You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CƠ SỞ II)

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
ĐỀ TÀI:
TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ ĐẾN SẢN XUẤT VÀ LƯU
THÔNG HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY QUỐC TẾ
THẮNG LỢI

GVHD: NGUYỄN NGỌC DIỆP


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đăng Khoa
MSSV: 223403010227
Số báo danh: 047
Ngành: Kế toán

TP. Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2023


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Điểm số Điểm chữ Ký tên
Cán bộ chấm thi 1 Cán bộ chấm thi 2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
NỘI DUNG ...............................................................................................................2
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................2
1.1. Sản xuất hàng hóa và hàng hóa..................................................................2
1.1.1. Sản xuất hàng hóa...................................................................................2
1.1.2. Hàng hóa.................................................................................................3
1.2. Quy luật giá trị.............................................................................................5
1.2.1. Nội dung và yêu cầu ..............................................................................5
1.2.2. Tác động của quy luật giá trị .................................................................5
Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ ĐẾN SẢN XUẤT VÀ
LƯU THÔNG HÀNG HÓA ĐẾN CÔNG TY CỔ PHẦN MAY QUỐC TẾ
THẮNG LỢI............................................................................................................8
2.1. Giới thiệu công ty cổ phần may quốc tế Thắng Lợi .................................8
2.2. Tác dụng của quy luật giá trị đến sản xuất và lưu thông hàng hóa của
Công ty Cổ Phần May Quốc Tế Thắng Lợi.....................................................9
2.2.1. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa của Công ty Cổ Phần May
Quốc Tế Thắng Lợi..........................................................................................9
2.2.2. Cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động của
Công ty Cổ Phần May Quốc Tế Thắng Lợi...................................................10
2.2.3. Phân hóa những người sản xuất thành những người giàu, người nghèo
một cách tự nhiên của Công ty Cổ Phần May Quốc Tế Thắng Lợi...............11
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................17
1

MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao. Ở đó
mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động,
điều tiết của các quy luật thị trường. Có thể thấy sản xuất hàng hóa và hàng hóa
đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường, những tác động
của quy luật giá trị của C.Mác đã cho ta thấy được vai trò quan trọng đó của sản
xuất hàng hóa và hàng hóa. Nó giúp điều tiết và lưu thông hàng hoá, kích thích cải
tiến kĩ thuật hợp lý hoá sản xuất, thể hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá kẻ giàu
người nghèo, giúp cho việc nhận thức một cách căn bản cơ sở lý luận của các mối
quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Chính vì thế, việc nghiên cứu về lý
luận sản xuất hàng hóa của C.Mác và tìm hiểu vai trò cũng như tác động của nó đến
nền kinh tế, đặc biệt là trong thời kì phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện
nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết.

Với mong muốn tìm hiểu rõ bản chất của tác động của quy luật giá trị sản xuất
hàng hóa đến sản xuất và lưu thông hàng hóa của công ty cổ phần may quốc tế
thắng lợi, em quyết định chọn đề tài thảo luận: “TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT
GIÁ TRỊ ĐẾN SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN MAY QUỐC TẾ THẮNG LỢI’’.
Song do kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu xót,
em rất mong được sự đóng góp ý kiến của cô để cho bài viết này được hoàn thiện
hơn.
2

NỘI DUNG

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Sản xuất hàng hóa và hàng hóa


1.1.1. Sản xuất hàng hóa
a) Khái niệm sản xuất hàng hóa
Theo C.Mác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó,
những người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán.
b) Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa không xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của xã hội loài
người. Nền kinh tế hàng hóa có thể hình thành và phát triển khi có các điều kiện:
Một là, phân công lao động xã hội.

Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các
ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những
người sản xuất thành những ngành, nghề khác nhau. Khi đó, mỗi người thực hiện
sản xuất một hoặc một số loại sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của họ lại yêu
cầu nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thỏa mãn nhu cầu của mình, tất yếu những
người sản xuất phải trao đổi sản phẩm với nhau.

Hai là, sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất.

Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho giữa những
người sản xuất độc lập với nhau, có sự tách biệt về lợi ích. Trong điều kiện đó,
người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua
bán, tức là phải trao đổi dưới hình thức hàng hóa. C.Mác viết: “Chỉ có sản phẩm của
những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với
nhau như là những hàng hóa”. Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản
xuất là điều kiện đủ để nền sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển.
3

Trong lịch sử, sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất hiện khách
quan dựa trên sự tách biệt về sở hữu. Xã hội loài người càng phát triển, sự tách biệt
về sở hữu càng sâu sắc, hàng hóa được sản xuất ra càng phong phú.

Khi còn sự tồn tại của hai điều kiện nêu trên, con người không thể dùng ý chí
chủ quan mà xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa được. Việc cố tình xóa bỏ nền sản xuất
hàng hóa, sẽ làm cho xã hội đi tới chỗ khan hiếm và khủng hoảng. Với ý nghĩa đó,
cần khẳng định, nền sản xuất hàng hóa có ưu thể tích cực vượt trội so với nền sản
xuất tự cấp, tự túc.

1.1.2. Hàng hóa


a) Khái niệm và thuộc tính của hàng hóa
*Khái niệm hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cẩu nào đó của con
người thông qua trao đổi, mua bán.
Sản phẩm của lao động là hàng hóa khi được đưa ra nhằm mục đích trao đổi,
mua bán trên thị trường. Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể.
* Thuộc tính của hàng hóa
Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị
*Giá trị sử dụng của hàng hóa
Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm, có thể thỏa mãn nhu
cầu nào đó của con người.
Nhu cầu đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần; có thể là nhu
cầu cho tiêu dùng cá nhân, có thể là nhu cầu cho sản xuất.
Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng. Nền sản
xuất càng phát triển, khoa học -công nghệ càng hiện đại, càng giúp con người phát
hiện thêm các giá trị sử dụng của sản phẩm.
Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của
người mua. Vì vậy, người sản xuất phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng của hàng
hóa do mình sản xuất ra sao cho ngày càng đáp ứng nhu cầu khắt khe và tinh tê hơn
của người mua.
4

* Giá trị của hàng hóa


Để nhận biết được thuộc tính giá trị của hàng hóa, cần xét trong mối quan hệ
trao đổi.
Ví dụ, có một quan hệ trao đổi như sau: xA = yB. Ở đây, số lượng X đơn vị
hàng hóa A được trao đổi lấy số lượng y đơn vị hàng hóa B. Tỷ lệ trao đổi giữa các
giá trị sử dụng khác nhau này được gọi là giá trị trao đổi.
Vấn đề đặt ra là: tại sao giữa các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau lại trao
đổi được với nhau, với những tỷ lệ nhất định?
Sở dĩ các hàng hóa trao đổi được với nhau là vì giữa chúng có một điểm
chung. Điểm chung đó không phải là giá trị sử dụng mặc dù giá trị sử dụng là yếu tố
cần thiết để quan hệ trao đổi được diễn ra.
Nếu gạt giá trị sử dụng hay tính có ích của các sản phẩm sang một bên thì giữa
chúng có điểm chung duy nhất: đều là sản phẩm của lao động; một lượng lao động
bằng nhau đã hao phí để tạo ra số lượng các giá trị sử dụng trong quan hệ trao đổi
đó.
Trong trường hợp quan hệ trao đổi đang xét, lượng lao động đã hao phí để tạo
ra X đơn vị hàng hóa A đúng bằng lượng lao động đã hao phí để tạo ra y đơn vị
hàng hóa B. Đó là cơ sở để các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau trao đôi được
với nhau theo tỷ lệ nhất định; một thực thể chung giống nhau là lao động xã hội đã
hao phí để sản xuất ra các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau. Lao động xã hội
đã hao phí để tạo ra hàng hóa là giá trí hàng hóa.
Vậy, giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng
hóa.
Giá trị hàng hóa biểu hiện mốì quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất, trao
đổi hàng hóa và là phạm trù có tính lịch sử. Khi nào có sản xuất và trao đổi hàng
hóa, khi đó có phạm trù giá trị hàng hóa. Giá trị trao đòi là hình thức biểu hiện ra
bên ngoài của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi. Khi trao đổi người ta
ngầm so sánh lao động đã hao phí ẩn giấu trong hàng hóa với nhau.
5

