You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Khoa Marketing

BÀI TẬP LỚN

Học phần: LLNL1106(221)_26

Đề: : Lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và phát triển
kinh tế hàng hóa ở Việt Nam hiện nay.

Họ và tên : Đoàn Việt Anh

Mã sv : 11217208

Lớp tín chỉ : Kinh tế Chính trị Mác Lênin_26

GV hướng dẫn : Tô Đức Hạnh

HÀ NỘI – 04/2022
1
Bài làm

I. Lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa)

1) Khái niệm sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa)

Theo C. Mác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó, những
người sản xuất ra sản phẩm không nhằm phục vụ mục đích phục vụ nhu cầu tiêu
dùng của chính phủ mà để trao đổi, mua bán.

Kinh tế hàng hóa là mô hình kinh tế mà trong đó hầu hết các quan hệ kinh
tế được thực hiện trên thị trường dưới hình thái hàng hóa và dịch vụ, vận động
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Kinh tế hàng hóa cũng chính
là sản xuất hàng hóa được hiểu theo nghĩa rộng (bao gồm cả quá trình sản xuất
và trao đổi).

2) Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa


Sản xuất hàng hóa không xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của xã hội
loài người. Đề nền kinh tế hàng hóa có thể hình thành và phát triển, C. Mác cho
rằng cần hội tụ đủ hai điều kiện sau:
a. Điều kiện thứ nhất, phân công lao động xã hội.

Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các
ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những
người sản xuất thành những ngành, nghề khác nhau. Khi đó, mỗi người chỉ sản
xuất một hoặc một số sản phẩm nhất định. Trong khi nhu cầu của họ lạiđòi hỏi
nhiều loại sản phẩm. Để thỏa mãn nhu cầu của mình, tất yếu những người sản
xuất phải trao đổi sản phẩm với nhau.

b. Điều kiện thứ hai: Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất.

Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho giữa những
người sản xuất độc lập với nhau, có sự tách biệt về lợi ích. Trong điều kiện đó,

2
người này muốn tiêu thụ sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua
bán, tức là phải trao đổi dưới hình thức hàng hóa. C. Mác viết: “Chỉ có sản phẩm
của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện
với nhau như là những hàng hóa." Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người
sản xuất là điều kiện đủ để nền sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển.

Trong lịch sử, sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất dựa
vào sự tách biệt về quyền sở hữu. Xã hội loài người càng phát triển, sự tách biệt
về quyền sở hữu càng sâu sắc, hàng hóa được sản xuất càng phong phú.

Khi còn sự hiện diện của hai điều kiện nêu trên, con người không thể
dùng ý chí chủ quan mà xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa được. Việc cố tình xóa bỏ
nền sản xuất hàng hóa sẽ làm cho xã hội đi tới chỗ khan hiểm và khủng hoảng.
Vớiýnghĩa đó, cần khẳng định rằng nền sản xuất hàng hóa có uu thế tích cực
vượt trội so với nền sản xuất tự túc, tự cấp.

3) Sơ lược về lịch sử phát triển của sản xuất hàng hóa

Sản xuất hàng hóa ra đời từ sản xuất tự túc tự cấp và thay thế nó trongquá
trình lịch sử lâu dài.

Ở các xã hội trước chủ nghĩa tư bản, sản xuất hàng hóa là sản xuất giản
đơn chỉ giữ vai trò phụ thuộc. Tuy nhiên chính sản xuất hàng hóa giản đơn đã
tạo khả năng phát triển lực lượng sản xuất thiết lập các mối liên hệ kinh tế giữa
các đơn vị kinh tế trước đó vốn tách biệt nhau.

Quan hệ hàng hóa phát triển nhanh chóng ở thời kỳ chế độ phong kiến tan
rã và thúc đẩy quá trình đó diễn ra mạnh mẽ hơn.

Hình thức điển hình nhất, cao nhất, phổ biến nhất của sản xuất hàng hóa
là sản xuất hàng hóa TBCN. Dưới CNTB, quan hệ hàng hóa thâm nhập vào mọi
chức năng của nền sản xuất xã hội, hàng hóa trở thành tế bào của nền sản xuất

3
xã hội. Nó mang đặc điểm: dựa trên sự tách rời tư liệu sản xuất với sức lao động
trên cơ sở bóc lột lao động làm thuê dưới hình thức chiếm đoạt giá trị thặng dư.

Sản xuất hàng hóa tiếp tục tồn tại và phát triển dưới CNXH. Đặc điểm của
sản xuất hàng hóa XHCN là nó không dựa trên cơ sở chế độ người bóc lột người
và nó nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vật chất, tỉnh thần của mọi thành viên
xã hội trên cơ sở sản xuất kinh doanh.

4) Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa


a) Đặc trưng của sản xuất hàng hóa

Sản xuất hàng hóa có hai đặc trung cơ bản sau:

Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán. Sản xuất hàng hóa là
kiểu tổ chức kinh tế đối lập với sản xuất tự cung, tự cấp trong thời kỳ đầu của
lịch sử loài người. Cụ thể trong sản xuất hàng hóa sản phẩm được tạo ra để
đápúng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán.

Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang
tính xã hội. Khi sản phẩm của lao động trở thành hàng hóa thì người sản xuất trở
thành người sản xuất hàng hóa, lao động của người sản xuất hàng hóa vừa có
tính xã hội, vừa có tính tư nhân, cá biệt. Tính xã hội của lao động sản xuất hàng
hóa thể hiện ở chỗ do phân công lao động xã hội nên sản phẩm lao động của
người này trở nên cần thiết với người khác, với xã hội. Còn tính tư nhân cá biệt
thể hiện ở chỗ sản xuất ra cái gì, bằng công cụ nào, phân phối cho ai là công
việc của chủ sở hữu tư liệu sản xuất, do họ định đoạt. Tính xã hội của lao động
sản xuất hàng hóa chỉ được thừa nhận khi họ tìm được người mua trên thị trường
và bán được hàng hóa do họ sản xuất.

Vì vậy, lao động của người sản xuất hàng hóa bao hàm sự thống nhất giữa
hai mặt đối lập là tính xã hội và tính tư nhân cá biệt của lao động. Mâu thuẫn
giữa tính xã hội và tính tư nhân cá biệt của lao động sản xuất hàng hóa là mâu
thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa.
4
b) Ưu thế của sản xuất hàng hóa

Một là, sự phát triển sản xuất hàng hóa làm cho phân công lao động xã
hội ngày càng sâu sắc, chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng tăng, mối liên hệ
giữa các ngành, các vùng ngày càng chặt chế. Từ đó, nó xóa bỏ tính tự cấp, tự
túc, bảo thủ, trì trệ của nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình xã hội hóa sản xuất và
lao động.

Hai là, tính tách biệt về kinh tế đòi hỏi người sản xuất hàng hóa phải năng
động trong sản xuất-kinh doanh để sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Muốn vậy, họ
phải ra sức cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao chất lượng, cải tiến
quy trình, mẫu mã hàng hóa, tổ chức tốt quá trình tiêu thụ... Từ đó làm tăng
năng suất lao động xã hội, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

Ba là, sản xuất hàng hóa quy mô lớn có ưu thế so với sản xuất tự cấp tự
túc về quy mô, trình độ kỹ thuật, công nghệ, về khả năng thỏa mãn nhu cầu... Vì
vậy, sản xuất hàng hóa quy mô lớn là hình thức tổ chức kinh tế xã hội hiện đại
phù hợp với xu thế thời đại ngày nay.

Bốn là, sản xuất hàng hóa là mô hình kinh tế mở, thúc đẩy giao luu kinh
tế, giao lưu văn hóa, tạo điều kiện nâng cao, cải thiện đời sống vật chất và tinh
thần của xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực như đã nêu trên, sản xuất hàng hóa cũng
có những mặt trái của nó như phân hóa giàu-nghèo giữa những người sản xuất
hàng hóa, tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng kinh tế-xã hội, phá hoại môi
trường sinh thái...

II. Thực trạng về phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam

1) Thực trạng

Trong khoảng thời gian gần đây, nền kinh tế hàng hóa Việt Nam có xu
hướng tăng trưởng. Kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản
5
xuất, cung-cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển. Tăng trưởng kinh tế
năm 2018 đạt 7,08% so với năm 2017-mức tăng cao nhất 11 năm qua. Chất
lượng tăng trưởng và môi trường đầu tư kinh doanh được cãi thiện, doanh
nghiệp thành lập mới tăng mạnh. Nền tảng kinh tế vĩ mô được củng cổ và từng
bước được tăng cường. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng giảm dân.
An sinh xã hội được quan tâm thực hiện.

