You are on page 1of 10

Chương 2&3:

Câu 1: Lượng giá trị xã hội của hàng hóa là một đại lượng cố định, không
thay đổi.
 Nhận định SAI.
- Lượng giá trị của hàng hóa chỉ về một đại lượng được đo bằng lượng lao
động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó, lượng lao động tiêu hao đó được
tính bằng thời gian lao động, cụ thể là thời gian lao động xã hội cần thiết.
- Do thời gian lao động xã hội là không cố định,luôn thay đổi nên dẫn đến
lượng giá trị xã hội của hàng cũng là một đại lượng không cố định, nó còn
tùy thuộc vào các nhân tố như: Năng suất lao động, cường độ lao động, mức
độ phức tạp của lao động

→ Như vậy, lượng GTHH là một đại lượng không cố định và luôn thay đổi.

Câu 2: Tất cả hàng hóa đặc biệt đều giống nhau ở đặc điểm không do hao
phí lao động trực tiếp tạo ra

=> Nhận định SAI

Không phải tất cả hàng hóa đặc biệt đều giống nhau ở đặc điểm không do hao
phí lao động trực tiếp tạo ra. Ví dụ như dịch vụ là một loại hàng hóa đặc biệt
nhằm thỏa mãn nhu cầu của người có nhu cầu về loại hình dịch vụ đó. Vì vậy
khi mà để tạo ra một mô hình dịch vụ thì phải phải hao phí sức lao động mới có
thể tạo ra được nó.

Ví dụ: Đầu bếp muốn làm ra món ăn thì phải dùng sức của mình để tạo ra nó

Câu 3: Không phải bất cứ bộ phận nào của tư bản bất biến đều dịch chuyển
giá trị vào sản phẩm mới như nhau

=> Nhận định ĐÚNG

Vì từng bộ phận của tư bản bất biến chuyển giá trị của mình một cách khác nhau
vào hàng hoá vừa mới làm ra. Theo tính chất chu chuyển, một bộ phận tư bản
bất biến (nhà xưởng, thiết bị và máy móc) hình thành nên tư bản cố định được
sử dụng trong nhiều chu kì sản xuất thì chuyển dần từng phần giá trị của mình.
Bộ phận tư bản bất biến khác (nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ) hình thành
nên một bộ phận của tư bản lưu động thì bị tiêu dùng hoàn toàn qua một thời kì
sản xuất trong quá trình sản xuất hàng hoá và chuyển toàn bộ giá trị của mình
vào sản phẩm vừa mới làm ra.

Câu 4: Quy luật giá trị thể hiện sự hoạt động của nó thông qua sự vận động
của thị trường.

 Nhận định này ĐÚNG

Giá cả là biểu hiệu bằng tiền của giá trị. Giá trị là nội dung, cơ sở của giá cả. Do
đó, giá cả phụ thuộc vào giá trị. Tuy nhiên, trên thị trường, giá cả còn chịu ảnh
hưởng của quy luật cung - cầu, cạnh tranh, lưu thông tiền tệ. Sự tác động của các
yếu tố đó làm cho giá trị và giá cả không đồng nhất với nhau mà tách rời nhau.
Sự vận động của giá cả của các hàng hóa trên thị trường sẽ lên, xuống xoay
quanh giá trị. Vì vậy, quy luật giá trị thể hiện sự hoạt động của nó thông qua sự
vận động của giá cả thị trường

Câu 5: Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó

 Nhận định SAI

Vì bản chất của tiền tệ là hàng hóa đặc biệt, mà đã là hàng hóa thì phải gắn liền
với 2 thuộc tính cơ bản là: giá trị sử dụng của tiền tệ và giá trị của tiền tệ

