You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

……….***……….

TIỂU LUẬN
MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Đề tài: Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng
hóa tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng sản xuất thừa.
Tình trạng khủng hoảng sản xuất thừa ở một số
nước tư bản phát triển và liên hệ tới Việt Nam

Họ và tên: Trần Thị Kim Ngân


Lớp: TRI115(GD2-HK2-2223).4
MSSV: 2211820052 STT: 61
GVHD: ThS. Đặng Hương Giang

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2023


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I. Sơ lược về nền sản xuất hàng hóa giản đơn..........................................1
1. Sản xuất hàng hóa là gì?...............................................................1
2. Hàng hóa là gì?.............................................................................3
II. Hai thuộc tính của hàng hóa.................................................................5
1. Giá trị sử dụng của hàng hóa.......................................................5
2. Giá trị của hàng hóa......................................................................6
3. Mối quan hệ giữa giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa..........8
4. Nguồn gốc tạo dừng từng thuộc tính của hàng hóa....................9
III. Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hóa giản đơn.................10
IV. Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất giản đơn chứa đựng khả năng
sản xuất thừa trong chủ nghĩa tư bản.....................................................13
1. Khủng hoảng thừa trong chủ nghĩa tư bản...............................13
2. Một số cuộc khủng hoảng sản xuất thừa ở các nước tư bản....14
V. Liên hệ Việt Nam...................................................................................15
1. Tình trạng “sản xuất thừa” ở một số nơi...................................15
2. Nguyên nhân và đề xuất giải pháp.............................................16
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình phát triển hàng nghìn năm của nền văn minh nhân loại đã
chứng tỏ rằng, khi xã hội càng phát triển thì vai trò của sản xuất hàng hóa
lại càng quan trọng. Khi xã hội phân công lao động và tồn tại sự tách biệt
tương đối về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất thì sản xuất hàng hóa
xuất hiện, đáp ứng nhu cầu của mỗi cá nhân trong xã hội, khẳng định ưu
thế tích cực vượt trội so với nền sản xuất tự cung tự cấp trước đó.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu về hàng hóa và các thuộc tính của nó
là điều vô cùng cần thiết để giải thích lịch sử và đưa ra các định hướng cho
tương lai của một nền kinh tế. Hàng hóa tồn tại hai thuộc tính là giá trị và
giá trị sử dụng, chúng tồn tại song hành, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với
nhau. Một vật được gọi là hàng hóa nếu có cả hai thuộc tính đó, thiếu một
thuộc tính thì không thể gọi là hàng hóa. Tuy nhiên, trong quá trình sản
xuất và trao đổi hàng hóa, hai thuộc tính này luôn tiềm ẩn nguy cơ làm xuất
hiện khủng hoảng kinh tế thừa.
Trong bối cảnh hiện nay, khủng hoảng sản xuất thừa đang là một vấn
đề được quan tâm rất nhiều trong nền kinh tế toàn cầu. Vấn đề này đã và
đang diễn ra ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, và có thể gây ra
những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của một nền kinh tế, một quốc
gia. Vì thế, em đã chọn đề tài “Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng
hóa tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng sản xuất thừa. Tình trạng khủng
hoảng sản xuất thừa ở một số nước tư bản phát triển và liên hệ tới Việt
Nam” làm đề tài tài tiểu luận môn Kinh tế Chính trị Mác Lê-nin của mình.
Việc nghiên cứu này giúp em hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế hiện và
tương lai của một quốc gia nếu xảy ra khủng hoảng sản xuất thừa, từ đó có
những phân tích, nhận định đúng đắn hơn. Bài tiểu luận này của em còn sơ
sài và nhiều thiếu sót. Em rất mong các thầy cô thông cảm và giúp đỡ em.
Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG

I. Sơ lược về nền sản xuất hàng hóa giản đơn


1. Sản xuất hàng hóa là gì?

Lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại cho tới hiện nay đang
trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế là sản xuất tự cung tự cấp và sản xuất hàng
hóa. Thông qua quá trình so sánh hai nền sản xuất này, chúng ta sẽ thấy
được những nét cơ bản về nền sản xuất hàng hóa, từ đó biết được mâu
thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hóa giản đơn.

- Khái niệm:

Sản xuất hàng hoá là quá trình sản xuất hàng hóa để bán trên thị
trường. Trong quá trình sản xuất hàng hoá, các nhà sản xuất sử dụng các
nguồn lực như lao động, vật liệu và máy móc để sản xuất hàng hóa. Sau đó,
hàng hóa được bán trên thị trường để đổi lấy tiền tệ. Sản xuất hàng hoá
thường được thực hiện trên quy mô lớn và có tính chất tập trung.

Sản xuất tự cung tự cấp là quá trình sản xuất hàng hóa để sử dụng
trong nội bộ của gia đình hoặc cộng đồng. Trong quá trình sản xuất tự cung
tự cấp, các nhà sản xuất sử dụng các nguồn lực như lao động, vật liệu và
máy móc để sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, hàng hóa này không được bán
trên thị trường mà được sử dụng trong nội bộ của gia đình hoặc cộng đồng.
Sản xuất tự cung tự cấp thường được thực hiện trên quy mô nhỏ.

- So sánh:

Nội dung Sản xuấy hàng hóa Sản xuất tự cung tự cấp
so sánh (SXHH) (SXTCTC)

Quy mô SXHH thường được thực SXTCTC thường được thực


sản xuất hiện trên quy mô lớn và có hiện trên quy mô nhỏ.

