You are on page 1of 41

ÔN TẬP CUỐI KÌ MÔN KTCT MAC-LENIN

CHƯƠNG 2.

1) Xét về bản chất, năng suất lao dộng và cường độ lao động là giống nhau
Sai.
- Năng suất lao động : Là năng lực sản xuất của người lao động, được đo bằng số
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian lao
động hao phí để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa.
- Cường độ lao động: là mức độ khẩn trương của lao động hay mức độ hao phí của
lao động. tăng CĐLD là tăng mức độ khẩn trương trong lao động, về thực chất
giống như kéo dài ngày lao động.
Xét về bản chất, NSLĐ tỷ lệ nghịch với giá trị của hàng hóa và NSLĐ phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố. Còn CĐLD, tăng CĐLĐ thì khối lượng hàng hóa tăng lên, tổng giá
trị hàng hóa tăng lên, nhưng giá trị của một đơn vị hàng hóa không đổi.

2) Khi tiền rút ra khỏi lưu thông, lúc này nó sẽ thực hiện chức năng là phương
tiện thanh toán
Sai.
- Trong học thuyết của C.Mác ông co rặng, vàng đóng vai trò vật ngang giá chung là
tiền tệ. và Mác đã nêu lên 5 chức năng, mà vàng – tiên tệ thực hiện trong điều kiện
kt hàng hóa phát triển:
 Chức năng thước đo giá trị
 Chức năng phương tiện lưu thông
 Chức năng phương tiện cất trữ
 Chức năng phương tiện thanh toán
 Chức năng tiền tệ thế giới.
Chức năng là phương tiện thanh toán của tiền tệ chỉ được thực được khi tiền ở trong
lưu thông nhằm mục đích thực hiện trao đổi và mua bán hàng hóa.
Khi tiền rút khỏi lưu thông thì sẽ thực hiện chức năng phương tiện cất trữ. Và để thực
hiện chức năng này thì tiền phải đủ giá trị, tức là tiền đúc bằng vàng hay của cải bằng
vàng ( vì vàng không bị mất giá ). Tiền cất trữ có tác dụng là dự trữ tiền cho lưu thông
và sẵn sàng tham gia vào lưu thông.
VD: khi có tiền chúng ta có thể mua vàng đẻ cất trữ, vì vàng sẽ không bị mất giá, tuy
nhiên nếu cần tiền thì chúng ta cũng ó thể đem chúng đi bán từ đó thực hiện các chức
năng khác cần thiết.

3) Dù lao động giản đơn hay lao động phức tạp thì đều có hai mặt cụ thể và trừu
tượng
Đúng.
- Lđ giản đơn là lđ phổ thông, là sự hao phí lao động một cách đơn giản mà bất kì
một người bình thường nào có khả năng lđ cũng có thể thực hiện
- Lđ phức tạp là lđ đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện, do vậy trong một đơn vị
thời gian, lđ phức tạp tạo ra một lượng giá trị hàng hóa lớn hơn lđ giản đơn.
Trong trao đổi, người ta lấy lđ giản đơn làm đơn vị tính toán và quy tất cả lao động
phức tạp thành lao động giản đơn, trung bình.

1
- lao động cụ thể là lao động có ích biểu hiện dưới một hình thức cụ thể của những
nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
- lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa chỉ xét về mặt tiêu
tốn sức lực trong quá trình sản xuất.
Và dù lao động giản đơn hay lao động phức tạp thì đều có hai mặt cụ thể và trừu
tượng. lao động p hức tạp chỉ sự khuếch đại của lao động giản đơn. ở đây không phải
có hai thứ lao động khác nhau mà chỉ là lao động của người sản xuất hàng hóa, nhưng
lao động đó mang tính hai măt: vừa lđ cụ thể, vừa lđ trừu tượng.
Ví dụ: Thợ sửa đồng hồ là lao động phức tạp và cũng có tính hai mặt cụ thể (mục đích
là sửa đồng hồ, đối tượng là đồng hồ hỏng, cần bảo trì, phương thức là chỉnh sửa thay
thế linh kiện,...), lao động trừu tượng (vẫn tiêu hao trí óc, cơ bắp, sức lực con người).

