You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.

HCM
Khoa khoa học sinh học-DH20SHA-Chiw

TÀI LIỆU ÔN TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ

1.Phân tích nội dung, yêu cầu và các tác động của quy luật giá trị, ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật
này.

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa vì ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng
hóa ở đó sẽ có sự hoạt động của quy luật này.

a)Nội dung của quy luật giá trị: Sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã
hội cần thiết.

b)Quy luật giá trị yêu cầu: Trong sản xuất: hao phí lao động cá biệt phải nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao
động xã hội chấp nhận. Trong trao đổi: phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết, trao đổi
theo nguyên tắc ngang giá.

Sự vận động của giá cả hàng hóa trên thị trường xoay quanh trục giá trị là phương thức hoạt động của
quy luật giá trị.

c)Tác động của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa:

- Tự phát điều tiết việc sản xuất và lưu thông hàng hóa. Thông qua sự vận động của giá cả trên thị
trường dưới tác động của quy luật cung – cầu mà người sản xuất sẽ điều hòa, phân bố các yếu tố sản
xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Sự biến động của giá cả thị trường có tác dộng thu hút
luồng hàng hóa từ nơi có giá trị thấp sang nơi có giá cả cao hơn, nhờ đó làm lưu thông hàng hóa thông
suốt.

- Kích thích cải tiễn kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất, tăng năng xuất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất
của xã hội phát triển nhanh. Yêu cầu của quy luật đòi hỏi người sản xuất nếu muốn giành được lợi thế
phải cải tiến kĩ thuật, cải tiến tổ chức quản lí, tăng năng xuất lao động... hạ thấp hao phí lao động xã hội
cá biệt, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.

-Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành kẻ giàu, người nghèo. Quá
trình cạnh tranh theo đuổi giá trị sẽ dẫn đến kết quả: những người có điều kiện sản xuât thuận lợi, năng
xuất lao động cao, hao phí lao động cá biệt thấp sẽ ngày càng trở nên giàu có. Ngược lại, những người
có hao phí lao động cá biệt cao hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ bị thua lỗ dẫn đến phá sản trở
thành những người nghèo.

Ý nghĩa lí luận và thực tiễn

- Về lí luận: hiểu được nội dung, yêu cầu của quy luật giá trị giúp các chủ thể sản xuất hàng hóa nhận
thức được ở đâu có có sản xuất hàng hóa ở đó có quy luật giá trị.

-Về thực tiễn: quy luật giá trị buộc c ác chủ thể kinh doanh phải nhạy bén với thị trường, phân bố các
nguồn lực của xã hội hiệu quả..., nhờ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, điều chỉnh cơ cấu của
nền kinh tế một cách linh hoạt, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, quy luật giá trị cũng dẫn
đến tình trạng khai thác cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, hàng hóa kém chất lượng, gia tăng
khoản cách về thu nhập, phân hóa xã hội,... Vì vậy, rất cần có sự điều tiết, can thiệp của nhà nước để
khắc phục những hạn chế này.

+ Về tác động tích cực:

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
Khoa khoa học sinh học-DH20SHA-Chiw

Cơ cấu ngành kinh tế đã chuyển dịch theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả, cụ thể tỷ trọng nhóm
ngành nông - lâm - ngư nghiệp trong GDP có xu hướng giảm xuống, trái lại tỷ trọng nhóm ngànhcông
nghiệp xây dựng và dịch vụ trong GDP lại có xu hướng tăng lên.

Xóa bỏ tình trạng ngăn sông, cấm chợ, tạo nên sự cân đối cung - cầu về hàng hóa ở các vùng miền.

Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh
trong việc sản xuất hàng hoá chất lượng hàng hoá ngày càng cao, giá cả cạnh tranh có lợi cho người tiêu
dùng.

Tạo ra quy luật đào thải, loại bỏ hết cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức yếu kém không đáp ứng được nhu
cầu của xã hội, tạo ra động lực phát triển cho nền kinh tế .

+ Về tác động tiêu cực:

Do chạy theo lợi nhuận, cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể sản xuất nên xuất hiện tình trạng
buôn bán gian lận, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng xuất hiện tràn lan trên thị trường...

Gia tăng sự phân hóa giàu - nghèo…

→ Vì vậy, Nhà nước thông qua việc ban hành và sử dụng pháp luật, các chính sách kinh tế, chính sách xã
hội và bằng thực lực kinh tế của mình, dể đièu tiết thị trường nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế sự
phân hóa giàu nghèo và những mặt tiêu cực khác, thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa,
ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

2.Phân tích 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và giá trị thặng dư siêu ngạch, trên cơ sở đó hãy
so sánh sự giống và khác nhau.

-Phương pháp sản xuất xuất tương đối là m được sản xuất ra bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất
yếu trong khi ngày lao động không đổi. Muốn rút ngắn thời gian lao động tất yếu phải giảm giá trị hàng
hóa sức lao động. Muốn giảm giá trị hàng hóa sức lao động phải giảm giá trị hàng tiêu dùng. Muốn giảm
giá trị hàng tiêu dùng thì phải tăng năng xuất lao động xã hội. Muốn vậy phải đổi mới công nghệ.

