You are on page 1of 36

Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677

KINH TẾ THƢƠNG MẠI ĐẠI CƢƠNG


( MỚI NHẤT 2023 )

MỤC LỤC

I. NHÓM CÂU HỎI 1 ................................................................................................. 3


Câu 1: Trình bày 2 điều kiện ra đời và phát triển của trao đổi. Các nấc thang
phát triển từ thấp đến cao của trao đổi: trao đổi hàng hóa trực tiếp, lƣu thông
hàng hóa, thƣơng mại. .................................................................................................. 3
Câu 2: Trình bày các góc độ nghiên cứu bản chất kinh tế của thƣơng mại? ......... 5
Câu 3: Trình bày các tiêu chí phân loại thƣơng mại: 5 tiêu chí............................... 6
Câu 4: Trình bày các tiêu chí phân loại tác động thƣơng mại? 4 tiêu chí .............. 8
Câu 5: Khái niệm và phân loại thƣơng mại hàng hóa? Các phƣơng thức mua bán
chủ yếu trong thƣơng mại hàng hóa? ....................................................................... 10
Câu 6: Trình bày khái niệm, sự cần thiết và phân loại dự trữ hàng hóa .............. 12
Câu 7: Chi phí lƣu thông: khái niệm, phân loại; Tỷ suất chi phí lƣu thông: khái
niệm, ý nghĩa hạ thấp tỷ suất chi phí lƣu thông. ..................................................... 13
Câu 8: Trình bày bản chất và phân loại thƣơng mại dịch vụ? .............................. 14
Câu 9: Trình bày khái niệm, nội dung và các hình thức hội nhập kinh tế thƣơng
mại? .............................................................................................................................. 16
Câu 10: Trình bày khái niệm và phân loại nguồn lực thƣơng mại? ...................... 18
II. NHÓM CÂU HỎI 2 ............................................................................................... 20
Câu 1: Phân tích chức năng của thƣơng mại: chức năng chung, chức năng cụ thể
của thƣơng mại hàng hóa, đặc thù chức năng thƣơng mại trong thƣơng mại dịch
vụ ………………………………………… .................................................................. 20
Câu 2: Tác động của thƣơng mại về kinh tế, xã hội, môi trƣờng tự nhiên. Liên hệ
thực tiễn ở Việt Nam .................................................................................................. 21
Câu 3: Phân biệt đặc điểm thƣơng mại hàng hóa và thƣơng mại dịch vụ. So sánh
sự khác biệt về TMHH và TMDV ............................................................................. 24
Câu 4: Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến nhu cầu có khả năng thanh toán .. 25
Câu 5: Phân tích nhân tố ảnh hƣởng đến dự trữ hàng hóa .................................... 27
Câu 6: Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến chi phí lƣu thông hàng hóa ........... 28
Luôn cập nhật tài liệu 1 Chúc các em thi tốt!
Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
Câu 7:Phân tích các xu hƣớng phát triển của thƣơng mại hàng hóa. Liên hệ các
xu hƣớng này với thực tiễn ở Việt Nam. ................................................................... 29
Câu 8: Phân tích vai trò của TMDV. Liên hệ thực tiễn vai trò này ở Việt Nam. 30
Câu 9. Phân tích xu hƣớng phát triển của TMDV. Liên hệ thực tiễn xu hƣớng này
ở Việt Nam. .................................................................................................................. 32
Câu 10: Các phƣơng thức cung ứng trong thƣơng mại dịch vụ ............................. 35

Luôn cập nhật tài liệu 2 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
I. NHÓM CÂU HỎI 1
Câu 1: Trình bày 2 điều kiện ra đời và phát triển của trao đổi. Các nấc
thang phát triển từ thấp đến cao của trao đổi: trao đổi hàng hóa trực tiếp, lƣu
thông hàng hóa, thƣơng mại.
Trao đổi hàng hóa là hoạt động mua bán giữa những ngƣời sản xuất diễn ra
trong một xã hội đã có những sự phát triển đến một trình độ nhất định. Có hai
điều kiện ra đời và phát triển của trao đổi:
- Sự xuất hiện của phân công lao động xã hội
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội ra thành các
ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa lao động,
chuyên môn hóa sản xuất thành những ngành nghề khác nhau. Do có sự phân
công lao động xã hội, mỗi ngƣời chỉ sản xuất một thứ hoặc vài thứ sản phẩm. Tuy
nhiên, nhu cầu của họ lại bao gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau, bởi vậy để thỏa
mãn nhu cầu đòi hỏi cần có sự trao đổi sản phẩm giữa họ. Tuy nhiên, sự phân công
lao động xã hội chưa hoàn toàn quyết định đến sự ra đời của trao đổi mà cần có điều
kiện 2 là
- Sự tách biệt tƣơng đối về mặt kinh tế của những ngƣời sản xuất:
Tính tách biệt về mặt kinh tế này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tƣ liệu
sản xuất mà khởi thủy là chế độ tƣ hữu về tƣ liệu sản xuất quy định. Chính do
quan hệ sở hữu khác nhau về tƣ liệu sản xuất và sản phẩm lao động đã làm cho
lao động của những ngƣời sản xuất mang tính chất lao động tƣ nhân, làm cho quá
trình sản xuất và tái sản xuất của người sản xuất tách biệt với nhau về mặt kinh tế.
Trong điều kiện đó, khi muốn thỏa mãn nhu cầu sản phẩm giữa những ngƣời sản
xuất phải thực hiện thông qua hoạt động trao đổi.
Vậy, sự ra đời của phân công lao động xã hội tạo ra lao động của những ngƣời
sản xuất mang tính chất lao động xã hội, xong sự tách biệt tƣơng đối về mặt kinh
tế lại tạo ra lao động của họ mang tính chất lao động tƣ nhân, độc lập. Mâu thuẫn
này được giải quyết thông qua trao đổi sản phẩm của những ngƣời sản xuất cho
nhau, từ đó trao đổi hàng hóa ra đời
Các nấc thang phát triển từ thấp đến cao của trao đổi:
(1) Hình thái trao đổi hàng hóa trực tiếp

Luôn cập nhật tài liệu 3 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
Hình thái đầu tiên là hình thái kinh tế tự nhiên, tuy nhiên vào giai đoạn cuối
của chế độ công xã nguyên thủy, thời kì đầu của chế độ chiếm hữu nô lệ, xuất
hiện hình thức tƣ hữu về tƣ liệu sản xuất và sản phẩm là lúc trao đổi hàng hóa ra
đời. Tuy nhiên còn mang tính ngẫu nhiên và giản đơn, vì thế người ta gọi hình thái
ban đầu của trao đổi là hình thái trao đổi hh trực tiếp. Được tiến hành trực tiếp
theo hình thức hàng đổi hàng, công thức chung: H-H’. Hình thái này ra đời không
những góp phần thỏa mãn nhu cầu trao đổi sản phẩm giữa những ngƣời sản xuất
mà còn có vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển xã hội loài ngƣời, đặc
biệt là sự thúc đẩy phân công lao động
(2) Hình thái lƣu thông hàng hóa
Hình thái trao đổi hàng hóa trực tiếp có những hạn chế về phạm vi không
gian và điều kiện trao đổi. Vì thế khi xã hội phát triển, đặc biệt là sự phân công
lao động xã hội thì hình thái trao đổi hàng hóa trực tiếp không còn đáp ứng đƣợc
nhu cầu trao đổi của xã hội loài người. Cùng với sự xuất hiện của tiền tệ với tƣ
cách là hàng hóa trung gian, trao đổi hàng hóa trực tiếp đƣợc thay thế bằng hình
thái trao đổi cao hơn là lƣu thông hàng hóa. “Lƣu thông hàng hóa là hình thái phát
triển cao hơn của trao đổi hàng hóa, là hình thái trao đổi hàng hóa thông qua môi
giới của tiền tệ”. Công thức: H-T-H’. Lưu thông hàng hóa khắc phục đƣợc những
hạn chế của trao đổi hàng hóa: phạm vi trao đổi đƣợc mở rộng, điều kiện trao đổi
và khả năng thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa cả về không gian, số lƣợng, thời gian
thuận tiện hơn. Lưu thông hàng hóa ra đời đã tách rời quá trình mua và bán cả về
không gian (mua chỗ này, bán chỗ khác), thời gian (mua lúc này, bán lúc khác),
số lƣợng (mua nhiều lần, bán 1 lần hoặc nhiều lần…).
(3) Thƣơng mại
Với sự phát triển ngày càng cao của phân công lao động xã hội, để đáp ứng
nhu cầu tốt hơn nhu cầu trao đổi có tính chuyên nghiệp và nâng cao hiệu quả lao
động xã hội mà một bộ phận lao động trong xã hội đã đƣợc tách ra khỏi sản xuất
chuyên làm nhiệm vụ mua rồi lại bán nhằm mục đích kiếm lời. Gọi là các thƣơng
gia. Hoạt động kinh tế của các thương gia thông qua mua bán để kiếm lời, là hoạt
động thƣơng mại. Công thức: T-H-T’. T’=T+đenta T. Hoạt động thương mại bắt
đầu bằng tiền với hành vi mua và kết thúc cũng bằng tiền với hành vi bán. Mục
đích của thƣơng mại không phải giá trị sử dụng mà là giá trị, nhằm thu lợi nhuận.

Luôn cập nhật tài liệu 4 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
Sự xuất hiện của thƣơng mại làm cho lƣu thông hàng hóa phát triển ở một trình
độ cao hơn. Thương mại ra đời là một tiến bộ của lịch sử, một nấc thang phát triển
của trao đổi hàng hóa, vừa là điều kiện thúc đẩy sự phát triển của sản xuất hàng
hóa. Sản xuất hàng hóa và lƣu thông hàng hóa là hai yếu tố cơ bản hợp thành kinh
tế hàng hóa, từ đó sản sinh và hình thành thị trƣờng
Câu 2: Trình bày các góc độ nghiên cứu bản chất kinh tế của thƣơng mại?
(1) Góc độ 1: Tiếp cận thƣơng mại với tƣ cách là một hoạt động kinh tế
Xét dưới góc độ một hoạt động kinh tế, thƣơng mại là một trong những hoạt
động kinh tế cơ bản và phổ biến trong nền kinh tế thị trƣờng. Mọi hoạt động
thƣơng mại đều bắt đầu bằng hành vi mua và kết thúc bằng hành vi bán. Mục
đích: kiếm lợi nhuận. Công thức: T-H-T’. Đối tƣợng mua bán của hoạt động thương
mại: hàng hóa và dịch vụ. Chủ thể của hoạt động thương mại gồm: ngƣời bán
(ngƣời sản xuất, ngƣời cung ứng dv, thƣơng gia), ngƣời mua (ngƣời sản xuất,
thƣơng gia, ngƣời tiêu dùng), ngƣời môi giới, đại lý,... Hoạt động thương mại xảy
ra trong khâu lƣu thông. Trong hành vi mua, người ta chuyển đổi hình thái giá trị
của hàng hóa từ hình thái tiền tệ sang hiện vật, cùng với đó là sự chuyển đổi về sở
hữu, ngƣời mua đổi quyền sở hữu tiền tệ để có đƣợc quyền sở hữu hàng hóa.
Trong hành vi bán hàng, quá trình diễn ra ngược lại, ngƣời bán đạt đƣợc giá trị
nhằm mục đích lợi nhuận, ngƣời mua có đƣợc giá trị sử dụng thỏa mãn nhu cầu
tiêu dùng
(2) Góc độ 2: Tiếp cận thƣơng mại với tƣ cách là một khâu của quá
trình tái sản xuất XH
Quá trình tái sản xuất xã hội gồm 4 khâu: sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu
dùng. 4 khâu này có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau, trong đó sản
xuất và tiêu dùng là MQH cơ bản nhất. Thƣơng mại là được coi là một khâu cơ
bản trong quá trình tái sản xuất, đó là khâu trao đổi, trung gian giữa sản xuất và
tiêu dùng. Hàng hóa được tạo trong khâu sản xuất, sau đó được chuyển sang khâu
lƣu thông qua các giai đoạn khác nhau của lưu thông: mua, vận chuyển, dự trữ,
bán,...Kết thúc khâu lƣu thông, hàng hóa đƣợc chuyển sang lĩnh vực tiêu dùng.
Nhiệm vụ quan trọng của thƣơng mại là thực hiện tái sản xuất sản phẩm nhanh
chóng trong điều kiện thị trường không ngừng mở rộng và cạnh tranh quyết liệt,
thƣơng mại thực sự trở thành một khâu không thể thiếu phục vụ cho sản xuất. Sự

