You are on page 1of 16

MỤC LỤC

NỘI DUNG
I. Lý luận về sản xuất hàng hoá...........................................................................2
1. Sản xuất hàng hoá..........................................................................................2
1.1. Khái niệm.................................................................................................2
1.2. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá.................................................2
1.3. Đặc trưng cơ bản và ưu thế của sản xuất hàng hoá.................................2
1.3.1. Đặc trưng cơ bản..................................................................................2
1.3.2. Ưu thế của sản xuất hàng hoá.............................................................3
2. Các nhân tố và quy luật vận động của kinh tế hàng hoá............................4
2.1. Các nhân tố của kinh tế hàng hoá..........................................................4
2.1.1. Hàng hoá................................................................................................4
II. Thực trạng về phát triển kinh tế hàng hoá tại Việt Nam...........................6
1. Thực trạng......................................................................................................6
1.1. Về tăng trưởng và cơ cấu GDP:.................................................................7
1.2. Thực trạng tăng trưởng các ngành chính:..................................................8
2. Đánh giá thực trạng.....................................................................................11
III. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam:
12
1. Phát triển nguồn nhân lực:..........................................................................12
2. Đổi mới thể chế:............................................................................................12
3. Xây dựng cơ sở hạ tầng:...............................................................................13
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
NỘI DUNG

I. Lý luận về sản xuất hàng hoá


1. Sản xuất hàng hoá
1.1. Khái niệm
Theo C. Mác, sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, những
người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán.
1.2. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá
Sản xuất hàng hoá chỉ ra đời, tồn tại và phát triển khi có đủ hai điều kiện là phân
công lao động xã hội và sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất.
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các ngành,
các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hoá của những người sản
xuất thành các ngành, nghề khác nhau. Mỗi người chỉ sản xuất được một hoặc một
số sản phẩm nhất định nhưng lại có nhu cầu tiêu dùng nhiều sản phẩm khác nhau,
vì lẽ đó, những người sản xuất phải trao đổi sản phẩm với nhau. Đây là điều kiện
cần để sản xuất hàng hoá ra đời, tuy nhiên chưa đủ để sản xuất hàng hoá tồn tại và
phát triển.
Điều kiện thứ hai đảm bảo cho sự ra đời của sản xuất hàng hoá là có sự tách biệt về
mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất. Khi có sự tách biệt này giữa những người sản
xuất độc lập với nhau sẽ phát sinh sự khác biệt về lợi ích, từ đó tất yếu họ phải trao
đổi, mua bán.
Khi tồn tại hai điều kiện nêu trên thì con người không thể dùng ý chí chủ quan để
xoá bỏ nền sản xuất hàng hoá được. Việc cố tình xoá bỏ nền sản xuất hàng hoá sẽ
làm cho xã hội nảy sinh sự khan hiếm và khủng hoảng. Vì lẽ đó, có thể khẳng định
rằng nền kinh tế hàng hoá có ưu thế vượt trội so với nền sản xuất tự cấp tự túc.
1.3. Đặc trưng cơ bản và ưu thế của sản xuất hàng hoá
1.3.1. Đặc trưng cơ bản
Sản xuất hàng hoá có 3 đặc trưng cơ bản như sau:
Thứ nhất, sản xuất hàng hóa dùng để trao đổi, mua bán. Sản xuất hàng hóa là kiểu
tổ chức kinh tế dùng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác thông qua việc
trao đổi, mua bán.
Thứ hai, lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang
tính xã hội.
2
Thứ ba, mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ không phải giá
trị sử dụng.
1.3.2. Ưu thế của sản xuất hàng hoá
So với sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất hàng hóa mang lại nhiều ưu thế vượt trội
như:
Thứ nhất, sản xuất hàng hóa ra đời dựa trên sự phân công lao động xã hội, chuyên
môn hóa sản xuất.
– Khai thác lợi thế về tự nhiên, xã hội, kĩ thuật của từng người, từng cơ sở sản
xuất,…
– Thúc đẩy sự phát triển mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng mở rộng.
– Phá vỡ tính tự cung tư cấp, bảo thủ lạc hậu của mỗi ngành, mỗi địa phương làm
tăng năng suất lao động và nhu cầu xã hội được đáp ứng đầy đủ hơn.
– Khai thác được lợi thế của các quốc gia với nhau.
Thứ hai, quy mô sản xuất không bị giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực mang tính
khép kín của mỗi cá nhân, gia đình,…
– Mở rộng quy mô lớn dựa trên nhu cầu và nguồn lực của xã hội phù hợp với xu
thế thời đại.
– Tạo điều kiện ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất…
– Thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thứ ba, sự tác động của quy luật vốn có của sản xuất và trao đổi hàng hóa là qui
luật giá trị, cung – cầu, cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén,
biết tính toán,…
– Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
– Giảm chi phí sản xuất đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.
Thứ tư, sự phát triển của sản xuất, mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân,
các vùng, các nước…
– Nâng cao đời sống vật chất mà cả đời sống văn hóa, tinh thần.
Bên cạnh mặt tích cực, sản xuất hàng hóa cũng tồn tại nhiều mặt trái như phân hóa
giàu – nghèo, khủng hoảng kinh tế – xã hội, phá hoại môi trường sinh thái xã hội,

