năng cung cấp. Ví dụ, chi

phí nguyên liệu và lao động sẽ ảnh hưởng đến giá cả gạo.
c. Đầu tư: Mức độ đầu tư trong ngành sản xuất XYZ sẽ ảnh hưởng đến

khả năng cung cấp. Ví dụ, mức độ đầu tư trong công nghệ sản xuất ô tô sẽ

ảnh hưởng đến cung cấp và giá cả của ô tô.

2. Yếu tố cầu:

a. Thu nhập và mức sống: Thu nhập và mức sống của người tiêu dùng

ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu và nhu cầu mua XYZ. Ví dụ, thu nhập

tăng cao có thể tạo ra nhu cầu cao hơn cho điện thoại di động và xe máy.

b. Sở thích và xu hướng: Sở thích và xu hướng tiêu dùng của người dân

cũng có ảnh hưởng đáng kể đến cầu sản phẩm XYZ. Ví dụ, nhu cầu quần

áo ấm mùa đông sẽ tăng vào mùa đông và giảm vào mùa hè.

c. Quảng cáo và tiếp thị: Hoạt động quảng cáo và tiếp thị có thể tác động

đến nhận thức và nhu cầu mua của người tiêu dùng. Ví dụ, chiến dịch

quảng cáo của một công ty điện thoại có thể tạo ra nhu cầu tăng cho sản

phẩm điện thoại.

3. Yếu tố giá cả:

a. Cung cầu hiện tại: Sự cân bằng giữa cung và cầu hiện tại của sản

phẩm XYZ sẽ ảnh hưởng đến giá cả. Nếu cung cầu cân bằng, giá cả có thể

ổn định. Tuy nhiên, nếu cung ít hơn cầu, giá cả có thể tăng lên và ngược

lại.

b. Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất XYZ sẽ ảnh hưởng đến giá cả. Nếu

chi phí sản xuất tăng lên, giá cả cũng có xu hướng tăng để bù đắp cho chi

phí cao hơn.


c. Sự canh tranh: Mức độ cạnh tranh trong ngành sản xuất XYZ cũng có

thể ảnh hưởng đến giá cả. Nếu có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong cùng
một ngành, giá cả có thể giảm do sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp.

d. Chính sách và quy định: Các chính sách và quy định của chính phủ, như

thuế và hạn chế nhập khẩu, có thể ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm XYZ.

Ví dụ, mức thuế nhập khẩu cao có thể làm tăng giá cả của ô tô nhập khẩu.

Ví dụ: Trong trường hợp rau sạch, nếu mùa mưa kéo dài và ảnh hưởng đến

sản lượng trồng rau, cung cấp rau sạch có thể giảm. Đồng thời, nếu có một

chiến dịch quảng cáo và giới thiệu rau sạch cho người tiêu dùng, nhu cầu

cho rau sạch có thể tăng. Sự kết hợp giữa cung cấp giảm và nhu cầu tăng

có thể dẫn đến tăng giá cả của rau sạch.

5. Phân tích cơ chế hoạt động của thị trường khi thị trường ở trạng thái dư
thừa và thiếu hụt trên thị trường? Lấy ví dụ minh họa.

1. Trạng thái dư thừa:

Khi giá trên thị trường khác với giá cân bằng sẽ xuất hiện trạng thái dư thừa
hoặc thiếu hụt. Hình 2. 10 minh họa trường hợp rời bán cao hơn giá thị trường
P1>P0, sẽ xuất hiện trạng thái dư thừa (dư cung) hàng hóa một lượng:∆ Q=QS −QD .
Tại mức giá P1, lượng hàng hóa dư thừa trên thị trường được thể hiện bằng độ dài
đoạn thẳng AB. Sức ép của trạng thái dư thừa làm cho giá giảm đến mức giá cân
bằng.
2. Trạng thái thiếu hụt:

Giả sử giá cân bằng trên thị trường ban đầu là P0, nếu như vì một biến động
nào đó trên thị trường khiến cho giá cả giảm xuống mức P2 (Xem hình 2. 11), khi
giá giảm làm cho lượng cung trên thị trường giảm đi và ngược lại, người tiêu dùng
mua nhiều hơn, từ đó dẫn đến hiện tượng cầu lớn hơn cung hay thiếu hàng hóa một
lượng:. Tại mức giá P2, lượng hàng hóa thiếu hụt trên thị trường được thể hiện bằng
độ dài đoạn thẳng MN. Do thiếu hàng hóa nên áp lực của cầu sẽ làm cho giá tăng
lên, bởi vì người tiêu dùng có thể sẳn sàng trả giá cao hơn để mua hàng hóa. Khi
giá cả tăng lên thì lượng cầu sẽ giảm dần và lẫn cung tăng lên. Như thế, giá cả sẽ
tăng dần đến giá cân bằng P0, và lượng hàng hóa được bán ra trên thị trường sẽ dịch
chuyển đến Q0, trạng thái cân bằng lại được thiết lập.

Thị trường có xu hướng duy trì tại điểm cân bằng vì tại đó lượng cung bằng
lợn cầu nên không có một áp lực nào làm thay đổi giá. Các hàng hóa thường được
mua bán tại mức giá cân bằng trên thị trường. Tuy nhiên, không phải lúc nào cung
cầu cũng là trạng thái cân bằng, một số thị trường có thể không đạt được sự cân
bằng vì các điều kiện khác có thể đột ngột thay đổi. Sự hình thành giá cả của hàng
hóa, dịch vụ trên thị trường như đã được mô tả gọi là cơ chế thị trường.

6. Lấy ví dụ và phân tích tác động của giá trần (hoặc giá sàn) đối với một
hàng hóa cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.

Giá trần ( price ceiling) là mức giá cao nhất đối với một mặt hàng nào đó do
chính phủ ấn định. Tác dụng của giá trần là nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu
dùng.

Ví dụ: tác động của giá trần xăng dầu tại Việt Nam:

 đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu: giá trần xăng dầu có thể ảnh
hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp này, gây khó khăn trong việc
nhập khẩu và buôn bán xăng dầu, đặc biệt trong tình hình giá xăng dầu trên
thế giới đang tăng cao, dẫn đến việc suy giảm năng lực cạnh tranh của họ.
Tuy nhiên, giá trần xăng dầu có thể bảo vệ các doanh nghiệp này khỏi sự
cạnh tranh không lành mạnh tới các nhà nhập khẩu và doanh nghiệp bán lẻ.
Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng được hưởng lợi từ các
chính sách hỗ trợ của chính phủ.
 đối với người tiêu dùng: giá trần xăng dầu giúp người dân tiết kiệm chi phí
khi mua bán và sử dụng xăng dầu trong tình hình giá xăng dầu trên thế giới
đang tăng cao. Tuy nhiên, giá trần xăng dầu có thể gây ra sự thiếu hụt cung
cầu, gây khó khăn trong việc mua xăng dầu của người tiêu dùng.
 đối với nhà nước: giá trần xăng dầu là công cụ để nhà nước kiểm soát lạm
phát, ổn định kinh tế cũng như bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và các
doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước. Tuy nhiên, giá trần xăng dầu
có thể gây nên tình trạng thiếu minh bạch, hiệu quả trong việc điều hành giá,
đặt áp lực cho nhà nước trong các khoản hỗ trợ và bồi thường.
=> có thể thấy giá trần mang đến cả những tác động tích cực và tiêu cực đối
với các nhân tố liên quan. Vậy nên việc áp dụng giá trần phải có mức độ, thời điểm
và cơ chế thích hợp để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực mà nó mang lại cũng
như phát huy tốt những tác động tích cực.

7. Lấy ví dụ thực tiễn và phân tích trường hợp “Thuế đánh vào nhà sản xuất
trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra”.

Một ví dụ thực tiễn về trường hợp “Thuế đánh vào nhà sản xuất trên mỗi đơn
vị sản phẩm bán ra” là thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với các sản phẩm như ô
tô, xe máy, bia, rượu, thuốc lá, nước ngọt, vv. Thuế này được tính trên giá bán của
nhà sản xuất và phải nộp cho nhà nước trước khi bán cho người tiêu dùng1. Mục
đích của thuế này là để điều tiết nhu cầu tiêu dùng, bảo vệ môi trường, tăng thu
ngân sách và thúc đẩy sản xuất trong nước.
Phân tích trường hợp này có thể dựa trên mô hình cung - cầu trên thị trường.
Giả sử ban đầu thị trường ở trạng thái cân bằng, nghĩa là lượng cầu bằng lượng
cung tại mức giá P0 và mức sản lượng Q0. Khi chính phủ đánh thuế vào nhà sản
xuất, chi phí sản xuất tăng lên một lượng bằng với mức thuế t, do đó đường cung
dịch lên thành đường cung mới S1. Tại điểm cân bằng mới, lượng cầu giảm xuống
Q1, lượng cung tăng lên Q2, và giá tăng lên P1. Như vậy, thuế làm giảm lượng
giao dịch trên thị trường, tăng giá cho người tiêu dùng và giảm giá cho nhà sản
xuất. Người tiêu dùng chịu một phần gánh nặng thuế bằng với chênh lệch giữa giá
mới và giá cũ (P1 - P0), nhà sản xuất chịu một phần gánh nặng thuế bằng với chênh
lệch giữa giá cũ và giá mới trừ đi mức thuế (P0 - P1 + t). Tổng gánh nặng thuế
bằng với tổng tiền thuế thu được bởi chính phủ, bằng với diện tích hình chữ nhật có
chiều dài bằng mức thuế t và chiều rộng bằng lượng giao dịch Q13.
8. Vẽ đồ thị và phân tích mối quan hệ giữa các loại chi phí bình quân trong
ngắn hạn của một doanh nghiệp.