Luôn cập nhật tài liệu 5 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
có mặt của thương mại không những đem lại lợi ích cho khâu sản xuất và các thương
nhân mà còn cho toàn xã hội

(3) Góc độ 3: Tiếp cận thƣơng mại với tƣ cách là một ngành kinh tế
Xét dƣới góc độ phân công lao động xã hội, thƣơng mại đƣợc coi là một
ngành kinh tế quốc dân độc lập trong nền kinh tế. Đó là ngành đảm nhận chức
năng tổ chức lƣu thông hàng hóa và cung ứng các dịch vụ cho xã hội thông qua
việc thực hiện mua bán nhằm sinh lợi.
Nghiên cứu thƣơng mại dƣới các góc độ cơ bản: là hoạt động kinh tế, là
khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, là ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân,
đều nhận thấy đặc trƣng của thƣơng mại là buôn bán, trao đổi hàng hóa, cung ứng
dịch vụ gắn liền với tiền tệ nhằm mục đích lợi nhuận. Vậy, bản chất của thƣơng
mại là tổng thể các hiện tƣợng, các hoạt động và các quan hệ kinh tế gắn liền và
phát sinh cùng với trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ nhằm mục đích lợi
nhuận.
Câu 3: Trình bày các tiêu chí phân loại thƣơng mại: 5 tiêu chí
(1) Theo phạm vi hoạt động thƣơng mại
Theo phạm vi hoạt động, người ta phân loại thương mại thành 2 bộ phận:
Thương mại nội địa và thương mại quốc tế
- Thƣơng mại nội địa hay còn gọi là nội thương/thương mại trong nước phản
ánh những quan hệ thƣơng mại của các chủ thể kinh tế của một quốc gia. Các
hoạt động thương mại nội địa diễn ra trong phạm vi biên giới của một quốc gia.
Các hoạt động thương mại nội địa diễn ra chủ yếu chịu sự quản lý và điều tiết của
nhà nƣớc. Các quan hệ kinh tế diễn ra giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động
thương mại nội địa thể hiện quan hệ mang tính thị trƣờng, vừa phản ánh những
chủ trƣơng và chính sách của nhà nƣớc. Thương mại nội địa phân thành: Thƣơng
mại thành thị, thƣơng mại nông thôn, thƣơng mại biên giới,...
- Thƣơng mại quốc tế hay ngoại thương, bao gồm việc mua bán hàng hóa,
dịch vụ qua biên giới quốc gia có thể ở phạm vi toàn cầu, phạm vi khu vực hoặc
thƣơng mại song phƣơng giữa hai quốc gia. Thương mại quốc tế phản ánh những
MQH kinh tế thƣơng mại giữa các chủ thể kinh tế của các quốc gia với nhau,
tuân thủ luật lệ, thông lệ buôn bán toàn cầu, khu vực và hiệp định thƣơng mại kí

Luôn cập nhật tài liệu 6 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
kết song phƣơng. xuất khẩu là bán hàng hóa, dịch vụ cho nƣớc ngoài, nhập khẩu
là mua hàng hóa, dịch vụ của nƣớc ngoài
(2) Theo các khâu/đặc điểm của quá trình lƣu thông
- Thƣơng mại bán buôn: chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực buôn bán các sản
phẩm hữu hình. Chủ thể của hoạt động thương mại bán buôn là những nhà sản xuất
và thƣơng gia. Chúng phản ánh các MQH kinh tế thƣơng mại giữa những nhà sản
xuất, giữa nhà sản xuất với thƣơng gia, giữa những thƣơng gia với nhau. Khi
hoàn thành các hoạt động mua bán buôn, hàng hóa vẫn chƣa kết thúc quá trình
lƣu thông mà chúng còn nằm lại trong khâu sản xuất.
- Thƣơng mại bán lẻ: phản ánh MQH buôn bán hàng hóa, dịch vụ giữa
những nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ, thƣơng gia với những ngƣời tiêu dùng
cuối cùng, Khi hoàn thành hoạt động mua, bán lẻ hàng hóa sẽ kết thúc quá trình
lƣu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng để thỏa mãn những nhu cầu khác nhau.

(3) Theo đặc điểm và tính chất của sản phẩm trong quá trình tái sản
xuất xã hội
- Thƣơng mại dịch vụ: mua bán, trao đổi các sản phẩm “vô hình”, là lĩnh
vực rộng và phức tạp. Trong nền kinh tế hiện đại, thƣơng mại dịch vụ ngày càng
phát triển mạnh mẽ. Thương mại dịch vụ tồn tại song song cùng thƣơng mại hàng
hóa và ngày càng giữ vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của xã hội

- Thƣơng mại hàng hóa: gồm thƣơng mại hàng tƣ liệu sản xuất và thƣơng
mại hàng tiêu dùng. Có thể phân chia thương mại hàng hóa theo từng nhóm hàng:
thƣơng mại nhóm hàng công nghiệp, hàng nông sản, thực phẩm, thủy sản, hay
theo theo mặt hàng: thƣơng mại mặt hàng gạo, cà phê, chè,....
(4) Theo kĩ thuật giao dịch
- Thƣơng mại truyền thống: được thực hiện trong môi trƣờng tự nhiên,
những ngƣời tham gia vào hoạt động mua bán thường tiếp xúc trực tiếp với nhau
trên thị trƣờng dƣới nhiều hình thức khác nhau. Họ gặp gỡ trực tiếp, tiến hành
giao dịch mua bán ở các chợ, siêu thị, trung tâm thƣơng mại,... thương mại truyền
thống đã có từ rất lâu cùng với sự ra đời của trao đổi

Luôn cập nhật tài liệu 7 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
- Thƣơng mại điện tử: là phương thức trao đổi mua bán bằng phƣơng tiện
truyền thông kỹ thuật trong môi trƣờng điện tử. Thương mại điện tử chỉ xuất hiện
trong xã hội hiện đại. Hiện nay, thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh trên
toàn thế giới, đó là xu hƣớng tất yếu, là yếu tố hợp thành của nền kinh tế số hóa
(5) Theo mức độ tham gia quá trình tự do hóa thƣơng mại
- Thương mại bảo hộ: thường đƣợc các quốc áp dụng trong một số lĩnh vực
nhạy cảm để bảo vệ các lợi ích quốc gia hoặc để bảo vệ sản xuất trong nƣớc, nhất
là những ngành công nghiệp, dịch vụ non trẻ, mới hình thành. Các biện pháp
đƣợc sử dụng trong thƣơng mại bảo hộ là thuế quan, các biện pháp phi thuế quan
(BP hành chính, hạn ngạch, giấy phép, quy định kỹ thuật,...)
- Thƣơng mại tự do hóa: thể hiện qua việc xóa bỏ và giảm thiểu hàng rào
thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, bảo đảm quyền tự do kinh doanh cho
các thƣơng nhân, tạo điều kiện cho hàng hóa trong nƣớc và quốc tế lƣu thông
thông suốt. Việc thực hiện bảo hộ và tự do hóa trong thương mại vừa có tính mâu
thuẫn vừa có tính thống nhất với nhau. Thực tế không có quốc gia nào bảo hộ một
cách hoàn toàn hoặc ngƣợc lại thực hiện một cách tự do thƣơng mại với bên
ngoài hoàn toàn.

Câu 4: Trình bày các tiêu chí phân loại tác động thƣơng mại? 4 tiêu chí
(1) Theo xu hướng ảnh hưởng của tác động:
- Tác động tích cực: kết quả ảnh hƣởng của nó có thể là những lợi ích hoặc
tạo ra sự thúc đẩy vận động của các quá trình kinh tế - xã hội theo chiều hƣớng
tiến bộ. (hoạt động xuất khẩu hàng hóa có thể đem lại lợi ích vật chất, mang lại
thu nhập ngoại tệ cho nền kinh tế, lợi nhuận cho doanh nghiệp xuất khẩu, thu
nhập cho những ngƣời lao động. XK cũng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hƣớng phát triển các ngành sản xuất có lợi thế so sánh của quốc
gia, thúc đẩy các doanh nghiệp đƣa khoa học công nghệ vào sản xuất kinh
doanh,...
- Tác động tiêu cực: kết quả mang lại là những tổn thất hay tạo ra xu hƣớng
kìm hãm, đẩy lùi sự vận động của các quá trình kinh tế - xã hội. (buôn lậu gây ra
những tác động tiêu cực là làm thất thu nguồn thu của nhà nƣớc, gây tổn thất kinh
doanh cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính vì sự cạnh tranh không lành mạnh,

Luôn cập nhật tài liệu 8 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
người tiêu dùng khi mua phải chịu nhiều rủi ro,... Nhưng tác động của thương mại
thường chứa cả 2 mặt. Ở khía cạnh khác, buôn lậu có giá cả rẻ, một số tầng lớp dân cư
có thể được tiếp cận với hàng hóa dễ hơn

(2) Theo phạm vi ảnh hưởng:


- Phạm vi hẹp: những tác động có thể chỉ ảnh hƣởng đến một hoặc một số bộ
phận, đối tƣợng trong nền kinh tế-xã hội (một bộ phận ngƣời tiêu dùng, doanh
nghiệp, một số địa phƣơng…) Thường những tác động này có ảnh hƣởng đến đối
tƣợng có đặc thù về trình độ phát triển hoặc đặc thù về lĩnh vực, ngành nghề kinh
doanh…
- Phạm vi rộng: những tác động mà ảnh hƣởng của nó có thể liên quan đến
đại bộ phận các chủ thể trong nền kinh tế, có diễn ra ở phạm vi quốc gia, thậm
chí trên phạm vi toàn cầu hoặc một khu vực kinh tế (ASEAN, EU…) Những tác
động thương mại ở phạm vi rộng thƣờng thu hút sự quan tâm của nhiều đối tƣợng,
gây ra những hậu quả phức tạp và khó lƣờng. (dịch bệnh từ gia súc, gia cầm,... có
thể lây lan nhanh chóng từ vùng này qua vùng khác trong một quốc gia hoặc từ quốc
gia này sang quốc gia khác, trở thành đại dịch thông qua buôn bán thương mại quốc tế.
(3) Theo lĩnh vực tác động: 3 lĩnh vực
- Tác động về kinh tế: những ảnh hƣởng của thƣơng mại đến quy mô, tốc độ
và hiệu quả tăng trƣởng kinh tế, sự thay đổi cơ cấu kinh tế, hoạt động đầu tƣ và
hội nhập kinh tế quốc tế, các cân đối kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế quốc dân
- Tác động về xã hội: những ảnh hƣởng tới sự ổn định chính trị quốc gia, tới
thực hiện đƣờng lối, chính sách của nhà nƣớc, ảnh hưởng tới hệ thống luật pháp
của quốc gia. Ngoài ra, còn bao gồm những tác động tới yếu tố dân cƣ, hôn nhân, tổ
chức gia đình, mức sống và lối sống, phong tục tập quán,...
- Tác động về môi trƣờng: những ảnh hƣởng tới môi trƣờng sống, đó là sự
bảo tồn các yếu tố tự nhiên (khí hậu, nguồn nước, khoáng sản, hệ thực động vật…),
các yếu tố hạ tầng (GTVT, hệ thống thông tin, truyền thông,...)
(4) Một số cách phân loại khác
- Tác động trực tiếp và gián tiếp: tác động có tính lan tỏa được xem là tác động
gián tiếp (ngoài những đóng góp trực tiếp về GDP của ngành thƣơng mại thì các
hoạt động thương mại còn góp phần đem lại sự phát triển và gia tăng GDP ở nhiều