2. Các nhân tố và quy luật vận động của kinh tế hàng hoá
2.1. Các nhân tố của kinh tế hàng hoá
2.1.1. Hàng hoá
*Khái niệm:

3
Hàng hoá là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của
con người thông qua trao đổi, mua bán.
Sản phẩm của lao động là hàng hoá khi nhằm đưa ra trao đổi, mua bán
trên thị trường, Hàng hoá có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể. Ví dụ,
rau được trồng tại nhà và được tiêu thụ trong gia đình thì không là hàng
hoá, nhưng khi rau được trồng nhằm mục đích mang ra trao đổi, mua bán
ở thị trường thì được gọi là hàng hoá.
*Các thuộc tính của hàng hoá:
Hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị.
Giá trị sử dụng của hàng hoá: là công dụng của sản phẩm, có thể thoả
mãn một nhu cầu nào đó của con người.
Nhu cầu đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần; có thể là
nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân, có thể là nhu cầu cho sản xuất.
Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng. Nền
sản xuất càng phát triển, khoa học, con người càng hiện đại, càng giúp
con người phát hiện ra nhiều và phong phú hơn giá trị sử dụng của sản
phẩm. Nếu là người sản xuất, phải chú ý phát triển, hoàn thiện hơn giá trị
sử dụng của hàng hoá để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe và tinh tế
hơn của người mua.
Giá trị của hàng hoá: là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết
tinh trong hàng hoá.
Khi nghiên cứu về mối liên hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá, C. Mác
phát hiện ra rằng, sở dĩ hàng hoá có hai thuộc tính là do lao động của
người sản xuất hàng hoá có tính hai mặt: mặt cụ thể và mặt trừu tượng
của lao động.
Lao động cụ thể: Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những
nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Lao động cụ thể tạo ra giá trị của
hàng hoá. Mỗi lao động cụ thể có mục đích, đối tượng lao động, công cụ,
phương pháp lao động riêng và kết quả riêng. Các loại lao động cụ thể
khác nhau tạo ra những sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau. Phân
công lao động xã hội càng phát triển, xã hội càng nhiều ngành nghề khác
nhau, các hình thức lao động cụ thể càng phong phú, đa dạng, càng có
nhiều giá trị sử dụng khác nhau. Thêm vào đó, lao động cụ thể phản ánh
tính chất tư nhân của lao động sản xuất hàng hoá bởi việc sản xuất cái gì,
như thế nào là việc riêng của mỗi chủ thể sản xuất.
4
Lao động trừu tượng: Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá
không kể đến hình thức cụ thể của nó; đó là sự hao phí sức lao động nói
chung của người sản xuất hàng hoá về cơ bắp, thần kinh, trí óc. Lao động
trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hoá. Có thể hiểu rằng giá trị hàng hoá là
loa động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá. Lao
động trừu tượng là cơ sở để so sánh, trao đổi các giá trị sử dụng khác
nhau. Trước C.Mác, D.Ricardo cũng đã thấy được các thuộc tính của
hàng hoá. Nhưng D.Ricardo lại không thể lí giải được vì sao lại cùng có
hai thuộc tính đó. Vượt lên so với lý luận của D.Ricardo, C.Mác phát
hiện, cùng một hoạt động lao động nhưng hoạt động lao động đó có tính
hai mặt. C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt của lao
động sản xuất hàng hoá. Phát hiện này là cơ sở để C.Mác phân tích một
cách khoa học sự sản xuất giá trị thặng dư. Mặt khác, lao động trừu tượng
còn phản ánh tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hoá.
*Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá
Lượng giá trị của hàng hoá: là lượng lao động đã hao phí để tạo ra hàng
hoá. Lượng lao động đã hao phí được tính bằng thời gian lao động. Thời
gian lao động này phải được xã hội chấp nhận, không phải là thời gian
lao động của đơn vị sản xuất cá biệt, mà là thời gian lao động xã hội cần
thiết. Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất
ra một giá trị sử dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã
hội với trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá là năng suất lao
động, cường độ lao động.
Từ lý luận trên, Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng sáng tạo để phát triển
kinh tế hàng hoá tại Việt Nam. Dưới đây là thực trạng kinh tế Việt Nam
những năm gần đây, sau khi được định hướng theo chủ nghĩa Mác –
Lênin.