+ Giá trị sử dụng của tiền tệ là khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người
+ Giá trị của tiền tệ được hiểu là “sức mua” của tiền tệ, là khả năng đổi được
ít hay nhiều vật, vật có giá trị hơn hay ít giá trị hơn. VD: 20.000 VNĐ sẽ
mua được một dĩa cơm và 40.000 VNĐ sẽ mua được 2 dĩa cơm ở cùng nơi
bán, hay 6.000 VNĐ sẽ mua được một chai nước và 20.000.000 VNĐ sẽ
mua được một cái laptop.
Câu 6: Lưu thông hàng hóa dựa trên nguyên tắc ngang giá. Điều này được
hiểu là giá cả có thể tách rời giá trị và xoay quanh giá trị của nó.
 Nhận định này ĐÚNG
- Trong trao đổi hàng hóa phải tuân theo nguyên tắc ngang giá, nghĩa là phải
đảm bảo bù đắp được chi phí chí người sản xuất (chi phí hợp lý) và đảm bảo
hoạt động sản xuất đó có lãi để tiếp tục tái sản xuất
- Sự tác động, vận hành của quy luật giá trị được thể hiện thông qua sự vận
động của giá cả hàng hoá. Vì giá trị là tiền đề của giá cả, còn giá cả là sự biểu
hiện bằng tiền của giá trị. Vì vậy nên phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa.
- Trên thị trường còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như: cạnh tranh, cung –
cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả
hàng hoá trên thị trường tách rời giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị
của nó. Sự tác động, thay đổi này là cơ chế hoạt động của hoạt động của quy
luật giá trị
Câu 7: Khi số lượng hàng hóa cung cấp vào thị trường thay đổi thì sẽ làm
thay đổi lượng giá trị xã hội của hàng hóa.
 Nhận định SAI.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá thứ nhất là năng suất lao
động (năng lực sản xuất của người lao động); thứ hai là cường độ lao động
(mức độ khẩn trương của lao động hay mức độ hao phí của lao động; thứ ba
là lao động giản đơn và lao động phức tạp (tính chất của lao động sản xuất
hàng hoá).
Ví dụ: Một công ty A sản xuất được 10 cái áo trong 1 giờ, ngày hôm sau vì nguồn
nhân lực nhiều và máy móc hiện đại hơn họ sản xuất được 20 cái áo trong 1 giờ
làm cho số lượng áo tăng lên, tuy nhiên lượng giá trị của cái áo vẫn không thay
đổi, thời gian hao phí để làm ra cái áo vẫn không thay đổi. Như vậy khi số lượng
hàng hoá cung cấp vào thị trường thay đổi thì sẽ không làm thay đổi lượng giá trị
của hàng hoá.
Câu 8: Ý nghĩa quan trọng nhất của việc nghiên cứu hàng hoá sức lao động
là tìm ra chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư
bản.
 Nhận định ĐÚNG
- Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là: giá trị thặng dư vừa sinh ra trong
lưu thông, lại vừa không thể sinh ra trong lưu thông vừa sinh ra ngoài lưu thông,
lại vừa không sinh ra ngoài lưu thông.
- Việc nghiên cứu hàng hóa sức lao động đã giải quyết được mâu thuẫn trong
công thức trên bởi vì giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính năng đặc
biệt mà không hàng hóa nào có được. Đó là trong quá trình sử dụng hàng hóa
này, giá trị của nó không những được bảo tồn mà còn tạo ra được giá trị mới cao
hơn giá trị của nó. Vì vậy, việc nghiên cứu hàng hóa sức lao động là chìa khóa
để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản.

Câu 9: Sản xuất giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch
đều dựa trên tiền đề tăng năng suất lao động xã hội
=> Nhận định SAI.
Theo C.Mác giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch đều có một
cở sở chung là chúng đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động. Tuy nhiên chỉ
có giá trị thặng dư tương đối là tăng năng suất lao động xã hội, còn giá trị thặng
dư siêu ngạch là do tăng năng suất lao động cá biệt chính là áp dụng công nghệ
mới làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thị trường.
Câu 10: Sự chuyển hoá của tiền tệ thành tư bản gắn liền với sự chuyển hoá
sức lao động thành hàng hoá.
 Nhận định ĐÚNG.
Khi tiền tệ chuyển hoá thành tư bản không thể xảy ra tại chính số tiền ấy mà chỉ
có thể xảy ra từ hàng hoá. Có nghĩa là hàng hoá đó không thể là một hàng hoá
thông thường mà là một loại hàng hoá đặc biệt mà giá trị sử dụng của nó có đặc
tính sinh ra giá trị đó chính là hàng hoá sức lao động. Sức lao động trở thành
hàng hoá khi người lao động tự do về thân thể hoặc người lao động bị tước đoạt
hết tư liệu sản xuất, người lao động phải bán sức lao động của mình để sinh
sống, sự tồn tại của hai điều kiện trên có tính quyết định để sức lao động trở
thành hàng hoá và khi đó nó là điều kiện để tiền chuyển hoá thành tư bản.)
Câu 11: Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá trị
thặng dư tuyệt đối và tương đối.
 Nhận định SAI.
Giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư tương
đối. Vì: cả hai đều là giá trị thặng dư và là kết quẩ bóc lột lao động không công
của công nhân làm thuê, đặc biệt chúng dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động
bằng cách áp dụng công nghệ kỹ thuật. Chỉ khác ở chỗ giá trị thặng dư siêu
ngạch được tạo ra do tăng năng suất lao động cá biệt, còn giá trị thặng dư tương
đối được tạo ra do tăng năng suất lao động xã hội. Còn giá trị thặng dư tuyệt đối
là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao
động tất yếu khác với hai hình thái trên.
12) Tiết kiệm tư bản bất biến cũng như nâng cao tốc độ chu chuyển của tư
bản sẽ giúp làm tăng tỷ suất lợi nhuận
=> Nhận định ĐÚNG
Giải thích: Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn, thì tần suất sản sinh ra
giá trị thặng dư trong năm của tư bản ứng trước càng nhiều lần, giá trị thặng dư
theo đó mà tăng lên làm cho tỷ suất lợi nhuận cũng càng tăng. Trong điều kiện
tỷ suất giá trị thặng dư và tư bản khả biến không đổi, nếu tư bản bất biến càng
nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn.
Vì theo công thức: Rõ ràng khi m và v không đổi, nếu c càng nhỏ thì p’ càng
lớn.
Vì vậy, trong thực tế để nâng cao tỷ suất lợi nhuận, các nhà tư bản đã tìm mọi
cách để tiết kiệm tư bản bất biến như sử dụng máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nhà
kho, phương tiện vận tải với hiệu quả cao nhất: kéo dài ngày lao động, tăng
cường độ lao động, thay thế nguyên liệu đắt tiền bằng nguyên liệu rẻ tiền, giảm
những chi tiêu bảo hiểm lao động, giảm những chi tiêu bảo vệ môi trường sinh
thái, giảm tiêu hao vật tư năng lượng và tận dụng phế liệu, phế phẩm, phế thải
để sản xuất hàng hoá.