Luôn cập nhật tài liệu 9 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
ngành kinh tế khác và đó chính là những tác động lan tỏa, gián tiếp của thương
mại). Trong trƣờng hợp doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ra thị trƣờng quốc tế và
đem lại thu nhập ngoại tệ thì hoạt động xuất khẩu cà phê tạo ra doanh thu ngoại
tệ cho doanh nghiệp là tác động trực tiếp. Tuy nhiên, số ngoại tệ không dùng ở đó
mà tiếp tục lan tỏa vào nền kinh tế theo nhiều con đƣờng khác nhau.
- Tác động có thể thƣơng lƣợng hóa đƣợc và không thể thƣơng lƣợng hóa
đƣợc:
Một số tác động mà kết quả mang lại có thể thƣơng lƣợng hóa đƣợc tuy
nhiên nhiều tác động khác lại chỉ có thể cảm nhận đƣợc bằng cảm giác mà khó đo
được, vì thế phân chia ra tác động thƣơng mại thành có thể đo lƣờng đƣợc và
không thể đo lƣờng đƣợc
- Tác động mà hậu quả có thể khắc phục và không thể khắc phục
Một số tác động mà kết quả mang lại có thể khắc phục đƣợc tuy nhiên nhiều
tác động khác lại không thể khắc phục đƣợc hoặc nếu có thì tốn nhiều thời gian,
công sức, tiền bạc. (khai thác thủy sản với mục đích thương mại bằng thuốc nổ có thể
hủy diệt môi trường sống của nhiều loại thủy sản và sinh vật sống dưới nước; buôn lậu
ngà voi, săn bắt động vật quý hiếm.
Câu 5: Khái niệm và phân loại thƣơng mại hàng hóa? Các phƣơng thức
mua bán chủ yếu trong thƣơng mại hàng hóa?
- Khái niệm: Thương mại hàng hóa là lĩnh vực cụ thể của thƣơng mại, đó là
lĩnh vực trao đổi sản phẩm tồn tại ở dạng vật thể, định hình. Lĩnh vực này phản
ánh quá trình lƣu thông bao gồm các hoạt động mua bán, vận chuyển, kho hàng
nhằm thay đổi hình thái giá trị của hàng hóa (hàng sang tiền, tiền sang hàng), thực
hiện giá trị của hàng hóa (theo mức giá khác nhau) và chuyển giá trị sử dụng của
nó đến ngƣời tiêu dùng
● Phân loại thương mại hàng hóa: 5 cách
(1) Theo công dụng của hàng hóa:
- Thƣơng mại hàng sản xuất (tƣ liệu sản xuất), gồm các quan hệ trao đổi
hàng hóa là các yếu tố đầu vào của sản xuất: vật tƣ, nguyên nhiên phụ liệu, máy
móc, thiết bị… Đối tƣợng trao đổi là các tƣ liệu sản xuất, mục đích trao đổi là
phục vụ quá trình sản xuất

Luôn cập nhật tài liệu 10 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
- Thƣơng mại hàng tiêu dùng (tƣ liệu tiêu dùng), gồm các quan hệ trao đổi
mua bán hàng hóa là các tƣ liệu tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống sinh
hoạt vật chất của con ngƣời, tái sản xuất sức lao động
(2) Theo đặc điểm của hàng hóa:
- Thƣơng mại hàng lƣơng thực-thực phẩm, bao gồm các quan hệ trao đổi
hàng hóa là các sản phẩm hàng hóa do các ngành nông nghiệp, thủy sản sản xuất
ra nhằm đáp ứng nhu cầu đầu vào của sản xuất, chế biến công nghiệp, nhu cầu
ăn, uống nhằm tái tạo sức lao động, nâng cao đời sống vật chất của con ngƣời, xã
hội
- Thƣơng mại hàng phi lƣơng thực-thực phẩm, gồm các quan hệ trao đổi
hàng hóa là các sản phẩm do các ngành công nghiệp tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu
sản xuất (vật tư, thiết bị máy móc, phụ tùng,...) và nhu cầu hàng công nghiệp tiêu
dùng của dân cƣ, xã hội
(3) Theo các khâu hay đặc điểm của lƣu thông hàng hóa
- Thƣơng mại hàng hóa bán buôn: lĩnh vực phản ánh hệ trao đổi mua bán
buôn hàng hóa giữa các nhà sản xuất với sản xuất, sản xuất với thƣơng nhân hoặc
nội bộ thƣơng nhân. Hoạt động mua bán diễn ra ở thị trƣờng bán buôn, chủ yếu là
các chợ đầu mối, các sàn giao dịch, các trung gian thƣơng mại, trung tâm bán
buôn trong nƣớc và quốc tế
- Thƣơng mại hàng hóa bán lẻ: phản ánh quan hệ trao đổi mua bán trực tiếp
về hàng hóa giữa những ngƣời sản xuất hoặc thƣơng nhân với ngƣời tiêu dùng
cuối cùng. Hoạt động mua bán lẻ hàng hóa diễn ra trên thị trƣờng bán lẻ, chủ yếu ở
các chợ dân sinh, cửa hàng chuyên doanh, bách hóa tổng hợp, siêu thị, trung tâm
thƣơng mại,...
(4) Theo phạm vi trao đổi/hoạt động của thƣơng mại hàng hóa
- Thƣơng mại hàng hóa trong nƣớc/nội địa: gồm các quan hệ trao đổi mua bán
hàng hóa giữa các chủ thể thương mại trên thị trường nội địa. Ngoài ra còn được phân
chia thành thương mại hàng hóa với từng nước, vùng lãnh thổ hoặc thương mại hàng
hóa khu vực và toàn cầu
- Thương mại hàng hóa xuất nhập khẩu: gồm các quan hệ trao đổi xuất nhập
khẩu giữa trong nước với nước ngoài. Đó là thương mại hàng hóa với nước ngoài, bộ
phận chủ yếu hình thành ngoại thương. Tùy theo sự lưu thông của hàng hóa trên thị

Luôn cập nhật tài liệu 11 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
trường ngoài nước, nó phân thành thương mại hàng hóa với từng nước, vùng lãnh thổ
hoặc thương mại hàng hóa khu vực và toàn cầu

(5) Theo mức độ tham gia quá trình tự do hóa thương mại
- Thương mại hàng hóa tự do: trao đổi buôn bán hàng hóa quốc tế có rất ít hoặc
không có trở ngại nào về rào cản thương mại. Nhà nước tạo thuận lợi cho thương mại
hai bên được tự do, mở rộng, phát triển. Thương mại tự do thường gắn liền với sự mở
cửa thị trường hàng hóa trong quá trình hội nhập
- Thương mại hàng hóa có bảo hộ: có sự nâng đỡ, bảo vệ của nhà nước đối với
hàng hóa sản xuất trong nước. Trường hợp để bảo vệ sản xuất và thị trường hàng hóa
nội địa, nhà nước thường xây dựng hàng rào thương mại qua các biện pháp thuế và phi
thuế quan để ngăn cản sự thâm nhập của hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nội địa

Câu 6: Trình bày khái niệm, sự cần thiết và phân loại dự trữ hàng hóa
(1) Khái niệm
Là một hình thái dự trữ sản phẩm xã hội, bao gồm toàn bộ hàng hóa đã kết thúc
quá trình sản xuất, đang vận động trong lưu thông nhưng chưa đi tới lĩnh vực tiêu
dùng. Dự trữ hàng hóa tồn tại dưới 3 hình thái: dự trữ trong sản xuất (chủ yếu dưới
dạng vật tư, nguyên vật liệu, thiết bị ohuj tùng thay thế nhằm phục vụ cho quá trình
sản xuất); dự trữ trong tiêu dùng để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người (vật
phẩm hay tư liệu tiêu dùng); dự trữ trong lưu thông nhằm trao đổi, mua bán, đảm bảo
cho lưu thông hàng hóa liên tục, thông suốt (nên gọi dự trữ hàng hóa bao gồm cả hàng
tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng). Dự trữ trong lưu thông bao gồm toàn bộ hàng
hóa đang nằm trong kho thành phẩm, kho “đầu ra” của nhà sản xuất, trong mạng lưới
thương mại (cửa hàng, của hiệu, trung tâm thương mại…) kho hàng bán buôn, bán lẻ
của nhà thương mại và hàng đang vận chuyển trên đường, hàng gửi bán.
(2) Sự cần thiết
Dự trữ trong lưu thông là điều kiện cần thiết, đảm bảo cho quá trình trao đổi, mua
bán hàng hóa diễn ra bình thường, liên tục, thông suốt. Không có dự trữ hàng hóa thì
cũng không có lưu thông hàng hóa. Tuy nhiên, dự trữ phải hợp lý mới có ý nghĩa rút
ngắn thời gian lưu thông, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế,
thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội phát triển. Dự trữ trong lưu thông hình thành một

Luôn cập nhật tài liệu 12 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
cách khách quan là do yêu cầu xử lý mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng. Các mâu
thuẫn được thể hiện: sản xuất quanh năm, tiêu dùng thời vụ (hoặc ngược lại), sản xuất
tập trung, tiêu dùng phân tán (hoặc ngược lại). Do vậy, cần thiết phải tổ chức dự trữ
trong lưu thông hợp lý để khắc phục mâu thuẫn
Do quan hệ cung cầu, giá cả và cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp cũng
phải chủ động tổ chức dự trữ hàng hóa như một biện pháp, công cụ để tận dụng cơ hội
thị trường, tăng khả năng cạnh tranh về sự sẵn có, tính đa dạng của hàng hóa kinh
doanh, tạo lợi nhuận thu hút và lựa chọn, mua sắm hàng hóa của khách hàng
(3) Phân loại dự trữ hàng hóa
- Theo công dụng của hàng hóa: dự trữ lưu thông bao gồm: dự trữ hàng tư liệu
sản xuất: nguyên nhiên vật liệu,... phục vụ sản xuất và dự trữ hàng vật phẩm tiêu dùng:
lương thực thực phẩm, hàng công nghiệp phục vụ đời sống,...
- Theo mục đích sử dụng:
+ Dự trữ thường xuyên: dự trữ những hàng hóa thường xuyên phải có bán trên thị
trường, nếu thiếu sẽ làm gián đoạn lưu thông, gây khó khăn, trở ngại cho sản xuất và
tiêu dùng (xăng, gạo,..)
+ Dự trữ thời vụ: dự trữ những hàng hóa được hình thành do tính chất thời vụ của
sản xuất và tiêu dùng tạo nên nhằm tận dụng tối đa cơ hội trong mua và bán hàng hóa
(thu mua hàng nông sản vào thời vụ thu hoạch, bán hàng vào dịp lễ tết thường dự trữ
lớn hơn) hoặc khắc phục tính thời vụ của sản xuất và tiêu dùng (dự trữ lương thực mùa
này đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho đến mùa sau theo chính sách điều tiết vĩ mô của
nhà nước)
- Dự trữ bảo hiểm: dự trữ nhằm phòng ngừa rủi ro, bất trắc xảy ra (do bán nhanh
hết hàng, vận chuyển hàng về chậm, thiên tai, chiến tranh…)
Ngoài ra theo quy mô người ta phân loại: dự trữ cao nhất, thấp nhất, bình quan;
Theo thời điểm: đầu kì và cuối kì…

Câu 7: Chi phí lƣu thông: khái niệm, phân loại; Tỷ suất chi phí lƣu thông:
khái niệm, ý nghĩa hạ thấp tỷ suất chi phí lƣu thông.
(1) Khái niệm chi phí lưu thông
Là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống và lao động vật hóa bỏ ra
trong quá trình lưu thông hàng hóa trên cả thị trường trong và ngoài nước. Các chi phí