Đồ thị chi phí bình quân sẽ có trục hoành là quy mô sản xuất và trục tung
là giá trị của chi phí bình quân. Trên đồ thị, chúng ta có thể vẽ các đường
đại diện cho các loại chi phí bình quân như chi phí bình quân cố định
(AFC), chi phí bình quân biến đổi (AVC), và chi phí bình quân tổng cộng
(AC).
Phân tích mối quan hệ giữa các loại chi phí bình quân:
1. Chi phí bình quân cố định (AFC): Đường đại diện AFC sẽ giảm khi quy
mô sản xuất tăng. Điều này xảy ra vì chi phí cố định được chia đều cho số
lượng sản phẩm, do đó mỗi đơn vị sản phẩm chịu phần chi phí cố định nhỏ
hơn. AFC sẽ tiến gần đến 0 khi quy mô sản xuất tăng lớn.
2. Chi phí bình quân biến đổi (AVC): Đường đại diện AVC có xu hướng
tăng khi quy mô sản xuất tăng. Điều này xảy ra vì chi phí biến đổi (hay chi
phí biến đổi cho mỗi đơn vị sản phẩm) tăng khi sản lượng tăng. Ví dụ, lực
lượng lao động và nguyên vật liệu có thể tăng khi quy mô sản xuất tăng,
dẫn đến tăng chi phí biến đổi.
3. Chi phí bình quân tổng cộng (AC): Đường đại diện AC biểu thị mức độ
lớn của chi phí trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm. Nó tính bằng cách
chia tổng chi phí cho tổng số sản phẩm. AC ban đầu có thể giảm khi quy
mô sản xuất tăng do ảnh hưởng của chi phí bình quân cố định (AFC) giảm.
Tuy nhiên, nếu quy mô sản xuất tiếp tục tăng, AC sẽ tăng do tác động của
chi phí bình quân biến đổi (AVC).
- Mối quan hệ giữa AFC và AVC: Trên đồ thị, mối quan hệ giữa AFC và
AVC được biểu diễn bởi khoảng cách giữa hai đường đại diện. Khi quy mô
sản xuất tăng, khoảng cách này sẽ thu hẹp. Điều này cho thấy rằng tăng
quy mô sản xuất sẽ làm giảm sự chênh lệch giữa chi phí bình quân cố định
và chi phí bình quân biến đổi. Về mặt kinh tế, khi AFC giảm, doanh
nghiệp có thể hưởng lợi từ quy mô sản xuất lớn hơn.
- Mối quan hệ giữa AC và AVC: Mối quan hệ giữa AC và AVC được biểu
diễn bằng khoảng cách giữa hai đường đại diện. Khoảng cách này cho thấy
mức độ ảnh hưởng của chi phí bình quân cố định và chi phí bình quân biến
đổi đối với chi phí tổng cộng. Khi AC đứng trên AVC, nghĩa là chi phí bình
quân tổng cộng cao hơn chi phí bình quân biến đổi. Tuy nhiên, khi
AC đứng dưới AVC, nghĩa là chi phí bình quân tổng cộng thấp hơn chi phí
bình quân biến đổi.

9. Phân tích điểm lựa chọn đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng với một
mức chi phí nhất định của một doanh nghiệp.

1. Xác định mục tiêu: Xác định mục tiêu của doanh nghiệp, ví dụ như

tối đa hóa sản lượng hoặc tối thiểu hóa chi phí. Điều này giúp định

hình phương pháp và tiêu chí để đánh giá các điểm lựa chọn.

2. Thu thập dữ liệu: Thu thập các dữ liệu liên quan đến các điểm lựa

chọn và kết quả kinh doanh, bao gồm sản lượng, chi phí, dữ liệu về

các yếu tố ảnh hưởng (như nguồn cung, giá cả, công nghệ, v.v.).

3. Xác định các ràng buộc: Xác định các ràng buộc về nguồn lực, kỹ

thuật, hoặc hạn chế khác có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn đầu
vào. Ví dụ, giới hạn nguồn cung, kỹ năng nhân viên, hoặc quy định

liên quan đến môi trường.

4. Xây dựng mô hình: Sử dụng các phương pháp phân tích số học hoặc

tối ưu hóa, xây dựng mô hình tính toán để ước lượng tương quan

giữa các biến đầu vào và kết quả sản lượng. Có thể sử dụng các

phương pháp như quy hoạch tuyến tính, quy hoạch nguyên, hoặc mô

hình tối ưu hóa đa mục tiêu.

5. Tối ưu hóa: Áp dụng các kỹ thuật tối ưu hóa để tìm ra điểm lựa chọn

tối ưu, tức là điểm đầu vào tối ưu mà đáp ứng tốt nhất với mục tiêu

và ràng buộc đã xác định. Có thể sử dụng các phương pháp như quy

hoạch tuyến tính, quy hoạch nguyên, lập trình tuyến tính, hoặc thuật

toán di truyền.

6. Đánh giá và kiểm tra: Đánh giá kết quả tối ưu và kiểm tra độ tin cậy

của nó. Kiểm tra những giả định và hạn chế.

7. Kiểm tra những giả định và hạn chế: Kiểm tra lại những giả định và

hạn chế đã được sử dụng trong quá trình phân tích. Đảm bảo rằng các

giả định này phù hợp và có thể áp dụng cho thực tế.

8. Đánh giá rủi ro: Xem xét các yếu tố rủi ro có thể ảnh hưởng đến các

điểm lựa chọn đầu vào tối ưu. Đánh giá các kịch bản khác nhau và

tính toán các rủi ro liên quan đến sản lượng và chi phí.

9. Đưa ra quyết định: Dựa trên kết quả của phân tích và đánh giá, đưa

ra quyết định về điểm lựa chọn đầu vào tối ưu. Cân nhắc các yếu tố
như lợi nhuận, sản lượng, chi phí và rủi ro để đảm bảo quyết định là

phù hợp với mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp.

10. Theo dõi và tối ưu hóa liên tục: Sau khi đưa ra quyết định, theo

dõi hiệu quả của điểm lựa chọn tối ưu và tiến hành các điều chỉnh

nếu cần. Điều này giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp đạt được hiệu

suất tối đa và duy trì sự cạnh tranh trong thị trường.

10. Phân tích điểm lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí với một
mức sản lượng nhất định của một doanh nghiệp.

1. Xác định mục tiêu: Xác định rõ ràng mục tiêu của doanh nghiệp,

trong trường hợp này là tối thiểu hóa chi phí.

2. Xác định yếu tố ảnh hưởng: Xác định các yếu tố quan trọng và ảnh

hưởng đến chi phí, bao gồm chi phí vật liệu, lao động, máy móc,

năng lượng, v.v. Xác định các biến đầu vào có thể điều chỉnh để kiểm

soát chi phí.

3. Thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu liên quan đến các biến đầu vào và

chi phí tương ứng. Các dữ liệu này có thể bao gồm giá cả, hiệu suất,

yếu tố sản xuất, và các yếu tố khác có liên quan.

4. Xây dựng mô hình: Sử dụng các phương pháp phân tích và mô hình

hóa để xác định mối quan hệ giữa các biến đầu vào và chi phí. Có thể

sử dụng các phương pháp như mô hình hồi quy tuyến tính, mô hình

hồi quy đa biến, hay các phương pháp khác tùy thuộc vào bản chất
của dữ liệu và vấn đề cụ thể.

5. Tối ưu hóa: Áp dụng các phương pháp tối ưu hóa để tìm ra điểm lựa

chọn tối ưu của các biến đầu vào. Mục tiêu là tìm ra sự kết hợp tối ưu

của các biến đầu vào mà đảm bảo mức sản lượng nhất định và đồng

thời tối thiểu hóa chi phí. Có thể sử dụng các phương pháp tối ưu hóa như
quy hoạch tuyến tính, quy hoạch nguyên, hay các thuật toán tối

ưu khác.

6. Đánh giá và kiểm tra: Đánh giá kết quả tối ưu và kiểm tra độ tin cậy

của chúng. Kiểm tra những giả định và hạn chế đã được sử dụng

trong quá trình phân tích và đảm bảo tính khả thi và áp dụng được

của kết quả.

7. Đưa ra quyết định: Dựa trên kết quả phân tích và đánh giá, đưa ra

quyết định.

8. Thử nghiệm và đánh giá: Thực hiện các thử nghiệm để xác minh tính

khả thi và hiệu quả của điểm lựa chọn đầu vào tối ưu. Đánh giá kết

quả thực tế và so sánh với dự đoán của mô hình để xác định hiệu quả

của phương pháp đã sử dụng.

9. Tối ưu hóa liên tục: Tối ưu hóa không phải là một quá trình một lần

duy nhất. Điều chỉnh và cải thiện các điểm lựa chọn đầu vào theo

thời gian để duy trì tối ưu hóa chi phí với mức sản lượng nhất định.

Theo dõi các yếu tố có thể thay đổi, như giá cả vật liệu hoặc công

nghệ mới, và điều chỉnh chiến lược tối ưu hóa cho phù hợp.
10. Đánh giá rủi ro: Đánh giá và quản lý các yếu tố rủi ro có thể

ảnh hưởng đến điểm lựa chọn đầu vào tối ưu. Xem xét các yếu tố

như biến động giá cả, thay đổi trong nguồn cung, hoặc rủi ro về chất

lượng sản phẩm. Xác định các biện pháp phòng ngừa và quản lý rủi

ro để đảm bảo bền vững và ổn định trong quá trình tối ưu hóa chi

phí.

11. Trình bày những nguyên nhân dẫn đến độc quyền? Phân tích cách lựa
chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận của một hãng độc quyền bán thuần
túy trong ngắn hạn.

Nguyên nhân dẫn đến độc quyền:

Độc quyền xuất hiện là do các doanh nghiệp mới không thể gia nhập vào
ngành đó. Rào cản đối với việc gia nhập chính là nguồn gốc của hiện tượng độc
quyền. Những rào cản chủ yếu bao gồm:

 do ngành sản xuất đó đạt được tính kinh tế theo quy mô:

Tính kinh tế theo quy mô xảy ra khi quá trình sản xuất có chi phí bình quân
dài hạn ,LAC giảm dần khi sản lượng gia tăng. Ờ những ngành có tính kinh tế theo
quy mô, do LAC giảm dần nên các doanh nghiệp càng sản xuất nhiều thì chi phí sẽ
càng thấp và sẽ có khả năng cạnh tranh hơn so với những doanh nghiệp khác.