II. Thực trạng về phát triển kinh tế hàng hoá tại Việt Nam
1. Thực trạng
Nền kinh tế thế giới tồn tại 3 loại mô hình kinh tế thị trường: Kinh tế thị trường tự
do, kinh tế thị trường xã hội, kinh tế thị trường hỗn hợp. Ở mỗi quốc gia lại có
những biến thể khác từ các loại mô hình này. Tại Việt Nam, Đảng ta đã vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, kết hợp tham khảo kinh nghiệm phát triển kinh tế
5
của các quốc gia trên thế giới để áp dụng mô hình kinh tế hàng hoá dưới dạng kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. C.Mác từng khẳng định vai trò quan
trọng của hàng hoá đối với sự phát triển của xã hội: “Trong những xã hội do
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chi phối thì của cải xã hội biểu hiện ra là
một đống hàng hóa khổng lồ, những hàng hóa chồng chất lại”. Hiểu rõ điều đó,
Đảng ta đã áp dụng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát
huy cao độ tầm quan trọng của hàng hoá, đồng thời phù hợp với bối cảnh toàn cầu
và tiềm lực của đất nước. Mô hình này đã cho thấy những thành công ban đầu kể
từ khi áp dụng vào năm 1986 cho đến nay. Đặc biệt, những con số ấn tượng kinh tế
Việt Nam đạt được khi vừa bước qua đại dịch COVID-19 là minh chứng rõ nét cho
sự vận dụng hiệu quả này. Ở đây tăng trưởng được thể hiện qua số liệu thống kê
năm 2022.
1.1. Về tăng trưởng và cơ cấu GDP:
Ước tính GDP năm 2022 tăng 8,02% (quý I tăng 5,05%; quý II tăng
7,83%; quý III tăng 13,71%; quý IV tăng 5,92%) so với năm trước do
nền kinh tế được khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong giai
đoạn 2011-2022. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, đóng góp 5,11% vào tốc độ
tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và
xây dựng tăng 7,78%, đóng góp 38,24%; khu vực dịch vụ tăng 9,99%,
đóng góp 56,65%.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục thể hiện vai trò bệ đỡ của
nền kinh tế. Ngành nông nghiệp tăng 2,88%, đóng góp 0,27 điểm phần
trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành
lâm nghiệp tăng 6,13%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành thủy sản
tăng 4,43%, đóng góp 0,12 điểm phần trăm.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ
tăng 8,10%, đóng góp 2,09 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị
tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý
rác thải, nước thải tăng 7,45%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm. Ngành sản
xuất và phân phối điện tăng 7,05%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm.
Ngành khai khoáng tăng 5,19%, đóng góp 0,17 điểm phần trăm. Ngành
xây dựng tăng 8,17%, đóng góp 0,59 điểm phần trăm.

