You are on page 1of 23

Câu 1: Hãy phân tích nội dung yêu cầu và tác động của

quy luật giá trị, ý nghĩa việc nghiên cứu quy luật này?
a) Nội dung và yêu cầu chung của quy luật giá trị:
Quy luật giá trị là quy luật giá trị cơ bản của sản xuất và
trao đổi hàng hoá. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao
đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị hàng hoá của nó,
tức là trên cơ sở hao phí lao động XH cần thiết.
Trong sản xuất, quy luật giá trị buộc người sản xuất phải
làm cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp
với mức hao phí lao động XH cần thiết. Còn trong trao đổi
hay lưu thông thì phải thựchiện theo nguyên tắc ngang giá.
Trao đổi mua bán hàng hoá phải thực hiện với giá cả bằng
giá trị. Giá cả hàng hoá trên thị trường có thể bằng hoặc
dao động lên xuống xung quanh giá trị hàng hoá nhưng xét
trên phạm vi toàn XH thì tổng giá cả bằng tổng giá trị.
b) Tác động của quy luật giá trị:
Trong nền sản xuất hàng hoá, quy luật giá trị có ba tác
động sau:
Nó điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. Khi một hàng
hoá có giá cả cao hơn giá trị, bán có lãi, người sản xuất sẽ
mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư tư liệu sản xuất và sức
lao động, đồng thời những người sản xuất các hàng hoá
khác có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này. Còn nếu
mặt hàng đó có giá cả thấp hơn giá trị, bị lỗ vốn thì người
sản xuất phải thu hẹp sản xuất hoặc chuyển sang sản xuất
mặt hàng khác. Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều
tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất vàsức lao động vào các
ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu xã hội. Đồng
thời, nó còn thu hút hàng hoá từ nơi có giá cả thấp đến nơi
có giá cả cao, góp phần làm cho hàng hoá giữa các vùng
có sự cân bằng nhất định.
Quy luật giá trị cũng kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá
sản xuất, tăng năng xuất lao động, hạ giá thành sản
phẩm... Bởi vì trong sản xuất hàng hoá, để tồn tại và có lãi,
mọi người sản xuất đều phảitìm làm cho mức hao phí lao
động cá biệt của mình thấp hơn hoặc bằng mức lao động
xã hội cần thiết. Cuộc canh tranh càng khiến cho những
người sản xuất tích cực cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng
suất lao động... mạnh mẽ hơn. Mọi người sản xuất đều
làm như vậy sẽ làm cho năng suất lao đôngcủa toàn xã
hội tăng lên, sản xuất ngày càng phát triển.
Tuy nhiên, quy luật giá trị cũng tự phát phân hoá người sản
xuất ra thành người giàu và ngựời nghèo. Người sản xuất
nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao
phí lao động XH cần thiết sẽthu được nhiều lãi và giàu lên,
mở rộng sản xuất, thậm chí trở thành ông chủ thuê nhân
công. Còn những người sản xuất có mức hao phí lao động
cá biệt cao hon mức hao phí lao động XH cần thiếtsẽ thua
lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản và trở thành công
nhân làm thuê.
Vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực vừa có tác
động tiêu cục. Chúng ta cần'phát huy mặt tích cựcvà hạn
chế mặt tiêu cực của nó.
c) Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
a. Về lý luận; Hiểu được nội dung, yêu cầu của qui luật giá
trị giúp các chủ thể sản xuất hàng hóa nhậnthức được ở
đâu có sản xuất hàng hóa ở đó có qui luật giá trị. Người
sản xuất hàng hóa muốn tồn tại vàphát triển phải tôn trọng
và hành xử theo qui luật giá trị
b. Về thực tiễn: Quy luật: giá trị buộc các chủ thể kinh
doanh phải nhạy bén với thị trường, phân bổ cácnguồn lực
của xã hội hiệu quả... nhờ đó thúc đầy lực lượng sản xuất
phát triển, điều chỉnh cơ cấu nền kinhtế một cách linh hoạt,
đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, quy luật
giá trị cũng dẫn đến tình trạng khai thác can kiêt tài
nguyên ô nhiêm môi trưòng, hàng hóa kém chát lưọng, gia
tǎng khoàng cách vè
thu nhập, phân hoá xã hội ...