Một khi vị thế độc quyền đã được hình thành, các doanh nghiệp mới muốn
gia nhập cũng sẽ khó khăn vì những doanh nghiệp này thường sẽ sản xuất ở mức
sản lượng thấp nên có chi phí bình quân cao hơn và sẽ dễ dàng bị doanh nghiệp độc
quyền loại khỏi thị trường= cách giảm giá bán. Hơn nữa, ngay cả khi doanh nghiệp
mới có tiềm lực về kinh tế thì vẫn còn một vấn đề mà các doanh nghiệp mới tham
gia vào thị trường phải đối mặt đó là vấn đề còn bán được số lượng hàng hóa đã sản
xuất hay không.

Độc quyền xuất hiện do tính kinh tế theo quy mô gọi là độc quyền tự nhiên.
Độc quyền tự nhiên thường liên quan đến những ngành có mức chi phí cố định cao,
ví dụ như những ngành cung cấp điện, nước, khí đốt… Đối với những ngành này,
chi phí cố định để hình thành nên mạng lưới cung ứng (như hệ thống ống dẫn nước,
dẫn khí hay hệ thống đường dây điện) là rất lớn, trong khi đó chi phí cận biên để
cung cấp thêm 1 đơn vị sản phẩm thường rất thấp.

 do quy định về bằng phát minh sáng chế:

bằng phát minh, sáng chế được pháp luật bảo hộ là một trong những nguyên
nhân dẫn đến độc quyền. Nguyên nhân là theo quy định, chỉ ai nắm giữ= phát
minh, sáng chế mới được sản xuất hoặc kinh doanh một loại hàng hóa hay dịch vụ
nào đó trong 1 khoảng thời gian nhất định, và điều này làm cho người nắm giữ phát
minh, sáng chế trở thành doanh nghiệp cung ứng duy nhất trên thị trường.

Cơ sở của việc bảo hộ bằng phát minh, sáng chế là để khuyến khích mọi
người nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra hàng hóa hay dịch vụ mới. Điều đó sẽ thúc đẩy
sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, chính điều này lại phát sinh ra vấn đề
độc quyền và sẽ tạo sự phi hiệu quả cho xã hội.

 do kiểm soát các yếu tố đầu vào:

xét về khía cạnh lịch sử, một lý do quan trọng mà các doanh nghiệp có sức
mạnh thị trường là nó kiểm soát được việc cung ứng các nguyên liệu thô. Nếu một
doanh nghiệp kiểm soát tất cả các nguồn cung ứng đã được biết đến của một
nguyên liệu cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa nhất định và từ chối bán các
nguyên liệu đó cho các doanh nghiệp khác với một mức giá đủ thấp để các doanh
nghiệp khác có thể cạnh tranh. Khi không một doanh nghiệp nào có thể sản xuất
sản phẩm, độc quyền là kết quả tất yếu.
 do các quy định của chính phủ:

việc cấp phép và quyền được cấp phép kinh doanh là những cách mà độc
quyền được tạo ra bởi các quy định của chính phủ. Nguyên nhân của vấn đề này là
do, ở một số quốc gia, những công nghiệp chủ chốt như ngành: điện, nước, thông
tin - liên lạc, phát thanh, truyền hình… có vai trò rất quan trọng và chính phủ các
nước này kiểm soát chặt chẽ các ngành đó vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia. Những
ngành này cũng thường có tính chất kinh tế theo quy mô nên các chính chủ có thể
cho rằng chi phí có thể đặt mức thấp nhất nếu chỉ tổ chức các ngành này như một
doanh nghiệp độc quyền. Mặt khác, độc quyền cũng có thể được thiết lập bởi lý do
chính trị.

Ngoài ra, người ta còn đề cập đến một số nguyên nhân khác như sự trung
thành với thương hiệu của người tiêu dùng, các hình thức trói buộc người tiêu dùng
của các doanh nghiệp…

ở nước ta, có lẽ không một doanh nghiệp nào giành được vị thế độc quyền
thông qua tự do cạnh tranh (độc quyền tự nhiên) mà chủ yếu nhờ vào những quyết
định mang tính hành chính của chính phủ.

12. Phân tích cách lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận của
một hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn.

Hãng cạnh tranh hoàn hảo có đặc điểm sau:

 số lượng hãng rất lớn, không có hãng nào chi phối thị trường.
 sản phẩm của các hãng là hoàn toàn giống nhau.
 các hãng có đầy đủ thông tin về thị trường, không có chi phí giao dịch hay
chi phí tham gia thị trường.
=> các hãng cạnh tranh hoàn hảo không có khả năng ảnh hưởng đến giá thị
trường, ngược lại phải chấp nhận giá thị trường đề ra. Giá này là giá cố định và=
với doanh thu bình quân và doanh thu cận biên của hãng.

Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp là chọn mức sản lượng mà
tại đó chênh lệch giữa doanh thu và chi phí là lớn nhất. Điều này đạt được khi đạo
hàm bậc nhất của hàm lợi nhuận= không, hay doanh thu cận biên (MR) với chi phí
cận biên (MC).

Để tìm ra mức sản lượng và giá bán tối ưu cho hãng cạnh tranh hoàn hảo
trong ngắn hạn chúng ta cần xét 2 trường hợp:

+) Trường hợp 1: hãng có lợi nhuận dương

điều này xảy ra khi giá thị trường cao hơn chi phí bình quân tối thiểu
(P>ATCmin). Khi đó, để tối đa hóa lợi nhuận, hãng sẽ chọn mức sản lượng q* mà tại
đó MR = MC cắt ATC từ dưới lên. Lúc này giá bán sẽ bằng P*, lợi nhuận = P* -
ATC * x q*

+) Trường hợp 2: hãng có lỗ

điều này xảy ra khi giá thị trường thấp hơn chi phí bình quân tối thiểu
(P<ATCmin). Khi đó, để tối thiểu hàng hóa lỗ, hãng sẽ chọn mức sản lượng q* mà
tại đó MR = MC và MC cắt AVC từ dưới lên. Lúc này giá bán sẽ= P*, lỗ sẽ =
ATC* - P* x q*.

13. Phân tích cách lựa chọn sản lượng để tối đa hóa doanh thu của một hãng
độc quyền bán thuần túy trong ngắn hạn. (??!!?)

14. Trường hợp nào hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn bị thua lỗ
nhưng vẫn nên tiếp tục sản xuất. Lấy ví dụ minh họa.

Xét giá thị trường AVCmin < P0 < ATCmin


Khi giá thị trường AVCmin < P0 < ATCmin (hình 5.7) ta xác định được mức
sản lượng trên thị trường là Q*. Doanh thu của doanh nghiệp CTHH:
TR = P x Q* = SO P EQ∗¿¿
0

Tổng chi phí của doanh nghiệp là:


TC = ATC x Q* = SOABQ*

=> π=TR−TC=S O P EQ∗¿−S


0 OABQ ∗¿=SABE P <0 ¿
0
¿

Vậy, khi giá thị trường AVCmin < P0 < ATCmin thì doanh nghiệp bị lỗ.
So sánh phần thua lỗ và chi phí cố định:
Chi phí biến đổi tại mức sản lượng Q*:
TVC =AVC . Q∗¿ NQ∗¿ .Q∗¿ SOMNQ∗¿¿ ¿

=> Chi phí cố định: TFC = TC – TVC = SABNM


Nếu doanh nghiệp sản xuất thì doanh nghiệp thua lỗ S ABE P . Nếu ngừng sản
0

xuất thì doanh nghiệp bị thua lỗ chi phí cố định là SABNM > S ABE P .0

Do đó, doanh nghiệp vẫn tiếp tục sản xuất để tối thiểu hóa lỗ. Doanh thu khi
sản xuất tại mức sản lượng Q* bằng SO P EQ∗¿¿Bù đắp được cho toàn bộ chi phí biến
0

đổi và một phần chi phí cố định. Gọi doanh nghiệp sẽ tiếp tục sản xuất để mức lỗ là
nhỏ nhất và doanh nghiệp chỉ bị thua lỗ một phần chi phí cố định. Trong trường
hợp này, doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận hàm ý phải tối thiểu hóa thua lỗ.
VD: một hãng sản xuất bánh mì trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Giả sử chi phí cố định của hãng là 10 triệu đồng mỗi tháng, bao gồm tiền thuê nhà,
tiền điện, tiền nước, v.v. Chi phí biến đổi của hãng là 5.000 đồng mỗi ổ bánh mì,
bao gồm tiền nguyên liệu, tiền công nhân, v.v. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhu
cầu tiêu thụ bánh mì giảm mạnh, giá thị trường chỉ còn 6.000 đồng mỗi ổ bánh mì.
Nếu hãng đóng cửa sản xuất, hãng sẽ mất hết 10 triệu đồng chi phí cố định mỗi
tháng. Nếu hãng tiếp tục sản xuất 2.000 ổ bánh mì mỗi tháng, hãng sẽ thu được
doanh thu là 12 triệu đồng, chi phí biến đổi là 10 triệu đồng, và chi phí cố định là
10 triệu đồng. Do đó, hãng sẽ thua lỗ 8 triệu đồng mỗi tháng, nhưng vẫn tốt hơn là
đóng cửa sản xuất và mất hết 10 triệu đồng. Hơn nữa, hãng còn có thể hy vọng rằng
trong tương lai, giá thị trường sẽ tăng lên và hãng sẽ có thể thu được lợi nhuận.