Luôn cập nhật tài liệu 13 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
này là những hao phí được biểu hiện bằng tiền mà các thương nhận và các chủ thể kinh
tế khác bỏ ra trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa trên thị trường. Các chi phí
lao động vật hóa gồm khấu hao tài sản, phương tiện kinh doanh ở các khâu mua bán,
vận chuyển và kho hàng. Chi phí về lao động sống gồm tiền trả công lao động và các
khoản bảo hiểm, chi phí khác
(2) Phân loại chi phí lưu thông hàng hóa:
- Theo đặc điểm chi phí: bao gồm chi phí vật chất về hao mòn tài sản, vật tư,
nguyên liệu…; chi phí về sức lao động; chi phí khác
- Theo hao phí gắn với thực hiện các chức năng của thương mại: bao gồm chi phí
lưu thông thuần túy (chi phí liên quan đến mua bán hàng hóa, quảng cáo…); chi phí
tiếp tục sản xuất trong lưu thông (chi phí vận chuyển, chọn lọc, đóng gói,...)
- Theo tính chất chi phí: gồm chi phí bất biến (tương đối ổn định); chi phí khả
biến (thay đổi theo kết quả hoạt động thương mại)
- Theo tính thời gian: bao gồm chi phí nhất thời, chi phí thường xuyên
(3) Khái niệm tỷ suất chi phí lưu thông
Phản ánh quan hệ so sánh giữa tổng số tiền chi phí lưu thông hàng hóa và kết quả
tổng trị giá hay tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ xã hội đạt được của quá trình lưu
thông đó. Hạ thấp tỷ suất chi phí lưu thông không phải cắt giảm chi phí phục vụ quá
trình lưu thông mà nâng cao hiệu quả sử dụng các chi phí bỏ ra cho việc tổ chức và
quản lý quá trình lưu thông
(4) Ý nghĩa của hạ thấp tỷ suất lưu thông thể hiện qua các mặt:
- Giảm chi phí tái sản xuất và vốn đầu tư vào lĩnh vực lưu thông, đánh vốn cho
các lĩnh vực khác trong nền kinh tế
- Nâng cao tính hiệu quả, sức cạnh tranh trên các cấp độ: Sản phẩm hàng hóa,
doanh nghiệp, nền kinh tế
- Tiết kiệm thời gian và chi phí của người tiêu dùng, của xã hội trong việc mua
sắm hàng hóa và tự tổ chức tiêu dùng

Câu 8: Trình bày bản chất và phân loại thƣơng mại dịch vụ?
Thương mại dịch vụ có thể hiểu là toàn bộ những hoạt động trao đổi, cung ứng
dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận. Về bản chất, thương mại dịch vụ

Luôn cập nhật tài liệu 14 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
là những hoạt động trao đổi, cung ứng dịch vụ trên thị trường. Hoạt động thương mại
dịch vụ diễn ra trên thị trường, trong đó người cung ứng dịch vụ là vì mục đích lợi
nhuận. Do vậy, những dịch vụ do chính phủ cung cấp và không mang tính thương mại,
không có tính cạnh tranh thì không được coi là đối tượng trao đổi của thương mại dịch
vụ và các hoạt động cung ứng những dịch vụ đó không được xem là thương mại dịch
vụ
Phân loại:
(1) Các dịch vụ kinh doanh, bao gồm các tiểu ngành:
- Các dịch vụ chuyên ngành, dịch vụ chuyên nghiệp, dịch vụ nghề nghiệp: dịch
vụ pháp lý, dịch vụ kế toán, kiểm toán, tính toán, thuế,...
- Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan: dịch vụ tư vấn liên quan đến việc
lắp đặt phần mềm máy tính, dịch vụ cung cấp phần mềm; dịch vụ xử lí số liệu, dịch vụ
cơ sở dữ liệu
- Dịch vụ nghiên cứu và triển khai
- Dịch vụ bất động sản
- Các dịch vụ cho thuê không qua mô giới
- Các dịch vụ kinh doanh khác: quảng cáo, nghiên cứu thị trường, thăm dò dư
luận, tư vấn quản lý, dịch vụ thử nghiệm và phân tích kĩ thuật…
(2) Dịch vụ bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc:
- Dịch vụ bưu điện
- Dịch vụ báo chí
- Dịch vụ viễn thông, điện thoại tiếng, truyền dữ liệu mạch gói, truyền dữ liệu
chuyển mạch, dịch vụ telex,...
- Dịch vụ nghe nhìn và các dịch vụ truyền thông khác
(3) Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên quan
(4) Dịch vụ phân phối: dịch vụ đại lý hoa hồng; dịch vụ bán buôn; dịch vụ
bán lẻ; dịch vụ cấp phép kinh doanh và các dịch vụ phân phối khác
(5) Dịch vụ giáo dục: không bao gồm trường tiểu, trung, đại học công lập có
sự chi trả bằng ngân sách Nhà nước
(6) Dịch vụ môi trường: dịch vụ thoát nước, thu gom rác, vệ sinh, các dịch
vụ môi trường khác
(7) Dịch vụ tài chính:

Luôn cập nhật tài liệu 15 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
- Tất cả dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ liên quan
- Dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác (trừ bảo hiểm)
- Các dịch vụ tài chính khác
(8) Các dịch vụ xã hội và liên quan đến y tế: dịch vụ y tế khác với chăm sóc
sức khỏe cộng đồng là nó nhằm vào mục đích lợi nhuận. Các dịch vụ chăm sóc răng,
thẩm mỹ là dịch vụ cá nhân, được xếp vào dịch vụ y tế
(9) Các dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan đến lữ hành: dịch vụ khách sạn,
nhà hàng, đại lý lữ hành và các dịch vụ hướng dẫn tour….
(10) Các dịch vụ văn hóa giải trí: dịch vụ giải trí; dịch vụ đại lý bán báo; thư
viện, lưu trữ, bảo tàng và các dịch vụ văn hóa khác; thể thao và các dịch vụ giải trí
khác; các dịch vụ văn hóa giải trí khác
(11) Dịch vụ vận tải: vận tải biển; đường sông nội địa; đường không; vũ trụ;
đường sắt; đường bộ; đường ống; các dịch vụ hỗ trợ vận tải và các dịch vụ khác
(12) Dịch vụ khác
Dựa vào mục tiêu của dịch vụ:
(1) Nhóm dịch vụ phân phối, gồm dịch vụ vận chuyển, lưu kho, bán buôn,
bán lẻ, quảng cáo, môi giới…
(2) Nhóm dịch vụ sản xuất, gồm các dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm,
kế-kiểm toán,...
(1)+(2) có liên quan chặt chẽ tới việc sản xuất, trao đổi, buôn bán sản phẩm của
hầu hết các ngành kinh tế, tham gia đáp ứng nhu cầu yếu tố đầu vào cho sản xuất hay
phục vụ phân phối và tiêu thị sản phẩm trên thị trường → dịch vụ trung gian
(3) Nhóm dịch vụ xã hội, gồm các dịch vụ sức skhoer, y tế, giáo dục, dịch
vụ vệ sinh, dịch vụ bưu điện, viễn thông…
(4) Nhóm dịch vụ cá nhân, gồm các dịch vụ sửa chữa, khách sạn, nhà hàng,
du lịch, giải trí…
(3)+(4) được xếp vào nhóm dịch vụ về tiêu dùng, bởi chúng được cung ứng phục
vụ nhu cầu tiêu dùng trực tiếp cho các cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Câu 9: Trình bày khái niệm, nội dung và các hình thức hội nhập kinh tế
thƣơng mại?
● Khái niệm:

Luôn cập nhật tài liệu 16 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
Là quá trình chủ động gắn kết thị trường, thương mại của một nước với khu vực
và toàn cầu qua các nỗ lực tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường trên các cấp độ
đơn phương, song phương, đa phương và khu vực
● Nội dung: Các nội dung chủ yếu của quá trình hội nhập
- Đàm phán, ký kết và tham gia các tổ chức, liên kết kinh tế thương mại khu vực
toàn cầu, cùng các thành viên đàm phán, xây dựng luật chơi chung và thực hiện các
quy định, cam kết với thành viên của tổ chức và liên kết đó
- Tiến hành các bước đi cần thiết nhằm cải cách, điều chỉnh chế độ thương mại
trong nước và các lĩnh vực khác có liên quan nhằm đáp ứng thực hiện cam kết hội
nhập kinh tế thương mại. Cụ thể: hài hòa hệ thống luật pháp trong nước cũng như các
quy định về chế độ thương mại, sản xuất, đầu tư, thuế…; điều chỉnh chính sách theo
hướng tự do hóa và mở cửa, cắt giảm…
● Các hình thức hội nhập kinh tế thương mại: 5 hình thức
(1) Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area - FTA): hình thức liên kết phổ
biến và đơn giản nhất, theo đó các bên tham gia thỏa thuận cắt giảm hay xóa bỏ hầu
hết hàng rào thương mại, thuế quan và phi thuế quan cho nhau; tuy nhiên, các thành
viên vẫn duy trì chính sách thuế quan riêng của mỗi bên đối với các nước ngoài FTA.
(Hiệp hội thương mại tự do châu Âu - EFTA; Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ -
NAFTA; khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA…)
(2) Liên minh thuế quan (Custom Union): bước tiến xa hơn FTA trên con
đường hướng đến hội nhập toàn diện về kinh tế và chính trị. Trong liên minh thuế
quan, các bên tham gia không chỉ thỏa thuận xóa bỏ thuế quan và những hạn chế
thương mại giữa các quốc gia trong liên minh mà còn áp dụng một chính sách thương
mại chung với bên ngoài
(3) Thị trường chung (Common Market): giống như liên minh thuế quan, về
mặt lý thuyết, trong thị trường chung, sẽ không có rào cản thương mại giữa các thành
viên và các thành viên áp dụng 1 chính sách ngoại thương chung. Tuy nhiên, điểm
khác biệt ở chỗ, các yếu tố sản xuất có thể tự do di chuyển giữa các thành viên. Lao
động, vốn có thể tự do di chuyển bởi không có hạn chế về di cư, nhập cư, hoặc dòng
chảy của vốn qua biên giới giữa các thành viên.
(4) Liên minh kinh tế (Economic Union): mô hình hội nhập cao hơn thị
trường chung, bao hàm sự tự do di chuyển các dòng sản phẩm và yếu tố sản xuất giữa

Luôn cập nhật tài liệu 17 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
các thành viên, áp dụng chính sách thương mại chung với bên ngoài; ngoài ra các
thành viên trong liên minh có thể hướng đến sử dụng một đồng tiền chung, hài hòa các
mức thuế suất của các thành viên, áp dụng chính sách tài khóa và tiền tệ chung
(5) Hợp nhất kinh tế toàn diện: giai đoạn cuối cùng của quá trình hội nhập,
bao hàm sự thống nhất các chính sách tài khóa, tiền tệ, chính sách xã hội,... và yêu cầu
thiết lập một cơ quan quyền lực siêu quốc gia đưa ra quyết định cho các thành viên.
Hợp nhất kinh tế toàn diện mới chỉ ở ý tưởng tuy nhiên EU đang trên con đường
hướng tới sự hợp nhất này
Câu 10: Trình bày khái niệm và phân loại nguồn lực thƣơng mại?
● Khái niệm:
Là tổng thể các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội có khả năng huy động và sử
dụng để thực hiện thực hiện mục đích tổ chức và phát triển lưu thông hàng hóa, cung
ứng dịch vụ trên thị trường. Các nguồn lực thương mại không chỉ giới hạn ở những
điều kiện thuộc sở hữu của bản thân ngành thương mại mà những điều kiện phục vụ
cho các lĩnh vực hoạt động khác của nền kinh tế khi tham gia vào quá trình phục vụ
lưu thông hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên thị trường cũng có thể xem là những bộ
phận cấu thành nên nguồn lực thương mại
Nguồn lực thương mại gồm nhiều bộ phận hợp thành:
+ các điều kiện thuộc sở hữu của bản thân ngành thương mại
+ các điều kiện liên quan đến vận chuyển, chọn lọc, phân loại, bảo quản, dự trữ
hàng hóa, điều kiện tổ chức bán hàng, cung ứng dịch vụ
● Phân loại nguồn lực thương mại
(1) Căn cứ vào phạm vi huy động
- Nguồn lực bên trong: biểu hiện tiềm lực của một quốc gia đối với sự phát triển
của thương mại, gồm: nguồn lực lao động, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, hệ
thống tài sản quốc gia, vị trí địa lý, hệ thống chính sách phát triển kinh tế, thương mại
quốc gia,...
- Nguồn lực bên ngoài: trong các nguồn lực bên ngoài, nguồn lực tài chính,
nguồn lực khoa học-công nghệ, nguồn lực con người được coi là những nguồn lực
quan trọng, có ý nghĩa tạo ra sự phát triển nhảy vọt, đột phá cho thương mại của những
quốc gia đang phát triển như Việt Nam
(2) Căn cứ vào quy mô nghiên cứu

