You are on page 1of 2

80 – Nguyễn Anh Thư

Câu 1.1: Tại sao nói phát minh hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là phát
minh quan trọng nhất trong hệ thống lý luận kinh tế của C. Mác?
Trả lời:
Hàng hóa có hai thuộc tính là do lao động của người sản xuất hàng hóa có tính hai
mặt, đó là: lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Chính tính hai mặt của lao
động sản xuất hàng hóa quyết định tính hai mặt của bản thân hàng hóa.
- Lao động cụ thể: là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những
nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích lao
động riêng, đối tượng lao động riêng, phương pháp lao động riêng và kết
quả riêng. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Các loại lao
động cụ thể khác nhau về chất và mỗi sản phẩm có một giá trị sử dụng
riêng. Càng nhiều loại lao động cụ thể thì có càng nhiều giá trị sử dụng hàng
hóa. Ngoài ra, cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, các hình thức
lao động cụ thể ngày càng đa dạng, phong phú, phản ánh hệ thống phân
công lao động xã hội.
- Lao động trừu tượng: là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không
kể đến những hình thức cụ thể của nó; đó chính là sự hao phí sức lao động
nói chung của người sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần kinh, trí óc. Lao
động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa là cơ sở để so sánh, trao đổi các
giá trị sử dụng khác nhau. Nếu không có sản xuất hàng hóa, không có trao
đổi thì cũng không cần phải quy các lao động cụ thể về lao động trừu
tượng. Vì vậy, lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử riêng có của sản
xuất hàng hóa.
Trước C.Mác, D.Ricardo cũng đã thấy được các thuộc tính của hàng hóa. Tuy
nhiên ông lại không giải thích được vì sao lại có hai thuộc tính đó. Chính C.Mác
là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng
hóa. Do đó, ông có cơ sở để phân tích một cách khoa học phạm trù giá trị và
quá trình sản xuất giá trị thặng dư. C.Mác đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa
người tiêu dùng và người sản xuất hàng hóa. Lao động cụ thể phản ánh tính
chất tư nhân của lao động sản xuất hàng hóa bởi việc sản xuất cái gì, ở đâu,
bao nhiêu, bằng công cụ nào,… là việc riêng của mỗi chủ thể sản xuất. Ngược
lại, lao động trừu tượng phản ánh tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng
hóa, bởi lao động của mỗi người là một bộ phận của lao động xã hội, nằm
trong hệ thống phân công lao động xã hội.
Hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa giúp phân biệt sản phẩm với hàng
hóa, nắm vững phát minh khoa học về tính hai mặt của lao động sản xuất hàng
hóa đề hiểu bản chất phạm trù giá trị làm cơ sở nhận thức của các phạm trù
kinh tế khác. Ngoài ra, có thể vận dụng tính hai mặt của lao động sản xuất
hàng hóa trong công tác hạch toán kinh tế, phân tích chi phí tài chính, giải
quyết các quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích, thúc đẩy sản xuất kinh doanh hiệu
quả, tránh xung đột và mâu thuẫn cả trong sản xuất và đời sống. Từ đó, ta thấy
việc nghiên cứu nghĩa hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là vô cùng cần
thiết, quan trọng và phát minh hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa cũng
chính là phát minh quan trọng nhất trong hệ thống lý luận kinh tế của C. Mác.
Câu 1.2: Hãy cho biết vì sao nói giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến
tướng của gia trị thặng dư tương đối? Doanh nghiệp cần làm gì để thu được
giá trị thặng dư siêu ngạch?
Trả lời:
Giá trị thặng dư siêu ngạch: là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công
nghệ mới sớm hơn các xí nghiệp khác, làm cho giá tri cá biệt của hàng hóa
thấp hơn giá trị thị trường của nó.
Giá trị thặng dư tương đối: là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian
lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động trong ngành sản xuất
ra tư liệu sinh hoạt dể hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó tăng thời gian lao
động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động, cường độ lao
động vẫn như cũ.

You might also like