15. Trường hợp nào hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn đóng cửa sản
xuất. Lấy ví dụ minh họa.

Xét giá thị trường P < AV C min

Giả sử giá thị trường P0= AV C min. Doanh thu của doanh nghiệp cạnh tranh
¿
hoàn hảo là:TR=P × Q =S O P E Q 0
¿

Tổng chi phí cận biên của doanh nghiệp là: TC=ATC x Q* = SOAB Q ¿

=> π=TR−TC=S O P E Q −S OAB Q =−S ABE P < 0


0
¿ ¿
0

Doanh nghiệp bị lỗ phần diện tích S ABE P . So sánh phần thua lỗ với chi phí cố
0

định:

Chi phí biến đổi tại mức sản lượng Q*:


¿ ¿ ¿
TVC −AVC . Q =E Q . Q =S O P 0
E Q¿

=> Chi phí cố định TFC=TC-TVC= S ABE P = phần thua lỗ nếu doanh nghiệp
0

tiếp tục sản xuất. Do đó, doanh nghiệp lỗ toàn bộ chi phí cố định.
Giả sử lúc này giá thị trưởng giảm xuống P0< AV C min thì doanh nghiệp không
chỉ lỗ toàn bộ chi phí cố định mà còn mất một phần chi phí biến đổi. Chúng ta bắt
đầu từ P0= AV C min thì doanh nghiệp bắt đầu tính đến việc đóng cửa. Vì thế, E là
điểm đóng cửa doanh nghiệp. Sở dĩ gọi E là điểm đóng cửa vì nếu giá nhỏ hơn mức
giá ở E hay P < AV C min thì doanh nghiệp không chỉ bị lỗ hết chi phí cố định mà còn
lỗ 1 phần chi phí biến đổi.
Vậy, doanh nghiệp cạnh tranh không sản xuất nếu giá thấp hơn chi phí biến
đổi trung bình tối thiểu. Khi sản xuất, doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận= việc lựa
chọn mức sản lượng ở đó giá trị= chi phí biên, ở mức sản lượng này, lợi nhuận là
số dương nếu giá cao hơn chi phí trung bình. Doanh nghiệp có thể sản xuất và chịu
lỗ trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp dự kiến sẽ tiếp tục bị lỗ trong dài
hạn thì nên rời bỏ thị trường.

Đóng cửa được dùng để chỉ quyết định ngắn hạn, trong đó doanh nghiệp
không sản xuất gì cả cho một thời kỳ nhất định do điều kiện hiện tại của thị trường
không thuận lợi. Rời bỏ được dùng để chỉ quyết định dài hạn của doanh nghiệp về
việc rút khỏi thị trường. Quyết định ngắn hạn và dài hạn khác nhau vì hầu hết các
doanh nghiệp không thể tránh được chi phí cố định trong ngắn hạn nhưng trong dài
hạn họ lại làm được điều đó. Nghĩa là doanh nghiệp tạm thời đóng cửa vẫn chịu chi
phí cố định trong khi doanh nghiệp rời bỏ thị trường có thể tiết kiệm được cả chi
phí cố định và chi phí biến đổi.

VD: Một ví dụ minh họa về trường hợp này là hãng sản xuất gạo XYZ. Giả
sử chi phí cố định của hãng là 100 triệu đồng, chi phí biến đổi trung bình của hãng
là 5000 đồng/kg, và giá thị trường của gạo là 4000 đồng/kg. Nếu hãng sản xuất
1000 kg gạo, hãng sẽ có doanh thu là 4 triệu đồng, chi phí biến đổi là 5 triệu đồng,
và lỗ là 101 triệu đồng. Nếu hãng không sản xuất gì, hãng sẽ chỉ lỗ 100 triệu đồng,
bằng với chi phí cố định. Do đó, hãng sẽ chọn đóng cửa sản xuất để giảm thiểu lỗ.

16. Phân tích các mục tiêu và công cụ của kinh tế vĩ mô. Lấy ví dụ minh
họa.

1. Mục tiêu của kinh tế vĩ mô

1.1. Mục tiêu tổng quát

Thành tựu kinh tế vĩ mô của một đất nước thường được đánh giá theo 3 dấu
hiệu chủ yếu: ổn định, tăng trưởng và công= xã hội.
Sự ổn định kinh tế là kết quả của việc giải quyết tốt những vấn đề kinh tế
cấp bách như lạm phát, suy thoái, thất nghiệp trong thời kỳ ngắn hạn. Nhược điểm
lớn nhất của nền kinh tế thị trường là tự động tạo ra các chu kỳ kinh doanh, sản
lượng thực tế dao động lên xuống xung quanh trục sản lượng tiềm năng, nền kinh
tế luôn luôn có xu hướng không ổn định. Khi nền kinh tế ở trạng thái có mức sản
lượng thực tế cao hơn mức sản lượng tiềm năng thì đi kèm theo nó là mức thất
nghiệp thấp, lạm phát cao và ngược lại. Khoảng cách giữa mức sản lượng thực tế
và sản lượng tiềm năng được gọi là chênh lệch sản lượng, độ lệch này càng lớn vì 2
thái cực thất nghiệp và lạm phát cũng càng nghiêm trọng. Vì vậy, với mục tiêu ổn
định là làm sao cho sản lượng được duy trì ở mức sản lượng tiềm năng để đồng thời
tránh được cả lạm phát và thất nghiệp.

Tăng trưởng kinh tế là mong muốn làm cho tốc độ tăng của sản lượng đạt ở
mức cao nhất mà nền kinh tế có thể thực hiện được một nền kinh tế phát triển ổn
định chưa chắc đã có được một tốc độ tăng trưởng nhanh. Một nước có tốc độ tăng
trưởng chậm thì có nguy cơ tụt hậu và nếu tăng trưởng nhanh thì có thể có khả
năng đuổi kịp và vượt các nước đi trước. Vì vậy mục tiêu tăng trưởng là mục tiêu
thứ 2 sau mục tiêu ổn định. Vấn đề đặt ra là muốn có được tăng trưởng thì cần phải
có chính sách thúc đẩy quá trình tạo vốn, tăng năng suất lao động nhằm tăng khả
năng sản xuất của nền kinh tế và tăng lên sản lượng tiềm năng.

Công= trong phân phối vừa là vấn đề xã hội, vừa là vấn đề kinh tế. Trong
nền kinh tế thị trường, hàng hóa được phân phối cho những người có nhiều tiền
mua nhất, chứ không phải là theo nhu cầu lớn nhất. Như vậy, ngay cả khi một cơ
chế thị trường đang là hiệu quả thì nó cũng có thể dẫn tới sự bất bình đẳng lớn.
Người ta có nhiều tiền không chỉ do lao động chăm, lao động giỏi mà còn có thể do
nhiều yếu tố như hưởng tài sản thừa kế, trúng xổ số… Do vậy, cần phải có chính
sách phân phối lại thu nhập như sử dụng thuế lũy tiến - đánh thuế người giàu theo
tỷ lệ cao hơn người nghèo, xây dựng hệ thống hỗ trợ thu nhập nhằm giúp đở cho
người già cả, người tàn tật, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp y tế… tức là biện pháp
thu thuế sẽ lấy đi một số hàng hóa và dịch vụ của một nhóm người, thu hẹp khả
năng mua sắm của họ và việc chi tiêu của các khoản thuế sẽ tăng thêm việc tiêu
dùng hàng hoá và dịch vụ của các nhóm cư dân khác. Do đó, biện pháp thu thuế là
chi tiêu của chính phủ sẽ ảnh hưởng tới việc phân phối cho ai trong nền kinh tế.

Để có thể đạt được sự ổn định, tăng trưởng và công=, các chính sách kinh tế
vĩ mô phải hướng tới các mục tiêu cụ thể sau:

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu về sản lượng:

sản lượng quốc gia - thường được ký hiệu là Y - là giá trị của toàn bộ sản
phẩm cuối cùng mà một quốc gia có thể tạo ra trong một thời kỳ nhất định. Theo hệ
thống các tài khoản quốc gia (SNA), sản lượng quốc gia được biểu hiện= các chỉ
tiêu cụ thể như GDP, GNP,… trong thực tế, xét tại một thời điểm nào đó thì sản
lượng của một nền kinh tế có thể tăng, giảm với tốc độ nhanh hoặc chậm, tuy
nhiên, nếu xét trong thời hạn thì nó thường có xu hướng tăng lên.

Mục tiêu về sản lượng của các quốc gia là đạt được sản lượng thực tế cao,
tương ứng với mức sản lượng tiềm năng; tốc độ tăng trưởng cao, vững chắc và đảm
bảo tăng trưởng trong dài hạn.

Trong thực tiễn, một trong những thước đo quan trọng nhất về tổng sản
lượng của nền kinh tế là tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Có 2 loại chỉ tiêu GDP:
GDP danh nghĩa được xác định theo giá thị trường, được dùng để đánh giá sự biến
động về sản lượng hàng hóa và dịch vụ trong năm; trong khi đó, GDP thực tế sẽ
được tính toán theo giá gốc (hay còn gọi là giá cố định, giá so sánh) để phản ánh sự
thay đổi về sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế giữa các năm. Như vậy,
GDP thực tế không chịu ảnh hưởng của sự biến động giá cả nên những thay đổi của
GDP thực tế thì phản ánh sự thay đổi của sản lượng hàng hóa và dịch vụ, do đó, để
đo lường tăng trưởng kinh tế, người ta thường sử dụng chỉ tiêu gdp thực tế.

VD:

- Mục tiêu về việc làm:

Mục tiêu quan trọng tiếp theo liên quan đến việc tạo ra công ăn việc làm
trong nền kinh tế. Phần lớn mọi người dân trong nền kinh tế đều mong muốn có
khả năng tìm được việc làm ổn định, với mức thu nhập cao mà không phải tìm hoặc
chờ đợi quá lâu. Như vậy, mục tiêu về việc làm sẽ đạt được nếu như nền kinh tế đạt
được các tiêu chí như: tạo được nhiều việc làm tốt; hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp (và duy
trì ở mức thất nghiệp tự nhiên); tôi cố việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo; cơ
có việc làm có sự phù hợp cả về không gian và thời gian;…

VD: (chỉ cần lấy 1 trong 3 phần ở những ảnh dưới thôi)
- Mục tiêu về giá cả:

Mục tiêu tiếp theo của kinh tế học vĩ mô là duy trì giá cả ổn định trong phạm
vi thị trường tự do. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả được xác định bởi quy luật
cung cầu trong một mức độ cao nhất có thể, chính phủ sẽ tránh không kiểm soát giá
cả của từng mặt hàng riêng lẻ. Tuy nhiên, chính phủ sẽ kiểm soát không để mức giá
chung lên xuống quá nhanh để ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng
của các hộ gia đình. Như vậy, các mục tiêu về giá cả cụ thể sẽ là: kiềm chế lạm
phát, ổn định giá cả trong điều kiện thị trường tự do; duy trì tốc độ lạm phát ổn
định ở mức 2% - 5% (đây là mức lạm phát vừa phải, kích thích sản xuất); chú ý đến
vấn đề giảm phát.

