You are on page 1of 20

``

1|Page

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU .................................................................................................................................................2
1. Cơ sở lý luận. .......................................................................................................................................3
2. Kết cấu của tiểu luận...........................................................................................................................3
3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................................4
B. NỘI DUNG ..............................................................................................................................................5
CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI SẢN SUẤT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG........6
1.1 Những khái niệm cơ bản. ..............................................................................................................6
1.2 Người sản xuất có nhiệm vụ thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội..........................................6
1.3 Nhiệm vụ tạo ra và phục vụ những nhu cầu trong tương lai của người sản xuất. ..................7
CHƯƠNG II: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA NGƯỜI SẢN SUẤT TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG.........................................................................................................................................8
2.1. Khái niệm chung: .........................................................................................................................8
2.2. Trách nhiệm xã hội của người sản xuất. ....................................................................................8
2.3. Những khía cạnh trách nhiệm xã hội: ........................................................................................8
2.4. Lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội .............................................................................9
2.5. Liên hệ tại Việt Nam: Tại sao phải thực hiện trách nhiệm xã hội ? ........................................9
CHƯƠNG III: NGƯỜI SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM ......................................................................10
3.1 Vai trò của người sản xuất..........................................................................................................10
3.2 Trách nhiệm và nghĩa vụ của người sản xuất. ..........................................................................10
C. KẾT LUẬN ...........................................................................................................................................11
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................13
E. PHỤ LỤC ..............................................................................................................................................17
2|Page

A. MỞ ĐẦU
3|Page

1. Cơ sở lý luận.
Theo C. Mác, kinh tế thị trường là một giai đoạn phát triển tất yếu của lịch sử mà
bất cứ nền kinh tế nào cũng phải trải qua để đạt tới nấc thang cao hơn trên con đường phát
triển và nền kinh tế Tư bản Chủ nghĩa chính là nền kinh tế thị trường phát triển đến trình
độ phổ biến và hoàn chỉnh. Nấc thang cao hơn chính là nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa mà
giai đoạn đầu là nền kinh tế Xã hội Chủ nghĩa. Để chuyển lên nấc thang này, nền kinh tế
thị trường phải phát triển hết mức, phải trở thành phổ biến trong đời sống kinh tế - xã hội.
Đây là một kết luận lý luận quan trọng. Nó khái quát quá trình phát triển của lịch sử nhân
loại, trong đó, kinh tế thị trường được xác định là một nấc thang tất yếu, mang tính phổ
biến. Tính phổ biến của kinh tế thị trường thể hiện ở cấu trúc khung chung cho mọi nền
kinh tế thị trường.
C. Mác cho rằng, lực lượng sản xuất thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong
quá trình cải biến thế giới tự nhiên. Khi sản xuất, con người dùng những công cụ lao động
để tác động tới tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Theo C.
Mác sản xuất vật chất là hoạt động đặc trưng của con người. Đó là hoạt động cơ bản nhất,
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của loài người và xã hội. Trong quá trình sản xuất
vật chất, con người đồng thời có hai mặt quan hệ. Một mặt, con người quan hệ với tự nhiên,
còn mặt khác, con người quan hệ với nhau. Mặt con người quan hệ với tự nhiên chính là
biểu thị của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, không phải mọi quan hệ của con người với tự
nhiên đều tạo ra lực lượng sản xuất (chẳng hạn như quan hệ tình cảm, quan hệ thẩm mỹ,
quan hệ nhận thức...). Chỉ có những quan hệ mà trong đó sự tác động giữa con người với
tự nhiên tạo thành của cải vật chất phục vụ những nhu cầu của họ, đồng thời giúp họ cải
biến chính bản thân mình mới được gọi là những quan hệ tạo ra lực lượng sản xuất.
Theo quan điểm của C. Mác khi nghiên cứu về xã hội loài người, ông cho rằng mọi
sự thay đổi của xã hội đều xuất phát và khởi nguồn từ sự thay đổi của lực lượng sản xuất.
Trong bối cảnh công nghiệp hóa, toàn cầu hóa của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trình
độ của lực lượng sản xuất đã tăng lên đáng kể so với cuộc Cách mạng công nghiệp 3.0. Sự
phát triển cho ta chúng thêm dẫn chứng và chứng cứ thực tế để khẳng định quan điểm của
Mác là đúng đắn.
Thị trường với tư cách là một môi trường cho các quan hệ sản xuất và trao đổi phát
huy tác động của các quy luật thị trường, có rất nhiều chủ thể khác nhau tham gia thị trường,
mỗi chủ thể có những vai trò quan trọng riêng. Trong đó người sản xuất, một trong các yếu
tố quan trọng của thị trường và cần được đi sâu và làm rõ.
2. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bài tiểu luận gồm 3 chương chính:
+ Chương 1: Vai trò của người sản xuất trong nền kinh tế thị trường
+ Chương 2: Trách nhiệm xã hội của người sản xuất.

