You are on page 1of 3

STT: 10

MSV: 2213790011
HỌ VÀ TÊN: Vũ Phương Anh
Lớp tín chỉ: TRIH115(2324-2)1.11

BTVN BUỔI 2

Câu 1: Phân tích tính chất 2 mặt của LĐSX hàng hoá? Tại sao LĐSX hàng hoá lại có tính chất 2
mặt?

Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

1. Lao động cụ thể


Lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của một ngành nghề chuyên môn nhất định. Lao động cụ
thể có thể tạo ra giá trị sử dụng hàng hóa.

- Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, phương pháp, công cụ lao dộng, đối tượng lao động và kết
quá lao động riêng.
VD: thợ mộc vs thợ may
- Là cơ sở của phân công lao động xã hội. Khoa học kỹ thuật phát triển → Hình thức lao động cụ thể
càng phong phú.
- Tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa
- Là phạm trù vĩnh viễn.

2. Lao động trừu tượng


Sự hao phí sức lực lao động của người sản xuất hàng hóa.

- Lao động của người sản xuất hàng hóa đã gạt bỏ hình thức biểu hiện cụ thể để quy về cái chung
đồng nhất
- Tạo ra giá trị hàng hóa.
- Là phạm trù lịch sử (chỉ sản xuất đem đi bán thì mới có tính chất là lao động trừu tượng)

Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hóa:

Trong nền sản xuất hàng hóa:

- Lao động cụ thể biểu hiện thành lao động tư nhân


- Lao động trừu tượng biểu hiện thành lao động xã hội

⇒ Mâu thuẫn: lao động tư nhân >< lao động xã hội


Biểu hiện:

- Sản phẩm do người sản xuất nhỏ tạo ra có thể không phù hợp với nhu cầu xã hội
- Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao hơn hay thấp hơn hao phí lao động xã hội.
- Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội chứa đựng khả năng sản xuất thừa.
LĐSX hàng hóa có tính chất hai mặt bởi vì nó không chỉ đơn thuần là một cơ chế để trao đổi hàng hóa
và dịch vụ, mà còn phản ánh một loạt các yếu tố xã hội, kinh tế và chính trị.

Mặt tích cực của LĐSX thể hiện qua việc tạo ra cơ hội kinh doanh, thúc đẩy sự đổi mới và tăng
trưởng kinh tế, cũng như cung cấp sự lựa chọn và tiện ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, LĐSX
cũng có những hệ lụy tiêu cực, như tăng sự chênh lệch thu nhập, tập trung quyền lực, và tác động tiêu
cực đến môi trường. Ngoài ra, LĐSX có thể gây ra sự cạnh tranh gay gắt và áp lực tăng lên cho các cá
nhân và tổ chức. P
 Với tính chất này, LĐSX không chỉ là một phương tiện kinh tế mà còn là một yếu tố quan
trọng trong việc xác định và hình thành các mối quan hệ xã hội và quyền lực trong xã hội.

Câu 2: Phân tích 2 điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá

Khái niệm sản xuất hàng hóa

• Sản xuất tự cung tự cấp (tự nhiên): Kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được làm ra nhằm
trực tiếp thỏa mãn nhu cầu người sản xuất.
• Sản xuất hàng hóa: Kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm trao đổi
hoặc mua bán trên thị trường.

⇒ Điểm khác nhau căn bản: Mục đích sản xuất

Hai kiểu sản xuất đối lập nhau, sản xuất hàng hóa là bước tiến so với sản xuất tự cung tự cấp.

Hai điều kiện để sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại

Phân công lao động xã hội

- Khái niệm: Là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau của nền sản
xuất xã hội.
- Ví dụ: Ba lần PCLĐXH cơ bản
- Lần 1: Tách nông nghiệp thành trồng chọt + chăn nuôi
- Lần 2: Thủ công nghiệp tách khỏi công nghiệp thành một ngành sản xuất độc lập
- Lần 3: Thương nhân xuất hiện, thương nghiệp ra đời
- Tác động:
- Mỗi người chỉ sản xuất một mặt hàng nhất định,
- Có sự chuyên môn hóa ⇒ Sản lượng tăng ⇒ Dư thừa tăng ⇒ Kích thích trao đổi thường xuyên
hơn với quy mô lớn hơn
- Phân loại
- Phân công đặc thù: ngành lớn chia thành ngành nhỏ
- Phân công chung: hình thành ngành kinh tế lớn
- Phân công lao động cá biệt: phân công trong nội book công xưởng (không coi là cơ sở sxhh)

Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa

“Chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc nhau mới đối diện nhau
như là những hàng hóa.” - C. Mác
- Khái niệm: Là những người sản xuất có tư cách pháp nhân để quyết định sản xuất cái gì, như thế
nào, cho ai.
- Nguyên nhân dẫn đến độc lập về kinh tế:
- Chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX.
- Có nhiều hình thức sở hữu về TLSX.
- Sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyến sử dụng.

Câu 3: Phân tích nội dung và tác động của quy luật giá trị

Quy luật giá trị

- Nội dung của quy luật giá trị


+ Nội dung của quy luật giá trị: Sản xuất và trao đổi hàng hoá dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa
trên hao phí lao động xã hội cần thiết.
+ Trong sản xuất: Tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao
động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết.
+ Trong lưu thông: Phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá.

- Tác động của quy luật giá trị


Trong sản xuất hàng hoá, quy luật giá trị có 3 tác động chủ yếu sau:
+ Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Điều tiết sản xuất tức là điều hoà, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành các lĩnh vực của nền
kinh tế.
Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua giá cả trên thị trường. Sự biến động của giá cả
thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, do đó làm cho
lưu thông hàng hoá thông suốt.
+ Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản
xuất xã hội phát triển (người sản xuất muốn có lãi phải hạ thấp giá trị lao động cá biệt thấp hơn giá trị
lao động xã hội cần thiết)
+ Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người sản xuất hàng hoá thành người giàu, người
nghèo. Lý do là bởi người có điều kiện sản xuất thuận lợi, thắng thế trong cạnh tranh thì sẽ trở nên
giàu có và ngược lại

* Kết luận: Những tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hoá có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn hết sức to lớn: một mặt quy luật giá trị chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém, kích
thích các nhân tố tích cực phát triển; mặt khác, phân hoá xã hội thành kẻ giàu người nghèo, tạo ra sự
bất bình đẳng trong xã hội.

You might also like