2) Đánh giá thực trạng


a) Những kết quả đạt được
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý IV.2021 tăng 5,22% so với cùng kỳ
năm trước, tốc độ tăng này đã hỗ trợ cho mức tăng GDP của cả năm 2021
lên 2,58%. Số liệu được tổng cục Thống kê công bố trong báo cáo kinh tế
xã hội năm 2021 ngày 29.12.2021.
- Do ảnh hưởng nặng của đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, tăng trưởng GDP
của Việt Nam trong quý III năm nay lần đầu tiên trong hai mươi năm rơi
xuống ngưỡng âm (-6,02%). Khi các biện pháp giãn cách được tháo gỡ,
hoạt động kinh tế dần phục hồi trong quý IV, đưa mức tăng trưởng GDP
quý cuối cùng trong năm nay tăng 5,22%.
- Năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua có sự cải thiện đáng kẻ
theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng NSLÐ cao
trong khu vực ASEAN.
- Việt Nam hồi phục mạnh mẽ sau 2 năm chịu tác động nặng nề của dịch
Covid-19 với kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2021 dự kiến
đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020
- Quy mô nền kinh tế ngày càng được mở rộng nhờ duy trì tốc độ tăng
trưởng khá. GDP bình quân đầu người năm 2021 đạt khoảng 3700 USD,
tổng sản phẩm trong nước tăng khoảng 6%, tỷ lệ dân số tham gia bảo
hiểm y tế khoảng 91%, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1-1,5 điểm phần trăm.
1) Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân

6
Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định nhung nền kinh tế hàng hóa của
Việt Nam vẫn chưa thể hiện được một cách triệt để những ưu thế của mình. Bên
cạnh đó vẫn còn sự tồn đọng những hạn chế của nền sản xuất hàng hóa mà nước
ta cần sớm giải quyết.

 Về thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển

Lực lượng sản xuất ở Việt Nam đã và đang trên đà phát triển, tuy nhiên
vẫn còn cần thêm thời gian để bắt kịp với thế giới.

- Trong những năm trở lại đây, khoa học – công nghệ đã được Việt Nam áp
dụng và góp phần đáng kể vào việc phát triển tư liệu sản xuất, trước tiên
là cải biến những công cụ lao động thô sơ xưa cũ trong lĩnh vực nông
nghiệp. Những thay đổi này đã giúp sức lao động của con người được giải
phóng, lao động trí óc ngày càng được đề cao. Những nhà máy, xí nghiệp
xuất hiện những dây chuyền sản xuất tự động hóa tiên tiến và hiện đại,
nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm đầu ra. Tuy nhiên tỷ lệ đầu tư
cho nghiên cứu khoa học, công nghệ còn thấp nên nền công nghiệp Việt
Nam mới chỉ dừng ở mức độ gia công. Đây cũng là nguyên nhân chính
gây ra hiện tượng chảy máu chất xám đáng báo động hiện nay ở Việt
Nam.
- Để phát triển lực lượng sản xuất thì kết cấu hạ tầng cũng là một phần
không thể thiếu, nó là cái “ cốt vật chất” của các lĩnh vực kinh tế - xã hội
ở mỗi quốc gia. Hiện nayh ở nước ta đã hình thành được hầu hết các trục
đường bộ xuyên Việt, kết nối mạng lưới giao thông giữa các tỉnh thành
với nhau, đặc biệt những năm gần đây nhiều tuyến đường từ các tỉnh,
thành phố trung tâm đã được xây dựng như Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội –
Hải Phòng, TPHCM – Vũng Tàu,… làm giảm đáng kể thời gian vận
chuyển hàng hóa xuống 30-50%. Đặc biệt với việc tuyến đường sắt trên
cao Cát Linh – Hà Đông được hoàn thiện sau 11 năm thi công đã góp
phần làm giảm thời gian di chuyển của người lao động tại Hà Nội, giải