+ Chương 3: Người sản xuất tại Việt Nam.


4|Page

3. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp thu thập tài liệu: Bài tiểu luận tham khảo từ nhiều tài liệu và từ nhiều nguồn
uy tín như: Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác – Lê Nin (dành cho bậc Đại học – Không
chuyên lý luận chính trị) của PGS.TS Ngô Tuấn Nghĩa xuất bản năm 2019, moet.gov.vn -
chuyên trang của Bộ Giáo dục và Đào tạo,… Cùng nhiều tạp chí kinh tế, tiểu luận, tài liệu
cũng như bài giảng trong và ngoài nước khác.
Phương pháp tổng hợp và phân tích: Đưa ra những nhận xét trực quan về tài liệu dựa trên
nhiều nguồn tham khảo uy tín. Tiến hành phân tích và thảo luận với thành viên trong nhóm
kết hợp với trao đổi với các bạn có hiểu biết để đưa ra được thông tin chính xác và trực
quan nhất về chủ đề.
5|Page

B. NỘI DUNG
6|Page

CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI SẢN SUẤT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG.
1.1 Những khái niệm cơ bản.
Kinh tế thị trường là một hệ thống kinh tế trong đó các chính sách và quyết định
kinh tế và định giá sản phẩm và dịch vụ được quyết định và điều khiển bởi sự tương tác
giữa người dân và các doanh nghiệp trong một quốc gia.
Cơ sở lý thuyết của kinh tế thị trường được phát triển bởi nhiều nhà kinh tế học cổ
điển như: Adam Smith, David Ricardo, and Jean-Baptiste Say. Những người ủng hộ thị
trường tự do cổ điển này tin rằng với lí thuyết “bàn tay vô hình" thì nền kinh tế thị trường
là nền kinh tế tự điều tiết, vận động theo quy luật của thị trường, hầu như không có sự can
thiệp của Nhà nước. Kinh tế thị trường được hiểu dưới góc độ khác là có sự can thiệp trực
tiếp của Nhà nước hay “bàn tay hữu hình" mà đại diện cho thuyết này là J. M. Keynes với
“Lí thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ"
Người sản xuất hay lực lượng sản xuất là những người tạo ra hoặc cải tiến hàng hóa
và cung cấp dịch vụ đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Họ thường được gọi là công
nhân và họ giúp chúng ta làm mọi việc và là người trực tiếp tạo ra vật chất phục vụ nhu
cầu tiêu dùng của xã hội. Ví dụ, một người làm bánh là người sản xuất ra những chiếc bánh
thơm ngon.
Hàng hóa: là những sản phẩm được tạo nên thông qua quá trình lao động của con
người. Nó có thể thỏa mãn một hay nhiều các nhu cầu của người sử dụng và được thông
qua trao đổi và lưu thông hàng hóa. Hàng hóa tồn tại ở 2 dạng vô hình [1] và hữu hình [2].
1.2 Người sản xuất có nhiệm vụ thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội.
Hàng hóa là sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người như vậy và người sản xuất
là người tạo nên hàng hóa và là yếu tố quyết định đến giá trị sử dụng của hàng hóa. Chính
vì thế người sản xuất phải không ngừng cải tiến chất lượng cũng như quy trình để giá thành
của hàng hóa giảm xuống nhưng vẫn đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của người sử dụng.
Có thể nhận thấy, nếu người sử dụng có nhu cầu thì sẽ có người sản xuất làm hàng
hóa đó và điều này phụ thuộc vào quy luật kinh tế chủ yếu của nền kinh tế thị trường [3].
Để tồn tại và phát triển người sản xuất phải không ngừng cải tiến kỹ thuật để đáp ứng nhiều
nhu cầu của người dùng hơn.
Có thể lấy ví dụ như phòng trọ cho sinh viên, người sản xuất ở đây cung cấp hàng
hóa là dịch vụ cho thuê nhà, phòng cho sinh viên để đáp ứng nhu cầu của người cho thuê
ít nhất đó là ở. Tuy nhiên để người sử dụng (ở đây là sinh viên ) sẽ và tiếp tục sử dụng sản
phẩm của mình thì người sản xuất (chủ nhà ) phải có những động thái thay đổi linh hoạt
nhằm giúp người sử dụng muốn bỏ tiền hoặc ít nhất là thỏa mãn được những yêu cầu bắt
buộc của người sử dụng.
Một ví dụ khác có thể thấy là mặt hàng điện thoại thông minh mặt hàng chứng kiến
nhiều sự thay đổi và nhiều biến động nhất trong những năm trở lại đây. Mục đích ban đầu
của người dùng chỉ là nghe gọi nhưng dần dần phát triển lên phục vụ các nhu cầu khác của
người sử dụng. Để đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng nhà sản xuất đã liên tục cải tiến và
đưa ra các dòng máy phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể[4] và không ngừng cải tiến
7|Page