Trang 1
tính chất tập trung

Chất Sản phẩm SXHH thường có Sản phẩm SXTCTC thường


lượng sản chất lượng và hiệu quả sản có chất lượng và hiệu quả
phẩm và xuất cao hơn do được sản sản xuất thấp hơn do được
Hiệu quả xuất trên quy mô lớn và sử sản xuất trên quy mô nhỏ và
sản xuất dụng các công nghệ tiên tiến sử dụng các công nghệ đơn
hơn. giản hơn.

Tác động - SXHH tạo ra sự cạnh tranh - Quy mô nhỏ chủ yếu dựa
đến xã hội ngày càng gay gắt, buộc mỗi vào nguồn lực có sẵn của tự
người sản xuất hàng hóa nhiên, nhu cầu thấp, trình độ
phải năng động trong sản dân trí thấp nên không có
xuất, kinh doanh, phải cạnh tranh, không tạo ra
thường xuyên cải tiến kĩ động lực mạnh mẽ phát triển
thuật, hợp lí hóa sản xuất để khoa học – công nghệ để
tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế có hiệu
nâng cao chất lượng sản quả.
phẩm, nhằm tiêu thụ được
- Sản xuất kém phát triển,
hàng hóa và thu được lợi
mang tính khép kín, sản
nhuận ngày càng nhiều,
phẩm sản xuất ra không đủ
cạnh tranh đã thúc đẩy lực
tiêu dùng vì thế đời sống vật
lượng sản xuất phát triển
chất và tinh thần của người
mạnh mẽ.
lao động thấp, không có điều
- SXHH với năng suất lao kiện để mở rộng hoạt động
động cao, chất lượng hàng giao lưu kinh tế - xã hội giữa
hóa tốt và khối lượng ngày các vùng miền.
càng nhiều, chủng loại đa
dạng và phong phú làm cho

Trang 2
thị trường được mở rộng,
giao lưu kinh tếxã hội giữa
các vùng miền địa phương
và quốc tế, tạo điều kiện
thỏa mãn các nhu cầu vật
chất và tinh thần ngày càng
cao cũng như sự phát triển
tự do và toàn diện của mỗi
thành viên trong xã hội.

2. Hàng hóa là gì?


Trong nền sản xuất hàng hóa tồn tại một phạm trù lịch sử đó chính là
hàng hóa. Xung quanh khái niệm hàng hoá, nhiều nhà kinh tế học đã quan
niệm như sau:
"Những sản phẩm nào mà có thể đổi lấy những sản phẩm khác, đều
là hàng hoá. Tỷ số nhất định theo đó những sản phẩm đó có thể trao đổi
được, là giá trị trao đổi của những sản phẩm đó, hay nếu biểu hiện bằng
tiền thì gọi là giá của những sản phẩm đó". (C. Mác: Lao động làm công
& tư bản)
"Hàng hoá là sự thống nhất giữa giá trị & giá trị sử dụng". (C. Mác:
Tư bản)
"Hàng hoá là gì? Là những sản phẩm đã được làm ra trong một xã
hội gồm những người sản xuất tư nhân ít nhiều phân tán, vậy trước hết đó
là những sản phẩm của tư nhân. Nhưng những sản phẩm tư nhân ấy chỉ trở
thành hàng hoá, khi mà nó được sản xuất ra không phải để cung ứng cho
sự tiêu dùng của những người sản xuất, mà là cho sự tiêu dùng của những
người khác, tức là cho sự tiêu dùng của xã hội; những sản phẩm đó thông
qua sự trao đổi mà vào trong sự tiêu dùng của xã hội". (F. Ăng-ghen:
Chống Đuy-rinh)

Trang 3
Như vậy, từ những ý kiến trên của các nhà kinh tế học chủ nghĩa
Mác-Lê nin, chúng ta có thể định nghĩa tổng quát hàng hoá như sau:
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào
đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
Hàng hóa có thể ở dạng vật thể (hữu hình) hoặc ở dạng phi vật thể
(dịch vụ vô hình).
Khi nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, C. Mác bắt
đầu bằng sự phân tích hàng hóa. Điều này bắt nguồn từ các lý do sau:
 Thứ nhất, hàng hóa là hình thái biểu hiện phổ biến nhất của
của cải trong xã hội tư bản. C.Mác viết: "Trong những xã hội do phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chi phối thì của cải xã hội biểu hiện ra là
một "đống hàng hóa khổng lồ".
 Thứ hai, hàng hóa là hình thái nguyên tố của của cải, là tế bào
kinh tế trong đó chứa đựng mọi mầm mống mâu thuẫn của phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa.
 Thứ ba, phân tích hàng hóa nghĩa là phân tích giá trị - phân
tích cái cơ sở của tất cả các phạm trù chính trị kinh tế học của phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nếu không có sự phân tích này, sẽ không thể
hiểu được, không thể phân tích được giá trị thặng dư là phạm trù cơ bản
của chủ nghĩa tư bản và những phạm trù khác như lợi nhuận, lợi tức, địa tô,
v.v.
Như vậy không phải bất kỳ nền sản xuất nào cũng là sản xuất hàng
hoá. Sản xuất hàng hoá phải là sản xuất để bán; sản xuất để tự cung tự cấp
không phải là sản xuất hàng hoá.
Lịch sử phát triển của xã hội đã từ sản xuất tự cấp, tự túc tiến lên sản
xuất hàng hoá (hay từ kinh tế tự nhiên lên kinh tế hàng hoá). So với nền sản
xuất tự cấp tự túc, sản xuất hàng hoá có những ưu thế hơn hẳn: sản xuất
hàng hoá đã phá huỷ thành trì phong kiến ngàn năm, giải phóng lực lượng