Trong thực hiện sản xuất hàng hóa, để thu được hao phí lao động đã kết tinh,
ngưòi sản xuất phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng để được thị trường chấp nhận
và hàng hóa phải được bán đi.
1.2. Quy luật giá trị
1.2.1. Nội dung và yêu cầu
a. Nội dung
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa. ở đâu có sản
xuất và trao đổi hàng hóa thì ỏ đó có sự hoạt động của quy luật giá trị.
b.Yêu cầu
Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành
trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết. Theo yêu cầu của quy luật giá trị,
người sản xuất muốn bán được hàng hóa trên thị trường, muốn được xã hội thừa
nhận sản phẩm thì lượng giá trị của một hàng hóa cá biệt phải phù hợp vối thòi gian
lao động xã hội cần thiết. Vì vậy, họ phải luôn luôn tìm cách hạ thấp hao phí lao
động cá biệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong lĩnh
vực trao đổi, phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá trị xã hội làm cơ sở,
không dựa trên giá trị cá biệt.
1.2.2. Tác động của quy luật giá trị
Quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá
cả xung quanh giá trị, dưới sự tác động của quan hệ cung - cầu. Giá cả thị trường
lên xuống xoay quanh giá trị hàng hóa trở thành cơ chế tác động của quy luật giá trị.
Thông qua sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự hoạt động của quy luật
giá trị. Những người sản xuất và trao đổi hàng hóa phải tuân theo mệnh lệnh của giá
cả thị trường. Trong nền kinh tế hàng hóa, Quy luật giá trị có những tác động cơ bản
sau:
Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Trong sản xuất, thông qua sự biến động của giá cả, người sản xuất sẽ biết được
tình hình cung - cầu về hàng hóa đó và quyết định phương án sản xuất. Nếu giá cả
hàng hóa bằng hoặc lớn hơn giá trị thì việc sản xuất nên được tiếp tục, mở rộng. Tư
6

liệu sản xuất, sức lao động sẽ được tự phát dịch chuyển vào ngành đang có giá cả
cao.
Trong lưu thông, quy luật giá trị điều tiết hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến
nơi có giá cả cao, từ nơi cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn cầu. Thông qua
mệnh lệnh của giá cả thị trường, hàng hóa ổ nơi có giá cả thấp được thu hút, chảy
đến nơi có giá cả cao hơn, góp phần làm cho cung - cầu hàng hóa giữa các vùng
được cân bằng, phân phôi lại thu nhập giữa các vùng, miền, điều chỉnh sức mua của
thị trường (nếu giá cao thì mua ít, giá thấp thì mua nhiều)...
Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất
lao động.
Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi theo giá trị xã hội. Người sản xuất có
giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội, khi bán theo giá trị xã hội sẽ thu được nhiều lợi
nhuận hơn. Ngược lại, người sản xuất có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội sẽ gặp
bất lợi hoặc thua lỗ. Để đứng vững trong cạnh tranh và tránh không bị phá sản,
người sản xuất phải luôn tìm cách làm cho giá trị cá biệt hàng hóa của mình nhỏ
hơn hoặc bằng giá trị xã hội. Muốn vậy, phải cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ
mới, đổi mới phương pháp quản lý, thực hiện tiết kiệm... Kết quả, lực lượng sản
xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động xã hội tăng lên, chi phí sản xuất hàng
hóa giảm xuống. Trong lưu thông, để bán được nhiều hàng hóa, người sản suất phải
không ngừng tăng chất lượng phục vụ, quảng cáo, tổ chức tốt khâu bán hàng... làm
cho quá trình lưu thông được hiệu quả cao hơn, nhanh chóng, thuận tiện với chi phí
thấp nhất.
Thứ ba, phân hóa những người sản xuất thành những người giàu, người nghèo
một cách tự nhiên.
Trong quá trình cạnh tranh, những người sản xuất nhạy bén với thị trường,
trình độ năng lực giỏi, sản xuất với hao phí cá biệt thấp hơn mức hao phí chung của
xã hội sẽ trở nên giàu có. Ngược lại, những người do hạn chế về vốn, kinh nghiệm
sản xuất thấp kém, trình độ công nghệ lạc hậu... thì giá trị cá biệt sẽ cao hơn giá trị
xã hội và dễ lâm vào tình trạng thua lỗ, dẫn đến phá sản, thậm chí phải đi làm thuê.
7