sản phẩm để sản phẩm vẫn thỏa mãn những nhu cầu của người dùng mà vô cùng vừa túi
tiền.
1.3 Nhiệm vụ tạo ra và phục vụ những nhu cầu trong tương lai của người sản xuất.
Có thể nói việc đi trước đón đầu xu hướng là một trong những điều mà tất cả các
doanh nghiệp hay người sản xuất đều phải có nếu muốn phát triền hoặc ít nhất là đứng
vững và tồn tại. Việc nhu cầu của người sử dụng có thể thay đổi tùy thuộc vào thời kỳ và
tùy thuộc vào địa điểm mà người sử dụng đó sinh sống và sử dụng sản phẩm. Việc tạo ra
xu hướng và phục vụ những nhu cầu ở tương lai là cực kỳ quan trọng khi nó đánh dấu sự
phát triển và minh chứng cho thấy sự cải tiến trong kỹ thuật cũng như trình độ khoa học
của chính đơn vị sản xuất đó.
Nhu cầu của con người sẽ dần phát triển theo thời gian và vì vậy người sản xuất
phải nắm bắt và tìm ra các nhu cầu mà người sử dụng sẽ muốn trong thời điểm này hoặc
trong một tương lai không xa. Điều này sẽ cho người sản xuất nhiều thời gian hơn để chuẩn
bị và phát triển về mặt công nghệ kỹ thuật cũng như rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm
hơn so với các doanh nghiệp khác.
Lấy ví dụ như chiếc máy rửa bát hay máy giặt, nhiều năm về trước còn rất nhiều
người chưa biết đến hoặc không có nhu cầu sử dụng máy rửa bát. Tuy nhiên vài năm trở
lại đây máy rửa bát dần trở nên phổ biến hơn, không chỉ ở các gia đình nước ngoài mà
chính tại Việt Nam rất nhiều hộ gia đình đã mua chiếc máy này về để cuộc sống trở nên dễ
dàng hơn. Tuy sản phẩm vẫn chưa thực sự quá phổ biến ở Việt Nam ở thời điểm hiện tại
nhưng thời gian dài khi người sản xuất cải tiến sản phẩm vừa với túi tiền hơn mà vẫn thỏa
mãn các nhu cầu cơ bản của người dùng với máy rửa bát sẽ khiến mặt hàng trở nên phổ
biến và phát triển tương tự như với máy giặt và máy lọc nước.
8|Page