6
Khu vực dịch vụ được khôi phục và tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng
năm 2022 đạt 9,99%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Một số ngành
dịch vụ thị trường tăng cao, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị
tăng thêm toàn nền kinh tế như sau: Ngành bán buôn, bán lẻ tăng 10,15%
so với năm trước, đóng góp 0,97 điểm phần trăm; ngành vận tải kho bãi
tăng 11,93%, đóng góp 0,69 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn
uống tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức tăng 40,61%, đóng
góp 0,79 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
tăng 9,03%, đóng góp 0,53 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyền
thông tăng 7,80%, đóng góp 0,5 điểm phần trăm. Riêng ngành y tế và
hoạt động trợ giúp xã hội giảm 7,6%, làm giảm 0,13 điểm phần trăm do
dịch Covid-19 đã được kiểm soát.
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm tỷ trọng 11,88%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm
38,26%; khu vực dịch vụ chiếm 41,33%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản
phẩm chiếm 8,53%.
Về sử dụng GDP năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,18% so với năm
2021, đóng góp 49,32% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng
5,75%, đóng góp 22,59%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,86%;
nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,16%; chênh lệch xuất, nhập khẩu
hàng hóa và dịch vụ đóng góp 28,09%.
Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt 9,513 triệu tỷ đồng,
tương đương 409 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá
hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng
393 USD so với năm 2021. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm
2022 theo giá hiện hành ước tính đạt 188,1 triệu đồng/lao động (tương
đương 8.083 USD/lao động, tăng 622 USD so với năm 2021). Theo giá
so sánh, năng suất lao động năm 2022 tăng 4,8% do trình độ của người
lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ
năm 2022 đạt 26,2%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với năm 2021).
1.2. Thực trạng tăng trưởng các ngành chính:
Về nông nghiệp:

7
Diện tích lúa cả năm 2022 ước đạt 7,1 triệu ha, giảm 127,7 nghìn ha so
với năm trước; năng suất ước đạt 60,2 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha; sản lượng lúa
đạt 42,66 triệu tấn, giảm 1,19 triệu tấn.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định, dịch bệnh cơ bản được
kiểm soát. Ước tính tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối
tháng 12/2022 tăng 11,4% so với cùng thời điểm năm 2021; tổng số bò
tăng 3,1%; tổng số trâu giảm 2%; tổng số gia cầm tăng 4,8%.
Về lâm nghiệp:
Diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước trong quý IV/2022 ước đạt
107,4 nghìn ha, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm
2022, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 300,1 nghìn ha, tăng
3,4% so với năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 101,2 triệu
cây, tăng 5,3%; sản lượng củi khai thác đạt 18,6 triệu ste, tăng 0,1%; sản
lượng gỗ khai thác đạt 19,7 triệu m3, tăng 7,2%.
Diện tích rừng bị thiệt hại quý IV/2022 là 234 ha, giảm 6,7% so với cùng
kỳ năm trước. Tính chung năm 2022, cả nước có 1.121,9 ha rừng bị thiệt
hại, giảm 56,9% so với năm trước, trong đó diện tích rừng bị cháy là 41,4
ha, giảm 97,3%; diện tích rừng bị chặt, phá là 1.080,5 ha, giảm 0,8%.
Về thuỷ sản:
Sản lượng thủy sản quý IV/2022 ước đạt 2.426,5 nghìn tấn, tăng 2,8% so
với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2022, sản lượng thủy sản ước
đạt 9.026,3 nghìn tấn, tăng 2,7% so với năm trước, trong đó: Sản lượng
thủy sản nuôi trồng ước đạt 5.163,7 nghìn tấn, tăng 6,3%; sản lượng thủy
sản khai thác ước đạt 3.862,6 nghìn tấn, giảm 1,8%.
Về sản xuất công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp quý IV/2022 có xu hướng tăng chậm lại, tốc độ
tăng giá trị tăng thêm ước đạt 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính
chung cả năm 2022, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 7,69% so
với năm trước (quý I tăng 7,16%; quý II tăng 9,51%; quý III tăng
11,06%; quý IV tăng 3,6%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế
tạo tăng 8,10%, đóng góp 2,09 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng
chung của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng
7,05%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, quản lý và
xử lý rác thải, nước thải tăng 7,45%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm;