4) Hàng hóa có hai thuộc tính vì có hai loại lao động khác nhau kết tinh trong
hàng hóa.
đúng.
Hàng hoá có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị
- Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của
con người.
- Giá trị của hàng hoá là một thuộc tính của hàng hoá, đó chính là lao động hao phí
của người sản xuất để sản xuất ra nó đã được kết tinh vào trong hàng hoá
hai thuộc tính đó không phải do có hai loại lao động khác nhau kết tinh trong nó, mà
do lao động của người sản xuất hàng hoá có tính hai mặt: lao động cụ thể và lao động
trừu tượng
- Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định. => Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng
- Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa chỉ xét về mặt tiêu
tốn sức lực trong quá trình sản xuất. => Lao động trừu tượng tích lũy trong hàng
hóa và tạo ra giá trị
Do đó, Hàng hóa có hai thuộc tính vì có hai loại lao động khác nhau kết tinh trong
hàng hóa.

5) Xét về mặt bản chất, tiền là một loại hàng hóa đặc biệt, giống với mọi thứ hàng
hóa khác
sai.
- về bản chất, tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò làm vật ngang giá
chung để đo lường giá trị của các hàng hóa khác, làm phương tiện để trao đổi các
hàng hóa, dịch vụ và thanh toán các khoản nợ nần. Bản chất này đã mang lại cho
tiền tệ một tính chất hết sực đặc biệt, đó là khả năng có thể đổi lấy bất cứ một hàng
hóa hay dịch vụ nào để thỏa mãn nhu câu của người chủ tiền tệ.
và cũng như các loại hàng hóa khác, hàng hóa tiền tệ cũng có 2 thuộc tính:
- Giá trị sử dụng của tiền tệ là khả năng thoả mãn nhu cầu trao đổi của xã hội, nó là
công dụng của tiền tệ
- Giá trị của tiền tệ được đặc trưng bởi khái niệm “sức mua tiền tệ” đó là khả năng
trao đổi được nhiều hay ít hàng hóa trong giao dịch

2
Nhưng không giống với mọi hàng hóa khác, tiền tệ là một loại hàng hóa dặc biệt, sự
đặc biệt của nó thể hiện ở chỗ là làm vật ngang giá chung trong trao đổi mua bán hàng
hóa trên thị trường
Do đó, Xét về mặt bản chất, tiền là một loại hàng hóa đặc biệt, nhưng không giống với
mọi thứ hàng hóa khác.
Ví dụ: Tiền được dùng làm vật ngang giá và là phương tiện thanh toán cho cho mọi
loại hàng hóa (ví dụ như một bịch bánh) và không có chiều ngược lại, tức là không có
loại hàng hóa nào được lấy ra làm vật ngang giá hay phương tiện thanh toán cho tiền.
Và mọi loại hàng hóa (ví dụ như một bịch bánh 10.000 đồng) cũng không thể trở
thànhvật ngang giá chung hay phương tiện thanh toán cho những hàng hóa khác

6) Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở
kết hợp giá trị cá biệt và giá trị xã hội
Sai.
- Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế hàng hóa. Quy luật giá trị yêu
cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị xã hội hay phải
dựa trên cơ sở thời gian lao động xh cần thiết. quy luật giá trị hoạt động và phát
huy tác dụng thông qua sự vận động của giá cả xung quanh giá trị dưới tác động
của quan hệ cung cầu.
Nên, quy luật giá trị không yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên
cơ sở kết hợp giá trị cá biệt và giá trị xã hội, mà chỉ dựa trên giá trị xã hội.

7) Giá trị sử dụng của mọi hàng hóa đặc biệt đều giống nhau
sai.
- Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người. Bất cứ hàng hoá nào cũng có một hay một số công dụng nhất định, nên nó
không thể đều giống nhau.
một số hàng hóa đặc biệt như: tiền tệ, hàng hóa dịch vụ, hàng hóa sức lao động…
và công dụng của nhưng hàng hóa đặc biệt đó là khác nhau, có một số hàng háo đặc
biệt khi đi vào sử dụng sẽ tạo ra giá trị mới, cao hơn giá trị ban đầu; một số hàng hóa
đặc biệt khác lại không có công dụng đó.
Nên không phải giá trị sử dụng của mọi hàng hóa đặc biệt đều giống nhau.
Vd: Kể tên hai loại hàng hóa đặc biệt là tiền và sức lao động của con người.
+ Giá trị sử dụng của tiền là làm vật ngang giá và phương tiện thanh toán cho cho mọi
loại hàng hóa.
+ Giá trị sử dụng của sức lao động của con người là sử dụng để sản xuất và tạo ra giá
trị lớn hơn so với giá trị bản thân nó