VD:
- Mục tiêu kinh tế đối ngoại:

Trong xu thế hội nhập, hầu hết các quốc gia đều hoạt động trong tình trạng
mở cửa với thế giới, nghĩa là nền kinh tế có nhiều giao dịch với các nước khác. Từ
đó, cái mục tiêu về kinh tế đối ngoại mà các quốc gia hướng tới sẽ bao gồm: ổn
định tỷ giá hối đoái; cân= cán cân thanh toán quốc tế và mở rộng chính sách đối
ngoại trong ngoại giao về các nước trên thế giới;…
2. Công cụ của kinh tế vĩ mô

để đạt được những mục tiêu kinh tế vĩ mô nêu trên, chính phủ mỗi nước có
thể sử dụng nhiều công cụ chính sách khác nhau. Mỗi chính sách lại có những công
cụ riêng biệt. Dưới đây là một số chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu thường được sử
dụng:

2.1.Chính sách tài khoá

chính sách tài khóa nhằm điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của chính phủ để
hướng nền kinh tế và mức sản lượng và việc làm mong muốn.

Chính sách tài khóa có 2 công cụ chủ yếu là chi tiêu của chính phủ và thuế.
Tác động của công cụ chi tiêu chính phủ thể hiện ở chỗ sự thay đổi chi tiêu của
chính phủ một mặt làm ảnh hưởng đến tổng chi tiêu của toàn xã hội, mặt khác cũng
có thể làm thay đổi thu nhập của dân chúng thông qua các khoản trợ cấp. Trong khi
đó, thuế là hình thức chủ yếu của thu ngân sách nhà nước. Nó là sự phân phối
không có bù đắp, mang tính cưỡng chế của nhà nước. Khi chính phủ tăng chi tiêu
hoặc giảm thuế sẽ ảnh hưởng tích cực đến tổng cầu, sản lượng, việc làm và ngược
lại.

2.2. Chính sách tiền tệ

chính sách tiền tệ chủ yếu nhằm tác động đến đầu 4 4 nhân, hướng nền kinh
tế và mức sản lượng và việc làm mong muốn.

Thì chính sách tiền tệ có 2 công cụ chủ yếu là mức cung tiền ( MS) và lãi
suất (r). = cách điều tiết mức cung tiền và lãi suất, chính sách tiền tệ sẽ làm thay đổi
đầu 4 4 nhân, từ đó, tác động đến tổng cầu, sản lượng và việc làm.

2.3. Chính sách thu nhập

chính sách thu nhập bao gồm hàng loạt các biện pháp (công cụ) mà chính
phủ sử dụng nhằm tác động trực tiếp đến tiền công, giá cả để kiềm chế lạm phát.
Chính sách này sử dụng nhiều loại công cụ, từ các công cụ có tính chất cứng
rắn như giá,, lương những chỉ dẫn chung để ấn định tiền công và giá cả, những quy
tắc pháp lý ràng buộc sự thay đổi giá cả và tiền lương,… đến những công cụ mềm
dẻo hơn nhưng về hướng dẫn, khuyến khích= thuế thu nhập.

2.4. Chính sách kinh tế đối ngoại

chính sách kinh tế đối ngoại trong các nước thị trường mỏ là nhằm ổn định
tính giá hối đoái và giữ cho thâm hụt cán cân thanh toán ở mức có thể chấp nhận
được.

Chính sách này bao gồm các biện pháp giữ cho thị trường hối đoái ổn định,
các quy định về hàng rào thuế quan bảo hộ mậu dịch và cả những biện pháp tài
chính và tiền tệ khác, tác động vào hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và đầu 4.

VD:
17. Thế nào là chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số điều chỉnh GDP (DGDP).
Anh chị hãy so sánh hai chỉ số này và cho nhận xét?

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Consumer Price Index) là chỉ số tính theo phần
trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian.

Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào 1 giỏ hàng hoá đại
diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng. Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo
lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát.

Phương pháp tính Chỉ số giá tiêu dùng CPI:

B1: Xác định năm cơ sở và chọn giỏ hàng hoá tại năm cơ sở.

B2: Xác định giá cả.

B3: Tính chi phí (bằng tiền) của giỏ hàng hoá tiêu dùng tại mỗi thời kì.

B4: Tính chỉ số giá tiêu dùng theo cồng thức sau:

t Chi phí để mua giỏ hà ng hoá thờikỳ t


CP I (thờikì t)= × 100
Chi phí để mua giỏ hà ng hoá kỳ cơ sở

( )
t 0
t Σ Pi Q i
CP I = 0 0
× 10 0
Σ P i Qi

Trong đó:

+) CP I t : là chỉ số giá tiêu dùng thời kì t;

+) i : biểu thị mặt hàng cuối cùng thứ i (i=1,2,3,…n);

+) Qi: biểu thị cho sản lượng từng mặt hàng tiêu dùng i;

+) Pi: biểu thị giá của từng mặt hàng tiêu dùng i;

+) t: biểu thị cho thời kì tính toán (hiện hành);


+) t=0: được giả định là năm cơ sở. Năm cơ sở này sẽ thay đổi sau 3 hoặc 5
năm cùng với sự thay đổi của giỏ hàng tiêu dung do người tiêu dùng điển hình mua.

B5: Sử dụng chỉ số giá tiêu dùng để tính chỉ số lạm phát so với năm trước.
t t−1
t CPI −CPI
gp = t−1
×100 %
CPI

Trong đó:

+) gpt : là tỷ lệ lạm phát của thời kỳ t;

+) CPI t : là chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ t;

+)CPI t −1: là chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ liền trước nó.

Chỉ số điều chỉnh GDP ( DGDP) phản ánh giá của tất cả các hàng hoá và dịch
vụ được sản xuất trong nền kinh tế (được tính vào GDP) tại thời kì hiện hành so với
mức giá đó ở thời kì cơ sở. Chỉ số điều chỉnh GDP được tính bằng tỷ số giữa GDP
danh nghĩa và GDP thực. Công thức chỉ tiêu này như sau:
t t t
t GDP N Σ Pi Q i
DGDP= t
× 100= 0 t
×100
GDPR Σ Pi Q i

Trong đó:

+) i : biểu thị mặt hàng cuối cùng thứ i (i=1,2,3,…n);

+) Qi: biểu thị cho sản lượng từng mặt hàng i;

+) Pi: biểu thị giá của từng mặt hàng i;

+) t: biểu thị cho thời kì tính toán (hiện hành);

+) t=0: được giả định là năm cơ sở.


DO GDP danh nghĩa và GDP thực của năm cơ sở bằng nhau nên chỉ số DGDP
của năm cơ sở luôn bằng 100. Nếu DGDP của năm hiện hành lớn hơn 100 phản ánh
giá chung của hàng hoá và dịch vụ tính vào GDP ở năm hiện hành tăng hơn so với
giá cả đó ở năm cơ sở. Ngược lại, nếu DGDP của năm hiện hành nhỏ hơn 100 phản
ánh giá chung của hàng hoá và dịch vụ tính vào GDP ở năm hiện hành đang giảm
so với giá cả đó ở năm cơ sở.r

Khi chỉ số điều chỉnh GDP của thời kì này tăng so với thời kì trước thì nền
kinh tế đang xảy ra lạm phát và tỷ lệ lạm phát lúc này là sự gia tăng tỷ lệ phần trăm
trong chỉ số điều chỉnh GDP từ các năm kế tiếp theo công thức sau:
t t −1
t D GDP−DGDP
gp = t−1
×100 %
DGDP

So sánh chỉ số giá tiêu dùng CPI với chỉ số điều chỉnh DGDP:

CPI DGDP

Phản ánh giá cả hàng hoá và dịch Phản ánh giá cả của tất cả các loại
vụ mà người tiêu dùng mua (không bao hàng hoá.
gồm giá cả hàng hoá và dịch vụ được
mua bởi Chính phủ và doanh nghiệp)

Bao hàm cả giá biến động hàng Chỉ phản ánh giá của hàng hoá
nhập khẩu sản xuất trong nước.

Quyền số cố định: Quyền số thay đổi:


Σ P1 Q 1
t Σ P 1Q 0 D GDP=
CP I = ΣP0Q1
Σ P 0 Q0
=> Về mặt ý nghĩa, chỉ số CPI cũng được sử dụng như chỉ số điều chỉnh
GDP, tuy nhiên CPI phản ánh giá cả hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng không phân biệt
hàng hoá tiêu dùng đó là hàng nhập khẩu hay hàng sản xuất trong nước. Còn chỉ số
điều chỉnh GDP phản ánh giá carcuar hàng hoá và dịch vụ sản xuất trong nước do
các tác nhân trong nền kinh tế mua và không bao gồm giá cả của các hàng hoá nhập
khẩu. Vì vậy, nếu chúng ta dùng CPI để đo lường lạm phát thì có thể xảy ra hiện
tượng “nhập khẩu lạm phát” khi hàng hoá nước ngoài tăng giá do nước xuất khẩu
hàng hoá sang nước ta đang xảy ra lạm phát cao.

18. GDP là gì? Trình bày ưu điểm của GDP? Ba phương pháp đo lường
GDP là những phương pháp nào? Tại sao GDP lại không phải là thước đo tốt nhất
để đánh giá phúc lợi của một quốc gia?

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product – GDP) là chỉ tiêu tổng
giá trị tính theo giá thị trường (biểu hiện bằng tiền, ví dụ như USD/tỷ VNĐ. GDP
đo lường tổng giá thị trưởng của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản
xuất ra trong phạm vi lãnh thổ kinh tế của 1 quốc gia, trong 1 thời kỳ nhất định
(thường là 1 năm).

GDP bao gồm 2 bộ phận:

+) Lượng hàng hoá và dịch vụ do công dân nước sở tại tạo ra ở trong nước.

+) Lượng hàng hoá và dịch vụ do công dân nước ngoài tạo ra ở nước sở tại.