CHƯƠNG II: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA NGƯỜI SẢN SUẤT TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
2.1. Khái niệm chung:
Trách nhiệm xã hội của người sản xuất là cam kết của cá nhân, tổ chức trong việc
thực hiện các nghĩa vụ đối với xã hội. Người sản xuất có ảnh hưởng mạnh mẽ và quan
trọng vì nó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của xã hội[5].
Thực hiện tốt vai trò trách nhiệm xã hội, cá nhân, tổ chức không chỉ khẳng định
được vị thế, uy tín của mình với toàn thể xã hội mà còn thu hút nhiều đối tượng khác nhau.
=> Thúc đẩy quy mô, phạm vi kinh doanh cá nhân, tổ chức trong sản xuất
2.2. Trách nhiệm xã hội của người sản xuất.
Người sản xuất có trách nhiệm xã hội: Bảo vệ môi trường; Bảo vệ văn hóa cộng
đồng; Đóng góp cho cộng đồng xã hội; Thực hiện tốt trách nhiệm công dân trong xã hội;
Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong tổ chức xã hội
Tổng thể các hoạt động xã hội liên quan đến con người (cá nhân, tổ chức trong cộng
đồng và cá nhân, tổ chức khác ngoài cộng đồng) và các yếu tố khác cấu thành sự tồn tại và
phát triển của xã hội.
2.3. Những khía cạnh trách nhiệm xã hội:
* Khía cạnh kinh tế:
- Đối với người tiêu dùng: phải sản xuất hàng hóa, dịch vụ mà xã hội và đảm bảo chất
lượng của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ từ khâu sản xuất đến tận tay người tiêu thụ sản phẩm
→ đảm bảo sự an toàn thông tin sản phẩm, mức giá phù hợp với điều kiện kinh tế được
hướng tới.
- Đối với người lao động: phải đảm bảo chất lượng cuộc sống và cải thiện sức khỏe cho
người lao động và tăng khả năng cạnh tranh quốc gia → trách nhiệm: đóng bảo hiểm người
lao động, trả phụ cấp, trợ cấp theo pháp luật.
- Đối với đối tác: phải có nghĩa vụ mang lợi ích và công bằng cho họ → cung cấp trực tiếp
lợi ích qua cung cấp hàng hóa, dịch vụ, lợi nhuận đầu tư
* Khía cạnh pháp lý:
- Thực hiện đầy đủ quy định pháp luật liên quan đến cạnh tranh công bằng
- Bảo vệ môi trường, bảo vệ người tiêu dùng, phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái
→ Quan trọng, khẳng định sự tồn tại và phát triển của mình
* Khía cạnh đạo đức:
- Trả lương thỏa đáng và công bằng cho người lao động
- Đào tạo và tạo môi trường làm việc sạch sẽ để nâng cao năng suất và chất lượng lao động
* Khía cạnh nhân văn:
- Phải đóng góp cho xã hội thông qua việc nâng cao năng lực lãnh đạo của người sản xuất
9|Page

- Phát triển nhân cách, đạo đức của người lao động
- Giữ gìn, phát huy văn hóa và thúc đẩy văn minh xã hội
- Có trách nhiệm giúp đỡ, tạo công ăn việc làm cho người dân trong xã hội nhằm tạo sự
phát triển kinh tế cho xã hội
2.4. Lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội
- Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của công ty
- Mở rộng quy mô kinh doanh và tăng lợi nhuận
- Thu hút nguồn lao động giỏi, năng lực tăng năng suất, hiệu quả của hoạt động sản xuất
kinh doanh để tạo ra các sản phẩm có chất lượng
- Khai thác được tiềm năng người lao động có chuyên môn, khẳng định sức mạnh của
người sản xuất
- Giúp thực hiện hiệu quả hoạt động quản lý và trách nhiệm khác trong xã hội
- Đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững
- Được hưởng ưu đãi trong hoạt động kinh doanh từ nhà nước
2.5. Liên hệ tại Việt Nam: Tại sao phải thực hiện trách nhiệm xã hội ?
Tình hình chung: tuy nhận thức được vai trò to lớn của trách nhiệm xã hội mang lại
nhưng hiện nay vẫn còn một số doanh nghiệp xem trách nhiệm xã hội như là một hoạt động
từ thiện, một gánh nặng tốn kém
Với mục tiêu hướng tới môi trường kinh doanh công bằng, ổn định và bền vững, bất
kỳ đều phải tuân thủ các chính sách về trách nhiệm xã hội như: bảo vệ môi trường, sản
phẩm là an toàn đối với người tiêu dùng, có chính sách tôn trọng và đảm bảo lợi ích cho
người lao động → điều kiện để kinh doanh của người sản xuất
- Nếu chỉ tập trung vào gia tăng năng suất, doanh thu, lợi nhuận mà không thực hiện trách
nhiệm xã hội thì sẽ có thể đối mặt với sự trừng phạt của pháp luật vì các tiêu chí trên đều
được quy định trong pháp luật. Điều này sẽ khiến nguồn khách hàng trở nên sụt giảm do
mất uy tín, mất hình ảnh → phải thực hiện đúng trách nhiệm
- Hiểu rõ được tầm quan trọng và vai trò thiếu yếu của trách nhiệm xã hội sẽ không chỉ
mang lại những lợi ích cho khách hàng mà còn cũng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp
10 | P a g e