Trang 4
sản xuất, lực lượng lao động và con người ra khỏi sự kìm kẹp của lãnh chúa
phong kiến đặc biệt là ở châu Á với phương thức sản xuất rất trì trệ.
Sản xuất hàng hoá và hàng hoá là những phạm trù lịch sử, xuất hiện
và tồn tại trong xã hội khi có những điều kiện nhất định. Theo quan điểm
của Chủ nghĩa Mác thì nói chung sự tồn tại, ra đời của sản xuất hàng hoá là
do hai nguyên nhân: sự phân công lao động xã hội và chế độ tư hữu về tư
liệu sản xuất. Phân công lao động xã hội là cơ sở của sản xuất hàng hoá;
còn chế độ tư hữu làm cho việc trao đổi sản phẩm mang hình thức trao đổi
hàng hoá. Thiếu một trong hai điều kiện đó thì không có sản xuất và trao
đổi hàng hoá, không có chuyện sản phẩm lao động biến thành hàng hoá.

II. Hai thuộc tính của hàng hóa

1. Giá trị sử dụng của hàng hóa

Giá trị sử dụng của hàng hoá là công dụng của vật phẩm có thể thoả
mãn được nhu cầu nào đó của con người. Như vậy, giá trị sử dụng có thể
trực tiếp thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân của con người, cũng có thể
dùng làm phương tiện để sản xuất ra tư liệu vật chất. Ví dụ: cơm để ăn, áo
để mặc, xe đạp để đi, máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu để sản
xuất…

Chính công dụng của hàng hoá làm cho nó có một giá trị sử dụng.
Đây là thuộc tính có ích của hàng hoá, do tính chất hoá học, vật lý, kiểu
dáng… của hàng hoá qui định.

Giá trị sử dụng của hàng hoá là thuộc tính khách quan tự nhiên của
hàng hoá, do lao động cụ thể của con người tạo ra. Theo đà phát triển của
khoa học-kỹ thuật, con người càng phát hiện ra thêm những thuộc tính mới
của sản phẩm và phương pháp lợi dụng những thuộc tính đó. Lực lượng sản
xuất càng phát triển thì số lượng giá trị sử dụng càng nhiều, càng phong
phú, đa dạng.

Trang 5
Một sản phẩm đã là hàng hoá thì nhất thiết phải có giá trị sử dụng.
Nhưng không phải bất cứ sản phẩm gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng
hoá. Không khí rất cần thiết cho cuộc sống con người, nhưng không phải là
hàng hoá; nước suối, quả dại cũng có giá trị sử dụng, nhưng không phải là
hàng hoá. Đó là vì những vật phẩm đó không phải do loài người sáng tạo
ra. Muốn cho vật phẩm có thể trở thành hàng hoá, nó phải là sản phẩm của
lao động sản xuất ra để bán.

Giá trị sử dụng của hàng hoá có đặc điểm: là giá trị sử dụng không
phải cho người sản xuất trực tiếp mà là cho người khác, cho xã hội. Giá trị
sử dụng đến tay người khác-người tiêu dùng phải thông qua mua-bán.
Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là vật mang trong bản thân nó giá
trị trao đổi của hàng hoá.

2. Giá trị của hàng hóa


Muốn hiểu giá trị hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi.
Giá trị trao đổi biểu hiện trước hết là quan hệ tỉ lệ về số lượng trao
đổi lẫn nhau giữa các giá trị sử dụng khác nhau (tức là tỉ lệ về lượng mà
giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác). Tỷ lệ số lượng của
hàng hoá trao đổi với nhau cũng biểu hiện giá trị trao đổi của hàng hoá.
Ví dụ: 1 rìu trao đổi lấy 20 kg thóc. Tại sao rìu & thóc là hai giá trị
sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi được với nhau? Tại sao lại trao đổi
theo tỉ lệ 1 rìu = 20 kg thóc?
Sở dĩ rìu và thóc trao đổi được với nhau như thế vì giữa chúng có
một cơ sở chung. Cơ sở chung này không phải là thuộc tính tự nhiên của
rìu, cũng không phải là thuộc tính tự nhiên của thóc. Song, cái chung đó
phải nằm ở cả rìu & thóc. Nếu không kể đến thuộc tính tự nhiên của sản
phẩm, thì rìu & thóc đều là sản phẩm của lao động. Để sản xuất ra rìu và
thóc, người thợ thủ công và người nông dân đều phải hao phí lao động. Hao