Vì vậy, rất cần có sự điều tiết, can thiệp của Nhà nước để
khắc phục những hạn chế này
Câu 2: Hãy phân tích hai phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư và giá trị thặng dưsiêu ngạch, trên cơ sở đó hãy
so sánh điểm giống và khác nhau giüa chúng?
· Giá trị thặng dư là phần giá trị đổi ra ngoài giá trị sức lao
động, do công nhân làm thuê tạo ravà bị nhà tư bản chiếm
đoạt. Là kết quả lao động của công nhân cho nhà tư bãn.
→Gịá trị thặng dư phàn ánh bàn chất của quan hệ sàn xuất
tư bản chủ nghīa quan hệ bóc lột của nhà tubản đối với lao
động làm thuê.
Để thu được giá trị thặng dư, có hai phương pháp chủ yếu:
Phưong pháp sàn xuất giá trị thǎng dư tuyệt đối và phương
pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
- Giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư bằng cách kéo dài ngày lao độngvuọt quá thời
gian lao động tất yếu trong khi năng suất lao động, giá trị
sức lao động và thời gian lao độngtất yếu không thay dôi.
- Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở giai đoạn đầu
của chủ nghĩa tư bản, khi lao động còn ở trìnhđộ thủ công
và năng suất lao động còn thấp.
- Với lòng tham vô hạn, nhà tư bản tìm mọi thủ đoạn để
kéo dài ngày lao động, nâng cao trình độ bóc lộtsúc lao
động làm thuê. Nhưng một mặt, do giới hạn tự nhiên của
sức lực con người; mặt khác, do đấu tranhquyết liệt của
công nhân đòi rút ngắn ngày lao động, cho nên ngày lao
động không thể kéo dài vô hạn. Tuy nhiên, ngày lao động
cũng không thể rút ngắn đến mức chi bằng thời gian lao
động tất yếu. Một hình thúckhác của sản xuất giá trị thặng
dư tuyệt đối là tăng cường độ lao động. Vì tăng cường độ
lao động cũnggiống như kéo dài thời gian lao động trong
ngày, trong khi thời gian lao động cần thiết không thay đổi.
- Giá trị thặng dư tương đối là phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư thu được bằng cách rút ngắn thờigian lao động
tất yếu trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội nhờ đó
mà kéo dài tương ứng thời gian laođộng thặng dư trong
điều kiện độ dài ngày lao động không đổi.
- Việc tăng năng suất lao động xã hội, trước hết ở các
ngành sản xuất ra vật phẩm tiêu dùng, sẽ làm cho giátrị
sức lao động giảm xuống do đó, làm giảm thời gian lao
động cần thiết. Khi độ dài ngày lao động khôngthay đổi,
thời gian lao động cần thiết giảm sẽ làm tăng thời gian lao
động thặng dư - thời gian để sản xuấtra giá trị thặng dư
tương đối cho nhà tư bản.
- Muốn rút ngắn thời gian lao động tật yếu thì giảm giá trị
sức lao động và làm giàm giá trị tư liệu sinh hoạtvà dịch vụ
cần thiết cho công nhân bằng cách tăng năng suất lao
động trong 2 ngành là sản xuất tư liệu sinhhoạt và sản
xuất tư liệu sản xuất để tạo ra tư liệu sinh hoạt.
- Phương pháp này được áp dụng trong đại công nghiệp cơ
khí của chủ nghĩa tư bản, kỹ thuật phát triển làcho năng
suất lao động tăng lên.
> So sánh 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:
+Gióng nhau:
· Đều là cách mà nhà tư bản sử dụng để bóc lột công nhân
để tạo giá trị thặng dư.
·Đều dựa trên cơ sở thời gian lao động thặng dư được kéo
dài.
· Đòi hỏi độ dài ngày lao động nhất định, cường độ lao
động và năng suất lao động nhất định.
+Khác nhau:
· Với phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối thì:
· Phuơng pháp sản xuất thực hiện bằng cách kéo dài ngày
lao động hoặc tăng cường độ lao động.
·Ngày lao động dịch chuyển về phía phải đồng nghĩa kéo
dài ngày lao động.
Áp dụng trong giai đoạn đầu của phương thức sân xuất tư
bản chủ nghĩa khi kỹ thuật còn thấp.
· Với phương thức sản xuất giá trị thặng dư tưrơng đôi thì:
Phương pháp thực hiện tăng năng suất lao động.