Trong nền kinh tế thị trường thuần túy, chạy theo lợi ích cá nhân, đầu cơ, gian lận,
khủng hoảng kinh tế... là những yếu tố có thể làm tăng thêm tác động phân hóa sản
xuất cùng những tiêu cực về kinh tế - xã hội khác.
Tóm lại, quy luật giá trị vừa có tác dụng đào thải cái lạc hậu, lỗi thời, kích
thích sự tiến bộ, làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ; vừa có tác dụng
lựa chọn, đánh giá người sản xuất, bảo đảm sự bình đẳng đối với người sản xuất;
vừa có cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực. Các tác động đó diễn ra một cách
khách quan trên thị trường.
8

Chương 2

TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ ĐẾN SẢN XUẤT VÀ LƯU
THÔNG HÀNG HÓA ĐẾN CÔNG TY CỔ PHẦN MAY QUỐC TẾ
THẮNG LỢI
2.1. Giới thiệu công ty cổ phần may quốc tế Thắng Lợi
CTCP May Quốc tế Thắng Lợi được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp số 0305132089, đăng ký lần đầu ngày 04/07/2007, thay đổi lần 8 ngày
29/05/2019 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp.
Ngày 05/01/2019, Công ty được đăng kí giao dịch cổ phiếu tại Sở Giao dịch
chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán là TLI, số lượng chứng khoán đăng ký giao
dịch là 3.000.000 cổ phiếu, giá trị chứng khoán đăng ký giao dịch là 30 tỷ đồng( Theo
Quyết Định số 13/QĐ-SGDHN của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội).
CTCP May Quốc tế Thắng Lợi được tiếp nhận toàn bộ máy móc thiết bị may,
đội ngũ CBCNV thuộc Ngành May và Thương hiệu của Công ty CP Dệt May Thắng
Lợi (thành lập năm 1958). Điều này đã tạo nên những thuận lợi nhất định cho CTCP
May Quốc tế Thắng Lợi trong sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng may mặc.
Ngày 03/06/2009, Ủy ban Chứng khoán nhà nước ban hành công văn số 141/CQĐD-
NV về việc nhận được hồ sơ đăng ký công ty đại chúng của CTCP May Quốc tế
Thắng Lợi.
Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty
May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú). Chi tiết: May trang phục(trừ tẩy
nhuộm, hồ, in, gia công hàng đã qua sử dụng, thuộc da tại trụ sở).
Sản xuất thảm, chăn đệm. Chi tiết: May chăn, ga, gối; sản xuất sản phẩm nhồi
bông (trừ tẩy nhuộm, hồ, in, gia công hàng đã qua sử dụng, thuộc da tại trụ sở).
Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép. Chi tiết: Mua bán vải, hàng may sẵn,
giày dép, ga trải giường, vải lanh.
9