CHƯƠNG III: NGƯỜI SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM


3.1 Vai trò của người sản xuất.
Ở Việt Nam người sản xuất có vai trò đáp ứng các nhu cầu của xã hội Việt Nam
và hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Thực hiện
chủ trương các đơn vị sản xuất ưu tiên sử dụng hàng hóa và dịch vụ của nhau mà vẫn
đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa cũng như dịch vụ.
Duy trì các ngành nghề truyền thống ở mức vừa đủ và phát triển mạnh các ngành
mang hướng công nghiệp để phục vụ nhu cầu của người Việt trong thời kỳ công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước. Không ngừng học hỏi và nâng cao tay nghề trong sản xuất,
nắm bắt cơ hội và thời cơ, đi tắt đón đầu xu thế của thế giới để Việt Nam mau tróng
vươn tầm ra khu vực và thế giới.
3.2 Trách nhiệm và nghĩa vụ của người sản xuất.
Theo khoản 1,2 điều 3 chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 quy định người
sản xuất hàng hóa phải: Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với sản phẩm trước
khi đưa ra thị trường và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất; Thể
hiện các thông tin về chất lượng trên nhãn hàng hóa, bao bì, trong tài liệu kèm theo hàng
hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; Thông tin trung thực về chất lượng sản
phẩm, hàng hóa; Cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm và cách phòng ngừa
cho người bán hàng và người tiêu dùng; …
Người sản xuất còn có nghĩa vụ chấp hành các quy định về giá, biện pháp bình ổn
giá cũng như công khai thông tin về hàng hóa và giá cả. Cung cấp kịp thời, chính xác và
đầy đủ các tài liệu, số liệu có liên quan khi được cơ quan thẩm quyền yêu cầu. Chấp hành
nghiêm pháp luật Việt Nam cũng như chính sách và quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Ngoài ra người sản xuất có nghĩa vụ lập phương án giá hàng hóa cũng như phương
án sản xuất cho các hàng hóa do bên mình sản xuất, và chỉ kinh doanh các hàng hóa thuộc
danh mục đã đăng ký và được chấp nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc này
giúp nhà nước có cái nhìn chung nhất và toàn diện đối với các doanh nghiệp để có những
quyết định hợp lý đối với các doanh nghiệp.
11 | P a g e

C. KẾT LUẬN
12 | P a g e

Từ những cơ sở lý luận thực tiễn hay kết cấu của các phương pháp hình thức
nghiên cứu về sản xuất. Ta có thể thấy được sản xuất là một phần hoạt động không thể
thiếu của con người, chúng gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của loài người.
Vi vậy, ta có thể thấy được vai trò sản xuất trong nền kinh tế thị trường hết sức quan
trọng trong việc phát triển và thúc đẩy của nền kinh tế sản xuất thị trường trong xã hội
hiện nay. Người sản xuất phải luôn có nhiệm vụ để thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu,
hiện tại của xã hội, đặc biệt chính là hàng hóa - sản phẩm phổ biến thỏa mãn nhu cầu của
con người. Kèm với đó là nhiệm vụ tạo ra để phục vụ những nhu cầu trong tương lai của
người sản xuất. Tuy nhiên, cũng phải tùy thuộc vào từng thời kỳ và địa điểm mà người sử
dụng đó sinh sống và sử dụng sản phẩm từ sản xuất bởi nhu cầu con người ngày càng dần
phát triển theo thời gian.
Bên cạnh đó, trách nhiệm xã hội của người sản xuất trong nền kinh tế thị trường là
một trong những mặt hết sức quan trọng để thúc đẩy quy mô và phạm vi kinh doanh của
cá nhân, tổ chức trong sản xuất. Có những khía cạnh trách nhiệm xã hội như kinh tế,
pháp lý, đạo đức, nhân văn, …. Qua đó, ta có thể thấy được rất nhiều những lợi ích từ
việc thực hiện trách nhiệm xã hội cũng như có thể tìm ra được câu trả lời chính xác nhất
cho câu hỏi “Tại sao phải thực hiện trách nhiệm xã hội ?”. Đặc biệt nhất, vai trò của
người sản xuất đóng vai trò khá quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của xã hội. Để có
thể duy trì ở mức vừa đủ và phát triển mạnh mẽ nhằm phục vụ nhu cầu của con người
trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
13 | P a g e