Trang 6
phí lao động là cơ sở chung để so sánh rìu với thóc, để trao đổi giữa chúng
với nhau.
Sở dĩ phải trao đổi theo một tỉ lệ nhất định, 1 rìu đổi lấy 20 kg thóc,
vì người ta cho rằng lao động hao phí để sản xuất 1 cái rìu bằng lao động
hao phí để sản xuất ra 20 kg thóc. Khi chủ rìu & chủ thóc đồng ý trao đổi
với nhau thì họ cho rằng lao động của họ để sản xuất ra rìu bằng giá trị của
20 kg thóc.
Từ sự phân tích trên, chúng ta có thể khái quát rằng: Hai hàng hoá có
giá trị sử dụng khác nhau có thể trao đổi được với nhau theo một tỉ lệ nhất
định vì giữa chúng có một cơ sở chung đồng nhất. Cái chung ấy đều nằm ở
cả 2 vật bởi chúng đều là sản phẩm của lao động, có cơ sở chung là sự hao
phí sức lao động của con người. Từ đó, chúng ta rút ra kết luận quan trọng:
Giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết
tinh trong hàng hoá.
Giá trị hàng hoá thể hiện lao động hao phí để sản xuất hàng hoá.
Những tư liệu vật chất hữu dụng mà không cần hao phí lao động như không
khí thì không có giá trị. Sản phẩm nào mà không chứa lao động của con
người, thì không có giá trị. Vàng, kim cương có giá trị cao, vì phải tốn
nhiều lao động mới sản xuất được chúng. Nhiều hàng hoá lúc đầu đắt,
nhưng sau nhờ tiến bộ kĩ thuật làm giảm số lượng lao động hao phí để sản
xuất ra chúng thì lại trở nên rẻ hơn. Việc hàng hoá trở nên rẻ hơn phản ánh
sự giảm giá trị hàng hoá, giảm bớt số lượng lao động hao phí để sản xuất ra
hàng hoá. Lao động hao phí để SX ra hàng hoá tăng thì giá trị hàng hoá
tăng & ngược lại. Như vậy, cũng có nghĩa là khi giá trị thay đổi thì giá trị
trao đổi cũng thay đổi. Giá trị là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao
đổi chính là hình thức biểu hiện của giá trị.
Phần trên đã nói, khi những người sản xuất đồng ý trao đổi hàng hoá
với nhau thì điều đó có nghĩa là họ cho rằng lao động hao phí để sản xuất ra

Trang 7
hàng hoá của người này bằng của người kia. Thực chất của hoạt động trao
đổi là sự so sánh lao động giữa những người sản xuất với nhau. Vì vậy, giá
trị biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá. Quan
hệ giữa người với người không còn là quan hệ "thuần tuý", mà nó đã được
thay thế bằng quan hệ giữa vật với vật.
Giá trị là một phạm trù lịch sử, nó gắn liền với nền kinh tế hàng hoá.
Chừng nào còn sản xuất & trao đổi hàng hoá thì còn tồn tại phạm trù giá
trị.
Nội dung của khái niệm hàng hoá như trên khác với khái niệm giá trị
mà chúng ta thường gặp trong đời sống. Hàng ngày, chúng ta có thể nói:
quyển sách rất có giá trị, tức là quyển sách hay; không khí rất có giá trị, tức
là không khí rất cần thiết cho cuộc sống hay là có giá trị sử dụng. Còn
trong kinh tế chính trị học, giá trị là lao động xã hội của người sản xuất
hàng hoá kết tinh trong hàng hoá, là quan hệ sản xuất giữa những người
sản xuất hàng hoá.
Giá trị sử dụng và giá trị là hai thuộc tính của hàng hoá. Hàng hoá
được thể hiện như là sự thống nhất chặt chẽ, nhưng lại mâu thuẫn giữa hai
thuộc tính này.
3. Mối quan hệ giữa giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa
Trong mỗi hình thái kinh tế – xã hội, sản xuất hàng hoá có bản chất
khác nhau, nhưng hàng hoá đều có 2 thuộc tính: Giá trị và giá trị sử dụng, 2
thuộc tính này thống nhất với nhau, nhưng là sự thống nhất của 2 mặt đối
lập.
 Mặt thống nhất: Hai thuộc tính này tồn tại đồng thời trong một
sản phẩm, hàng hóa. Phải có đủ hai thuộc tính này sản phẩm, vật phẩm đó
mới được gọi là hàng hóa. Nếu thiếu một trong hai thuộc tính, thì sản
phẩm, vật phẩm không được coi là hàng hóa.

Trang 8
 Mặt mâu thuẫn: Người sản xuất làm ra hàng hóa để bán, mục
đích của họlà mặt giá trị (tức là lợi nhuận) chứ không phải là giá trị sử
dụng. Trong tay người bán có giá trị sử dụng, tuy nhiên cái mà họ quan tâm
là giá trị hàng hóa. Ngược lại, đối với người mua, họ lại rất cần giá trị sử
dụng. Nhưng để có giá trị sử dụng, trước hết họ cần thực hiện giá trị hàng
hóa sau đó mới có thể chi phối giá trị sử dụng. Vì vậy mâu thuẫn giữa hai
thuộc tính này chính là “quá trình thực hiện giá trị sử dụng và giá trị hàng
hóa là hai quá trình khác nhau về thời gian và không gian. Quá trình thực
hiện giá trị được thực hiện trước (trên thị trường), quá trình thực hiện giá trị
sử dụng diễn ra sau (trong tiêu dùng). Nếu giá trị của hàng hóa không được
thực hiện thì sẽ dẫn đến khủng hoảng sản xuất.”
4. Nguồn gốc tạo dừng từng thuộc tính của hàng hóa
Tính chất hai mặt của hàng hoá là do tính chất hai mặt của lao động
sản xuất ra hàng hoá quyết định. Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính
chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá: Lao động cụ thể và Lao động
trừu tượng.
 Lao động cụ thể là lao động có ích, dưới hình thức cụ thể của
những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Nhờ lao động cụ thể thấy sự
khác nhau giữa những người lao động sản xuất hàng hoá. Mỗi lao động cụ
thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định; nó tồn tại vĩnh viễn cùng với sản
xuất và tái sản xuất xã hội, không phụ thuộc vào bất cứ hình thái kinh tế -
xã hội nào.
 Lao động trừu tượng là sự hao phí sức thần kinh, sức bắp thịt
của người sản xuất hàng hoá. Nhờ lao động trừư tượng ta thấy được sự
giống nhau giữa những người lao động sản xuất hàng hoá. Lao động trừu
tượng tạo ra giá trị hàng hoá, nó là một phạm trù lịch sử gắn với sản xuất
hàng hoá. Vì vậy giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất
kết tinh trong hàng hóa. Lao động trừu tượng là cơ sở để so sánh, trao đổi
các giá trị sử dụng khác nhau.