·Ngày lao động dịch chuyển về phía trái tức rút ngắn thời
gian lao động tất yếu.
Áp dụng trong giai đoạn đại công nghiệp cơ khí của chủ
nghĩa tư bản khi kỹ thuật phát triển hơn.
+ Giá trị thặng dư siêu ngạch
Giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư thu được do
áp dụng công nghệ tiên tiến làm tăng năngsuất lao động
cá biệt làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị
xã hội của nó.
Là mục địch theo đuổi và là động lực mạnh mẽ nhất thúc
đầy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hợp lýhóa sản xuất,
làm tăng năng suất lao dộng và giàm giá trị cá biệt của
hàng hóa.
Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thúc biên turóng của
giá trị thặng dư tương đối.
·So sánh giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư
tương đối:
+ Giống nhau: đều dựa trên cơ sở là tăng năng suất lao
động.
+Khác nhau:
·GTU TUoNGDSN:
o Tăng năng suất lao động cá biệt.
o Là khoản thu nhập của một số nhà tư bản.
o Biểu hiện mối quan hệ giữa các nhà tư bản với nhau
đồng thời nó cũng tác động tư bản với công nhân.
·GTU TUoNGDTD:
o Tăng năng suất lao động xã hội
o Là khoản thu nhập của toàn bộ giai cấp tư sản.
o Biểu hiện mối quan hệ giai cấp tư sản và giai cấp công
nhân.
Câu 3: Hãy phân tích thực chất, nguồn gốc và quy luật
chung của tích lũy tư bän. Ý nghĩa của việc nghiên cứu lý
luận này?
Thực chất của tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần
giá trị thặng dư thành tư bản hay là quátrình tư bản hóa giá
trị thặng dư. Cụ thể, tích lũy tư bản là tái sản xuất ra tư bản
với quy mô ngày càng mởrộng. Sở dĩ giá trị thặng dư có
thể chuyển hóa thành tư bản được vì giá trị thặng dư đã
mang sẵn những yếutố vật chất của tư bản mới Ví dụ: Xét
một mô hình sản xuất của một nhà tư bản: Năm thứ nhất
quy mô sànxuất là:800c+200v+200m. Giả định 200m
không bị nhà tư bản tiêu dùng tất cả cho cá nhân mà được
phân thành 100m dùng để tích lũy và 100m dành cho tiêu
dùng cá nhân của nhà tư bản. Phần 100m dùng để tích lũy
được phân thành 80c + 20v khi đó quy mô sản xuất của
năm sau sẽ là: 880c + 220v + 220m(với điều kiện tỉ suất lợi
nhuận m' không đôi). Như vậy, vào năm thứ 2 quy mô của
tư bản bất biển và tưbản khả biến đều tăng lên, giá trị
thặng dư cũng tăng lên tương ứng. Và cứ như vậy thì quy
mô sản xuấtngày càng được mở rộng, tích lũy tư bản ngày
càng lớn, phần giá trị thặng dư thành tư bản ngày càng
tănglên. Đây chính là thực chất của chủ nghĩa tư bản
+ Tích lũy tư bản gắn liền với quá trình tái sản xuất tư bản
+ Tái sản xuất được thực hiện dưới hai hình thức:
-Tái sản xuất giản đơn là quá trình sản xuất được lặp lại
với qui mô như cũ, không có tích lũy.
-Tái sản xuất mở rộng là quá trình sản xuất được lặp lại với
qui mô và trình độ ngày càng tăng lên.
Để thực hiện tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản phải tiến
hành tích lũy để biến một bộ phận giá trị thặng dưthành tư
bản phụ thêm, do đó tích lũy tư bản là tư bản hóa giá trị
thặng du.
Như vậy, bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tái sản
xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa thông qua việcbiến giá trị
thặng dư thành thu bán phụ thêm để tiếp tục mở rộng sản
xuất kinh doanh thông qua mua thêmhàng hóa sức lao
động và tư liệu sản xuất.
· Nguồn gốc duy nhất của tư bãn tích luỹ tư bản là giá trị
thặng dư.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này
Nghiên cúu tích lũy tư bản cho tháy rō hom bàn chát bóc
lột của quan hệ sàn xuât tur bàni chù
nghīa.