Câu 13: Lợi nhuận chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư
 Nhận định SAI
Giải thích: Vì lợi nhuận chính là một bộ phận của giá trị thặng dư. Hơn nữa, khi
nói về giá trị thặng dư thì nó là phần giá trị mới do công nhân tạo ra nhưng lại
thuộc về nhà tư bản, muốn nói về vấn đề bóc lột. Còn lợi nhuận là phần giá trị
mới thu được từ số tiền hàng hóa đã bán được trừ đi cho chi phí mà nhà tư bản
đã bỏ ra, ở đây lợi nhuận muốn nói về vấn đề số tiền nhà tư bản sẽ có được

Câu 14: Lợi nhuận và giá trị thặng dư là hoàn toàn giống nhau
 Nhận định SAI
Giải thích: Vì giá trị thặng dư là phần giá trị mới do người công nhân tạo ra
nhưng lại thuộc về nhà tư bản. Còn lợi nhuận lại là phần giá trị mới thu được từ
tổng giá trị hàng hóa bán được và trừ đi tổng chi phí mà nhà tư bản đã bỏ ra để
sản xuất ra

Câu 15: Tư bản công nghiệp nhường một phần giá trị thặng dư cho tư bản
thương nghiệp theo nguyên tắc lợi nhuận bình quân
 Nhận định SAI
Giải thích: Tư bản công nghiệp "nhường" một phần giá trị thặng dư cho tư bản
thương nghiệp bằng cách bán hàng hóa thấp hơn giá trị thực tế của nó, để rồi tư
bản thương nghiệp bán đúng giá trị, thu về lợi nhuận thương nghiệp
Việc phân phối giá trị thặng dư giữa nhà tư bản công nghiệp và tư bản thương
nghiệp diễn ra theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân thông qua cạnh tranh và
thông qua chênh lệch giữa giá cả sản xuất cuối cùng (giá bán lẻ thương nghiệp)
và giá cả sản xuất công nghiệp (giá bán buôn công nghiệp)

Câu 16: Xét về mặt chất, giá trị thặng dư với lợi nhuận, lợi nhuận thương
nghiệp, lợi tức cho vay là khác nhau
 Nhận định SAI
Giải thích: Xét về mặt chất, thì lợi nhuận, lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức cho
vay đều là một bộ phận của giá trị thặng dư. Lợi nhuận là phần giá trị mới được
tạo ra từ tổng giá cả của số hàng hóa đã bán đi trừ cho chi phí mà nhà sản xuất
đã bỏ ra để tạo ra số sản phẩm đấy. Lợi nhuận thương nghiệp chính là phần giá
trị mới được tạo ra sau khi mà nhà tư bản thương nghiệp bán đi số hàng hóa mà
nhà tư bản công nghiệp nhượng cho mình theo nguyên tắc tỷ suất lợi nhuận bình
quân. Còn lợi tức cho vay chính là phần giá trị mới do người công nhân tạo ra
sau khi kinh doanh sản xuất bằng số tiền nhàn rỗi đã vay từ nhà tư bản và sau
khi đã kiếm được tiền lời thì phải trả lại số tiền mình đã vay cùng với mức lãi
suất trước đấy. Xét lại, cả 3 yếu tố trên về mặt chất cũng chính là bộ phận của
giá trị thặng dư