Trang 9
Trước C. Mác, D. Ricardo cũng đã thấy được các thuộc tính của
hàng hóa nhưng lại không thể lý giải được vì sao hàng hóa lại có hai thuộc
tính đó. Vượt lên so với lí luận của D. Ricardo, C. Mác là người đầu tiên
phát hiện ra rằng cùng một hoạt động lao động nhưng hoạt động lao động
đó có tính hai mặt. Việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất
hàng hoá có ý nghĩa rất to lớn, đem lại cho lý luận giá trị - lao động một cơ
sở khoa học thực sự.

III. Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hóa giản đơn

- Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính:

Cơ sở so sánh Giá trị Giá trị sử dụng

Mục đích Người sản xuất Người tiêu dùng

Thời gian thực hiện Được thực hiện trước Được thực hiện sau

Không gian Trên thị trường, trong Trong quá trình tiêu
quá trình trao đổi, mua dùng
bán

Đồng nhất về chất Có đồng nhất về chất Không đồng nhất về


chất

- Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá vừa là lao động cụ
thể vừa là lao động trừu tượng có quan hệ với tính chất tư nhân và tính chất
xã hội của lao động sản xuất hàng hoá.

Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, người sản xuất sản xuất cái
gì, sản xuất bao nhiêu là việc riêng của mỗi người, không ai có quyền can
thiệp vào. Họ là người sản xuất độc lập. Lao động sản xuất của họ, do đó
có tính chất tư nhân và lao động cụ thể của họ là biểu hiện của lao động tư

Trang 10
nhân của họ. Đồng thời, lao động của người sản xuất hàng hoá lại là lao
động xã hội, là một bộ phận của toàn bộ lao động xã hội trong sự phân
công lao động xã hội. Sự phân công lao động xã hội tạo ra mối liên hệ gắn
bó những người sản xuất hàng hoá với nhau. Người này sản xuất ra để cho
người khác dùng, và ngược lại, họ cần sản phẩm của người khác. Những
người sản xuất hàng hoá làm việc cho nhau, thông qua việc trao đổi hàng
hoá nên phải quy lại các loại lao dộng cụ thể thành lao động trừu tượng. Do
đó lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội.

Trong nền sản xuất dựa trên chế độ tư hữu, tính chất xã hội của
người lao động, của người sản xuất hàng hoá có thể được xã hội chấp nhận
và cũng có thể không được xã hội thừa nhận, không bán được hàng hoá thì
có nghĩa là không được xã hội thừa nhận.

Tóm lại, một mặt do có phân công lao động xã hội nên có trao đổi và
có lao động xã hội; lao động xã hội biểu hiện thành lao động trừu tượng và
lao động trừu tượng tạo ra giá trị. Mặt khác, do có chế độ tư hữu nên có lao
động tư nhân; lao động tư nhân biểu hiện thành lao động cụ thể, và lao
động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng.

Trong nền sản xuất hàng hoá, giữa lao động tư nhân và lao động xã
hội có mâu thuẫn với nhau. Mâu thuẫn đó là mâu thuẫn cơ bản của nền sản
xuất hàng hoá giản đơn. Mâu thuẫn này biểu hiện ra khi:

- Sản xuất của người sản xuất hàng hoá nhỏ và nhu cầu của xã hội
không ăn khớp với nhau. Hoặc sản xuất không đủ cung cấp cho xã hội,
hoặc sản xuất vượt quá khả năng tiêu thụ của xã hội. Trong trường hợp sản
xuất vượt quá khả năng tiêu thụ của xã hội thì sẽ có một số hàng hoá không
bán được, tức là không thực hiện được giá trị. Sở dĩ có tình hình đó là do
sản xuất dựa trên chế độ tư hữu làm cho người sản xuất không thể biết
được xã hội cần những gì và cần bao nhiêu.

Trang 11
- Mức tiêu hao lao động cá biệt của người sản xuất hàng hoá không
phù hợp với mức tiêu hao lao động mà xã hội có thể chấp nhận được. Nếu
tiêu hao quá mức, xã hội không có khả năng thanh toán, tất nhiên hàng hoá
sẽ không bán được.

Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội chứa đựng khả năng
sản xuất "thừa" và là mầm mống của mọi mâu thuẫn của kinh tế hàng hoá
trong tiến trình phát triển của lịch sử.

 Mâu thuẫn tiềm ẩn trong nguy cơ khủng hoảng sản xuất thừa:

Mâu thuẫn trong mục đích - Sản xuất vượt quá nhu cầu
xã hội. Tình trạng sản xuất tự phát,
không theo quy hoạch, sản xuất ồ ạt
chạy theo số lượng khi giá lên cao
mà không quan tâm đến quy luật
cung cầu.
- Chỉ chạy theo giá trị sản
phẩm mà không quan tâm, nghiên
cứu, cải tiến sản phẩm phù hợp với
nhu cầu ngày một tăng cao của
người tiêu dùng. Không cạnh tranh
được về giá cả.