- Thứ nhất, nguồn gốc duy nhất của tư bàn tích lũy là giá trị
thǎng du và tur bản tích lũy chiếm tỷ ngày cànglớn trong
toàn bộ tư bản. CMac nói rằng, tư bản ứng trước chỉ là một
giọt nước trong dòng sông của tíchlũy mà thôi. Trong quá
trình tái sản xuất, lãi (m) cứ đập vào vốn, vốn càng lớn thì
lãi càng lón, do đó lao động của công nhân trong quá khứ
lại trở thành những phương tiện để bóc lột chính người
công nhân.
- Thứ hai, quá trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong
nền kinh tế hàng hóa biến thành quyền chiếm đoạt tư bàn
chủ nghǐa. Trong sản xuất hàng hóa giàn đơm, sự trao đổi
giữa những người sản xuất hàng hóatheo nguyên tắc
ngang giá về cơ bàn không dẫn tới người này chiếm đoạt
lao động không công của ngườikia. Trái lại, nền sản xuất
tư bản chủ nghīa dẫn đến kết quả là nhà tư bản chẳng
nhũng chiếm đoạt mộtphần lao động của công nhân mà
còn là người sở hữu hợp pháp lao động không công đó.
Câu 4: Hãy trình bày nguyên nhân hình thành độc quyền và
những đặc điểm của độcquyền trong chủ nghĩa tư bǎn?
1. Phân tích nguyên nhân hình thành độc quyền.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản chuyển từ
giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độcquyền do
một số nguyên nhân sau:
-Dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, đời hỏi các
doanh nghiệp phải có vốn lớn để ứng dụngnhững tiến bộ
kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh mà từng doanh
nghiệp khó đáp ứng
được. Vì vậy, các doanh nghiệp phai đầy nhanh quá trình
tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các doanh nghiệp
quy mô lớn.
-Cạnh tranh thúc đầy quá trình thôn tính, sáp nhập và tập
trung tư bản dẫn đến hình thành các doanh nghiệp có qui
mô lớn.
-Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
cuối thế kỷ XIX như lò luyện kim mới, động cơdiezen, máy
phát điện, xe hơi, đường sắt,.. là những ngành đời hỏi vốn
đầu tư lớn đã thúc đầy quá trình tíchtụ và tập trung tư bản.
-Sự tác động của các qui luật kinh tế như: qui luật giá trị,
qui luật cạnh tranh, qui luật giá trị thặng dư,qui luật tích lũy
đã thúc đầy sự phát triển của nền kinh tế theo hướng tập
trung sàn xuất qui mô lớn.
-Do tác động của khùng hoáng kinh tế (1873) đã làm phá
sản hàng loạt các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chỉ các
doanh nghiệp lớn mới có khả năng tồn tại qua khủng
hoảng, để tiếp tục phát triển cần đẩy nhanh quátrình tích
tụ và tập trung sản xuất, qua đó thúc đầy sự gia tăng
nhanh chóng các doanh nghiệp qui mô lớn.
- Sự phát triển của hệ thống tín dụng đã trở thành đòn bầy
cho quá trình tập trung sàn xuất.
2. Những đặc điễm của độc quyền trong chủ nghĩa tur bản
a. Tập trung sân xuất và sự hình thành các tổ chức độc
quyền
-Tập trụng sản xuất biểu hiện ở chỗ: một số ít doanh
nghiệp những năm giữ phần lớn về vốn, máymóc, số lượng
công nhân và do đó cung ứng dại bộ phận khối lượng sản
phẩm chủ yếu cho nền kinhtế. Các doanh nghiệp lớn này
liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh, kiểm soát thị
trường và thulợi nhuận cao. Quá trình này dẫn đến sự hình
thành các tổ chức độc quyên.
-Tổ chức độc qụyền là liên mình giữa các nhà tư bản tập
trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất vàtiêu thụ một
số loại hàng hóa nào đó nhằm mục đích thu được lợi
nhuận độc quyền cao,
-Lợi nhuận độc quyền là lợi nhuận thu được cao hơn lợi
nhuận bình quân, do sụ thống trị của các tổchức độc
quyên đem lai.
✓ Giá cả độc quyền là giá cả do các tổ chức độc quyền áp
đặt trong mua và bán hàng hóa,
✓ Giá cả độc quyền = chi phí sản xuất + lợi nhuận độc
quyền.