Luôn cập nhật tài liệu 18 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
- Nguồn lực quốc gia: bao gồm toàn bộ nguồn lực bên trong và bên ngoài của
toàn bộ nền kinh tế - xã hội có khả năng khai thác, sử dụng vào mục đích phát triển
thương mại, phản ánh tiềm lực, khả năng cạnh tranh vĩ mô và phát triển thương mại
của một quốc gia
- Nguồn lực địa phương: là một bộ phận của nguồn lực quốc gia được xem xét
trong phạm vi một tỉnh, một thành phố hoặc một khu vực địa lý nhất định. Nguồn lực
địa phương thường gắn liền với những lợi thế so sánh mà từng địa phương có khả năng
khai thác cho phát triển thương mại, trước hết là những điều kiện về địa lý, cơ sở hạ
tầng, trình độ phát triển kinh tế
Ngoài ra, khi nói đến nguồn lực thương mại của quốc gia và địa phương không
thể không nói đến nguồn lực doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thương mại trên thị
trường, nguồn lực doanh nghiệp này liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện lưu
thông hàng hóa và phát triển thương mại
(3) Căn cứ vào hình thái biểu hiện:
- Nguồn lực vật chất (nguồn lực hữu hình), gồm: tài sản lưu động (hàng hóa vật
tư, tiền vốn, các tài sản tài chính khác); tài sản cố định (đất đai, hệ thống giao thông,
bến cảng, nhà cửa,...) lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực thương mại
- Nguồn lực phi vật chất (nguồn lực vô hình), gồm: hệ thống thông tin thị trường
và thương mại, chính sách phát triển kinh tế, thương mại; trình độ nguồn nhân lực;
quan hệ thương mại quốc tế; uy tín thương mại quốc gia…
(4) Căn cứ vào khả năng huy động
- Nguồn lực hiện hữu: những điều kiện hiện tại đang được sử dụng cho mục đích
phát triển thương mại
- Nguồn lực tiềm ẩn: chứa đựng những yếu tố tiềm năng, chỉ trở thành hiện hữu
khi có những nỗ lực nhất định của con người. Vĩ mô, những nỗ lực thể hiện qua hệ
thống cơ chế, chính sách nhà nước trong quản lý, khai thác và sử dụng nguồn lực
thương mại
(5) Căn cứ vào yếu tố cấu thành:
Nhân lực, vật lực, tài lực: cụ thể:
- Nguồn lực tự nhiên
- Nguồn lực lao động
- Nguồn lực tài chính

Luôn cập nhật tài liệu 19 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật
- Nguồn năng lực thông tin

II. NHÓM CÂU HỎI 2


Câu 1: Phân tích chức năng của thƣơng mại: chức năng chung, chức năng
cụ thể của thƣơng mại hàng hóa, đặc thù chức năng thƣơng mại trong thƣơng
mại dịch vụ
● Các chức năng chung của thương mại
Trong mọi hình thái kinh tế - xã hội còn tồn tại sản xuất và lưu thông hàng hóa
thì chức năng chung của thương mại là thực hiện lưu thông hàng hóa và cung ứng dịch
vụ thông qua mua bán bằng tiền. Tuy nhiên, cùng cần phân biệt chức năng thương mại
với các tư cách là một hoạt động kinh tế, một khâu của tái sản xuất và một ngành kinh
tế
- Nếu xem xét với tư cách là một hoạt động kinh tế: có chức năng thực hiện việc
mua bán, cung ứng hàng hóa và các dịch vụ bằng tiền
- Nếu xem xét là một khâu của quá trình tái sản xuất: thương mại có chức năng
thực hiện cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng thông qua trao đổi, đảm bảo thực hiện tái
sản xuất nhanh chóng, hiệu quả trong điều kiện của kinh tế hàng hóa
- Nếu xem xét là một ngành kinh tế: thực hiện chức năng tổ chức lưu thông hàng
hóa và cung ứng dịch vụ thông qua mua bán để gắn liền sản xuất với thị trường trong
và ngoài nước nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường về hàng hóa và dịch vụ với chi phí
thấp nhất
● Chức năng cụ thể của ngành thương mại hàng hóa
(1) Chức năng thay đổi hình thái giá trị của thương mại
Thương mại có chức năng thay đổi hình thái giá trị từ tiền sang hàng và ngược lại
từ hàng sang tiền thông qua hành vi mua (T-H) và hành vi bán (H-T). Đây còn gọi là
chức năng lưu thông thuần túy của thương mại. Quyền sở hữu tiền tệ được chuyển từ
người mua sang người bán, quyền sở hữu hàng hóa chuyển từ người bán sang người
mua. Nhờ chức năng này mà người bán đạt được mục đích của mình là giá trị nhằm
tìm kiếm lợi nhuận, còn người mua thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng khác nhau của mình.
Các hoạt động: mua hàng, bán hàng, tiếp thị
(2) Chức năng phân phối hàng hóa của thương mại

Luôn cập nhật tài liệu 20 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
Sản xuất và tiêu dùng không ăn khớp về thời gian, không gian, số lượng,.... Để
khắc phục sự cần thiết phải có hoạt động phân phối để đưa sản phẩm từ sản xuất đến
tiêu dùng 1 cách hợp lí. Thương mại thực hiện chức năng tổ chức quá trình phân phối
hàng hóa nhằm đưa hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất đến thị trường và tiếp tục hoạt động
sản xuất trong lĩnh vực lưu thông. Góp phần giải quyết những mâu thuẫn vốn có giữa
cung và cầu, sản xuất và tiêu dùng trong điều kiện kinh tế hàng hóa. Thực hiện thông
qua các hoạt động:
- Vận chuyển: đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng; dịch vụ có liên
quan đến vận tải: thủ tục vận tải, giao nhận hàng hóa…
- Giữ gìn, bảo quản hàng hóa: bảo vệ giá trị sử dụng của hàng hóa về số lượng,
chất lượng trong quá trình vận chuyển, lưu kho phát sinh do sự không ăn khớp giữa
sản xuất và đòi hỏi của thị trường về không gian và thời gian
- Phân loại, chọn lọc, đóng gói, bao bì, gia công, chế biến… hoàn thiện và làm
cho giá trị hàng hóa thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng
● Đặc thù của chức năng thương mại trong thương mại dịch vụ
Do những đặc tính riêng biệt của dịch vụ tính vô hình; sản xuất, lưu thông và tiêu
dùng đồng thời… nên các chức năng của thương mại trong lĩnh vực dịch vụ cũng có
sự biểu hiện đặc thù so với thương mại hàng hóa:
- Chức năng sản xuất, lưu thông, tổ chức tiêu dùng các sản phẩm diễn ra đồng
thời: trong thương mại dịch vụ, các nhà cung ứng dịch vụ không chỉ thực hiện việc
mua bán mà còn đồng thời thực hiện chức năng sản xuất các dịch vụ và tổ chức cả quá
trình tiêu dùng dịch vụ đó cho khách hàng. Các chức năng này được thực hiện đồng
thời ở cùng không gian và thời gian
- Chức năng thay đổi hình thái giá trị: dù diễn ra quá trình chuyển quyền sở hữu
tiền tệ từ người mua sang người bán nhưng không có sự chuyển quyền sở hữu dịch vụ
từ người bán sang người mua
- Chức năng phân phối: việc thực hiện vận chuyển, bảo quản, dự trữ, phân loại,
đóng gói… thường không xảy ra. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
kỹ thuật, đặc biệt là sự ra đời, phát triển của thương mại điện tử thì một số khác biệt
trên cũng có thể thay đổi…
Câu 2: Tác động của thƣơng mại về kinh tế, xã hội, môi trƣờng tự nhiên.
Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam

Luôn cập nhật tài liệu 21 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
(1) Tác động của thương mại về kinh tế
- Đối với tăng trưởng kinh tế: Sự phát triển thương mại có thể thúc đẩy hoặc kìm
hãm tăng trưởng kinh tế của một quốc gia tùy vào trình độ phát triển của mỗi quốc gia
và mỗi giai đoạn khác nhau trong lịch sử phát triển của quốc gia đó. Thương mại tạo ra
khả năng huy động các nguồn lực sẵn có của quốc gia cũng như tác động tới việc di
chuyển các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia, nhờ vậy mà góp công to lớn vào mở
rộng quy mô sản xuất và chuyển dịch cơ cấu giữa các quốc gia. Thương mại tác động
đến chất lượng của tăng trưởng kinh tế: nhờ lợi thế về quy mô, doanh nghiệp có thể
tiếp cận và mở rộng thị trường lớn hơn ở nước ngoài, giúp các doanh nghiệp tiếp cận
thuận lợi với trình độ công nghệ hiện đại, cải thiện năng lực cạnh tranh, nâng cao năng
suất lao động và hiệu quả kinh doanh. Hội nhập thương mại tạo điều kiện cho các quốc
gia khai thác được tiềm năng và các lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế, thúc đẩy
sự hợp tác và phân công lao động quốc tế, phân bố hợp lý hơn các nguồn lực kinh tế
- Đối với vấn đề chuyển dịch cơ cấu: Cơ cấu thành phần kinh tế là cách thức liên
kết, phối hợp các thành phần kinh tế tạo nên nền kinh tế, sự phát triển thương mại ở
Việt Nam làm thay đổi cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng đa dạng hóa các thành
phần: kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Sự phát triển thương mại cũng tác động làm
thay đổi vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế trong cơ cấu kinh tế quốc dân, xu
hướng biến đổi cơ cấu thành phần kinh tế không giống nhau ở các nền kinh tế và trong
các giai đoạn lịch sử khác nhau bởi sự tác động của thương mại. Cơ cấu kinh tế theo
ngành là tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
không chỉ là sự thay đổi về số lượng các ngành, tỷ trọng các ngành mà còn bao hàm sự
thay đổi về vị trí, tính chất MQH trong nội bộ cơ cấu ngành. Thương mại có thể liền
biến đổi cơ cấu lãnh thổ của nền kinh tế: làm xuất hiện các vùng kinh tế trọng điểm,
vùng kinh tế đặc biệt, thay đổi cơ cấu kinh tế thành thị và nông thôn, kích thích phát
triển kinh tế vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo
- Đối với cán cân thanh toán quốc tế: làm cán cân thanh toán thặng dư, thâm hụt
hoặc cân bằng. Nhìn chung, biểu hiện tình trạng phát triển kinh tế tốt là cán cân
thương mại ở trạng thái cân bằng
(2) Tác động của thương mại về xã hội
- Tác động của thương mại đến các vấn đề văn hóa: Những yếu tố văn hóa hiện
diện trên bao bì, cách thức sử dụng, nguyên liệu, vật liệu chế tạo, công nghệ sản xuất,