Mâu thuẫn trong thời gian Bỏ lỡ khách hàng tiềm năng


(những người có nhu cầu nhưng
chưa có khả năng thanh toán).

Mâu thuẫn trong không gian - Hàng hóa xuất khẩu bị hư hại
trong quá trình vận chuyển và bảo
quản.

Trang 12
- Bán hàng trực tuyến trở nên
phổ biến trong Covid 19 nhưng
tiềm ẩn nguy cơ hình ảnh quảng
cáo sản phẩm khác xa so với đời
thực.

IV. Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất giản đơn chứa đựng khả năng
sản xuất thừa trong chủ nghĩa tư bản
1. Khủng hoảng thừa trong chủ nghĩa tư bản
Khủng hoảng thừa dưới Chủ nghĩa tư bản là khủng hoảng sản xuất
thừa hàng hoá (thừa so với sức mua eo hẹp của quần chúng lao động). Đó
không phải thừa sản phẩm mà là thừa hàng hoá.
“Sản xuất thừa” khi phân tích các cuộc khủng hoảng thường được
các nhà lý luận theo chủ nghĩa cải cách biến thành “tiêu thụ dưới mức”, ý
tưởng cho rằng khối lượng công nhân được trả quá ít để mua lại những gì
họ sản xuất. Điều này dẫn đến chương trình thuyết phục các nhà quản lý
khôn ngoan và các nhà tư bản có liên quan thúc đẩy lợi ích cá nhân của họ
bằng cách trả nhiều tiền hơn cho công nhân; khi đó người lao động sẽ có
thể tiêu dùng và mua sắm nhiều hơn, và do đó các cuộc khủng hoảng sẽ
được ngăn chặn hoặc giảm nhẹ.
Có những vấn đề nan giải với một lý thuyết như vậy. Trước hết, như
Marx đã chỉ ra, các cuộc khủng hoảng nảy sinh do mức lương lao động cao
theo chu kỳ chứ không phải thấp. Đồng thời, phần lớn những gì được sản
xuất và sản xuất quá mức dưới chủ nghĩa tư bản là phương tiện sản xuất,
không chỉ đơn giản là hàng hóa dành cho tiêu dùng của tầng lớp lao động:
ngay cả những công nhân được trả lương cao nhất cũng không mua thiết bị
sản xuất. Thứ ba, mức tiêu thụ dưới mức của quần chúng - theo nghĩa là họ
không có khả năng chi trả đầy đủ các loại hàng hóa cần thiết cho một mức

Trang 13
sống thoải mái - là một hằng số của cuộc sống dưới chủ nghĩa tư bản thông
qua cả bùng nổ và phá sản. Nếu tiêu thụ dưới mức là nguyên nhân của
khủng hoảng, thì khủng hoảng sẽ không mang tính chu kỳ mà là vĩnh viễn.
Sản xuất thừa thể hiện những mâu thuẫn cần thiết của một hệ thống
có khả năng tạo ra sự phong phú thực sự, nhưng theo đó chính tiềm năng
đó lại gây ra sự đổ vỡ mỗi khi nó tích tụ. Trong kỷ nguyên cổ điển của chủ
nghĩa tư bản công nghiệp, chu kỳ phản ánh vai trò tiến bộ ban đầu của hệ
thống. Cuộc đấu tranh giai cấp buộc các nhà tư bản phải nâng cao năng
suất, tích lũy ngày càng nhiều tư liệu sản xuất và do đó sản xuất ra những
hàng hóa hữu ích với giá rẻ hơn. Lần đầu tiên trong lịch sử, sự khan hiếm -
cùng với tất cả sự nghèo khổ đặc hữu, nạn đói, chiến tranh và bệnh dịch -
không còn là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống con người.
2. Một số cuộc khủng hoảng sản xuất thừa ở các nước tư bản
Sự mất cân đối giữa bộ máy sản xuất quá lớn với thị trường tiêu thụ
bị hạn chế dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1920-1921. Tuy ngắn nhưng
cuộc khủng hoảng này dữ dội hơn tất cả các cuộc khủng hoảng trước kia. Ở
Anh, trong lần khủng hoảng 1907-1908 gang sụt 11%, thép sụt 18,8%
nhưng trong cuộc khủng hoảng 1920-1921 gang sụt 67,4%, thép sụt 59,2%.
Ở Mỹ, trong lần khủng hoảng 1907-1908 gang sụt 38,2%, thép sụt 40% thì
đến năm 1920-1921 gang sụt 54,8%, thép sụt 53,1%.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 là một cuộc đại suy thoái
kinh tế bùng nổ ở Mỹ rồi nhanh chóng lan sang các quốc gia khác, gây ra
một tác động vô cùng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng
bắt nguồn từ các nước tư bản với việc chạy đua sản xuất hàng loạt sản
phẩm và hàng hoá số lượng lớn, mong đạt được lợi nhuận khổng lồ. Từ đó,
người dân không tiêu thụ hết dẫn tới thừa ế sản phẩm và hàng hoá tràn lan,
tạo nên sự mất cân bằng giữa cung và cầu, tiền mất giá, tài chính đi xuống