Ưu điểm của GDP:

+) Chỉ số GDP bình quân đầu người cho biết mức thu nhập tương đối cũng
như chất lượng cuộc sống của người dân ở mỗi quốc gia. Vì vậy dễ dàng so sánh
GDP giữa các quốc gia.
+) Là thước đo hoạt động kinh tế chính của mỗi quốc gia, đánh giá được tốc
độ phát

triển, tăng trưởng, suy thoái hay khủng hoảng kinh tế của chính quốc gia đó -
thể hiện ở sự biến động giá sản phẩm hoặc dịch vụ theo thời gian.

+) Giúp các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và phân tích thị trường đưa ra
quyết định phù hợp với thực trạng nền kinh tế. Khi GDP rất thấp cho thấy nền kinh
tế suy thoái, các doanh nghiệp không có ý định muốn đầu tư mở rộng thêm và
ngược lại GDP tăng cho thấy nền kinh tế đang hoạt động tốt, các doanh nghiệp tự
tin đầu tư hơn.

+) Cho phép các nhà hoạch định chính sách, nhà kinh tế và doanh nghiệp
phân tích tác động của các biến số như chính sách tài khóa và tiền tệ, các cú sốc
kinh tế cũng như kế hoạch thuế và chi tiêu.

+) Là cơ sở để tính các chỉ tiêu cân đối khác trong nền kinh tế như tổng tích
lũy tài sản trong GDP, tiêu dùng cuối cùng trong GDP, tổng vốn đầu tư xã hội so
với GDP, tỷ lệ xuất nhập khẩu so với GDP…

+) GDP là cơ sở cho việc lập chiến lược kinh tế, kế hoạch ngân sách ngắn và
dài hạn, giúp chính phủ đưa ra các chính sách kinh tế kịp thời và hợp lý trong từng
thời kỳ.

+) Đề cập đến việc đo lường tổng sản lượng kinh tế của một quốc gia trong
một thời kỳ cụ thể chia cho tổng số dân của quốc gia đó trong cùng thời kỳ và xem
xét lạm phát phổ biến tại thời điểm đó, giúp đo lường mức độ gia tăng thực tế trong
hàng hóa và dịch vụ trong suốt thời gian hoạt động.

3 phương pháp đo lường GDP:

1. Phương pháp xác định GDP theo luồng sản phẩm (phương pháp chỉ tiêu):

GDP=C+ I +G+ NX
Trong đó:

 C (Private Consumption): Tiêu dùng của hộ gia đình


 I (Investment): Đầu tư tư nhân
 G (Government Purchase of goods and services): Chi tiêu về
hàng hoá và dịch vụ của Chính phủ
 NX ( Net export): Xuất khẩu ròng

+) Phương pháp xác định GDP theo luồng thu nhập:

Trường hợp 1:nền kinh tế chỉ bao gồm các hộ gia đình và doanh nghiệp,
chưa tính khấu hao:

GDP=w+i+r + w

Trường hợp 2: nền kinh tế có yếu tố Chính phủ và khu vực nước ngoài:

GDP=w+i+r + π +Te+ De

Trong đó:

 Chi phí tiền công, tiền lương (w): lượng thu nhập nhận được do
cung cấp sức lao động.
 Chi phí thuê vốn (Lãi suất – i): là thu nhập nhận được do cho
vay vốn, tính theo 1 mức lãi suất nhất định.
 Chi phí thuê nhà, thuê đất (r): là khoản thu nhập có được do cho
thuê đất đai, nhà cửa và các loại tài sản khác.
 Lợi nhuận ( π ): là khoản thu nhập còn lại của doanh thu do bán
sản phẩm sau khi đã thanh toán tất cả các chi phí sản xuất.
 Khấu hao (De): là khoản tiền dùng để bù đắp giá trị hao mòn
của tài sản cố định.
 Thuế gián thu (Te): là thuế gián tiếp đánh vào thu nhập, được
coi là 1 khoản chi phí để sản xuất ra luồng sản phẩm.
2. Phương pháp xác định GDP theo giá trị gia tăng:
n
GDP=∑ VAi
i=1

Trong đó: VAi = Giá trị sản lượng của doanh nghiệp i – Giá trị đầu vào
mua hàng tương ứng của doanh nghiệp i

GDP không phải là thước đo tốt nhất để đánh giá phúc lợi của 1 quốc gia vì:

 GDP không thể đo lường chính xác sự phát triển của một quốc
gia hay đời sống của người dân - do chỉ nhấn mạnh đến sản lượng vật chất
mà không xét đến thực trạng phát triển quốc gia tổng thể. Do đó khó khăn
trong việc so sánh GDP giữa các quốc gia.
 Không định lượng giá trị các hoạt động kinh tế phi chính thức
như: sản xuất hộ gia đình, việc làm ngoài giấy tờ, hoạt động thị trường chợ
đen, công việc tình nguyện…
 GDP không phải là tiêu chuẩn để đo mức sống, nó chỉ phản ánh
một cách tương đối mức sống của người dân.
 Chỉ xét đến hàng hóa – dịch vụ cuối cùng mà bỏ qua hoạt động
hợp tác giữa các doanh nghiệp.
 Không phản ảnh được chính xác phúc lợi của các nhóm dân cư
khác nhau trong xã hội, chênh lệch giàu nghèo có thể tăng lên, chênh lệch
giữa nông thôn và thành thị có thể tăng cao và bất bình đẳng xã hội cũng có
thể tăng.

19. Thế nào là thất nghiệp? Phân loại thất nghiệp? Phân tích nguyên nhân
gây ra thất nghiệp. Nêu một số giải pháp hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam mà
anh chị biết?

Khái niệm thất nghiệp:


Thất nghiệp là số lượng người nằm trong lực lượng lao động xã hội hiện
đang chưa có việc làm nhưng mong muốn tìm kiếm việc làm.

Phân loại thất nghiệp:

1. Theo lý do thất nghiệp

Thất nghiệp được chia thành 4 loại:

 mất việc: người lao động không có việc làm do các đơn vị sản xuất kinh
doanh cho thôi việc vì một lý do nào đó.
 bỏ việc: là những người tự ý xin thôi việc với những lý do chủ quan của
người lao động.
 nhập mới: là những người lần đầu tiên bổ sung vào lực lượng lao động
nhưng chưa tìm được việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm.
 tái nhập: là những người đã rời khỏi lực lượng lao động, nay muốn quay trở
lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.

2. Theo nguồn gốc thất nghiệp

Thất nghiệp tạm thời: là nghiệp phát sinh do sự di chuyển không ngừng của
con người giữa các vùng, các công việc hoặc các giai đoạn khác nhau trong cuộc
sống.

Thất nghiệp cơ cấu: là thất nghiệp xảy ra vì một số thị trường lao động
không cung cấp đủ việc làm cho những người tìm việc. Hay có thể hiểu thất nghiệp
cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung - cầu trên thị trường lao động cụ thể
(theo các ngành nghề, khu vực…) hoặc khi có sự chuyển đổi động thái sản xuất
kinh doanh.

Thất nghiệp do thiếu cầu: là thất nghiệp xảy ra khi mức cờ chung về lao
động giảm xuống. Nguồn gốc chính là ở sự suy giảm tổng cầu. Loại này còn được
gọi là xét nghiệm chu kỳ, bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thời kỳ
suy thoái của chu kỳ kinh doanh. Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của loại hình tốt
nghiệp này là tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan ở khắp mọi nơi, mọi ngành
nghề.

Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: thất nghiệp này còn được gọi là thất
nghiệp theo lý thuyết cổ điển. Mô hình cổ điển giả định rằng nơi thực tế điều chỉnh
để cân bằng thị trường lao động (cân bằng giữa cung và cầu), đàn bà trạng thái đầy
đủ việc làm, tuy nhiên, thực tế cho thấy, thất nghiệp luôn tồn tại. Nguyên nhân do
tiền lương không được ấn định bởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức lương
cân bằng thực tế của thị trường lao động. Vì tiền lương không chỉ quan hệ đến sự
phân phối thu nhập gắn với kết quả lao động, mà còn là quan hệ đến mức sống tối
thiểu, nên nhiều quốc gia có quy định cứng nhắc về mức lương tối thiểu; sự không
linh hoạt của tiền lương (ngược lại với sự năng động của thị trường lao động) dẫn
đến một bộ phận lao động mất việc làm hoặc khó tìm việc làm.

3. Theo cách phân loại hiện đại

Thất nghiệp tự nguyện: là loại hình thất nghiệp xảy ra khi có một số người tự
nguyện không muốn làm việc do việc làm và mức lương tương ứng chưa phù hợp
với mong muốn.

Thất nghiệp không tự nguyện (thất nghiệp do thiếu cầu): một người được gọi
là thất nghiệp không tự nguyện khi anh ta có thể chấp nhận công việc liền đưa ra tại
mức lương hiện hành nhưng không được tuyển dụng cho nền kinh tế suy thoái các
doanh nghiệp giảm sản xuất nên giảm lao động.

Thất nghiệp tự nhiên: loại hình thất nghiệp này xảy ra khi thị trường lao
động đạt trạng thái cân bằng. Mức tiết kiệm này được duy trì ngay cả trong dài hạn.
Các dạng thất nghiệp được tính vào thất nghiệp tự nhiên gồm có thất nghiệp tạm
thời, thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển.

một số giải pháp hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam:


 Tích cực đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế: tăng trưởng kinh tế là yếu tố
quan trọng để tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Để đạt được tăng trưởng
kinh tế, cần phải tăng cường đầu tư phát triển, cải thiện môi trường kinh doanh,
thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập quốc tế… .

 Tăng cường đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực: đào tạo và nâng cao
nguồn nhân lực là giải pháp lâu dài và bền vững để giảm thất nghiệp. Để làm được
điều này, cần phải cải thiện chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu của thị trường
lao động, tạo điều kiện cho người lao động học tập suốt đời, nâng cao kỹ năng và
trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học… .

 Hỗ trợ và bảo vệ người lao động: hỗ trợ và bảo vệ người lao động là
giải pháp ngắn hạn và cấp bách để giảm thất nghiệp. Để làm được điều này, cần
phải thực hiện tốt chế độ bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm
việc làm, tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là người lao động có hoàn cảnh
khó khăn, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bất khả kháng .