Tổ chức độc quyền áp đặt giá cả độc quyền cao (khi bán)
và giá cả độc quyền thấp (khi mua).
→Các tổ chức độc quyền hình thành theo các phương
thức như liên kết ngang liên kết giữa các doanh nghiệp
cùng ngành), liên kết dọc (liên kết giữa các doanh nghiệp
có mối liên hệ về kĩ thuật, qui trình sản xuất), liên kết tài
chính (liên kết giữa các doanh nghiệp về vốn đầu tư).
Những hình thức độc quyền cơ
bảnlà:Cartel,Syndicat,Trusts,Consortium,Conglomerate.
b) Tự bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối sâu sắc
nền kinh tế
Cùng với quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong công
nghiệp thì ngành ngân hàng cũng diễn ra quá trình tích tụ
và tập trung dẫn đến sự hình thành các tổ chức độc quyền
trong lĩnh vực ngân hàng.
Quá trình cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền dẫn đến
việc hình thành nhu cầu xâm nhập lẫn nhau giữacác tổ
chúc độc quyền trong lĩnh vực công nghiệp với các tổ
chức độc quyền trong lĩnh vực ngân hàngnhằm gia tăng
quyền lục của các tổ chức độc quyền
Quá trình này dẫn đến sự hình thành một loại tư bản mới -
tư bàn tài chính.
Tư bản tài chính là tư bản hợp nhất giữa tư bản độc quyền
ngân hàng và tư bản độc quyền công nghiệp. Sựphát triển
của tư bản tài chính dẫn đến hình thành một nhóm nhỏ
những nhà tư bản kếch xù gọi là đầu sỏ tàichính (trùm tài
chính, tài phiệt).
Các nhà tư bản tài chính (đầu sỏ tài chính) thông qua chế
độ tham dự" thiết lập sự thống trị đối với cácngành kinh tế
trọng yếu và qua đó chi phối toàn bộ đời sống kinh tế. Liên
minh của các trùm tài chính còn chi phối cả đời sống
chính trị thông qua việc tác động đến chính sách đối và
đối ngoại, luật pháp của nhànuóc.
c) Xuất khẩu tự bản trở thành phổ biến
Xuất khầu tư bản là xuất khầu giá trị ra nước ngoài (đầu tư
tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích chiếmđoạt giá trị
thặng dư ở các nưỞc nhập khầu tự bản. Hình thức này trở
thành tất yếu từ cuối thế ki 19 do tìnhtrạng thừa tư bản” ở
các nước tư bản phát triên
Xuất khầu tư bản có hai hình thức chính là xuất khầu tư
bản trực tiếp và xuất khầu tư bàn gián tiếp. Xuấtkhầu tư
bản là công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị của tư
bản tài chính ra toàn thế
d) Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tập đoàn tự
bản độc quyền,
Sự phân chia thế giới về kinh tế là sự phân chia thị trường
thể giới giữa các tổ chức độc quyền (thịtrường tiêu thụ,
vùng nguyên liệu, lĩnh vực đầu tư có lợi,...). Quá trình này là
tất yếu khi tích tụ và tập trung tư bản, xuất khầu tư bản
phát triển đến một mức độ nhất định.
Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các tổ chức độc quyền với sự
hậu thuẫn của các nhà nước trên thế giới đãthúc đầy sự
liên minh hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế, các
tập đoàn đa quốc gia. sức mạnh kinh tế của các nước tư
bàn đầu thế kỷ XX là nguyên nhân sâu xa của hai cuộc thé
chiến I,II
nhằm phân chia lại thuộc địa giữa các nước tư bản.
Câu 5: Hãy phân tích nội dung Công nghiêp hóa-Hiên dai
hóa o Viêt Nam?
-Phát triển lực hrợng sản xuất dựa trên cơ sở ứng dụng
những thành tựu khoa học, công nghệ mới,hiên dại
+Công nghiêp hóa, hiện đại hóa trước hết là quá trình
chuyển từ lao động thủ công, kỹ thuậtlạc hậu lên lao động
sử dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại để nâng cao
năng suấtlao động xã hội
+Doi voi nhung nuác còn kém phát triển, trình độ kỹ thuật
công nghệ của sản xuất còn lạc hâu, thì nhiệm vụ trọng
tâm là thực hiện cơ khí hóa nhằm thay thế lao động thủ
công bằnglao động sử dụng máy móc để nâng cao năng
suất lao dộng.
+ Quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện dại hóa đời hỏi
xây dựng và phát triển ngành công nghiệp sản xuất tư liệu
sản xuất, vì đây là ngành có vị trí quan trọng quyết định
cho sựphát triên của các ngành khác
+Quá trình thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đời hỏi
phải ứng dụng những thành tựrukhoa học công nghệ mới
hiện dại vào tất cả các ngành, các vùng, các lĩnh vực của
nền kinh có
+ Thực giện công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng đòi hỏi
phải phát triển các ngành công nghiệp bao gồm: công
nghiệp nhẹ, công nghiệp hàng tiêu dùng... theo hướng hiện
đại, dựa
trên cơ sở những thành tựu khoa học, công nghệ mới.
Đồng thời đầy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóanông
nghiệp, nông thôn, ứng dụng các thành tựu khoa học công
nghệ mới vào
sản xuất nông nghiệp
+Công nghiệp hóa hiện đại hóa và ứng dụng khoa học,
công nghệ mới, hiện đại đòi hỏi phải
được tiến hành đồng bộ, cân đối ở tất cả các ngành, các
công và các lĩnh vực của nền kinh tế thì mới đemlại hiệu
quả cao
-Nền kinh tế trị thức là nền kinh tế trong đó sự sân sinh ra,
phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai tròquyết định nhất đối
với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất
lượng cuộc sống
+ Trong nền kinh tế tri thức, những ngành kinh tế có tác
động to lớn tới sự phát triển là những ngành dựa vào trị
thức, dựa vào những thành tựu mới của khoa học, công
nghệ
+ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nuớc ta phải gắn với
kinh tế tri thức, phát triển mạnh cácngành và sản phẩm
kinh tế có giá trị tăng cao dựa nhiều vào tri thúc, kêt họp
viêc sù dung nguồn vốn trị thức của con người Việt Nam
với tri thức mới nhất của nhân loại
-Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và
hiệu quā
+ Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ tỷ lê giữa các ngành, các
vùng và các thành phần kinh tế.Cơ cấu kinh tế cũng chính
là tổng thể cơ cấu các ngành, các vùng và cơ cấu các
thành phầnkinh té
+Trong hệ thống các cơ cấi kinh tế, thì cơ cấu ngành kinh
tế công nghiệp- nông nghiệp-dịch vụ giữ vị trí quan trọng
nhất, vì nó phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế và
kếtquà của quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện
đại, hiệu quả chính là quá trình tăng tỷ trọng của ngành
công nghiệp vàdịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông
nghiệp trong GDP
+Chuyên dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa phải gắn liền
Với sự phát triển của phân công lao động trong và ngoài
nước, từng bước hình thành các
ngành, các cùng chuyên môn hóa sản xuất, để khai thác
thế mạnh, nâng cao năng suất lao động...
+Cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả phải đáp ứng
được những yêu cầu sau:
· Đảm bảo sự phù hợp giữa phát triển của lực lượng sản
xuất với tính chất và trìnhđộ của quan hệ sản xuất, đồng
thời phủ hợp với các quy luật kinh tế khách quan
· Khai thác, phân bố và phát huy hiệu quả các nguồn lực
trong nước, thu hút có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài
để phát triển kinh tế xã hội
· Cho phép úng dụng những thành tựu khoa học, công
nghệ mới, hiện đại vào các ngành, các vùng và các lĩnh
vực của nền kinh te
Phù họp xu thế phát triển chung của nền kinh tế và yêu cầu
của toàn cầu hóa vàhội nhập quôc tê
+ Việc chuyền dịch cơ cấu ngành, vùng và thành phần kinh
tế theo hướng hiện đại, họp lý và hiệu quả không thể tách
rời sự phát triển các lĩnh vực khác của nền kinh tế như:
công nghệ thông tin,năng lượng.. Đồng thời phải được đặt
trong chiến lược phát triển tổng thể của nền kinh tế, có tính
đến mốiquan hệ trong và ngoài nước, quan hệ giữa trung
ương với địa phương.