7
quyết phần nào tình trạng tắc đường ở một số khu vực tuy nhiên vẫn chưa
triệt tiêu được hoàn toàn tình trạng này. Dự kiến đến năm 2024 Hà Nội sẽ
cấm xe máy lưu thông trong nội thành thì tình trạng tắc đường này mới
hoàn toàn chấm dứt.
- Về giao thông đường biển, nước ta có 49 cảng biển, 166 bến cảng, 350
cầu cảng, năng lực thông quan khoảng 350-370 triệu tấn/năm. Đặc biệt,
quá trình ᴠận chuуển, bốc dỡ hàng hóa cũng đã được hiện đại hóa đáng kể
bằng ᴠiệc thaу thế ѕức lao động của con người thành những máу móc, cẩu
nâng tự động hóa.
- Về giao thông đường không, Việt Nam đang đưa ᴠào khai thác 21 ѕân
baу, trong đó có 10 cảng hàng không quốc tế, ѕố lượng hành khách tăng
mạnh từ 4,9 triệu khách năm 2000 lên đến 56,8 triệu khách năm 2014.
Như ᴠậу, chỉ chưa đến 15 năm, ѕố lượng hành khách đã tăng lên hơn 10
lần. Giao thông hàng không cũng góp phần quan trọng trong ᴠiệc ᴠận
chuуển, lưu thông hàng hóa giữa các ᴠùng kinh tế trọng điểm trong cả
nước ᴠà ᴠới các nước khác trên thế giới.
- Về giao thông đường ѕắt, mạng lưới đường ѕắt của nước ta có tổng chiều
dài là 3.143 km, trong đó có 2.531 km tuуến chính, 612 km đường nhánh
ᴠà đường ga. Giao thông đường ѕắt nước ta góp phần quan trọng trong
ᴠiệc ᴠận chuуển hành khách ᴠà hàng hóa từ thủ độ Hà Nội đến các ᴠùng
trong cả nước.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn như vậy trong những năm vừa
qua tuy nhiên những điểm yếu trong cơ sở hạ tầng vẫn còn xuất hiện rất
nhiều. Hiện hữu nhất có thể thấy kết cấu hạ tầng còn thiếu tính đồng bộ và
thống nhất giữa các vùng miền.

 Về đẩy mạnh quá trình xã hội hóa sản xuất

Năng suất lao động xã hội ở Việt Nam còn thấp, theo PPP 2011, năng suất
lao động của Việt Nam năm 2019 chỉ bằng 7,6% mức năng suất của Singapre;

8
19,5% của Malyasia; 37,9% của Thái Lan; 45,6% của Indonesia; 56,9% của
Philippines và 68,9% của Brunei. Tuy nhiên theo sức mua tường đương (PPP
2011) tốc độ này trong giai đoạn 2011 – 2019 của nước ta lại cao hơn các nước
trong khu vực ASEAN-6. Có thể thấy Việt Nam đã có những bước phát triển
bền vững trong giai đoạn gần đây, tuy nhiên cần phải cố gắng hơn khi phải đối
mặt với nhiều thách thức lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức năng suất
lao động của các nước ASEAN-6

Năng suất lao động thấp là do xuất phát điểm của nước ta hạn chế, quy
mô kinh tế nhỏ cọng với quá trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực tuy
nhiên còn chậm do công nghệ máy móc còn lạc hậu, lỗi thời, chất lượng nguồn
nhân lực chưa được nâng cao. Khả năng tổng hợp, đóng góp của các nhân tố vào
tăng trưởng chưa được hoàn thiện, các yếu tố nội sinh chưa đáp ứng được nhu
cầu của nền sản xuất hiện đại. Bên cạnh đó, việc chưa tham gia sâu vào chuỗi
cung ứng toàn cầu cảu Việt Nam khiến các khu vực doanh nghiệp nội địa nước
ta thiếu động lực trong việc quyết định tăng trưởng năng suất lao động dẫn đến
chỉ số này còn hạn chế ở nước ta.

 Về đáp ứng nhu cầu đa đạng của xã hội

Việt Nam ngày càng đáp ứng khá tốt về mẫu mã và chất lượng. Những
sản phẩm thuần Việt ngày càng nhiều và đa dạng, có chỗ đứng trong lòng người
tiêu dùng, tiêu biểu trong những năm gần đây là tập đoàn VinGroup khi cho ra
mắt dòng xe ô tô Vinfast và có chỗ đứng trên thị trường ô tô của Thế giới. Điều
đó cho thấy hàng nội địa Việt Nam đã đáp ứng được ngày càng nhiều hơn nhu
cầu đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa lựa chọn tiêu dùng của người dân

Tuy nhiên, tư tưởng sính ngoại của người Việt vẫn còn rất nhiều và cần
nhiều thời gian, sự cố gắng chung tay hơn nữa của người dân và các doanh
nghiệp Việt Nam để Việt Nam có thể có chỗ đứng ngang bằng trên nền kinh tế
thị trường hàng hóa thế giới.

9
III. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hàng hóa ởViệt Nam

1) Phát triển nền sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu nhằm mở rộng thị
trường

Nuớc ta tiếp giáp Biển Đông có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao
thương. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. Điều này cho thấy lực lượng lao động
của nước ta hoàn toàn có đủ điều kiện để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Hiện nay,
nhiều mặt hàng xuất khẩu như gạo, cà phê, thủy sản đang đóng góp một phần
không nhỏ vào GDP của nước ta.

2) Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần sở hữu trên nền tảng công hữu

Là một quốc gia đi theo con đường xã hội chủ nghĩa nên việc coi trọng
công hữu là không thể bỏ qua. Nhưng với việc phát triển kinh tế nhiều thành
phần sở hữu trên nền tảng công hữu giúp chúng ta vừa phát triển được kinh tế
thị trường vừa phát triển được chính trị theo hướng xã hội chủ nghĩa.

3) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường chặt chế và phù hợp

Chúng ta cần đặt ra nhiệm vụ hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường chặt
chẽ và phù hợp hơn với nền kinh tế trong nước để giúp nước ta dễ dàng kiểm
soát được tình hình, nhanh chóng nắm bắt được thời cơ giúp nước ta kịp thời
đưa ra các cách giải quyết phù hợp để phát triển kinh tế. Đây là việc rất quan
trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa.

4) Tập trung đào tạo lực lượng lao động có trình độ cao

Tỷ lệ lao động thất nghiệp ở Việt Nam rất cao nhưng lại không đủ số lao
động có trình độ lao dộng đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. Nước ta nên
mở rộng đào tạo lực lượng lao động có trình độ cao chuyên môn sâu, tổ chức
trao đổi học sinh với các nước phát triển, tạo động lực để các nhà khoa học trẻ,
tài năng, các nguồn tri thức sống chảy về và xây dựng đất nước.

10
5) Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm

Việc xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm giúp ta tận dụng lợi thế tùng
vùng để phát triển hợp lý. Hiện nay nước ta có 7 vùng kinh tế trọng điểm được
trải dài từ Bắc vào Nam. Với việc phát triển từng vùng kinh tế trọng điểm để
đóng góp vào sự phát triển cảu nền kinh tế chung thì đây là cách nhanh nhất để
thúc đẩy nền kinh tế ở Việt Nam

6) Hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch và đầu tư phát triển

Công tác quy hoạch, kế hoạch và đầu tư phát triển là những công tác đóng
vai trò quan trọng trong điều tiết nền kinh tế. Hoàn thiện những công tác này sẽ
giúp nền kinh tế có một chỗ dựa vững chắc, đầy nhanh phát triển nền kinh tế
hàng hóa.

7) Kiểm soát lạm phát và giá cả

Việc giá cả leo thang và lạm phát kéo dài ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế và
cuộc sống hàng ngày của người lao động. Nhà nước cần kiểm soát tình hình này.
Đồng thời áp giá cho các sản phẩm nông sản mua tại vườn, tại ruộng để bảo vệ
quyền lợi cho nông dân, tránh tình trạng rớt giá xuống quá thấp khiến người
nông dân khốn đốn trong thời gian qua.

8) Giải quyết vấn để tiền lương

Tiền lương là một trong những động lực chính để thúc đẩy sự hăng say
làm việc của một người lao động. Không thể phủ nhận trong những năm gần đây
với một lượng không hề nhỏ lao động thế hệ GenZ thì tiền lương dần mất đi sức
ảnh hưởng trong quá trình lao động của người lao động, tuy nhiên đây vẫn là 1
trong năm yếu tố chính để thúc đẩy động lực làm việc. Một khi vấn đề tiền
lương được giải quyết sẽ giúp tăng sức lao động và kích cầu khiến nền kinh tế
hàng hóa phát triển.

11
KÉT LUẬN

Nền kinh tế hàng hóa mới xuất hiện tại Việt Nam được một thời gian chưa
phải là lâu, tuy nhiên với từng ấy năm với việc vừa phải phát triển kinh tế, vừa
phải ổn định thể chế chính trị, vừa phải đối mặt với đại dịch hoành hành thì với
những con số và thành tựu chúng ta đã đạt được thực sự là đáng tự hào và nên
lấy đó là bàn đạp để bứt phá trong những năm sắp tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kinh tế chính trị Mác–Lênin


2. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/chat-luong-nguon-nhan-luc-
viet-nam-thoi-ky-hoi-nhap-co-hoi-va-thach-thuc-304052.html
3. https://baodautu.vn/nang-suat-lao-dong-cua-viet-nam-dung-o-dau-so-voi-
cac-nuoc-asean-6-d131091.html
4. https://tradequangngai.com.vn/thuc-trang-luc-luong-san-xuat-o-viet-nam-
hien-nay/?msclkid=e7eb7d72cee311ecb006370f432e19a7
5. https://vov.vn/kinh-te/tong-kim-ngach-xuat-nhap-khau-hang-hoa-nam-
2021-du-kien-dat-6685-ty-usd-post914400.vov?
msclkid=dde2f855ceed11ec8773018ff46d42f1
6. GDP bình quân đầu người năm 2021 là 3.700 USD (luatvietnam.vn)

12

You might also like