2.2. Tác dụng của quy luật giá trị đến sản xuất và lưu thông hàng hóa của
Công ty Cổ Phần May Quốc Tế Thắng Lợi
2.2.1. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa của Công ty Cổ Phần May
Quốc Tế Thắng Lợi
a. Điều tiết sản xuất
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính:
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng may mặc, chăn-drap-gối, sản
phẩm nhồi bông;
- Môi giới thương mại, đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa;
- Mua bán vải, hàng may sẵn, giày dép, drap trải giường, máy móc thiết bị
công nghiệp.
Hơn 20 năm, từ 1997 đến nay, sản phẩm Chăn drap gối Thắng Lợi luôn nằm
trong top các sản phẩm dệt may vinh dự đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng
Cao
Sản phẩm Thắng Lợi được phân phối trên toàn quốc thông qua các hệ thống cửa
hàng, đại lý, siêu thị, và các sàn thương mại điện tử lớn. Các sản phẩm không chỉ
chú trọng đầu tư về mẫu mã mà còn đặc biệt quan tâm đến chất lượng, sử dụng chất
liệu vải có nguồn gốc từ thiên nhiên, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Các đơn hàng được giải quyết trong ngày và giao tận tay khách hàng trong thời gian
sớm nhất có thể.
Sản phẩm của công ty xuất khẩu đi nhiều thị trường như: Hoa Kỳ, Châu Âu,
Nhật Bản,.. Ở thị trường nội địa, có doanh thu 100 tỷ đồng/năm, chủ lực là mặt
hàng Chăn Drap Gối mang nhãn hiệu THANG LOI, VIGATEXCO Home, Vkids,
Kiddy Color, SELENA. Sản phẩm của Công ty Thắng Lợi được người tiêu dùng
bình chọn là Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao liên tục suốt 18 năm liền, từ năm
1997 đến nay.
Sản phẩm được phân phối trong nhiều hệ thống siêu thị lớn trên toàn quốc: Coop
Mart, Mega Market, Vinatex,..
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất công nghiệp, Kinh doang thương mại
10

b. Điều tiết lưu thông


1. Xuất khẩu: sản xuất các đơn hàng may FOB (mua nguyên liệu, tự sản xuất
và bán hàng trực tiếp) và các đơn hàng may gia công. Các mặt hàng chính: sơ mi,
quần, quần jean … xuất khẩu vào thị trường Châu Âu, Mỹ, Úc …Khách hàng của
Công ty là : Melchers, Apparel, Blue, … Doanh thu xuất khẩu chiếm 50% tổng
doanh thu của Công ty. Các đơn hàng FOB sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ Thái
Lan, chiếm tỷ trọng 10% doanh thu xuất khẩu.
2. Nội địa: sản xuất các mặt hàng chính: chăn, drap, gối, sản phẩm nhồi bông,
quần áo các loại…. Sản phẩm được phân phối thông qua hệ thống siêu thị Sai gon
Co.op, Big C, Megamart, Vinmart, Lotte, Trung tâm thời trang Vinatex; bán hàng
online trên hệ thống Adayroi, Tiki, …; hệ thống Đại lý, Cửa hàng trên cả nước.
Công ty tăng cường công tác tiếp thị qua các Hội chợ Hàng Việt, Hội chợ hàng Việt
Nam chất lượng cao, tổ chức bán hàng trực tiếp cho người lao động thông qua tổ
chức Công đoàn và Đoàn Thanh niên, quảng cáo trên báo, đài truyền hình … Công
ty xây dựng và từng bước đưa thương hiệu cao cấp vào hệ thống kinh doanh nội địa
trên cơ sở nghiên cứu mặt hàng mới sản xuất bằng nguyên phụ liệu chất lượng tốt
hơn, mặt hàng thêu, mặt hàng chăn-drap-gối trẻ em với nhiều hình ảnh mới lạ, vui
nhộn… nhằm đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh. Nguyên liệu sản xuất hàng nội địa
được Công ty nhập khẩu và mua từ các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất trong
nước. Doanh thu nội địa chiếm 50% tổng doanh thu của Công ty.
Hệ thống Showroom của Công ty chuyên nghiệp, đẹp và hiện đại, bao gồm:
- 6 Showroom ở Thành phố Hồ Chí Minh
- 1 Showroom ở Hà Nội
- 1 Showroom ở Bình Dương
- 1 Showroom ở Cần Thơ
- 1 Showroom ở Cà Mau
11