Luôn cập nhật tài liệu 22 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
cách thức tiêu dùng, chứa đựng trong các thông tin, hình ảnh quảng cáo, thông qua
hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại. Trong thương mại dịch vụ, ảnh hưởng của
thương mại tới văn hóa xảy ra trực tiếp, mạnh mẽ ở phạm vi rộng hơn nhiều so với
thương mại hàng hóa. Ảnh hưởng của thương mại dịch vụ tới văn hóa đặc biệt mạnh
mẽ, trong các ngành: du lịch, dịch vụ ăn uống, giáo dục, giải trí… Nhưng thông qua
con đường thương mại, nhiều yếu tố văn hóa độc hại cũng lây lan từ quốc gia này
sang quốc gia khác
- Tác động của thương mại tới các vấn đề luật pháp: có MQH chặt chẽ với nhau.
Hoạt động thương mại trên thị trường phải ánh hàng loạt quan hệ về kinh tế, xã hội,
đan xen, tác động qua lại và chi phối lẫn nhau. Điều chỉnh hài hòa, hợp lý và kịp thời
các quan hệ nói trên là điều kiện cần thiết và bắt buộc để đảm bảo sự phát triển bền
vững thương mại và nền kinh tế xã hội. hệ thống các văn bản pháp luật về thương mại
tạo ra tiền đề vững chắc để nhà nước điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực
thương mại, đảm bảo phát huy có hiệu quả và bền vững mọi nguồn lực. Thương mại
cũng tác động mạnh mẽ đến luật pháp, làm thay đổi và điều chỉnh luật pháp theo
hướng thuận lợi cho thương mại phát triển.
- Tác động của thương mại tới các vấn đề chính trị: đặc trưng nổi bật thể hiện ở
định hướng chính trị mà mỗi chế độ chính trị nhằm đạt tới, sự ổn định chính trị tạo ra
môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn về đầu tư, quyền
sở hữu các tài sản, đó là điều kiện thúc đẩy thương mại phát triển . Sự phát triển của
thương mại là yếu tố quan trọng đưa lại sự thịnh vượng kinh tế cho các quốc gia, khu
vực kinh tế, đây là yếu tố tác động quan trọng đến sự ổn định chính trị
(3) Tác động của thương mại đến môi trường
- Tác động của thương mại đến tài nguyên thiên nhiên: Sự phát triển của thương
mại không chỉ làm gia tăng việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như yếu tố
đầu vào của ngành sản xuất mà còn gia tăng việc sử dụng các nguồn tài nguyên vào
việc tạo ra các yếu tố hạ tầng kinh tế - kỹ thuật như phát triển giao thông vận tải, hạ
tầng thông tin, mạng lưới ngành dịch vụ… tài nguyên thiên nhiên phân bố không đều
giữa các địa phương trong một quốc gia cũng như giữa các quốc gia trên trái đất, vì
vậy các quốc gia trong quá trình phát triển thương mại cần phát hiện và khai thác lợi
thế về tài nguyên thiên nhiên của nước mình vào mục đích thương mại một cách hợp
lý nhằm đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển bền vững.

Luôn cập nhật tài liệu 23 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
- Tác động của thương mại với vấn đề rác thải và ô nhiễm môi trường: Phát triển
thương mại quá nhanh và tự phát ở nhiều quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang phát
triển là nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường như rác thải, ô nhiễm,
mất cân bằng môi trường sinh thái,... Nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu
từ các nước phát triển đang biến nhiều quốc gia thành bãi rác thải công nghiệp mà ảnh
hưởng của nó rất nặng nề và lâu dài, đưa đến những tác động và hệ quả nguy hiểm của
thương mại đối với môi trường sống. Có nhiều cam kết thương mại đa phương và song
phương trở thành nguyên tắc cho các quốc gia, là cơ sở góp phần hạn chế những tác
động tiêu cực cả thương mại đến môi trường đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát
triển

Câu 3: Phân biệt đặc điểm thƣơng mại hàng hóa và thƣơng mại dịch vụ. So
sánh sự khác biệt về TMHH và TMDV

Đặc điểm Thương mại hàng hóa Thương mại dịch vụ

Khái Là lĩnh vực trao đổi hàng hóa hữu Là toàn bộ những hoạt động cung
niệm hình, gồm tổng thể các hoạt động mua ứng dịch vụ trên thị trường thông qua
bán hàng hóa, hỗ trợ của các chủ thể mua bán nhằm mục đích lợi nhuận
kinh tế nhằm thúc đẩy quá trình trao đổi
diễn ra theo mục tiêu đã xác định

Hình thái Hữu hình Vô hình

Đối Vật thể hữu hình Vật thể vô hình, không tồn tại dưới
tượng trao đổi dạng vật chất cụ thể

Cách Cảm quan, sử dụng phương tiện kĩ Sử dụng trực tiếp, không thể nhìn
thức kiểm định thuật, phân tích chỉ tiêu kĩ thuật thấy trước sản phẩm → có nhiều rủi ro

Nguồn Có Không
gốc, xuất xứ

Chủ thể Nhà sản xuất, thương nhân và Bất kì tổ chức, cá nhân nào tiến
trao đổi người tiêu dùng hành cung ứng DV nhằm mục đích lợi

Luôn cập nhật tài liệu 24 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677

nhuận; bất kì tổ chức, cá nhân nào có


nhu cầu thỏa mãn DV; trung gian: ghép
nối giữa nhà cung cấp và cá nhân có
nhu cầu thỏa mãn DV

Tính Mua bán luôn gắn liền với vận Lưu thông DV không thể tách khỏi
thống nhất chuyển và kho hàng dự trữ sản xuất, tiêu dùng để trở thành khâu
độc lập

Sự độc Sự tương đối hoặc không ăn khớp Cung ứng DV trên thị trường
lập tách rời: giữa lưu chuyển và giao nhận; mua và không thể sản xuất đồng lại, không có
bán cũng độc lập: mua nhưng chưa bán, bán buôn, không thể lưu kho
bán rồi nhưng tiếp tục mua

Quan hệ H-H’; H-T H-T; T-H


trao đổi

Câu 4: Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến nhu cầu có khả năng thanh
toán
(1) Nhóm yếu tố thuộc về nhu cầu nói chung
Là cơ sở của nhu cầu có khả năng thanh toán. Trong nền kinh tế thị trường, phần
lớn nhu cầu của con người được thỏa mãn thông qua cung ứng của hàng hóa và dịch
vụ trên thị trường. Các yếu tố về dân số, số người trong gia đình, điều kiện lao động và
sinh hoạt của con người, nói chung dân số càng đông, số người trong gia đình càng lớn
thì nhu cầu về hàng hóa càng tăng, Cơ cấu dân số, số người trong gia đình có ảnh
hưởng tới hướng sử dụng thu nhập, chi tiêu mua sắm tổng số hàng hóa cũng như cơ
cấu từng loại hàng, mặt hàng cụ thể. Thu nhập thấp, nhưng dân số đông, số người tròn
gia đình lớn thì hướng chi tiêu mua hàng lương thực, thực phẩm sẽ cao (tức nhu cầu
chi ăn nhiều hơn và thậm chí dừng lại ở đủ ăn, chưa thể ăn ngon) Ngược lại, thu nhập
cao, dân số không lớn, thành viên trong gia đình ít, hướng chi tiêu cho mua hàng phi
lương thực, thực phẩm tăng, chi cho ăn uống tăng lên về chất lượng
(2) Nhóm yếu tố về thu nhập và hướng sử dụng thu nhập của dân cư, xã hội

Luôn cập nhật tài liệu 25 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
Thu nhập tăng và ngày càng cao, thường tác động làm nhu cầu có khả năng thanh
toán sẽ mở rộng ra và cơ cấu nhu cầu cũng thay đổi theo hướng sử dụng ngân sách chi
tiêu cho mua hàng công nghiệp nhiều hơn và ngược lại. Trường hợp thu nhập tăng
hoặc thu nhập cao nhưng tiền dành để mua hàng hóa có giá trị lớn, biếu tặng, trả nợ,
tiết kiệm,... nhiều hơn thì nhu cầu về mua sắm hàng hóa sẽ không tăng mà còn giảm đi
(3) Nhóm yếu tố về sản xuất, cung ứng hàng hóa
Sản xuất hàng hóa đạt các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng sẽ kích
thích, làm tăng cầu. Tính tập trung, chuyên môn hóa cao của sản xuất tạo ra năng suất,
tiết kiệm và giảm chi phí, giá thành, sản phẩm ít lỗi, tăng khả năng kích thích cầu.
Tính ổn định, liên tục của hoạt động cung ứng, đảm bảo tiến độ giao hàng và sự phù
hợp về cơ cấu chủng loại, chất lượng và giá cả cũng sẽ tác động tích cực làm tăng cầu
thị trường về hàng hóa
(4) Nhóm yếu tố về giá cả, xu hướng cạnh tranh, hạ tầng thương mại
Giá cả thị trường tăng thường tác động làm giảm hoặc hạn chế cầu về hàng hóa
và ngược lại. Giá mặt hàng bổ sung gia tăng sẽ không kích thích nhu cầu. Giá mặt
hàng thay thế giảm sẽ có ảnh hưởng làm chuyển dịch nhu cầu thị trường sang mặt
hàng thay thế đó. Các xu hướng cạnh tranh bên cầu, bên cung hoặc giữa cung và cầu
đều có ảnh hưởng khác nhau đến nhu cầu thị trường về hàng hóa, đặc biệt, cạnh tranh
có giới hạn, cạnh tranh không lành mạnh hoặc thương mại bị bóp méo thường có ít tác
động tích cực, bền vững đối với sự gia tăng nhu cầu về hàng hóa. Quy mô, cơ cấu và
chất lượng hạ tầng phù hợp tạo ra sự tiện lợi, lòng tin để kích thích nhu cầu mua sắm
của dân cư, của xã hội, thúc đẩy phát triển thị trường hàng hóa và ngược lại
(5) Nhóm yếu tố thuộc chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước
Chính sách của nhà nước có thể điều tiết cung, cầu, giá cả và cạnh tranh thị
trường trong các trường hợp cụ thể bằng những công cụ chính sách, biện pháp khác
nhau. Nếu công cụ, biện pháp kích cầu của nhà nước có hiệu quả sẽ thúc đẩy mở rộng,
tăng cầu về hàng hóa và ngược lại

Luôn cập nhật tài liệu 26 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
Câu 5: Phân tích nhân tố ảnh hƣởng đến dự trữ hàng hóa
(1) Các yếu tố thuộc về sản xuất: quy mô, cơ cấu, trình độ, tính chất, sự
phân bố sản xuất.
Mỗi yếu tố cũng như tất cả các yếu tố trong nhóm này đều có tác động khác nhau
đến quá trình tổ chức dự trữ hàng hóa: quy mô sản xuất lớn, sản xuất tập trung thì
giảm được thời gian và chi phí gom hàng, sử dụng phương tiện vận chuyển hàng hóa
hợp lý hơn, trình độ chuyên môn hóa sản xuất cao, hàng hóa dự trữ với chất lượng
đồng đều, ổn định, không mất nhiều thời gian hoàn chỉnh sản phẩm thì khả năng bán
hàng và đổi mới dự trữ nhanh hơn
(2) Các yếu tố về hệ thống hạ tầng kĩ thuật: giao thông, điện năng, thông tin,
ngân hàng
Hệ thống các tuyến đường và phương tiện vận tải trên từng tuyến (số lượng, chất
lượng, cơ cấu,...) cùng với các dịch vụ logistics khác đều có ảnh hưởng rõ rệt đến vận
tải, giao nhận và hoạt động kho hàng cũng như tình hình dự trữ hàng hóa
(3) Các yếu tố thuộc về mạng lưới thương mại và hệ thống phân phối:
Hàng hóa phải được vận chuyển đến mạng lưới thương mại và hệ thống bán buôn
bán lẻ để phân phối cho người tiêu dùng. DO vậy, dự trữ trong lưu thông nhiều hay ít,
thời gian nhanh hay chậm cũng phụ thuộc vào quy mô, cơ cấu, chất lượng cơ sở vật
chất, phương tiện kĩ thuật, thiết bị công nghệ và sự phân bố, liên kết của mạng lưới
thương mại, các kênh của hệ thống phân phối hàng hóa
(4) Các yếu tố thị trường: quan hệ cung - cầu, sự thay đổi của giá cả hàng
hóa, mức độ cạnh tranh đều tác động đến quy mô, tốc đô, cơ cấu hàng hóa dự trữ trong
lưu thông
(5) Cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước:
Có thể ảnh hưởng đến dự trữ hàng hóa hoặc là ở kho thành phẩm của nhà sản
xuất, mạng lưới bán buôn, bán lẻ và kho hàng của nhà thương mại hoặc hàng đang vận
chuyển trên đường
Các yếu tố khác: tình hình kinh tế bất ổn, thiên nhiên bất thường, các bất trắc có
thể làm tồn đọng trong lưu thông, hết hàng

Luôn cập nhật tài liệu 27 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677