20. Thế nào là lạm phát? Anh chị hãy liệt kê các loại lạm phát mà anh chị
biết? Nguyên nhân dẫn đến lạm phát? Theo anh chị lạm phát của Việt Nam trong
thời gian qua như thế nào?

Lạm phát là định nghĩa là sự tăng lên liên tục có mức giá chung theo thời
gian. Sự tăng liên tục có mức giá hàm ý mức giá tăng liên tục trong một thời gian
dài, chứ không phải là sự tăng lên rồi lại giảm xuống. Mức giá chung là mức giá
trung bình của tất cả các loại hàng hóa. Có thể đo được= các chỉ số như CPI, PPI,
DGDP. Như vậy, trong thời kỳ lạm phát vẫn có thể xảy ra trường hợp giá cả một số
hàng hóa giảm, nhưng giá của các hàng hóa và dịch vụ khác tăng đủ mạnh để khiến
cho mức giá chung của tất cả các hàng hóa và dịch vụ tăng lên.
Phân loại lạm phát:Lạm phát thường được phân loại theo quy mô của tỷ lệ
lạm phát hoặc theo các nguyên nhân gây ra lạm phát.

Nếu căn cứ theo kia mua của lạm phát thì lạm phát sẽ được chia làm 3 loại:

+) lạm phát vừa phải, hay còn gọi là lạm phát một con số, là lạm phát với tỷ
lệ lạm phát dưới 10%. Thông thường, đây là mức lạm phát mà bình thường một nền
kinh tế trải qua và ít gây các ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Khi giá tăng ở
mức 1 con số, mọi người vẫn sẳn sàng giữ tiền để thực hiện các giao dịch và ký
hợp đồng dài hạn tính= tiền, vì họ tin rằng giá cả và chi phí của hàng hóa và dịch
vụ sẽ không chênh lệch quá xa.

+) lạm phát phi mã là lại lạm phát với tỷ lệ lạm phát lên đến 2 hoặc 3 con số
trong 1 5. Như vậy, tốc độ tăng giá ở mức khá nhanh, nếu như lạm phát phi mã
được duy trì trong thời gian dài thì sẽ gây ra những tác động tiêu cực nghiêm trọng
đến nền kinh tế. Khi lạm phát phi mã xảy ra, đồng tiền bị mất giá rất nhanh, vì vậy,
người dân có xu hướng ít giữ tiền mặt, thay vào đó, xu hướng tích trữ hàng hóa,
mua bất động sản hoặc chuyển sang sử dụng vàng và ngoại tệ mạnh cho các giao
dịch có giá trị lớn gia tăng.

+) siêu lạm phát là lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát được biến tăng lên với
tốc độ cao và vượt ra lạm phát phi mã, từ 3 đến 4 con số trở lên. Lịch sử kinh tế thế
giới đã chứng kiến nhiều cuộc siêu lạm phát đã diễn ra và gây ra những tác động vô
cùng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Có thể kể đến một số cuộc siêu lạm phát điển
hình như: siêu lạm phát ở đức (1921-1923); Hy Lạp (1943-1946); Trung Quốc
(1948-1949)…

Nguyên nhân của lạm phát:

+) Lạm phát cầu kéo: lạm phát cầu kéo xảy ra khi các thành phần của chi tiêu
gia tăng khiến cho tổng cầu tăng, tiếp theo, tổng cầu tăng lên sẽ tác động làm cho
sản lượng tăng với mức giá chung tăng lên gây ra lạm phát, điều này đặc biệt dễ
xảy ra khi sản lượng đã đạt hoặc vượt quá mức tự nhiên. Các nguyên nhân cụ thể
bao gồm: sự tăng lên đột biến trong cầu tiêu dùng của hộ gia đình; sự tăng lên trong
đầu 4; sự tăng lên trong chi tiêu chính phủ; sự tăng lên chân xuất khẩu ròng.

+) Lạm phát chi phí đẩy: lạm phát chi phí đẩy xảy ra khi một số loại chi phí
đồng loạt tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế. Các cơn sốc giá cả của thị trường đầu
vào, đặc biệt là các vật 4 cơ bản như xăng, dầu, điện, sự gia tăng của tiền lương
danh nghĩa,… là nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí lên cao, tổng cung trong ngắn
hạn giảm, đường ASS dịch chuyển lên trên và sang trái. Bên cạnh đó, tổng cung có
thể giảm và dịch chuyển sang trái khi mà có sự suy giảm về số lượng, chất lượng
nguồn lao động, sự suy giảm lượng 4 bản, sự suy giảm về trình độ công nghệ,…;
những nhân tố này xảy ra sẽ khiến cho đường cung trong ngắn hạn và dài hạn đều
giảm và dịch chuyển sang trái. Kết quả là, sản lượng giảm, cả thất nghiệp và lạm
phát đều tăng.

+) Lạm phát dự kiến: lạm phát dự kiến còn được gọi là lạm phát ỳ, lạm phát
quán tính. Lạm phát dự kiến là tỷ lệ lạm phát hiện tại mà mọi người dự kiến rằng
nó sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai. Tỷ lệ lạm phát này được đưa vào các hợp đồng
kinh tế, các kế hoạch hay các thỏa thuận khác.

+) Lạm phát tiền tệ: 4 tưởng cơ bản của các nhà tiền tệ là luận điểm cho
rằng, lạm phát về cơ bản là hiện tượng tiền tệ. Các nhà tiền tệ cho rằng, lạm phát
gây ra bởi sự dư thừa tổng cầu so với tổng cung và nguyên nhân của sự dư cầu này
là do có quá nhiều tiền ở trong lưu thông. Do lượng tiền được phát hành quá nhiều
cho lưu thông gây mất cân đối giữa cung và cầu tiền. Cung tiền tăng làm cho sức
mua của đồng tiền giảm hay đồng tiền bị mất giá.

Với giả thuyết về thị trường cân bằng và bắt đầu từ vị trí cân bằng trên thị
trường tiền tệ, khi đó sự gia tăng trong cung ứng tiền tệ sẽ dẫn tới sự mất cân bằng
trên thị trường tiền tệ. Để thiết lập trạng thái cân bằng một số phần của tiền dư thừa
được dùng để mua hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, vì số lượng hàng hóa và dịch
vụ được quyết định bởi cung và các nguồn lực và trình độ công nghệ hiện có, do
đó, xuất hiện dưới cầu trên thị trường hàng hóa, gây ra áp lực làm giá cả tăng lên để
thiết lập trạng thái cân bằng mới trên thị trường hàng hóa. Trong mô hình tổng
cung - tổng cầu, sự gia tăng cung ứng tiền tệ sẽ dẫn đến sự dịch chuyển sang bên
phải của đường tổng cầu và làm tăng mức giá chung trong nền kinh tế.

VD: Năm 2011, lạm phát cao phi mã, đạt 18,58%. Từ 2011 đến 2015, các
chính sách kinh tế được áp dụng hài hòa, lạm phát giảm dần và ổn định ở mức 4%.
Từ 2016 đến 2020, nền kinh tế được điều hành chặt chẽ, lạm phát luôn ổn định ở
mức 4%. Năm 2022, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, với mức tăng 3,15% so
với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Năm 2023, chính phủ tiếp tục kiểm
soát lạm phát mục tiêu khoảng 4,5%.

21. Trình bày các mục tiêu và công cụ của chính sách tiền tệ? Theo anh chị
chính phủ thường sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng (hoặc thắt chặt) trong trường
hợp nào? Nêu một ví dụ cụ thể trong thực tiễn mà anh chị biết?

1. Mục tiêu của chính sách tiền tệ:

Bất kỳ một chính sách kinh tế vĩ mô nào của chính phủ khi đè ra thường
hướng tới các mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản như đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao,
bền vững, giá cả ổn định, thất nghiệp thấp, cân= cán cân thanh toán quốc tế. Chính
sách tiền tệ được đưa ra cũng với mục mục tiêu như trên nhưng mục tiêu chính
thường được xác định là ổn định giá cả và lạm phát. Ngoài ra, chính sách tiền tệ
còn được thiết kế nhằm để duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và các tổ chức
tài chính.

Trên thực tế, các mục tiêu trên đây không thể đồng thời đạt được, vì vậy sẽ
có sự đánh đổi giữa các mục tiêu này. Chẳng hạn giữa mục tiêu kiểm soát lạm phát
và tăng trưởng kinh tế, ở những thời kỳ tăng trưởng cao thì thường đi liền với lạm
phát và ngược lại khi chống lạm phát thì thường làm suy giảm tăng trưởng kinh tế.
Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách cần phải cân nhắc khi lựa chọn mục tiêu ưu
tiên.

2. Công cụ của chính sách tiền tệ:

Để thực thi chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương thường sử dụng nhiều
chính sách khác nhau, trong đó tập trung vào các chính sách chủ yếu như: dự trữ
bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở (OMO), lãi suất, công cụ tái cấp vốn,… các biện
pháp nới lỏng cung tiền của ngân hàng trung ương là chính sách tiền tệ mở rộng,
thu hẹp lượng cung tiền là chính sách tiền tệ thắt chặt.

Chính sách tiền tệ gồm 6 công cụ chính sau:

+) Công cụ tái cấp vốn: Là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung
ương đối với các Ngân hàng thương mại, Khi cấp khoản tín dụng cho Ngân hàng
thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo ra
cơ sở của Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của
họ.

+) Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc :Là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô
hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho
vay) của các Ngân hàng thương mại.

+) Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: Là hoạt động Ngân hàng Trung ương
mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy
tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ
đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn
đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.
+) Công cụ lãi suất tín dụng: Đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực
hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay
giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản
xuất. Nó là 1 công cụ rất lợi hại. Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể
những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm
điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định.

+) Công cụ hạn mức tín dụng: Là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính
hành chính của Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng
của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng
Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho
nền kinh tế.

+) Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ
và đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan
hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu
ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh
trong nước.

Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất
nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút
vốn đầu tư, dự trữ của đất nước. Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của
chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy
nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá
là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ.