2.2.2. Cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao
động của Công ty Cổ Phần May Quốc Tế Thắng Lợi

- Nghiên cứu và phát triển công nghệ: Công ty cần đầu tư vào việc nghiên cứu
và phát triển công nghệ mới để cải tiến quá trình sản xuất. Công nghệ mới sẽ giúp
giảm thời gian sản xuất, tối đa hóa sử dụng nguyên vật liệu và tăng hiệu quả lao
động.
-Đào tạo lao động về kỹ năng vận hành máy móc, quy trình sản xuất và quản
lý hiệu quả sẽ giúp nâng cao năng suất lao động và tăng khả năng đáp ứng yêu cầu
của khách hàng.
-Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Công ty cần tối ưu hóa quy trình sản xuất để
giảm thiểu thời gian sản xuất và sử dụng nguyên vật liệu. Công ty cũng cần tăng
tính linh hoạt trong quá trình sản xuất để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
-Tổ chức tốt phong trào thi đua sản xuất kinh doanh, tổng kết khen thưởng
động viên kịp thời các đơn vị, cá nhân hoàn thành vượt mức kế hoạch, đạt thành
tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh.
-Không ngừng tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm
nhằm đáp ứng yêu cầu đơn hàng.
-Sắp xếp mặt bằng nhà xưởng, củng cố hệ thống quản lý, thực hiện tốt các
chính sách đối với người lao động để khách hàng kiểm xưởng đạt yêu cầu, Công ty
nhận được những đơn hàng và ổn định;
-Tăng cường công tác tuyển dụng để tăng thêm lao động may;
-Hoàn thiện quy chế tiền lương, tiền thưởng khuyến khích người lao động
phấn khởi làm việc;
-Thường xuyên phân loại hàng tôn kho để xác định mặt hàng nào chậm luân
chuyển nhằm định hướng sản xuất cho phù hợp, giảm hàng tồn.
2.2.3. Phân hóa những người sản xuất thành những người giàu, người
nghèo một cách tự nhiên của Công ty Cổ Phần May Quốc Tế Thắng Lợi
 Những khó khăn của công ty
12

Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong các năm tới có rất nhiều khó
khăn: dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, thu nhập của người dân bị ảnh
hưởng, sức mua nội địa giảm, giá gia công, giá bán hàng tăng không kịp tốc độ tăng
chi phí, tiền thuê nhà xưởng cao, lao động ngày càng giảm, khó tuyển lao động
may, lạm phát tăng cao,...
Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu đầu vào biến động khó lường, hàng may mặc
nội địa phải cạnh tranh quyết liệt với hàng nhập khẩu và các thương hiệu khác hay
các loại chi phí lương, bảo hiểm cho người lao động tăng theo quy định của pháp
luật và khó khăn trong việc tuyển thêm nhân lực ngành may cũng đã phần nào ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
 Thuận lợi
Được tách ra theo ngành May của CTCP Dệt May Thắng Lợi, CTCP May
Quốc tế Thắng Lợi hoàn toàn có được nền tảng hoạt động và các giá trị kinh doanh
chính, đồng thời, thị phần cũng như giá trị thương hiệu cũng đang dần được khẳng
định. Hơn nữa, Công ty có kế hoạch hoạt động rõ ràng và cụ thể, trong đó, công tác
khai thác thị trường được triển khai tốt, thúc đẩy phát triển các đơn hàng xuất khẩu,
phân phối sản phẩm thông qua hệ thống siêu thị Sai gon Co.op, Big C, Megamart,
Vinmart, Lotte, Trung tâm thời trang Vinatex; các hệ thống bán hàng online; mở
các Đại lý, Cửa hàng. Từ đó, trong quá trình hoạt động Công ty có thể hoàn thành
các kế hoạch kinh doanh, giữ vững và phát huy các thị trường tiêu thụ vốn có cũng
như mở rộng các thị trường tiềm năng.
 Vị thế của công ty so với các công ty cùng ngành
Ngành dệt may là một trong các ngành xuất khẩu trọng tâm của Việt Nam,
đồng thời cũng là ngành có số lượng doanh nghiệp khá lớn. Do đó, mức độ cạnh
tranh trong ngành rất cao, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ lẻ và doanh nghiệp
đang trong giai đoạn phát triển. CTCP May Quốc tế Thắng Lợi thuộc doanh nghiệp
dệt may vừa và nhỏ, cạnh tranh trong ngành không chỉ đến từ các doanh nghiệp
trong nước mà còn cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI. Công ty đã có những đóng
góp tích cực cho ngành Dệt May Việt Nam: - Công ty được Bộ Công thương tặng
13