Câu 6: Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến chi phí lƣu thông hàng hóa
(1) Quy mô và cơ cấu hàng hóa lưu thông:
Quy mô hàng hóa trao đổi trên thị trường tăng lên sẽ làm tăng số tiền chi phí lưu
thông. Tuy nhiên, sự tăng lên chi phí lưu thông hợp lý vẫn làm giảm tỷ lệ chi phí so
với kết quả lưu thông hàng hóa. Mỗi nhóm hàng, loại hàng hóa có đặc điểm kinh
doanh khác nhau, đòi hỏi hao phí tài sản vật chất, phương tiện kĩ thuật và sức lao động
bỏ ra trong quá trình lưu thông cũng khác nhau
(2) Dự trữ hàng hóa và thời gian lưu thông
Dự trữ hàng hóa càng lớn, thời gian lưu thông càng kéo dài thì chi phí lưu thông
hàng hóa càng tăng và ngược lại. Dự trữ hàng hóa không hợp lý sẽ gây lãng phí tiền
vốn đầu tư vào lĩnh vực thương mại và để lại tổn thất cho doanh nghiệp
(3) Giá hàng hóa và chi phí dịch vụ
Tỷ suất chi phí lưu thông hàng hóa có quan hệ tỷ lệ thuận với giá cả hàng hóa và
tỷ lệ nghịch với giá phí, cước dịch vụ. Chỉ số giá cả hàng hóa tăng làm tỷ suất chi phí
lưu thông giảm, chỉ số giá cước, phí dịch vụ tăng làm tăng số tiền chi phí, do vậy cũng
làm tỷ suất tỷ suất chi phí lưu thông hàng hóa tăng lên. Chỉ số giá hàng hóa, giá cước,
phí dịch vụ giảm thì tác động đến tỷ suất chi phí lưu thông và ngược lại
(4) Công tác quản trị kinh doanh:
Áp dụng phương pháp quản lý doanh nghiệp khoa học, các phương thức mua
bán, vận chuyển, giao nhận hàng hóa và thanh toán hợp lý sẽ thúc đẩy chu chuyển
hàng hóa nhanh, tiết kiệm được thời gian và chi phí lưu thông cho cả doanh nghiệp và
tiêu dùng xã hội
(5) Hạ tầng kinh tế, kĩ thuật và cơ chế tác động của quản lí nhà nước về
thương mại
Chất lượng đường sá, giao thông, phương tiện vận chuyển, mạng lưới thương
mại, kho hàng, các dịch vụ điện năng, thông tin, ngân hàng,... ảnh hưởng trực tiếp tới
tốc độ lưu chuyển hàng hóa và chi phí lưu thông hàng hóa của nền kinh tế. Cơ chế tác
động định hướng, điều tiết, kiểm soát hợp lí hoạt động trao đổi hàng hóa, sự vận hành
các thị trường hàng hóa, dịch vụ, cũng ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu chi phí và tính
hiệu quả của toàn bộ lĩnh vực hàng hóa
Các yếu tố khác: điều kiện tự nhiên, tính chất của hàng hóa…

Luôn cập nhật tài liệu 28 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
Câu 7:Phân tích các xu hƣớng phát triển của thƣơng mại hàng hóa.
Liên hệ các xu hƣớng này với thực tiễn ở Việt Nam.
A.Xu hƣớng phát triển của thƣơng mại hàng hóa
- Kết quả thương mại hàng hóa ngày càng tăng lên về quy mô và tốc độ
tăng trưởng trên cả thị trường trong nước và ngoài nước tác động tích cực đến
mở cửa kinh tế:
+ Tống mức bán lẻ trên thị trường nội địa ngày càng tăng về quy mô và tốc
độ
+ tỉ trọng thương mại hàng hóa giảm tương đối
- Cơ cấu thương mại hàng hóa thay đổi theo hướng tích cực , đa dạng ,
phong phú, nâng cao chất lượng , tính hiệu quả và cạnh tranh, đáp ứng kịp thời
và ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường
+ Nhiều chủng loại hàng háo đa dạng , phong phú đc sản xuất trong và
ngoài nước đưa ra cung ứng trên thị trường tạo thuận lợi cho lựa chọn, mua sắm,
thỏa mãn nhu cầu nền kinh tế xã hội
+ Hàng hóa đã qua chế biến, hàng hóa cso hàm lượng kĩ thuật, chất xám,
công nghệ cao + Hàng hóa có giá trị dinh dưỡng cao
+ Tỉ trọng XK nguyên liệu khô, khoáng sản giảm
- Hàng hóa lưu thông trên thị trường ngày càng được tiêu chuẩn hóa, có
nhãn hiệu, bao bì, mã kí hiệu, chỉ dẫn nguồn gốc , xuất xứ rõ ràng, đáp ứng theo
nhu cầu hội nhập
- Hạ tầng thương mại ngày càng dc hoàn thiện theo hướng hiện đại,loại
hình thương mại tiến bộ phát triển nhanh, nhiều hình thức kinh doanh mới hình
thành và văn minh thương mại được chú trọng nâng cao
+ phát triển nhanh hạ tầng thương mại hàng hóa như hệ thống siêu thị,
trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích
+ phát triển thương mại gắn liền với hoàn thiện cơ sở hạ tầng thương mại
và hình thức kinh doanh mới, văn minh tiến bộ
- Hàng giả hàng nhái lưu thông, trao đổi trên thị trường tiếp tục gia tăng.
+sự phát triện của thương mại đang đối mặt với số lượng hàng giả, hàng

Luôn cập nhật tài liệu 29 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
nhái ngày càng gia tăng làm, ảnh hưởng lợi ích của người tiêu dùng
B.Liên hệ các xu hƣởng này vói thực tiễn ở Việt Nam.
Xu hướng gia tăng các kênh bán lẻ hiện đại ngày một lớn với độ phủ sóng
rộng của các trung tâm thương mại, siêu thị hay các cửa hàng tiện lợi đã đe dọa
đến doanh thu của kênh bán lẻ truyền thống. Cùng với đó, sự phát triển của công
nghệ thông tin cũng đang làm thay đổi hành vi tiêu dùng.
Theo khảo sát người tiêu dùng về ngành bán lẻ gần đây của PwC, 49% số
người tham gia khảo sát có thói quen mua sản phẩm qua điện thoại/smartphone
ít nhất hàng tháng, cho thấy người tiêu dùng đang quen dần với việc ứng dụng
công nghệ vào mua sắm. Hiện có rất nhiều nhà bán lẻ, đặc biệt là những nhà bán
lẻ hàng công nghệ như Thế giới di động, FPT..., có xu hướng tích hợp thương
mại điện tử, kết nối với công nghệ để hiểu rõ hơn về hành vi người tiêu dùng,
nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Việc tập trung phát triển hệ thống
thương mại điện tử, kết hợp kinh doanh và quảng cáo sản phẩm qua mạng sẽ
giúp tăng hiệu quả bán hàng, đồng thời tiết kiệm chi phí bán hàng cho các nhà
bán lẻ.
Theo số liệu của Tống cục Thống kê, Bộ Ke hoạch và Đầu tư, doanh số bán
lẻ năm 2016 tăng 10,2%, cao hơn mức tăng 9,8% của năm 2015.
Viện Nghiên cứu thương mại, Bộ Công thương dự báo, giai đoạn 2016 -
2020, tốc độ tăng trưởng thương mại bán lẻ của Việt Nam có thể đạt
11,9%/năm. Đen năm 2020, quy mô thị trường đạt khoảng 179 tỷ USD và theo
quy hoạch, cả nước sẽ có 1.200 - 1.500 siêu thị, 180 trung tâm thương mại, 157
trung tâm mua sắm.

Câu 8: Phân tích vai trò của TMDV. Liên hệ thực tiễn vai trò này ở Việt
Nam.
* TMDV là toàn bộ hoạt động trao đổi, cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm
mục mục đích thu lợi nhuận.
* TMDV có vị trí vô cùng quan trọng trong buôn bán toàn cầu và cơ cấu thương
mại, kinh tế của nhiều quốc gia.TMDV có những vai trò đặc biệt quan trọng cho các
quốc gia trong thời đại ngày nay, cụ thể:
Luôn cập nhật tài liệu 30 Chúc các em thi tốt!
Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp vào GDP/GNP của nền kinh tế quốc gia:
Vai trò của TMDV với tăng trưởng kte không chỉ thể hiện ở sự tăng trưởng
nhanh chóng của ngành dịch vụ mà còn thể hiện ở việc thúc đẩy, hỗ trợ các ngành kinh
tế khác, đặc biệt là viễn thông, vận tải,...

(1) Thúc đẩy phân công lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
+Ngày nay, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động
xã hội, các ngành dịch vụ mới không ngừng ra đời và phát triển nhanh chóng. Do vậy,
lĩnh vực dịch vụ đã ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu của nền kinh tế quốc
dân.
+Đồng thời, một số ngành dịch vụ ra đời đã thúc đẩy tích cực trao đổi hàng hóa
và dịch vụ giữa các vùng, giữa các quốc gia, đưa đến xu thế phân bổ nguồn lực. Ở mỗi
nơi sẽ có lợi thế phát triển ngành dịch vụ nhất định, tạo điều kiện phát triển cho lao
động ngành dịch vụ đó. Hiện nay, lao động chuyển dịch từ các ngành nông nghiệp,
công nghiệp sang TMDV ngày càng tăng.
+ Những tác động đó không chỉ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phân công
lao động xã hội còn làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong phạm vi từng quốc gia, cũng
như trên phạm vi toàn thế giới và theo xu hướng: giảm tỉ trọng nông công nghiệp, tăng
tỉ trọng thương mại dịch vụ
(2) Tạo công ăn việc làm cho xã hội:
Ngành dịch vụ đa dạng về quy mô, cơ cấu và vai trò đã giúp cho TMDV ngày
càng đa dạng thu hút được phần lớn lực lượng lao động, đồng thời tạo ra nhiều công ăn
việc làm cho xã hội. Đặc biệt, dịch vụ vô hình như du lịch, lắp đặt mạng internet,... đòi
hỏi sự tiếp xúc trực tiếp nên cần đội ngũ lao động tương đối lớn.
Việc tạo công ăn việc làm ngày càng nhiều của lĩnh vực thương mại tạo ra quá
trình chuyển dịch lao động mà xu thế chung lầ lao động trong ngành dịch vụ tăng lên
nhanh chóng.=> lực lượng lao động trong ngành TMDV chiếm tỉ trọng lớn và tăng
nhanh chóng
(3) Nâng cao chất lượng cuộc sống của con người:
Trước hết, xuất phát từ những vai trò của thương mại dịch vụ nói trên mà nó đã
góp cải thiện tích cực thu nhập cho xã hội và người lao động. Theo đó việc cải thiện

Luôn cập nhật tài liệu 31 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
thu nhập được xem là một yếu tố quan trọng cho phép con người nâng cao chất lượng
cuộc sống của họ.
Mặt khác, TMDV phát triển giúp cho chất lượng của các sản phẩm dịch vụ cũng
tăng lên, đáp ứng được những nhu cầu cao hơn của cuộc sống con người, có nhiều dịch
vụ phục vụ cuộc sống hàng ngày
(4) Tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế, cải thiện cán cân thương mại
giữa các quốc gia:
Hiện nay, xu hướng tự do hóa thương mại diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Tại các
nước phát triển, đẩy mạnh phát triển TMDV và tìm cách xuất khẩu dịch vụ, các yếu
đầu vào như viễn thông, y tế, tài chính,... Tại các nước đang phát triển gặp bất lợi khi
mở cửa thị trường dịch vụ, vì vậy họ đang khai thác lợi thế so sánh để hội nhập và cải
thiện cán cân thương mại (dv du lịch, xuất khẩu lao đông,..)
Sự ra đời và phát triển của các ngành dv tài chính, bảo hiểm, viễn thông,..không
chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn có vai trò kết nối các nền kinh tế, thu hẹp
khoảng cách không gian và thời gian;làm cho các nền kinh tế có cơ hội hội nhập sâu
rộng, hiệu quả hơn và nền kinh tế thế giới và khu vực.