8) Hàng hóa dịch vụ và hàng hóa thông thường là hoàn toàn giống nhau
Sai.
- Hàng hóa thông thường chủ yếu là các sản phẩm hữu hình có giá trị sử dụng, đồng
thời có giá trị trao đổi và có thể tích lũy, có sẵn trên thị trường (quyển sách, cây
bút,..)
- Hàng hóa dịch vụ cũng như các hàng hóa khác, có giá trị sử dụng, đồng thời có giá
trị trao đổi. Nhưng khác với những loại hàng hóa thông thường, hàng hóa dịch vụ

3
là loại hàng hóa vô hình và được tiêu dùng ngay trong thời điểm sản xuất, không
thể tích lũy (Dịch vụ khám sk, dịch vụ vận tải,..)
Vậy nên, Hàng hóa dịch vụ và hàng hóa thông thường không hoàn toàn giống nhau

9) Năng suất lao động và cường độ lao động đều tỉ lệ thuận với lượng giá trị của
một đơn vị hàng hóa
Sai.
- NSLĐ: là năng lực sản xuất của người lao động, được do lường bằng số lượng sản
phẩm sản xuất ra trong một đơn vị tg hoặc số lượng thời gian lao động hao phí để
sản xuất ra một đơn vi hàng hóa. => Tăng năng suất lao động là rút ngắn thời gian
sản xuất một đơn vị sản phẩm.
- CĐLĐ: là mức độ khẩn trương của lao động. Tăng cường độ lao động là tăng mức
khẩn trương trong lao động, thực chất giống như kéo dài ngày lao động.
Do đó, NSLĐ tỷ lệ nghịch với giá trị hàng hóa, còn CĐLD tăng thì khối lượng hàng
hóa tăng, tổng giá trị hàng hóa tăng lên, nhưng giá trị của một đơn vị hàng hóa không
đổi
VD1: 1 người trong 8h sản xuất đc 2 sp gốm. GT 1 sp nếu tính bằng thước đo thgian
là 4h, bằng tiền là 100.000d. Tăng NSLÐ lên 2 lần, trong 8h sản xuất ra được 4sp,
theo đó lượng GT hh nếu bằng thước đo thgian là 2h, bằng tiền là 50.000đ.
VD2: 1 làm việc 8h được 2 sp gồm. Giá trị 1 sp nếu tính bằng thước đo thời gian là
4h, bằng tiền là 100.000d. Tăng CĐLÐ lên làm việc 12h sản xuất được 3 sp. GT sp
nếu biểu hiện bằng thước đo thời gian là 4h, còn bằng tiền là 100.000d
10) Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường
Đúng.
- Nền kinh tế thị trường: là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. trong đó,
mọi quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hóa đều thông qua thị trường, chịu sự điều
tiết của các quy luật thị trường.
- Cơ chế thị trưởng: là hệ thống các quan hệ kinh tế mang đặc tính tự điều chỉnh các
cân đối của nền kt theo yêu cầu của các quy luật kinh tế.
Đặc trưng của cơ chế thị trường là cơ chế hình thành giá cả một cách tự do (thông qua
thị trường để xác định giá cả, thuận mua vừa bán).
Như vậy, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường
Vd: có hai nhà sản xuất nước ngọt cạnh tranh với nhau, một nhà sản xuất nước cam,
một nhà sản xuất nước chanh. Nếu ít người thích nước cam hơn, thì nhu cầu về nước
cam sẽ giảm và nhu cầu đối với nước chanh sẽ tăng.
=> Để ứng phó, nhà sản xuất nước cam giảm giá bán xuống, nước chanh tăng giá lên.
Bởi vì giá tăng lên nên người tiêu dùng mua ít nước chanh hơn, và mua nhiều nước
cam hơn. Vì vậy cầu về hai mặt hàng này sẽ quay về mức ban đầu.
11) Năng suất lao động và cường độ lao động đều tỉ lệ nghịch với tổng lượng giá
trị của hàng hóa
Sai.
- NSLĐ: là năng lực sản xuất của người lao động, được do lường bằng số lượng sản
phẩm sản xuất ra trong một đơn vị tg hoặc số lượng thời gian lao động hao phí để
sản xuất ra một đơn vi hàng hóa. => Tăng năng suất lao động là rút ngắn thời gian
sản xuất một đơn vị sản phẩm.