-Từng bước hoàn thiện quan hệ sân xuất XHCN phù hợp
với trình độ phát triển của LLSX
+ Mục tiêu của công nghiệp góa, hiện đại hóa nền kinh tế
quốc dân ở nước ta là nhằm xây
dựng CNXH, vi vậy phải cùng cố và tăng cường địa vị chủ
đọa của gian hệ sản xuất XHCN, tiến tới xã lậpđịa vị thống
trị của quan hệ sản xuất XÍCN trong toàn bộ nền kinh tế
+Quá trình thực hiện công nghiệp hóa hiện địa hóa nhằm
thúc đầy lực lượng sản xuất phát triển, dựa trên cơ sở
những thành tựu khoa học công nghệ mới, hiện dại, đồng
thời phải
Coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất
XHCN mà nền tảng là chế độ công hữu về nhữngtư liệu
sản xuất chủ yếu, thực hiện chế độ phân phối theo lao
động và phân
phối qua các phúc lợi xã hội là chủ yếu
+ Quá trình xây dụng cơ sở vật chất- kỹ thuật, phát triển
sản xuất phải đàm bào sụ phù họp
vái quan hệ sản xuất, đồng thời cùng cố và hoàn thiện
quan hệ sản xuất XHCN, đảm bảo sự
phù hợp trên cả ba mặt của quan hệ sản xuất là: quan hệ
sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ
tổ chức quản lý và quan hệ phân phối, trao đổi
Câu 6: Hãy phân tích tác động của Hội nhập Kinh tế Quốc
dân đến phát triển của ViệtNam?
a) Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế
- Mở rộng thị trường để thúc đầy thương mại phát triển, tạo
điều kiện cho sản xuất trong nước, tận dụng,các lợi thế
kinh tế trong phân công lao động quốc tế, phục vụ cho
mục tiêu tang trưởng kinh tế nhanh, bềnvững và chuyển
đổi mô hình tăng trưởng sang chiều sâu với hiệu quà cao.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện đại và
hiệu quả hơn, hình thành các lĩnh vực kinh tếmũi nhọn để
nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế,
góp phần cải thiện môi trường đầutư kinh doanh, thu hút
khoa học công nghệ hiện đại và đầu tư bên ngoài vào nền
kinh tế.
- Nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và tiềm lực khoa
học công nghệ quốc gia.
- Tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị
trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tácquốc tế để
thay đổi công nghệ sản xuất, tiếp cận với phương thức
quản trị phát triển để nâng cao năng lựccạnh tranh quốc
tế.
-Cải thiện tiêu dùng trong nước, người dân được thụ hường
các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng vềchủng loại,
mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh.
-Tạo tiền đề cho hội nhập về văn hóa, tiếp thu những giá trị
tinh hoa của thế giới, bổ sung những giá trị vàtiến bộ của
văn hóa, văn minh của thế giới để làm giàu thêm văn hóa
dân tộc.
- Tạo điều kiện cho cải cách chính trị hướng tới xây dựng
một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xâydựng một
xã hội mở, dân chủ, văn minh.
- Giúp đàm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình, ồn định
khu vực và quốc tế, mở ra khả năng phối họpcác nỗ lực và
nguồn lực của các nước để giai quyết những vấn để chung
như môi trường, biến đổi khí hậu,phòng chống tội phạm và
buôn lậu quốc tế...
b. Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế
- Cạnh tranh gay gắt với các đối thủ nước ngoài khiến
nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế nước ta gặpkhó khan
trong phát triển, thậm chí là phá sản, gây nhiều hậu quả
bất lợi về mặt kinh tế - xã hội.
-Gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế vào thị trường bên
ngoài, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trướcnhững biến
động về chính trị, kinh tế thế giới.
- Phân phối không công bằng lợi ích, có nguy cơ làm tăng
khoàng cách giàu - nghèo và bất bình đằng xã hôi.
- Có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà
nước, chủ quyền quốc gia và phát sinh nhiều vấnđề phức
tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định trật tự, an toàn
xã hội.
- Gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền
thống Việt Nam bị xói mòn trước sự “xâm lăng củavăn hóa
nước ngoài.

Tăng nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế,
buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhậpu bất
họp pháp...

Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay vừa có khả năng
tạo ra những cơ hội thuận lợi cho su pháttriển kinh tế, vừa
có thể dẫn đến những nguy cơ to lớn mà hậu quả của
chúng là rất khó lường. Vìvậy,tranh thủ thời cơ, vượt qua
thách thức trong hội nhập kinh tế là vấn đề cần phải đặc
biệt coitrong,

You might also like