Trang 14
trầm trọng. Đồng thời, làm các quan hệ giữa các quốc gia xấu đi, nhiều
xích mích và tranh chấp quyền lợi xảy ra.
Về bản chất, cuộc khủng hoảng này xảy ra bởi các nước tư bản đuổi
theo lợi nhuận, vì thế sản xuất sản phẩm và hàng hoá một cách ồ ạt. Tuy
nhiên, sức mua của người dân lại giảm sút vì quần chúng quá nghèo khổ.
Đây được xem là cuộc rủi ro khủng hoảng thừa, trái ngược với cuộc khủng
hoảng tài chính năm 1919 - 1924, được xem là cuộc khủng hoảng thiếu.
Nước Mỹ chạy đua ồ ạt sản xuất các mặt hàng nhưng khó tiêu thụ, ế hàng
tràn lan. Sản lượng công nghiệp bị giảm sút 50% vì trì trệ với gang thép
giảm 75%, ô tô giảm 90%. Hàng loạt xí nghiệp lớn phá sản, nông dân thất
thu nghèo khổ.
Cuộc khủng hoảng này cũng ảnh hưởng đến hàng loạt các nước tư
bản khác. Các nước như nước Anh, Pháp cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Pháp kéo dài khủng hoảng từ năm 1930 - 1936 với công nghiệp giảm 30%,
nông nghiệp 40%, thu nhập quốc dân giảm 30%.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 thực chất xuất phát
từ sự tham lam, tàn độc của đế quốc và thực dân. Sản xuất của chủ nghĩa tư
bản tăng lên quá nhanh trong giao đoạn ổn định nhưng nhu cầu và sức mua
của người dân lại không tăng tương ứng, khiến hàng hoá ế thừa dẫn tới suy
thoái trong sản xuất. Cụ thể, khả năng sản xuất vượt quá khả năng tiêu thụ
thực tế, một phần lớn thu nhập quốc dân lại chỉ thuộc về một số ít người.
Lợi nhuận của công ty tăng, trong khi người lao động không được nhận
phần xứng đáng, không có khả năng mua hàng hoá do chính họ sản xuất.
Trung Quốc tiến hành tái cơ cấu ngành sắt thép trong bối cảnh ngành
công nghiệp sản xuất thép của Thế giới đang trải qua một cuộc khủng
hoảng dư thừa sản lượng, kéo dài và tồi tệ. Giá thép thế giới đang ở mức
thấp nhất trong 12 năm. Sản lượng thép các loại tiêu thụ tại thị trường

Trang 15
Trung Quốc năm ngoái chỉ đạt 668 triệu tấn, có nghĩa là còn tồn kho hơn
130 triệu tấn. (Số liệu 2016).

V. Liên hệ Việt Nam


1. Tình trạng “sản xuất thừa” ở một số nơi
Miền Nam dư thừa nhiều loại nông sản (2021).
Riêng vựa heo của tỉnh Đồng Nai mỗi ngày xuất ra thị trường gần
10.000 con, trong đó tiêu thụ nội tỉnh chỉ trên 1.300 con (15%), còn lại xuất
ra thị trường các tỉnh và TP.HCM (85%). Lượng gà thịt của Đồng Nai xuất
ra thị trường mỗi ngày khoảng 100.000 con, tiêu thụ nội tỉnh chỉ 5%, phần
95% cung cấp cho TP.HCM và các tỉnh.
Theo báo cáo từ các doanh nghiệp, đến ngày 25/7, lượng thịt gia súc,
gia cầm cung cấp cho TP.HCM tương đối ổn định. Tuy nhiên nhu cầu tiêu
thụ có giảm so với trước thời gian thực hiện giãn cách.
Sản lượng rau màu toàn miền Nam dự kiến từ nay đến cuối năm là
5,7 triệu tấn, tính tổng cộng 19 tỉnh mỗi tháng cung cấp bình quân cho thị
trường 560 - 600 ngàn tấn rau.
Riêng Đồng bằng sông Cửu Long mỗi tháng cung cấp cho thị trường
433 nghìn tấn rau củ, chủ yếu cho tiêu thụ nội địa với khoảng 18 triệu
người vùng Đồng bằng sông Cửu Long và 10 triệu người ở TP.HCM.
Hiện nay, tổng năng lực sản xuất của ngành thép Việt Nam đạt
khoảng hơn 30 triệu tấn/năm, nhưng hoạt động của các nhà máy chỉ hơn
80% công suất thiết kế, đạt hơn 25 triệu tấn (năm 2019) với mức tiêu thụ
gần 21 triệu tấn. Như vậy, thực tế cung vượt cầu khoảng chín triệu tấn/năm.
2. Nguyên nhân và đề xuất giải pháp
Ở nước ta hiện nay lao động thủ công còn chiếm ưu thế trong sản
xuất, năng suất lao động còn thấp do đó giá trị của hàng hoá còn cao, hạn
chế rất nhiều sức mua của xã hội. Mặt khác do kỹ thuật sản xuất còn thấp
kém, các nghành nghề chưa phát triển nhiều, cơ sở nguyên liệu không ổn