4
- CĐLĐ: là mức độ khẩn trương của lao động. Tăng cường độ lao động là tăng mức
khẩn trương trong lao động, thực chất giống như kéo dài ngày lao động.
Do đó, NSLĐ tỷ lệ nghịch với giá trị hàng hóa, còn CĐLD tăng thì khối lượng hàng
hóa tăng, tổng giá trị hàng hóa tăng lên, nhưng giá trị của một đơn vị hàng hóa không
đổi.
Vd1: I ng trong 8h sản xuất đc 2 sp gốm. GT 1 sp nếu tính bằng thước đo thgian là 4h,
bằng tiền là 100.000d. Tăng NSLÐ lên 2 lần, trong 8h sản xuất ra được 4sp, theo đó
lượng GT hh nếu bằng thước đo thgian là 2h, bằng tiền là 50.000đ.
Vd: B làm việc 8h được 2 sp gồm. Giá trị 1 sp nếu tính bằng thước đo thời gian là 4h,
bằng tiền là 100.000d. Bây giờ, tăng CĐLÐ, B làm việc 12h sản xuất được 3 sp gốm.
GT sp nếu biểu hiện bằng thước đo thgian là 4h, còn bằng tiền là 100.000d

12) giá trị xã hội là cơ sở để sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Đúng.
- Giá trị xã hội biểu hiện mức hao phí lao động trung bình để sản xuất ra một đơn vị
hàng hóa. Đây là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa
nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với một trình độ
trang thiết bị trung bình, một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao
động trung bình. Và giá trị xã hội là cơ sở để sản xuất và trao đổi hàng hóa.
VD: Trao đổi giữa 1 đôi giầy = 3 thùng muối.
Giày và muối là hai hàng hóa khác nhau về công dụng, về hình thái vật chất và sổ
lượng trong quan hệ trao đổi, nhưng chúng lại được trao đổi cho nhau. Vì hao phí lao
động để sản xuất ra chúng bằng nhau, tương đương nhau.
Nói cụ thể hơn, họ tính toán được rằng chi phí trung bình sản xuất một đôi giày (ví dụ
4h hay bằng tiền là 400.000) tương ứng với chi phí lao động ( hay chi phí bằng tiền ) ở
mức trung bình để sản xuất 3 thùng muối.

13) GIá trị trao đổi và giá trị là hoàn toàn giống nhau
Sai.
- Giá trị trao đổi: là quan hệ về tỷ lệ số lượng theo đó giá trị sử dụng hàng hóa này
trao đổi với giá trị sử dụng khác trên một cơ sở chung.
- Giá trị của hàng hoá là một thuộc tính của hàng hoá, đó chính là lao động hao phí
của người sản xuất để sản xuất ra nó đã được kết tinh vào trong hàng hoá
Giá trị của hàng hóa được nghiên cứu trên hai phương diện: mặt chất và mặt lượng
Do đó, giá trị là nội dung, là cở sở quyết định giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi chỉ là
hình thái biểu hiện của giá trị trao đổi.
Nên, giá trị trao đổi và giá trị là không hoàn toàn giống nhau
VD: trao đổi 1 đôi giầy= 3 thùng muối.
Giày và muối là hai hàng hóa khác nhau về công dụng, về hình thái vật chất và sổ
lượng trong quan hệ trao đổi, nhưng chúng lại được trao đổi cho nhau. Vì hao phí lao
động để sản xuất ra chúng bằng nhau, tương đương nhau.
Nói cụ thể hơn, họ tính toán được rằng chi phí trung bình sản xuất một đôi giày (ví dụ
4h hay bằng tiền là 400.000) tương ứng với chi phí lao động ( hay chi phí bằng tiền ) ở
mức trung bình để sản xuất 3 thùng muối.