3. Chính sách tiền tệ mở rộng:

Giả định rằng nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái, sản lượng thấp và thất
nghiệp cao. Mục tiêu điều chỉnh của chính sách là thúc đẩy tăng trưởng sản lượng,
giảm thất nghiệp. Chính sách có thể sử dụng là chính sách tiền tệ mở rộng. Khi đó
cung tiền tăng, lãi suất cân= giảm dẫn đến tăng đầu 4 (I) và tổng chi tiêu dự kiến
(AE) tăng. Điều này sẽ làm tăng sản lượng (GDP thực) và mức giá chung (P).
Ngoài ra, lãi suất giảm cũng làm tăng tiêu dùng và xuất khẩu ròng.

Ví dụ về chính sách tiền tệ mở rộng ở Việt Nam là trong năm 2020, khi nền
kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, NHTW đã giảm lãi suất cơ
bản từ 6% xuống 4%, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng thương mại,
mua vào trái phiếu chính phủ, hỗ trợ tái cấu trúc nợ, giảm lãi suất cho vay cho các
doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

22. Phân tích các công cụ thu hẹp (hoặc mở rộng) mức cung tiền của Ngân
hàng Trung ương? Liên hệ thực tiễn với Việt Nam.

Trung ương (NHTW) bao gồm các biện pháp mà NHTW có thể sử

dụng để kiểm soát lượng tiền mặt có sẵn trong nền kinh tế. Điều này

ảnh hưởng đến khả năng vay vốn và chi tiêu của các tổ chức tín dụng

và cá nhân, và từ đó ảnh hưởng đến sự cung cấp và giá cả hàng hóa

và dịch vụ.

Một số công cụ chính để thu hẹp mức cung tiền của NHTW là:

1. Tăng lãi suất: NHTW có thể tăng lãi suất mà ngân hàng thương

mại phải trả để vay vốn từ NHTW. Điều này làm tăng chi phí vay

vốn và giảm khả năng tín dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó

giảm cung tiền.

2. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc: NHTW có thể tăng tỷ lệ dự trữ bắt

buộc mà các ngân hàng thương mại phải giữ lại tại NHTW. Điều

này giảm lượng tiền mà ngân hàng thương mại có thể cho vay và
tạo ra một hiệu ứng thu hẹp cung tiền.

3. Bán chứng khoán: NHTW có thể bán chứng khoán hoặc công cụ

tài chính khác để hút tiền mặt từ nền kinh tế. Khi NHTW bán

chứng khoán, lượng tiền mặt của các tổ chức tín dụng và cá nhân

giảm, từ đó giảm cung tiền.

Trong thực tế Việt Nam, NHTW của Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước

(NHNN), cũng sử dụng các công cụ tương tự để điều chỉnh cung tiền

trong nền kinh tế. Ví dụ, NHNN có thể tăng lãi suất chiết khấu hoặc

tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại để giảm

cung tiền và kiểm soát lạm phát. Những biện pháp này có thể được

áp dụng trong trường hợp lạm phát tăng cao và cần kiểm soát tốc độ

tăng trưởng của tiền mặt

23. Thâm hụt ngân sách là gì? Có những loại thâm hụt ngân sách nào? Hãy
trình bày một ví dụ cụ thể mà chính phủ đã sử dụng để bù đắp thâm hụt ngân sách
nhà nước

Ngân hàng nhà nước là tổng các kế hoạch chi tiêu và thu nhập hàng 5 của
chính phủ, bao gồm các khoản thu (chủ yếu từ thuế) và các khoản chi ngân sách.

Thâm hụt ngân sách trong kinh tế học vĩ mô và kinh tế học công cộng là tình
trạng các khoản chi của ngân sách Nhà nước (ngân sách chính phủ) lớn hơn các
khoản thu, phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách. Trường hợp ngược lại, khi
các khoản thu lớn hơn các khoản chi được gọi là thặng dư ngân sách. Thu của
chính phủ không bao gồm khoản đi vay. Đi vay chính là một cách mà chính phủ tài
trợ cho thâm hụt ngân sách. Về mặt tài chính, thâm hụt xảy ra khi chi phí vượt quá
doanh thu, nhập khẩu vượt xuất khẩu, hoặc nợ phải trả vượt quá tài sản. Thâm hụt
đồng nghĩa với thiếu hụt hoặc thua lỗ và ngược lại với thặng dư. Thâm hụt có thể
xảy ra khi chính phủ, công ty hoặc cá nhân chi tiêu nhiều hơn số tiền họ nhận được
trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.

Trạng thái Ngân sách Nhà nước:

Gọi B là hiệu số giữa thu và chi ngân sách, ta có:

B=T–G

B = t.Y – G

Khi B = 0 hay T = G, ta có ngân sách cân bằng;

Khi B > 0 hay T > G, ta có thặng dư ngân sách;

Khi B < 0 hay T < G, ta có thâm hụt ngân sách.

Các lý thuyết tài chính hiện đại cho rằng, ngân sách nhà nước không nhất
thiết phải cân= theo tháng, theo 5. Vấn đề là phải quản lý các nguồn thu và chi sao
cho ngân sách không thâm hụt quá lớn và kéo dài. Tuy nhiên, trong nhiều nước đặc
biệt là các nước đang phát triển, các chính phủ vẫn à theo đuổi một chính sách tài
khóa thận trọng, trong đó chi ngân sách phải nằm trong khuôn khổ các nguồn thu
ngân sách. Có 3 loại thâm hụt ngân sách:

+) thâm hụt ngân sách thực tế: lá thâm hụt khi số chi thực tế vượt số thu thực
tế trong một thời kỳ nhất định.

+) thâm hụt ngân sách cơ cấu: là thâm hụt tính toán trong trường hợp nền
kinh tế dao động ở mức sản lượng tiềm năng.

+) thâm hụt ngân sách chu kỳ: lá thâm hụt ngân sách bị động do tình trạng
chu kỳ kinh doanh, = hiệu số của thâm hụt thực tế và thâm hụt cơ cấu. Trong 3 loại
thâm hụt trên, thăm một cơ cấu phản ánh kết quả hoạt động chủ quan của chính
sách tài khóa như: định ra thuế suất, phúc lợi, bảo hiểm… vì vậy, để đánh giá kết
quả của chính sách tài khóa, người ta sử dụng thâm hụt này.

Một ví dụ cụ thể về cách bù đắp thâm hụt ngân sách ở Việt Nam là việc
chính phủ phát hành trái phiếu chính phủ. Trái phiếu chính phủ là một loại công cụ
tài chính mà chính phủ phát hành để vay tiền từ công chúng, các tổ chức tài chính,
các quỹ đầu tư… với một mức lãi suất và thời hạn nhất định. Khi phát hành trái
phiếu chính phủ, chính phủ cam kết trả lại cho người mua số tiền gốc và lãi theo
đúng hạn. Bằng cách này, chính phủ có thể tăng nguồn thu ngân sách, bù đắp cho
phần thâm hụt, và đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế - xã hội.

24. Trình bày cơ chế thoái lưu đầu tư và ý nghĩa của nó? Theo anh chị cơ
chế thoái lui đầu tư gắn với loại thâm hụt ngân sách nào? Anh chị hãy trình bày
một ví dụ cụ thể mà chính phủ đã sử dụng để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước.

1. Cơ chế thoái lui đầu tư:

Việc chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng can thiệp và nền kinh tế
khiến cho sản lượng cân bằng của nền kinh tế đó tăng theo cấp số nhân. Khi đó,
nhu cầu về tiền giao dịch trong nền kinh tế cũng tăng lên, trong khi cung tiền không
thay đổi. Điều này khiến cho lãi suất trên thị trường gia tăng và hoạt động đầu tư
trong nền kinh tế giảm do đầu tư nhạy cảm với lãi suất.

Mặt khác, đầu tư là một thành tố quan trọng của tổng cầu. Do đó, khi đầu tư
giảm, tổng cầu của nền kinh tế cũng giảm theo và sản lượng cân bằng của nền kinh
tế giảm theo mô hình số nhân. Kết quả là thu ngân sách giảm do thuế là một hàm
của thu nhập và nguồn thu chủ yếu do ngân sách chính phủ.

Cơ chế thoái lui đầu tư thường xuất hiện với hiện tượng thâm hụt cơ cấu (là
thâm hụt tính toán trong trường hợp nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm
năng).Điều này hàm ý rằng, khi chính phủ muốn tăng chi tiêu để tăng trưởng kinh
tế sẽ dẫn đến bóp nghẹt đầu tư và giảm sản lượng. Về mặt ngắn hạn, quy mô của
thoái lui đầu tư là nhỏ, nhưng trong dài hạn quy mô này có thể là rất lớn. Để hạn
chế thoái lui đầu tư cần có sự phối hợp hài hòa các chính sách khác nhau trong việc
ổn định hóa nền kinh tế.

Một ví dụ cụ thể về cơ chế thoái lui đầu tư ở Việt Nam là việc chính phủ
phát hành trái phiếu chính phủ để tài trợ thâm hụt ngân sách. Trái phiếu chính phủ
là một loại công cụ tài chính mà chính phủ phát hành để vay tiền từ công chúng,
các tổ chức tài chính, các quỹ đầu tư… với một mức lãi suất và thời hạn nhất định.
Khi phát hành trái phiếu chính phủ, chính phủ cam kết trả lại cho người mua số tiền
gốc và lãi theo đúng hạn. Bằng cách này, chính phủ có thể tăng nguồn thu ngân
sách, bù đắp cho phần thâm hụt, và đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, việc phát hành trái phiếu chính phủ cũng có thể gây ra cơ chế thoái lui
đầu tư, nếu như lượng trái phiếu chính phủ phát hành quá nhiều, làm tăng nhu cầu
về tiền tệ, đẩy lãi suất lên cao, và làm giảm đầu tư tư nhân. Điều này sẽ làm giảm
hiệu quả của chi tiêu chính phủ, và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

25. Trình bày các mục tiêu và công cụ của chính sách tài khóa? Theo anh
chị chính phủ thường sử dụng chính sách tài khóa mở rộng (hoặc thắt chặt) trong
trường hợp nào? Nêu một ví dụ cụ thể trong thực tiễn mà anh chị biết? (giống câu
21)

You might also like