Câu 17: Tỷ suất lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi tỷ suất giá trị thặng dư và
cấu tạo hữu cơ của tư bản
 Nhận định SAI
Giải thích: Vì ngoài 2 yếu tố trên thì tỷ suất lợi nhuận còn chịu ảnh hưởng bởi
tốc độ chu chuyển tư bản và tiết kiệm tư bản bất biến
Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn, thì tần suất sản sinh ra giá trị thặng
dư trong năm của tư bản ứng trước càng nhiều lần, giá trị thặng dư theo đó mà
tăng lên làm cho tỷ suất lợi nhuận cũng càng tăng. Trong điều kiện tỷ suất giá trị
thặng dư và tư bản khả biến không đổi, nếu tư bản bất biến càng nhỏ thì tỷ suất
lợi nhuận càng lớn. Vì theo công thức: Rõ ràng khi m và v không đổi, nếu c
càng nhỏ thì p’ càng lớn.
Vì vậy, trong thực tế để nâng cao tỷ suất lợi nhuận, các nhà tư bản đã tìm mọi
cách để tiết kiệm tư bản bất biến như sử dụng máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nhà
kho, phương tiện vận tải với hiệu quả cao nhất: kéo dài ngày lao động, tăng
cường độ lao động, thay thế nguyên liệu đắt tiền bằng nguyên liệu rẻ tiền, giảm
những chi tiêu bảo hiểm lao động, giảm những chi tiêu bảo vệ môi trường sinh
thái, giảm tiêu hao vật tư năng lượng và tận dụng phế liệu, phế phẩm, phế thải
để sản xuất hàng hoá.

Câu 18: Quan hệ cung - cầu về hàng hóa có ảnh hưởng quyết định đến tỷ
suất giá trị thặng dư và tỷ suất lợi nhuận
 Nhận định SAI
- Giải thích: Quan hệ cung cầu về hàng hóa không có ảnh hưởng quyết định đến
tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ suất lợi nhuận. Tỷ suất giá trị thặng dư được tính
bằng công thức:
- m’= m/v x 100%
- Trong đó m là giá trị thặng dư còn v là tư bản khả biến, như vậy tỷ suất giá trị
thặng dư được quyết định bởi tư bản khả biến và giá trị thặng dư. Giátrị thặng
dư là giá trị mới mà người lao động tạo ra trong quá trình lao động bị nhà tư bản
chiếm hữu. Vì thế tỷ suất giá trị thặng dư không liên quan đến quan hệ cung cầu.
- Tỷ suất lợi nhuận được tính bằng công thức:
- p’=p’/(c+v) x 100%
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận là tỷ suất giá trị thặng dư, cấu tạo
hữu cơ của tư bản, tốc độ chu chuyển của tư bản và tiết kiệm tư bản bất biến.

Câu 19: Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là giá trị thặng dư vừa
được tạo ra trong lưu thông, vừa không được tạo ra trong lưu thông
 Nhận định ĐÚNG
- Giải thích: Sở dĩ như vậy vì nhà tư bản tìm được trên thị trường một loại hàng
hóa đặc biệt có khả năng tạo ra giá trị thặng dư cho mình. Đó là hàng hóa sức
lao động.
Nhà tư bản khi đưa tiền vào lưu thông đã dùng tiền mua đuơc hàng hóa đặc biệt
là hàng hóa sức lao động, để sử dụng nó (không phải bán nó), sẽ tạo ra giá trị
thặng dư cho nhà tư bản. Hàng hóa đặc biệt này có đặc điểm về giá trị sử dụng là
nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư cho các nhà tư bản.
Để giải quyết mâu thuẫn chung của công thức tư bản cần tìm cho thị trường 1
loại hàng hóa mà việc sử dụng nó tạo ra giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó,
hàng hóa đó là sức lao động.
Sức lao động là cái có trước hàng hóa, còn lao động chính là quá trình sử dụng
sức lao động đó. Giống với các hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có 2
thuộc tính: Giá trị và giá trị sử dụng.
Giá trị sử dụng sức lao động thể hiện ở quá trình tiêu dùng (sử dụng) sức lao
đông, tức là quá trình lao động để sản xuất ra 1 loại hàng hóa ,1 dịch vụ nào đó.
Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra 1 lượng giá trị mới lớn hơn giá trị
của bản thân nó, phần giá trị mới đó dư ra so với giá trị sức lao động là giá trị
thặng dư.

=> Đó là điểm khác biệt với hàng hóa thông thường vì sau quá trình tiêu dùng
hay sử dụng thì cả giá trị hay giá trị sử dụng đều biến mất theo thời gian.

=> Đó là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn cho công thức của tư bản.

You might also like