Bằng khen là tập thể có thành tích xuất sắc trong 5 năm liên tục (2008 - 2012), được
Bộ Công thương tặng Cờ Thi đua là đơn vị có thành tích xuất sắc trong SXKD và
các mặt công tác khác năm 2013, năm 2014. - Công ty được Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động
SXKD và đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển cộng đồng doanh nghiệp Việt
Nam trong các năm 2012, 2013, 2014, 2016. - Năm 2014 Cộng ty được Hiệp hội
Dệt May Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đạt danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu
Ngành Dệt May Việt Nam lần VIII (2010-2013) về chiếm lĩnh thị trường nội địa tốt
- thương hiệu mạnh - có mặt hàng khác biệt cao”. - Năm 2013 Công ty được Ủy ban
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận đạt danh hiệu “Doanh
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tiêu biểu”. - Công ty được cấp Giấy chứng nhận
đạt danh hiệu “ Hàng Việt Nam chất lượng cao” liên tục từ năm 1997 đến nay.
Công ty ngày càng nỗ lực hoạt động, thay đổi các chiến lược kinh doanh cho phù
hợp tình hình thị trường và huy động tối đa công suất sản xuất, nâng cao chất lượng
sản phẩm… để tạo doanh thu cho Công ty và đóng góp vào sự phát triển chung của
ngành Dệt May Việt Nam. Nhiều năm liền đạt được danh hiệu HVNCLC do người
tiêu dùng bình chọn, toàn thể Cán bộ - Công nhân viên Công ty không ngừng nỗ
lực, tận tâm với từng sản phẩm làm ra. Chúng tôi luôn mong muốn mang đến cho
khách hàng những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng và cung cấp cho thị trường
những sản phẩm chăn drap gối chất lượng, an toàn, giá cả cạnh tranh.

Việc nhận được danh hiệu này đã trở thành truyền thống đáng tự hào của Chăn
Drap Gối Thắng Lợi, liên tục sáng tạo, không ngừng phát triển để sản phẩm Việt tự
tin chinh phục thị trường trong nước, vươn tầm châu lục.

 Các mục tiêu chủ yếu của công ty

- Tăng cường công tác tuyển dụng để tăng thêm lao động phát triển sản xuất
kinh doanh;

- Căn cứ tình hình lao động, thực hiện bố trí tận dụng mặt bằng nhà xưởng,
chuyên môn hóa mặt hàng, đầu tư bổ sung máy chuyên dùng… nhằm tăng năng
14

suất lao động, giảm chi phí, nâng cao thu nhập cho người lao động cũng như đạt
được hiệu quả lợi nhuận cho Công ty;

- Mở rộng hệ thống phân phối hàng nội địa thông qua các hệ thống siêu thị,
cửa hàng, chi nhánh, đại lý và bán hàng qua mạng;

- Hợp tác với Tập đoàn nước ngoài xây dựng và phát triển dòng sản phẩm
chăn – drap – gối trung và cao cấp tại thị trường Việt Nam;

- Tăng cường công tác nghiên cứu và phát triển mặt hàng mới.

 Chiến lược phát triển trung và dài hạn

- Tăng cường công tác marketing, phát triển đơn hàng FOB, ổn định thị trường
xuất khẩu với các khách hàng truyền thống, đồng thời mở rộng xuất khẩu sang các
thị trường khác;

- Sắp xếp mặt bằng nhà xưởng và củng cố hệ thống quản lý, thực hiện tốt các
chính sách đối với người lao động để khách hàng kiểm xưởng đạt yêu cầu, Công ty
nhận được những đơn hàng lớn và ổn định;