8
ngành khai khoáng tăng 5,19%, đóng góp 0,17 điểm phần trăm trong mức
tăng chung.
– Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý IV/2022 tăng 3%, là mức tăng
thấp nhất so với các quý của năm 2022 do đơn hàng sụt giảm, chi phí đầu
vào ở mức cao và thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu. Chỉ số IIP năm
2022 ước tăng 7,8% so với năm trước; tăng ở 61 địa phương và giảm ở
02 địa phương trên cả nước (Hà Tĩnh giảm 16,5%; Trà Vinh giảm
24,1%).
– Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12/2022
tăng 0,3% so với tháng trước và giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung năm 2022, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo tăng 7,1% so với năm 2021 (năm trước tăng 4,8%).
– Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại
thời điểm 31/12/2022 tăng 10,1% so với cùng thời điểm tháng trước và
tăng 13,9% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước
tăng 21,3%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân năm
2022 là 78,1% (năm 2021 là 79,2%).
– Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời
điểm 01/12/2022 tăng 0,4% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng
0,3% so với cùng thời điểm năm trước.
Về dịch vụ:
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV/2022
ước đạt 1.514,6 nghìn tỷ đồng, tăng 4,8% so với quý trước và tăng 17,1%
so với cùng kỳ năm trước. Năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5.679,9 nghìn tỷ đồng, tăng 19,8%
so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 15,6% (năm 2021 giảm
6,7%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm
2022 tăng 15% so với năm 2019 – năm trước khi xảy ra dịch Covid-19.
Vận tải hành khách quý IV/2022 ước đạt 874,8 triệu lượt khách vận
chuyển, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển đạt 41 tỷ
lượt khách.km, gấp 3 lần. Tính chung năm 2022, vận tải hành khách ước
đạt 3.664,1 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 52,8% so với năm trước
(năm 2021 giảm 32,7%) và luân chuyển đạt 171,8 tỷ lượt khách.km, tăng
78,3% (năm 2021 giảm 40,9%). Tính chung năm 2022, vận tải hàng hóa
ước đạt 2.009,6 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 23,7% so với năm
9
trước (năm 2021 giảm 8,4%) và luân chuyển 441,3 tỷ tấn.km, tăng 29,4%
(năm 2021 tăng 0,5%).
Doanh thu hoạt động viễn thông quý IV/2022 ước đạt 84,9 nghìn tỷ đồng,
tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 2,1%).
Tính chung năm 2022, doanh thu hoạt động viễn thông ước đạt 333,9
nghìn tỷ đồng, tăng 6,7% so với năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng
5,6%).
Khách quốc tế đến Việt Nam tháng Mười Hai đạt 707,1 nghìn lượt người,
tăng 18,5% so với tháng trước và gấp 41,2 lần so với năm trước do Việt
Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại.
Tính chung năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt 3.661,2 nghìn lượt
người, gấp 23,3 lần so với năm trước nhưng vẫn giảm 79,7% so với năm
2019, năm chưa xảy ra dịch Covid-19.
2. Đánh giá thực trạng
2.1. Kết quả đạt được:
Kinh tế thế giới những năm gần đây gánh chịu sự khủng hoảng và bất
ổn do hậu đại dịch, tuy nhiên việc áp dụng mô hình kinh tế phù hợp
cùng với những chỉ đạo kịp thời và đích xác của Đảng và Nhà nước đã
tạo ra những điểm sáng trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.
Những kết quả đạt được trong năm giai đoạn 2021-2022 có thể kể đến
như sau:
- GDP đạt 8,02%, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao gấp 2,5 lần tỷ lệ
lạm phát
- Củng cố và khẳng định vị thế kinh tế Việt Nam trong thương mại
quốc tế
- Điểm sáng FDI trong bối cảnh đầu tư thương mại quốc tế suy giảm
- Chính phủ tư duy đột phá, hành động khẩn trương, linh hoạt, đặt
hiệu quả lên trên hết.
Như vậy, tăng trưởng kinh tế năm 2021-2022 đã có kết quả đáng ghi
nhận. Đó là biểu hiện những ưu thế vượt trội của sản xuất hàng hoá so
với nền kinh tế tự cung tự cấp, là bước tiến lớn so với thời kỳ chưa
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên tăng trưởng so với thời kỳ trước đại dịch không cao bởi nền
kinh tế ít nhiều có sự ảnh hưởng. Dù vậy, đây là một nỗ lực to lớn của
10
Đảng, Nhà nước ta trong việc giữ vững và phát huy ưu thế của mô
hình kinh tế này, cũng như kịp thời khắc phục những hạn chế. Những
hạn chế và nguyên nhân của chúng sẽ được đề cập ở mục tiếp theo.
2.2. Hạn chế và nguyên nhân
Từ bức tranh toàn cảnh nền kinh tế thế giới và Việt Nam giai đoạn
2021-2022 và nửa đầu 2023, có thể thấy rõ những hạn chế tồn tại
trong nền kinh tế nước ta.
Đảng ta đề ra 3 giải pháp đột phá nhằm phát triển nền kinh tế: đổi mới
thể chế, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực. Tuy
nhiên các chính sách này chưa được thực hiện một cách cụ thể và hiệu
quả.
Chưa trọng dụng nhân tài vào các cơ quan công quyền: tình trạng
“chạy chức, chạy quyền” vẫn còn xuất hiện. Các cá nhân thực hiện
hành vi này vì lợi ích nhóm, không đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu.
Hiện trạng này còn làm phát sinh tiêu cực, tham nhũng.
Đổi mới thể chế: Thể chế cần đổi mới tuy nhiên vẫn chưa được xác
định cụ thể và chưa định hướng được thể chế mới.
Quy hoạch lại xây dựng cơ cấu hạ tầng giao thông: Trong những năm
vừa qua, việc xây dựng cơ cấu hạ tầng của Việt Nam được chú trọng
và đạt những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, việc xây dựng kết cấu hạ
tầng giao thông đã bộc lộ một số hạn chế. Đã quá chú trọng xây dựng
đường bộ cao tốc, không chú ý đúng mức tới hệ thống đường sắt,
đường thủy. Thiếu tập trung hiện đại hóa những đường huyết mạch
cho sự phát triển kinh tế, hình thành các tuyến phát triển hiện đại như:
Tuyến phát triển Hà Nội - Hải Phòng; Thành phố Hồ Chí Minh - Bà
Rịa Vũng Tàu.
Các hạn chế và nguyên nhân được đề cập ở trên nếu không được khắc
phục kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, làm trì
trệ kế hoạch tăng trưởng kinh tế bền vững của nước ta. Để góp phần
giảm bớt những hạn chế còn tồn tại, sau đây là các giải pháp được đề
xuất.