5
14) Bằng lao động cụ thể, người công nhân đã tạo ra giá trị mới là 20USD
sai.
lao động của người sản xuất hàng hoá có tính hai mặt: lao động cụ thể và lao động
trừu tượng
- Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định. => Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng
- lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa chỉ xét về mặt tiêu
tốn sức lực trong quá trình sản xuất. => Lao động trừu tượng tích lũy trong hàng
hóa và tạo ra giá trị
=> như vậy, người công nhân đã tạo ra giá trị mới là 20USD bằng lao động trừu tượng
VD: Bằng lao động cụ thể: máy móc, vải lụa, chỉ, kim, …
Bằng lao động trừu trượng: người công nhân dùng sức lao động của mình tạo ra chiếc
áo có giá trị kết tinh với giá trị trao đổi là 20USD.

15) Quy luật giá trị có những chức năng to lớn đối với sự phát triển của nền kinh
tế.
Đúng.
- Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế hàng hóa. Quy luật giá trị yêu
cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị xh hay phải dựa
trên cơ sở lao động xã hội cần thiết. Quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác
dụng thông qua sự vận động của giá cả xung quanh giá trị dưới tác động của quan
hệ cung cầu.
Quy luật giá trị có những chức năng:
 thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
 thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng
NSLĐ, hạ giá thành sản phẩm
 thứ ba, bình tuyển sự tiến bộ, đào thải sự lạc hậu, phân hóa người sản
xuất
Vd: Điều tiết sản xuất và lưu thông là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và
sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác. theo hướng từ nơi lãi ít
hoặc không có lãi sang nơi có lãi nhiều hơn
ví dụ như: Do mũ vải hiện nay trên thị trường tiêu thụ chậm, lãi suất thấp nên xưởng
sản xuất mũ vải đã chuyển sang sản xuất mũ bảo hiểm hiện đang bán rất chạy trên thị
trường.
hoặc những cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học làm cho năng suất lao động
tăng tạo ra nhiều giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội thu được nhiều lợi nhuận hơn,
đào thải các thiệt bị cũ, kém.

16) Lượng giá trị xã hội của hàng hóa là một đại lượng cố định, không thay đổi
Sai.
Giá trị hàng hóa được xét cả về mặt chất và mặt lượng.
- Chất giá trị hàng hóa là do lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết
tinh trong hàng hóa.
- Lượng giá trị của hàng hóa là do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa
đó quyết định.

6
Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa:
 Năng suất lao động
 Cường độ lao động
 Mức độ phức tạp của lao động
Lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa được đo lường bởi thời gian lao động xã hội
cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. Mà thời gian lao động xã hội cần thiết có thể thay
đổi, vì trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình, điều kiện trang bị
kỹ thuật trung bình của xã hội ở mỗi nước khác nhau là khác nhau và thay đổi theo sự
phát triển của lực lượng sản xuất. Nên lượng giá trị của hàng hóa cũng là một đại
lượng thay đổi, không cố định
Vd: Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản
xuất ra hàng hóa càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít và ngược
lại.
Người thợ mộc tốn 6h để tạo ra sản phẩm, còn người thợ may chỉ tốn 4h để tạo ra sản
phẩm (lượng lao động hao phí).
17) Tất cả hàng hóa đặc biệt đều giống nhau ở đặc điểm không do hao phí lao
động trực tiếp tạo ra.
Sai
- Hàng hóa đặc biệt thường để chỉ những loại hàng hóa, sản phẩm mang tính chất
riêng biệt như tiền, hàng hóa có tính chất nguy hiểm, ... kể cả những sản phẩm
không hiện hình như dịch vụ, sức lao động,…
Các loại hàng hóa đặc biệt này đều là sản vật có sẵn trong tự nhiên hoặc thuộc loại đã
qua lao động, có giá trị sử dụng là có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
Để sản xuất ra các hàng hóa đặc biệt trên thì người sản xuất phải tiêu hao một mức độ
nào đó về trí lực và thể lực, thời gian và tiền tệ, và sự tiêu hao này được gọi là hao phí
lao động.
Do đó không thể nói tất cả hàng hóa đặc biệt đều giống nhau ở đặc điểm không do hao
phí lao động trực tiếp tạo ra.
Vd: Có một số hàng hóa đặc biệt do hao phí lao động trực tiếp tạo ra.
Dịch vụ là một loại hàng hóa đặc biệt (bao gồm các dịch vụ, hoạt động như sự phục
vụ của bác sĩ, quá trình giảng dạy của giáo viên, ...) không mang hình thái vật thể (vô
hình); giá trị sử dụng của dịch vụ là hiệu quả có ích của lao động sống và được tiêu
dùng ngay trong thời điểm sản xuất, tức là thời gian sản xuất và thời gian tiêu dùng
trùng hợp nhau.
Như vậy, hàng hóa dịch vụ do hao phí lao động trực tiếp tạo ra (như dịch vụ khám
bệnh do bác sĩ lao động trực tiếp thực hiện, ..) và được tiêu dùng ngay trong thời điểm
sản xuất.