- Từng bước phát triển thương hiệu cao cấp trên cơ sở nghiên cứu mặt hàng
mới sản xuất bằng nguyên phụ liệu chất lượng tốt hơn, mặt hàng thêu, mặt hàng
chăn – drap – gối trẻ em với nhiều hình ảnh mới lạ, đẹp,...;

- Cập nhật thông tin nhanh chóng và chính xác, tăng cường hình ảnh sản phẩm
quảng cáo trên website Công ty, marketing online và phát triển kinh doanh bán hàng
qua mạng;

- Đưa hàng ra các đơn vị bên ngoài may gia công hàng xuất khẩu để tăng
doanh thu và lợi nhuận;

- Duy trì việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, đồng thời phối
hợp với các cơ quan chức năng để đảm bảo công tác an ninh chính trị, trật tự xã hội,
an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, ...
15

Trong thời gian sắp tới, ngành Dệt May Việt Nam được hưởng lợi từ việc các
hiệp định FTA có hiệu lực và việc chuyển dịch công đoạn sản xuất hàng may mặc
từ Trung Quốc đến các quốc gia có chi phí nhân công rẻ hơn, điều này sẽ mở ra cơ
hội và không gian phát triển rộng lớn hơn cho Công ty, đồng thời cũng tạo ra nhiều
thách thức bởi sự đa dạng của thị trường cung – cầu và những thay đổi của tiêu
chuẩn ngành do hội nhập mang lại.
16

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu trên đã định hướng đúng đắn việc cần làm, phải làm trong tương
lai để góp phần giảm thiểu những rủi ro, thiệt hại của tai nạn giao thông. Đồng thời,
những gì thiếu sót, chưa nghiêm chỉnh của pháp luật thì chỉ còn cách chỉnh sửa hoặc
dẹp bỏ đi. Phải áp dụng luật nghiêm đối với các trường hợp không hợp đó là thu hồi
bằng lái xe vĩnh viễn, tăng án phạt với các hình thức vi phạm, án phạt phải tỉ lệ thuận
với mức độ sai phạm gây ra. Trong khu vực chúng ta có thể học theo nền giao thông
của Nhật và Singapore là những nước có nền giao thông phát triển. Vậy, bên cạnh thay
đổi điều luật, ta còn phải học hỏi nghiêm túc ý thức và văn hóa giao thông của họ để
quyết liệt chống tai nạn giao thông trên mỗi nẻo đường. Triết học Mác – Lênin đã phát
huy hết công dụng của nó trong thực tiễn xã hội này. Chúng ta – những con người hiện
đại của thế kỷ XXI, không thể làm ngơ trước vấn nạn nghiêm trọng này. Dẫu biết rằng
không thể giải quyết tình trạng giao thông trong một sớm một chiều, tuy nhiên cần có
những giải pháp nhất định để ngăn ngừa phần nào hậu quả của nó. Đừng vì một vài
phút nhanh vội mà đổi lấy mạng sống vô giá của con người.
Một trong những vấn nạn lớn rung lên hồi chuông cảnh báo bởi nó liên quan
trực tiếp đến tính mạng con người. Hiện nay dù số vụ tai nạn giao thông đã giảm
nhưng vẫn đang ở mức báo động. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn giao thông, chúng
ta cần cải thiện ý thức của người dân, nâng cao trách nhiệm và tinh thần làm việc
nghiêm túc của cán bộ và không ngừng cải tiến giao thông Việt Nam. Bên cạnh đó,
mỗi cá nhân cần có tinh thần tự giác chấp hành đồng thời tuyên truyền, tham gia các
hoạt động phổ biến luật giao thông tới những người xung quanh. An toàn giao thông là
hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội. Thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai
của đất nước, cần có những suy nghĩ đúng đắn thực hiện những giải pháp thiết thực để
góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. An toàn là bạn, tai nạn là thù. Là sinh viên,
nhất định phải ý thức được trách nhiệm ấy.
17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2013), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác-Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội .
3. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tập 3.
4. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tập 17.
5. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tập 20.
6. C.Mác và Ph.Ăngghen (1997), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tập 37.
7. https://maythangloi.com.vn/detail-article/63e2f98b30762e5f096e4c4e

You might also like