-Phương pháp sản xuất m tuyệt đối là m sản xuấ ra bằng cách kéo daif ngày lao động của người công
nhân. Trong khi đó thời gian lao động tất yếu không đổi.

*giống: mục đích là tác động vào thời gian lao động thặng dư làm tăng m

* khác

m tuyệt đối m tương đối


Cách thức Kéo dài ngày lao động, thời Giảm thời gian lao động tất
gian lao động tất yếu không yếu, ngày lao động không đổi
đổi
m’ Có hạn Vô hạn
Giai đoạn sử dụng Giai đoạn đầu xã hội tư bản Giai đoạn sau xã hội tư bản

2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
Khoa khoa học sinh học-DH20SHA-Chiw

-Chỉ có một số nhà tư bản đổi mới công nghệ được, làm cho giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội, phần
chênh lệch giữa giá trị xã hội và giá trị cá biệt gọi là giá trị thặng dư siêu ngạch.

So sánh m tương đối và m siêu ngạch

*giống: đều do tăng năng suất lao động mà có

*khác

m tương đối m siêu ngạch


Phạm vi Tăng năng xuất lao động xã hội Tăng năng xuất lao động cá biệt
Người thu Giai cấp tư sản Một số nhà tư bản có điều kiện
sản xuất tốt hơn
Bản chất Phản ánh quan hệ giai cấp tư Phản ánh mối quan hệ cạnh
sản- giai cấp vô sản tranh trong nội bộ ngành

3.Phân tích thực chất, nguồn gốc, quy luật chung của tích lũy tư bản và ý nghĩa của việc nghiên cứu
quy luật này.

*Thực chất của tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản hay là quá trình
tư bản hóa giá trị thặng dư. Cụ thể, tích lũy tư bản là tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng mở
rộng

*Nguồn gốc tích lũy tư bản là từ giá trị thặng dư

*Quy luật chung:

-Tích lũy tư bản là quá trình làm cho tích tụ tư bản, tập trung tư bản phát triển

Tích tụ tư bản làm tăng quy mô tư bản cá biệt bằng cách tích lũy của từng nhà tư bản riêng lẻ

Tập trung tư bản cũng làm tăng quy mô tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất những tư bản cá biệt có sẵn
trong xã hội

-Tích lũy tư bản là quá trình làm cho cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày cành tăng

Phần tích lũy dùng để mua c1 và v1 nhưng với tỉ lệ c1\v1 > c\v một mặt làm cho điều kiện sản xuất ngày
càng tốt hơn. Mặt khác làm cho người công nhân bị bần cùng hóa tuyệt đối và tương đối.

- Ý nghĩa: Nghiên cứu quy luật này giúp ta nhận thức được:

+ Thực chất, nguồn gốc và động cơ của tích lũy.

3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
Khoa khoa học sinh học-DH20SHA-Chiw

+ Tích lũy tư bản là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự ra đời các tổ chức độc quyền.

+ Tích lũy tư bản một mặt làm cho điều kiện sản xuất ngày càng tốt hơn, năng suất lao động ngày càng
tăng lên, mặt khác làm cho giai cấp công nhân bị bần cùng hóa tuyệt đối và tương đối.

4.Trình bày nguyên nhân hình thành độc quyền và những đặc điểm của độc quyền trong chủ nghĩa tư
bản.

Nguyên nhân:

-Sự phát triển lực lượng sản xuất dưới sự tác động của tiến bộ KHKT dẫn đến các doanh nghiệp phải ứng
dụng các tiến bộ vào sản xuất do đó đẩy nhanh tích tụ và tiếp tục sản xuất từ đó hình thành doanh
nghiệp quy mô lớn

-Thành tựu KHKT làm xuất hiện ngành sản xuất mới, xí nghiệp phải có quy mô lớn để làm tăng năng suất
lao động, tích lũy tư bản dẫn đến phát triển sản xuất lớn

-Tác động của quy luật KTTT (giá trị thặng dư, tích lũy tư bản) ngày càng mạnh dẫn đến biến đổi cơ cấu
KT của XH theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn

-Cạnh tranh gay gắt làm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phải phá sản, doanh nghiệp lớn tồn tại nhưng bị
suy yếu do đó muốn phát triển phải tích tụ và tập trung sản xuất hình thành doanh nghiệp quy mô ngày
càng lớn hơn

-Khủng hoảng KT 1873 cuối TK XIX làm phá sản hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy tích tụ và
tập trung sản xuất

-Sự phát triển hệ thống tín dụng trở thành đòn bẩy thúc đẩy trập trung sản xuất, nhất là hình thành các
công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự r đời tổ chức độc quyền

Đặc điểm:

-Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền: tích tụ tập trung sản xuất làm các xí nghiệp lớn cạnh tranh
gay gắt từ đó dẫn đến thỏa hiệp, tạo thành các tổ chức độc quyền

-Tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối sâu sắc nền KT: sản xuất ngành CN tích tụ, tập trung ở
mức độ cao nên ngân hàng nhỏ không đủ tiềm lực và uy tín phục vụ cho các doanh nghiệp lớn. Từ đó tự
nhập vào ngân hàng lớn và tự phá sản, dẫn đến tổ chức độc quyền ngân hàng ra đời. Tư bản tài chính là
sự thâm nhập và dung hợp vào nhau giữa TBĐQ trong ngân hàng và TBĐQ trong CN

-Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến: CNTB tự do cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài là sự
thực hiện giá trị. CNTB độc quyền xuất khẩu tư bản (xuất khẩu giá trị ra nước ngoài) là sự chiếm đoạt giá
trị thặng dư và nguồn lợi khác ở các nước nhập khâu tư bản

-Sự phân chia thế giới về KT giữa các tập đoàn TBĐQ: tích tụ tập trung tư bản dẫn đến xuất khâu tư bản,
thúc đẩy cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền tạo nên sự phân chia thế giới của các tổ chức ĐQ

-Sự phân chia thế giới về địa lý giữa các cường quốc tư bản: sự phát triển không đều về KT, không

4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
Khoa khoa học sinh học-DH20SHA-Chiw

đều về chính trị -quân sự tạo nên sự xung đột về quân sự để phân chia lãnh thổ. Gây nên CTTG

5.Phân tích công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam.

Về mục tiêu:

+KTTT định hướng XHCN là phương thức để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ
thuật của CNXH; nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”

- Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế:

+KTTT định hướng XHCN ở VN là nền KT có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần KT, trong đó KT
NN giữ vai trò chủ đạo; KT tư nhân là một động lực quan trọng; KT NN, KT tập thể cùng KT tư nhân là
nông cốt để phát triển một nền KT độc lập tự chủ

+Hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân

+Thành phần KT: KT NN, KT tư nhân. KT tập thể và KT có vốn đầu tư nước ngoài

- Về quan hệ quản lý nền KT:

+Cơ chế quản lý là NN pháp quyền XHCN, dưới sự lãnh đạo của ĐCS

+Đảng lãnh đạo nhằm đẩm bảo tính định hướng XHCN thông qua cương lĩnh, đường lối phát triển KT –
XH và các chủ trương, quyết sách lớn trong từng thời kì phát triển đất nước

+NN quản lý thông qua pháp luật, các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch và cơ chế chính sách cùng các
công cụ KT

- Về quan hệ phân phối:

+Thực hiện nhiều hình thức phân phối đảm bảo tính công bằng. Trong đó, công bằng về cơ hội tiếp cận
và sử dụng các yếu tố sản xuất (phân phối đầu vào)

+Đồng thời, công bằng trong phân phối kết quả làm ra (đầu ra), chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả
KT, theo mức góp vốn và các nguồn lực khác, thông qua hệ thống an sinh XH, phúc lợi XH

- Về quan hệ giữa gắn tăng trưởng KT với công bằng XH:

+KTTT định hướng XHCN thực hiện gắn kết tăng trưởng KT với công bằng XH, phát triển KT đi đôi với
phát triển VH –XH, thực hiện tiến bộ và công bằng Xh ngay trong từng chính sách, chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch và giai đoạn phát triển của KTTT

6. Phân tích tác động của hội nhập kinh tế Quốc tế đến phát triển của Việt Nam.

Tích cực

- Phát triển lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại:

5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
Khoa khoa học sinh học-DH20SHA-Chiw

+Nâng cao năng suất lao động thông qua việc thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, tự động hóa b

+Ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại vào tất cả các ngành, các lĩnh vực của
nền KT

+Phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp hàng tiêu dung, công nghiệp thực phẩm… Đồng
thời đẩy mạnh CNH –HĐH nông nghiệp, nông thôn • CNH –HĐH nước ta phai gắn liền với phát triển KT
tri thức

- Chuyển đổi cơ cấu KT theo hướng hiện đại, hợp lí và hiệu quả:

+Khai thác, phân bố và phát huy hiệu quả các nguồn lực trong nước, thu hút có hiệu quả các nguồn lực
bên ngoài để phát triển KT –XH

+Cho phép = ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại vào các ngành, các vùng
và các lĩnh vực của nền KT

- Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất:

+Quá trình thực hiện CNH –HĐH nhằm thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển phải coi trọng việc xây
dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN mà nền tảng là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất

+Củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN, đảm bảo phù hợp trên ca 3 mặt của quan hệ sản xuất:
quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối, trao đổi

Tiêu cực

- Gia tăng sự cạnh tranh và sự phụ thuộc nền kinh tế vào thi trường bên ngoài.

- Có thể dẫn đến phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm nước khác nhau

- Có nguy cơ trở thành bãi thải thủ công nghiệp và công nghệ thấp, cạn kiệt tài nguyên, hủy hoại môi
trường.

- Tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước, chủ quyền quốc gia và nảy sinh nhiều vấn đề
phức tạp về an ninh.

- Làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc bị xói mòn.

Tóm lại, Hội nhập kinh tế ở nước ta hiện nay vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực. Vì vậy
cần phát huy tác đông tích cực và hạn chế tác động tiêu cực là vấn đề cần coi trọng.

You might also like