18) Quy luật giá trị thể hiện sự hoạt động của nó thông qua sự vận động của giá
cả thị trường. (Bỏ)

19) Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó
Đúng.
- về bản chất, tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò làm vật ngang giá
chung để đo lường giá trị của các hàng hóa khác, làm phương tiện để trao đổi các
hàng hóa, dịch vụ và thanh toán các khoản nợ nần. Bản chất này đã mang lại cho

7
tiền tệ một tính chất hết sực đặc biệt, đó là khả năng có thể đổi lấy bất cứ một hàng
hóa hay dịch vụ nào để thỏa mãn nhu câu của người chủ tiền tệ.
do đó, cũng như các loại hàng hóa khác, hàng hóa tiền tệ cũng có hai thuộc tính cơ
bản: giá trị và giá trị sử dụng.
+ Giá trị của tiền tệ được đặc trưng bởi khái niệm “sức mua” của tiền tệ, đó là khả
năng trao đổi được ít hay nhiều hàng hóa trong giao dịch
+ Giá trị sử dụng của tiền tệ là khả năng thỏa mãn nhu cầu cho xã hội của tiền tệ, nó là
công dụng của tiền tệ.
Và bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó:
Trong học thuyết của C.Mác ông co rặng, vàng đóng vai trò vật ngang giá chung là
tiền tệ. và Mác đã nêu lên 5 chức năng, mà vàng – tiên tệ thực hiện trong điều kiện kt
hàng hóa phát triển:
 Chức năng thước đo giá trị
 Chức năng phương tiện lưu thông
 Chức năng phương tiện cất trữ
 Chức năng phương tiện thanh toán
 Chức năng tiền tệ thế giới.
vd: 10k sẽ mua được chai nước, hay 20k mua được 2 chai

20) Lưu thông hàng hóa dựa trên nguyên tắc ngang giá. Điều này được hiều là
giá cả có thể tách rời giá trị và xoay quanh giá trị của nó.
- Đúng.
Lưu thông hàng hóa dựa trên nguyên tắc ngang giá. Điều này được hiều là giá cả có
thể tách rời giá trị và xoay quanh giá trị của nó.
- Vì theo quy luật giá trị, là quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế hàng hóa. Quy luật
giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị xã hội
hay phải dựa trên cơ sở lao động xã hội cần thiết. Quy luật giá trị hoạt động và
phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá cả xung quanh giá trị dưới tác
động của quan hệ cung cầu.
Quy luật giá trị hoạt động có biểu hiện là giá cả có thể tách rời giá trị của nó, "biên
độ" của sự tách rời này tùy thuộc vào quan hệ cung - cầu hàng hóa và dịch vụ.
+ Khi cung > cầu và giá cả < giá trị
+ Khi cung < cầu và giá cả > giá trị
+ Khi cung = cầu và giá cả = giá trị
=> Giá cả của một hàng hóa có thể cao hoặc thấp, nhưng bao giờ cũng xoay quanh
trục giá trị hàng hóa.
-Vd: Một cái ốp điện thoại giá trị xã hội là 10.000. Theo đó, nếu trong trường hợp
cung bằng cầu, thì có thể giá cả bán ra thị trường là 10.000đ. Tuy nhiên, trong trường
hợp cái ốp điện thoại này được nhiều người thích thì trên thị trường, lúc này cầu lớn
hơn cung, thì giá của chiếc ốp điện thoại này có thể tăng lên 20.000đ.

21) Khi số lượng hàng hóa cung cấp vào thị trường thay đổi thì sẽ làm thay đổi
lượng giá trị xã hội của hàng hóa.
Sai.