11
III. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt
Nam:
Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra đường lối đúng đắn để giải quyết hạn
chế trong nền kinh tế hàng hoá tại Việt Nam, tuy nhiên chưa cụ thể và
triệt để. Dựa theo đường lối đó, dưới đây là các giải pháp tiềm năng:
1. Phát triển nguồn nhân lực:
Phát triển các chính sách trọng dụng nhân tài cả từ trong và ngoài nước, cụ thể: có
cơ chế tuyển chọn công bằng, minh bạch, công khai, ưu tiên các cá nhân có bằng
cấp phù hợp kết hợp với các công trình đóng góp cho kinh tế - xã hội; đánh giá
thường xuyên công tác của các cán bộ; có chính sách hỗ trợ hợp lý và có tính cạnh
tranh với các nước khác để thu hút nhân tài làm việc tại Việt Nam.
2. Đổi mới thể chế:
Cần xác định rõ định hướng phát triển những điểm tích cực của thể chế cũ; đồng
thời nghiên cứu các thể chế đã được áp dụng ở các quốc gia tiến bộ trên thế giới để
hoàn thiện thể chế nhà nước. Hơn nữa, hiện nay, hệ thống luật pháp của Việt Nam
có không ít bất cập. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cần tiếp thu kinh nghiệm
của các nước tiên tiến, cầm quyền một cách hiện đại. Để làm được điều đó, Đảng
và Chính phủ phải có nghị quyết về xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam theo
hướng hiện đại.
3. Xây dựng cơ sở hạ tầng:
Cần khắc phục theo các hướng sau:
+ Tập trung đầu tư cho 2 tuyến phát triển Hà Nội - Hải Phòng; Thành phố
Hồ Chí Minh - Bà Rịa Vũng Tàu; với đường sắt tốc độ cao 250km/giờ,
đường thủy hiện đại, để giảm chi phí vận tải cho các doanh nghiệm ở hai
tuyến phát triển này (có thể chiếm 1 tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản
xuất công nghiệp của cả nước, có ước tính tới 70-80%).
+ Ưu tiên đầu tư cho vận tải ven biển và thủy nội địa. Nhà nước có thể hỗ
trợ cho các công ty tư nhân đóng các loại tàu vận tải ven biển và pha sông
biển, hỗ trợ các công ty vận tải thủy tư nhân phát triển, tổ chức nạo vét
các dòng sông phục vụ vận tải, xây dựng các bến tàu thuyền ven sông…
+ Hiện đại hóa đường sắt Bắc - Nam với đường ray khổ rộng, cho tàu
chạy với tốc độ cao hơn.