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO


14 | P a g e

[1]. Hanghieugiatot.com. 2021. Vai trò của người sản xuất trong nền kinh tế thị trường.
[ONLINE] Available at: https://hanghieugiatot.com/vai-tro-cua-nguoi-san-xuat-trong-
nen-kinh-te-thi-truong#khai-quatsua-doi. [Accessed 7 October 2022].

[2]. Nguyễn Thị Bích., 2021. Vai trò của các chủ thể tham gia vào thị trường và liên hệ
thực tế để bảo vệ người tiêu dùng.

[ONLINE] Available at: https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-cong-


nghiep-ha-noi/kinh-te-chinh-tri/vai-tro-cua-cac-chu-the-tham-gia-vao-thi-truong-va-lien-
he-thuc-te-de-bao-ve-nguoi-tieu-dung/25165452.[Accessed 7 October 2022].

[3]. Lê Minh Trường ., 2022. Kinh tế thị trường là gì ? Phân tích ưu điểm, nhược điểm của
kinh tế thị trường.

[ONLINE] luatminhkhue.vn. Available at: luatminhkhue.vn/kinh-te-thi-truong-la-gi---


quy-dinh-chung-ve-kinh-te-thi-truong.aspx. [Accessed 7 October 2022].

[4]. Investopedia Team, T., 2005. What Is a Market Economy and How Does It Work?.

[ONLINE] Investopedia. Available at: investopedia.com/terms/m/marketeconomy.asp.


[Accessed 7 October 2022].

[5]. Economic education 2022. Consumers and Producers: Explore Economics

[ONLINE] stlouisfed.org/ Available at: https://www.stlouisfed.org/education/exploring-


economics-video-series/consumers-and-producers. [Accessed 7 October 2022].

[6]. Oanh., 2021. Bài 3: Vai trò của một số chủ thể tham gia thị trường.

[ONLINE] Available at: https://www.elib.vn/huong-dan/bai-3-vai-tro-cua-mot-so-chu-


the-tham-gia-thi-truong-32253.html#1. [Accessed 7 October 2022].
[7]. Giáo trình Kinh tế học chính trị Mác – Lênin.

[8]. Phi. N., 2022. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì?.

[ONLINE] Available at: https://luathoangphi.vn/trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep-


la-gi/. [Accessed 9 October 2022].
15 | P a g e

[9] Nghĩa, N. ( 2019). Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác - Lê Nin - Dành cho bậc đại học –
không chuyên lý luận chính trị.

[10] Minh. T, (2022), Nâng cao vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
thực phẩm trong tình hình mới
[ONLINE] Available at: https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong/hoat-dong-cua-lanh-dao-
bo/nang-cao-vai-tro-trach-nhiem-cua-doanh-nghiep-san-xuat-kinh-doanh-thuc-pham-
trong-tinh-hinh-moi.html. [Accessed 9 October 2022].

[11] Vân. L, (2022), 8 cải tiến trở thành xu hướng trên smartphone cho đến ngày nay,
[ONLINE] Available at: https://tinhte.vn/thread/8-cai-tien-tro-thanh-xu-huong-tren-
smartphone-cho-den-ngay-nay.3498801/. [Accessed 9 October 2022].