Trang 16
định nên giá trị sử dụng còn nghèo nàn và phẩm chất còn kém. Đó là một
mâu thuẫn khá lớn trong điều kiện nước ta hiện nay. Để hạn chế tối đa mầm
mống của sản xuất thừa thì trước khi sản xuất chúng ta phải chú ý đến nhu
cầu của thị trường, quan tâm đến nguyện vọng cũng như mong muốn của
người mua. Khi sản xuất đã vượt quá nhu cầu thì cần phải kích cầu, ngừng
mở rộng sản xuất, tập chung vào phát triển quảng cáo, tiếp thị...Giải quyết
tốt khâu lưu thông phân phối bằng cách mở rộng các luồng hàng lưu thông,
quy định đúng đắn mức tiêu dùng hợp lý của người sản xuất, giải quyết hợp
lý mối quan hệ giữa tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; đồng thời cũng
phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm cách làm cho giá trị của hàng hoá
giảm, nâng cao mức sống của người dân, từ đó sức mua sẽ tăng. Chúng ta
cũng cần phải nắm vững những thuộc tính của hàng hóa để tránh được
những rủi ro về kinh tế:
- Về giá trị sử dụng của hàng hóa:
Đối với nền kinh tế nước ta, sản xuất phải chú trọng đến chất lượng
của hàng hóa, mang lại giá trị sử dụng tốt, đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng
hàng hóa. Giá trị sử dụng phải làm cho hàng hóa tốt, bền, đẹp, có nhiều
công dụng, tính năng. Hiện nay, việc sản xuất hàng hóa ở Việt Nam về cơ
bản đã đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn
chưa đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Vì vậy, để
sản xuất hàng hóa ngày càng nâng cao giá trị sử dụng thì chúng ta cần chú
trọng đến những vấn đề sau:
 Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước. Tìm hiểu về
những xu thế sản xuất hàng hóa trên thị trường trong và ngoài nước.
 Tiếp tục nâng cao tay nghề, chủ động, sáng tạo và linh hoạt
trong việc quản lý, đào tạo nguồn nhân lực cho người lao động.

Trang 17
 Đổi mới trao đổi công nghệ, sử dụng những công nghệ tiên
tiến để tăng năng suất sản xuất và đem đến những hàng hóa có giá trị sử
dụng cao, đáp ứng những nhu cầu của khách hàng.
- Về giá trị trao đổi của hàng hóa:
Để thực hiện được giá trị trao đổi của hàng hóa hay nói cách khác là
muốn bán được hàng hóa sản xuất ra thì cần phải làm cho giá trị cá biệt của
hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội mới có lãi. Do đó để làm được đều này cần
thực hiện những biện pháp như sau:
 Tiến hành đổi mới kỹ thuật công nghệ, sử dụng những công
nghệ tiến tiến vào quá trình sản xuất làm tăng năng suất sản xuất và đem
đến những chất lượng hàng hóa cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng,
đồng thời tối đa hóa chi phí sản xuất làm tăng giá trị trao đổi hàng hóa.
 Hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm các nguồn lực trong sản xuất và
kinh doanh.
 Tăng năng suất lao động.
Tóm lại, để đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng tăng của người
tiêu dùng, thì việc sản xuất hàng hóa cần phải coi trọng cả hai thuộc tính
của hàng hóa để không ngừng cải tiến chất lượng, mẫu mã, nâng cao giá trị
sử dụng và đem đến cho khách hàng giá cả sản phẩm phải chăng, hợp lý
thúc đẩy quá trình trao đổi hàng hóa trên thị trường. Trong nền kinh tế hàng
hóa hiện nay, kinh tế hàng hóa không thể thiếu được vì nó góp phần thúc
đẩy kinh tế, giải quyết việc làm và sự phân công lao động trong xã hội.

Trang 18
KẾT LUẬN
Thông qua việc nghiên cứu, tìm tòi tài liệu để hoàn thành bài tiểu
luận này đẽ giúp em hiểu thêm về nền kinh tế sản xuất hàng hóa, những
mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa và sự tác động của chúng tới
quá trình trao đổi, mua bán. Hàng hóa hiện hữu ở khắp mọi nơi trên thế
giới. Chúng có thể ở dạng hữu hình hoặc vô hình. Cùng với khoa học kĩ
thuật và công nghệ hiện đại hàng hóa đã biến tướng vô cùng đa dạng. Vì
vậy việc nghiên cứu hàng hóa và những thuộc tính của nó là một việc vô
cùng quan trọng và cần thiết. Việc nghiên cứu này giúp đưa ra những giải
pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa cũng như tránh được
những nguy cơ, rủi ro dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Mục đích chính của
bất kể nền kinh tế nào cuối cùng cũng là sản xuất ra hàng hóa đáp ứng nhu
cầu của con người, chính vì thế hàng hóa có vai trò rất quan trọng, ngày
càng được quan tâm phát triển. Quốc gia nào muốn trở thành cường quốc
thì không chỉ chính trị, xã hội vững mạnh mà còn cần một nền kinh tế phát
triển mạnh mẽ.

Trang 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác – Leenin (Dành cho bậc đại học hệ không
chuyên lý luận chính trị), NXB Chính trị Quốc gia Sự Thật, 2021

Phát Đạt, Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933: Đặc điểm, Nguyên
nhân và Hậu quả, https://www.dinhnghia.com.vn/cuoc-khung-hoang-kinh-
te-1929-den-1933-dac-diem-nguyen-nhan-va-hau-qua/, 2022

Khủng hoảng thừa thép trên thế giới, https://baonghean.vn/khung-hoang-


thua-thep-tren-the-gioi-post115042.html, 2016

Chu Khôi, Miền Nam dư thừa nhiều loại nông sản,


https://vneconomy.vn/mien-nam-du-thua-nhieu-loai-nong-san.htm, 2021

Karl Marx, Use Value and Exchange Value,


https://egyankosh.ac.in/bitstream/123456789/80540/1/Unit-2.pdf

Karl Marx and the World Crisis,


https://www.marxists.org/history/etol/newspape/socialistvoice/marx19.html
, Socialist Voice No. 19 (Summer 1983)

You might also like