12
+ Không xã hội hóa tràn lan trên các tuyến vận tải huyết mạch - làm tăng
chi phí cho doanh nghiệp.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng gắn với đô thị hóa theo hướng xây dựng các
chuỗi đô thị chuyên ngành - công nghiệp, dịch vụ…

KẾT LUẬN

Nền kinh tế hàng hoá tại Việt Nam, cụ thể là kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa đang bộc lộ những điểm sáng đáng ghi nhận. Điều đó bắt nguồn từ việc
Đảng và Nhà nước ta đã quyết định vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào
phát triển kinh tế nước nhà, cũng như học hỏi và đúc kết kinh nghiệm từ các quốc
gia tiến bộ.
Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng vào công cuộc phát triển kinh tế của nước ta,
khó tránh khỏi các hạn chế phát sinh từ các nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Muốn phát triển kinh tế bền vững, đạt được mục tiêu kinh tế của đất nước cả trong

13
ngắn hạn và dài hạn, Đảng và Nhà nước phải đánh giá, nhìn nhận đúng thực trạng
nền kinh tế, nắm bắt được tình hình phát triển kinh tế Việt Nam so với các quốc gia
trong khu vực và trên thế giới. Từ đó, Đảng và Nhà nước có thể vận dụng những
quy luật kinh tế và lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin cùng với sự điều chỉnh kịp
thời để nền kinh tế nước ta phát triển một cách ổn định, bền vững. Kinh tế phát
triển vững mạnh cũng là tiền đề để xã hội phát triển, để đất nước phát triển về mọi
mặt, đồng thời vai trò của Đảng và Nhà nước ta cũng được củng cố và giữ vững.
Có thể nói lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin đóng vai trò quan trọng trong sự
chuyển mình và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam giai đoạn từ sau đổi
mới đến nay. Từ những nhận định đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng ta
đã vận dụng một cách sáng tạo vào quá trình xây dựng và phát triển kinh tế nước
nhà. Những thành tựu được đề cập ở trên chính là minh chứng rõ nét cho sự thành
công của việc áp dụng phù hợp và hiệu quả này, và cũng là tiền đề cho sự phát
triển nhanh chóng và vững mạnh của kinh tế Việt Nam trong những năm tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PGS.TS Vũ Văn Hà (2019, 02 26). Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa - Sự sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Cổng thông tin
điện tử Viện Chiến lược và Chính sách tài chính:
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM147488
Tổng cục Thống kê (2022). BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI QUÝ IV
VÀ NĂM 2022: https://www.gso.gov.vn/bai-top/2022/12/bao-cao-tinh-hinh-

14
kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2022/
TS. Nguyễn Bích Lâm (2022, 12 29). Tăng trưởng lập kỳ tích và 'nét khác biệt
đáng tự hào' của kinh tế Việt Nam, Báo Chính phủ:
https://baochinhphu.vn/tang-truong-lap-ky-tich-va-net-khac-biet-dang-tu-
hao-cua-kinh-te-viet-nam-10222122913141841.htm
TS. Võ Đại Lược (2023, 03 24). Kinh tế Việt Nam hiện nay - Vấn đề và giải pháp,
Tạp chí Mặt trận: http://tapchimattran.vn/nghien-cuu/kinh-te-viet-nam-hien-
nay-van-de-va-giai-phap-51861.html
Nguyễn Trọng Nghĩa (2023, 03 02). Thành tựu phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam qua hơn 35 năm đổi mới, Tạp chí
Cộng sản:
https://www.tapchicongsan.org.vn/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK
31Gf/content/thanh-tuu-phat-trien-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-
hoi-chu-nghia-o-viet-nam-qua-hon-35-nam-doi-moi
TS. Hà Huy Ngọc (2023, 03 16). Kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng năm
2023. Tạp chí Cộng sản: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-
te/-/2018/827154/kinh-te-viet-nam-nam-2022-va-trien-vong-nam-
2023.aspx#
PGS.TS Ngô Tuấn Nghĩa, GS.TS Nguyễn Quang Thuấn, TS. Trần Kim Hải,
PGS.TS Đoàn Xuân Thuỷ, PGS.TS Tô Đức Hạnh, PGS.TS Nguyễn MInh
Khải, PGS.TS Phạm Văn Dũng, TS. Nguyễn Hồng Cừ, PGS.TS Nguyễn
Minh Tuấn, GS.TS Phạm Quang Phan (2019). Giáo trình Kinh tế chính trị
Mác - Lê nin (dành cho bậc Đại học - không chuyên Lý luận chính trị). Hà
Nội: NXB Chính trị quốc gia Sự thật.

15
16

You might also like