[12] Định. Đ. Q, (2021), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

[ONLINE] Available at: tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/823673/mot-so-


van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-o-
viet-nam.aspx. [Accessed 9 October 2022].

[13] Chiên. L. T, (2021), Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung,
phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay
[ONLINE] tapchicongsan.org.vn Available at: tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-
cu/-/2018/821033/view_content. [Accessed 10 October 2022].

[14] An. N (2022), Doanh nghiệp Việt vừa sản xuất hàng Việt vừa "tự hào sử dụng hàng
Việt"

[ONLINE] Available at: moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-trong-nuoc/doanh-nghiep-viet-


vua-san-xuat-hang-viet-vua-tu-hao-su-dung-hang-viet-.html. [Accessed 10 October 2022].
16 | P a g e

[15] Báo chanhphuc.com (2016), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
[ONLINE] Available at: https://chanhphuc.com/trach-nhiem-xa-hoi/trach-nhiem-xa-hoi-cua-
doanh-nghiep.html. [Accessed 10 October 2022].
17 | P a g e

E. PHỤ LỤC
18 | P a g e

[1] Hàng hóa vô hình: Là các hàng hóa đặc biệt mà chúng ta không thể trực tiếp cầm nắm
được tuy nhiên đôi khi có thể thông qua một vật trung gian: Ví dụ: Dịch vụ viễn thông và
internet, Du lịch, vé tàu xe, dịch vụ xem phim, chăm sóc thú cưng,…
[2] Hàng hóa hữu hình: Hàng hóa có thể nhìn thấy, cầm nắm được.Ví dụ: Laptop, điện
thoại, thực phẩm, sách vở, nước uống,…
[3] Quy luật chủ yếu của nền kinh tế thị trường:
+ Quy luật giá trị

+ Quy luật cung – cầu

+ Quy luật lưu thông tiền tệ

+ Quy luật cạnh tranh ( Nội bộ ngành và giữa các ngành với nhau )
[4] Cải tiến sản phẩm điện thoại:
- Những tính năng mới: Camera nhiều hơn 1 ống kính cho phép cải thiện chất lượng chụp
hình của điện thoại; Màn hình tràn viền cho phép sử dụng tối đa không gian, sạc nhanh tiết
kiệm thời gian sạc pin cho những người sử dụng ở tần suất và thời gian cao; Sạc không dây
hướng tới sự tiện lợi và gọn gàng,…
- Những dòng điện thoại chuyển biệt: Gaming phone – Điện thoại phù hợp với những người
thích sử dụng điện thoại nhằm mục đích giải trí thông qua các trò chơi điện tử mà không
quá quan tâm tới các tính năng khác như chụp hình, đa nhiệm, màu sắc,…; Điện thoại với
camera siêu xịn phù hợp với những người có nhu cầu quay chụp; Điện thoại với những
người làm việc với tính chất cần bảo mật cao;…
[5] Những trách nhiệm của xã hội:

- Bảo vệ môi trường:


+ Hoạt động giữ cho môi trường trong lành, các biện pháp cải thiện môi trường, khắc phục
hậu quả do con người gây ra

+ Khai thác hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

+ Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dựa vào môi trường bởi không thể tiến hành sản xuất
nếu không có nguyên vật liệu, nhiên liệu làm thành đối tượng lao động sản xuất và hình
thành các nguồn lực cần thiết cho hoạt động sản xuất

- Bảo vệ văn hóa cộng đồng:


+ Đặc trưng về di sản văn hóa - một trong những nền văn hóa của cộng đồng xã hội, cần
được bảo vệ và phát huy nền văn hóa ấy
+ Ngoài ra trong lao động sản xuất cũng có văn hóa về cách thức xử lý, giao tiếp, cách làm
việc để cùng phát triển trong khu vực tập thể xã hội
19 | P a g e

- Đóng góp cho cộng đồng xã hội:

+ Phát triển các kỹ năng về bản thân để có thể thích ứng trong cộng đồng xã hội, linh hoạt
và xử lý công việc có chọn lọc nhằm thúc đẩy nhu cầu của xã hội, cụ thể là người tiêu dùng

+ Thực hiện tốt trách nhiệm công dân trong xã hội và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp
của cá nhân trong tổ chức xã hội

You might also like