Câu 9. Phân tích xu hƣớng phát triển của TMDV. Liên hệ thực tiễn xu
hƣớng này ở Việt Nam.
● Xu hƣớng phát triển của thƣơng mại dịch vụ:
1. Xu hướng tăng nhanh quy mô và chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ
cấu thương mại của các quốc gia
Thương mại dịch vụ có xu hướng ngày càng tăng nhanh về tốc độ và quy mô.
Với tốc độ tăng nhanh hơn so với TMHH, TMDV sẽ ngày càng có vị trí, tỉ trọng cao
trong cơ cấu thương mại quốc gia. Xu hướng này bắt nguồn từ một số lý do cơ bản
sau:
+Thứ nhất, cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội ở nhiều quốc gia ngày
càng cao, thì nhu cầu thỏa mãn những đòi hỏi về chất lượng cuộc sống con người càng
tăng lên. Trong điều kiện đó, nhu cầu dịch vụ được coi trọng hơn, sự phát triển không
ngừng về loại hình, quy mô và chất lượng dịch vụ.
+Thứ hai, các lĩnh vực dịch vụ có xu hướng ngày càng được thương mại hóa. Sự
phát triển của phân công lao động xã hội cũng đã từng bước chuyển nhu cầu về các sản

Luôn cập nhật tài liệu 32 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
phẩm dịch vụ vốn do các gia đình, doanh nghiệp tự cung tự cấp sang cho xã hội đảm
nhiệm thông qua thị trường mà ở đó các dịch vụ được cung ứng mang tính thương mại.
+Thứ ba, trong thương mại quốc tế, thương mại dịch vụ có quy mô và chiếm tỉ
trọng ngày càng tăng của mỗi quốc gia. Trên thực tế hiện nay, thương mại dịch vụ
quốc tế đang chiếm khoảng 25% thương mại quốc tế so với thương mại hàng hóa là
75%.
2. Xu hướng ngày càng gia tăng tỉ trọng những loại dịch vụ sử dụng hàm
lượng tri thức, công nghệ cao
Xu hướng này bắt nguồn từ quá trình toàn cầu hóa và vị trí, sự phát triển của
nền kinh tế tri thức trong thời đại ngày nay, Theo đó các loại dịch vụ được sử dụng
nhiều tri thức và công nghệ vao như: dịch vụ viễn thông, dịch vụ y tế, giáo dục, ngân
hàng, bảo hiểm,... sẽ gia tăng mạnh mẽ và chiếm ưu thế về cả tốc độ tăng trưởng lẫn
quy mô doanh thu so với các loại dịch vụ truyển thống, sử dụng nhiều lao động giản
đơn. Với từng loại dịch vụ, tỉ trọng hàm lượng tri thức cũng tăng lên. Ví dụ với ngành
du lịch, xu hướng sử dụng các thành tựu tri thức và công nghiệp tăng nhanh. Khách
hàng có thể đăng ký đặt phòng, thanh toán từ xa qua mạng mà không phải đến tận nơi.
3. Xu hướng thay đổi phương thức cung ứng dịch vụ
Ngày nay nền kinh tế tri thức đã tạo ra những thay đổi rõ nét trong nhiều lĩnh
vực hoạt động của nền kinh tế xã hội. Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, những tiến
bộ về công nghệ thông tin đã đem đến những thay đổi lớn về phương thức cung ứng
dịch vụ. Đó là xu hướng có sự gia tăng về phương thức cung ứng dịch vụ qua mạng
dưới hình thức thương mại điện tử.
Trong thương mại dịch vụ quốc tế, phương thức cung ứng dịch vụ qua biên giới
sẽ có xu hướng tăng và thậm chí thay thế các phương thức khác. Ví dụ trong lĩnh vực
dịch vụ đào tạo, hiện nay học sinh có thể không phải đến trường, mà thay vào đó là
học trên mạng, có thể kết nối trực tiếp với giáo viên.
Ngoài ra. khoa học kỹ thuật hiện đại làm thay đổi tính chất truyền thống của
dịch vụ khiến dịch vụ có tính chất hàng hóa nhiều hơn trong các quan hệ thương mại.
Các buổi biểu diễn ca nhạc ngoài được ghi thành đĩa CD thì giờ có thể phát trực tiếp
luôn…
=> Sự thay đổi này mang lại nhiều lợi ích cho cả bên cung ứng và tiêu dùng dịch
vụ, song cũng đòi hỏi nền kinh tế phải có môi trường cung ứng dịch vụ phát triển đồng

Luôn cập nhật tài liệu 33 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
bộ như: Hệ thống cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin, pháp lý, các thỏa thuận thương
mại quốc tế.
4. Xu hướng phát triển TMDV quốc tế
Vấn đề khu vực hóa và toàn cầu hóa đã tác động đến mọi mặt của đời sống kinh
tế - xã hội quốc gia. Phát triển thương mại dịch vụ quốc tế theo hướng tự do hóa sẽ vẫn
tiếp tục tồn tại 2 xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa. Đối với mỗi khu vực, hợp tác
về thương mại dịch vụ có các yêu cầu cụ thể và phương thức hội nhập khác nhau tùy
theo đặc thù từng nhóm nước và khu vực. Mục tiêu của WTO là tiến tới một thị trường
dịch vụ cạnh tranh, thống nhất trên phạm vi toàn thế giới qua việc bỏ lỡ rào cản gây
trở ngại cho thương mại dịch vụ.
Tuy nhiên bên cạnh xu hướng phát triển mạnh mẽ, có tính chủ đạo khu vực hóa,
toàn cầu hóa và tự do hóa thì cũng tồn tại xu hướng bảo hộ trong thương mại dịch vụ
giữa các nước. Do một số lĩnh vực dịch vụ có tính nhạy cảm mà hầu hết cá quốc gia đã
xây dựng những rào cản nhằm hạn chế những tổn thương có thể ảnh hưởng đến nền
kinh tế. Những rào cản cần được áp dụng là hạn chế việc mở cửa thị trường dịch vụ và
hạn chế nguyên tắc đổi xử quốc gia.

10. Các phƣơng thức cung ứng trong thƣơng mại dịch vụ.
* Các phương thức cung ứng trong TMDV nói chung: việc cung ứng dịch vụ
nói chung trên thị trường được thực hiện qua các phương thức sau:
- phƣơng thức cung cấp mà chỉ có sự di chuyển của dịch vụ: ở phương thức
này, nhà cung cấp và người tiêu dùng không cần có sự di chuyển vật lý, mà quá trình
cung ứng nhờ có sự chuyển của dịch vụ từ nhà cung ứng đến nơi tiêu dùng dịch vụ.
Phương thức cung ứng đòi hỏi sự phát triển của khoa học - công nghệ (internet, điện
thoại, truyền hình…) để có thể tạo ra đường dẫn cho sự vận động của dịch vụ. → các
dịch vụ tư vấn qua điện thoại, giáo dục từ xa, truyền hình…
- phƣơng thức cung ứng dịch vụ diễn ra tại nơi nhà cung ứng: đây là phương
thức cung ứng dịch vụ đòi hỏi người tiêu dùng phải đến tận nơi mà các dịch vụ được
sản xuất để tiêu dùng. Thường việc cung cấp ở đây gắn liền với những điều kiện cung
ứng có tính cố định, không có khả năng di chuyển. → khách sạn, bệnh viện, trường
học; khu du lịch biển, bến cảng…

Luôn cập nhật tài liệu 34 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
- phƣơng thức cung ứng dịch vụ diễn ra tại nơi ngƣời tiêu dùng: phương thức
này đòi hỏi nhà cung ứng phải đến tận nơi người tiêu dùng có nhu cầu để cung cấp
dịch vụ. → dịch vụ kế toán, kiểm toán, chuyên gia, bác sĩ tại nhà, gia sư…
- phƣơng thức cung ứng diễn ra tại một địa điểm thứ ba: phương thức này
đòi hỏi cả nhà cung ứng dịch vụ và người tiêu dùng đều phải đến một địa điểm khác.
→ dịch vụ xe buýt, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật…
* Các phương thức cung ứng trong TMDV quốc tế:
- phƣơng thức 1: phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới (Cross Border).
Phương thức dịch vụ này được cung cấp từ lãnh thổ của nước thành viên này vào lãnh
thổ của nước thành viên khác. → dịch vụ cung cấp thông tin và tư vấn, dịch vụ đào tạo
qua internet, fax, điện thoại, truyền hình hoặc dịch vụ chuyển tiền, vận chuyển hàng
hóa…
- phƣơng thức 2: phương thức tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài (Consumption
Abroad). Là phương thức mà dịch vụ được cung cấp ở một nước thành viên và người
tiêu dùng dịch vụ phải sang nước đó để sử dụng dịch vụ (mua dịch vụ), hay việc cung
ứng dịch vụ diễn ra khi một công dân của một nước đi đến một nước khác nơi mà ở đó
anh ta được cung cấp dịch vụ. → dịch vụ du lịch, dịch vụ chữa bệnh, dịch vụ đào tạo…
- phƣơng thức 3: phương thức hiện diện thương mại (Commercial Presence).
Đây là phương thức mà nhà cung cấp dịch vụ thiết lập sự có mặt của mình ở một nước
thành viên khác để cung cấp dịch vụ thông qua hình thức pháp nhân như thành lập văn
phòng đại diện, chi nhánh, công ty con… Phương thức này liên quan đến các thủ tục
xin phép đầu tư các cơ sở cung cấp dịch vụ (giáo dục, y tế, ngân hàng…) tại một quốc
gia khác.
- phƣơng thức 4: phương thức hiện diện của thể nhân (Presence of Natural
Person). Là phương thức mà nhà cung cấp dịch vụ cử đại diện của mình sang nước
thành viên khác để cung cấp dịch vụ thông qua hình thức chuyên gia, làm công, làm
thuê của mình. → một bác sĩ hoặc một y tá dịch chuyển đến một nước khác để cung
ứng dịch vụ y tế chuyên môn.
Câu 10: Các phương thức cung ứng trong thương mại dịch vụ
-Phương thức cung cấp mà chỉ có sự di chuyển của dịch vụ. Ở phương thức
này, nhà cung cấp và người tiêu dùng không cần di chuyển vật lý, mà quá trình cung
ứng được thực hiện nhờ có sự di chuyển dịch vụ từ nơi nhà cung ứng đến nơi người

Luôn cập nhật tài liệu 35 Chúc các em thi tốt!


Có bán tại Photo Thành Đạt Zalo: 0981 440 677
tiêu dùng dịch vụ. Ngày nay, những tiến bộ khoa học công nghệ đang mở ra những
điều kiện ngày càng thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của phương thức cung ứng
dịch vụ này
-Phương thức cung ứng dịch vụ diễn ra tại nơi nhà cung ứng. Đây là phương
thức cung ứng dịch vụ đòi hỏi người tiêu dùng phải đến tận nơi mà các dịch vụ được
sản xuất ra để tiêu dùng. Việc cung cấp dịch vụ đòi hỏi phải có những điều kiện cơ sở
vật chất kỹ thuật nhất định để tạo ra dịch vụ mà các điều kiện này thưởng không thể di
chuyển được hoặc nơi cung cấp dịch vụ cần có những điều kiện tự nhiên, địa lý phù
hợp
-Phương thức cung ứng dịch vụ diễn ra tại nơi người tiêu dùng. Phương thức
cung ứng này đòi hỏi nhà cung ứng phải đến tận nơi người tiêu dùng có nhu cầu để
cung cấp dịch vụ, chẳng hạn việc cung ứng dịch vụ kế toán,kiểm toán,.... Phương thức
này thường diễn ra tại nơi người tiêu dùng thường áp dụng đối với những dịch vụ mà
các điều kiện tạo ra dịch vụ chủ yếu dựa vào yếu tố con người, ít cần đến điều kiện về
cơ sở vật chất
-Phương thức cung ứng diễn ra tại một địa điểm thứ ba. Phương thức này đòi
hỏi cả nhà cung ứng lẫn người tiêu dùng đều phải đến 1 địa điểm khác để thực hiện
việc cung ứng và tiêu dùng dịch vụ. Những dịch vụ này thưởng đòi hỏi một số lượng
người tiêu dùng nhất định cùng tham gia tiêu dùng một dịch vụ.

Luôn cập nhật tài liệu 36 Chúc các em thi tốt!

You might also like