8
- Lượng giá trị của hàng hóa là do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa
đó quyết định. Lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa được đo lường bởi thời
gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.
Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa
 Năng suất lao động
 Cường độ lao động
 Mức độ phức tạp của lao động
- quy luật cung cầu: là sự tác động qua lại giữa cung và cầu hình thành nên giá cả thị
trường. đến lượt nó, giá cả thị trường tác động ngược lại dẫn dắt cung cầu, mối
quan hệ này được coi là nội dung của quy luật cung cầu.
Theo Quy luật cung cầu thì giá cả sẽ biến đổi đơn giản như sau:
 Cung = Cầu: giá cả ổn định.
 Cung > Cầu: giá cả có xu hướng giảm.
 Cung < Cầu: giá cả có xu hướng tăng.
Do đó, khi số lượng hàng hóa cung cấp vào thị trường thay đổi (yếu tố cung) thì sẽ
làm thay đổi giá trị của hàng hóa chứ không làm thay đổi lượng giá trị xã hội của hàng
hóa.
Ví dụ: Sản phẩm A được đưa vào thị trường 10 sản phẩm và tồn tại trên thị trường ở
mức độ khan hiếm thì giá cả thị trường của nó là 1000USD cho một đơn vị sản phẩm.
Khi sản phẩm A được đưa vào thị trường nhiều hơn đến mức đại trà ví dụ là 1000 sản
phẩm thì không còn hiếm nữa nên giá cả thị trường của nó sẽ giảm còn 10USD cho
một đơn vị sản phẩm.

22. Tính hai mặt và hai tính chất của lao động sản xuất hàng hóa là hoàn toàn
giống nhau
Sai.
Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa:
- lao động cụ thể là lao động có ích biểu hiện dưới một hình thức cụ thể của những
nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
- lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa chỉ xét về mặt tiêu
tốn sức lực trong quá trình sản xuất.
Hai tính chất của lao động sản xuất hàng hóa
- Lđ giản đơn là lđ phổ thông, là sự hao phí lao động một cách đơn giản mà bất kì
một người bình thường nào có khả năng lđ cũng có thể thực hiện
- Lđ phức tạp là lđ đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện, do vậy trong một đơn vị
thời gian, lđ phức tạp tạo ra một lượng giá trị hàng hóa lớn hơn lđ giản đơn.
Trong trao đổi, người ta lấy lđ giản đơn làm đơn vị tính toán và quy tất cả lao động
phức tạp thành lao động giản đơn, trung bình.
Do đó, tính hai mặt và hai tính chất của lao động sản xuất hàng hóa là không hoàn
toàn giống nhau.

23. lạm phát xảy ra khi số lượng tiền đang có (MS) không ngang bằng số lượng
tiền cần thiết (MD) cho lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế
Sai.
- Qui luật lưu thông tiền tệ là qui luật qui định lượng tiền cần thiết cho lưu thông
hàng hóa trong một thời kỳ nhất định.

9
Nội dung quy luật lưu thông tiền tệ phát biểu như sau: số lượng tiền cần thiết thực
hiện chức năng phương tiện lưu thông tỷ lệ thuận với tổng giá cả hàng hóa trong lưu
thông và tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thông tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thông bình quân
của tiền tệ trong thời kì đó.
 Ms=Md => Ms/Md=1: tiền và hàng cân đối, nền kinh tế ổn định
 Ms>Md => Ms/Md >1: tiền và hàng mất cân đối, tiền nhiều hơn hàng, nền kinh
tế lạm phát
 Ms<Md => Ms/Md <1: tiền và hàng mất cân đối, tiền ít hơn hàng, nền kinh tế
thiếu phát (giảm phát)
Do đó, khi số lượng tiền đang có (MS) không ngang bằng số lượng tiền cần thiết
(MD) cho lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế có thể dẫn đến lạm phát hoặc thiểu
phát. Và làm phát xảy ra khi tiền nhiều hơn hàng (Ms>Md)

24) thị trường có vai trò quan trọng trong mối quan hệ với thúc đầy sản xuất,
trao đổi hàng hóa, tiến bộ xã hội (Bỏ)

25. vận dụng quy luật giá trị, trong một số trường hợp nhất định, nhà nước có
thể can thiệp trực tiếp và gián tiếp vào giá cả hàng hóa
Đúng
- Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế hàng hóa. Quy luật giá trị yêu
cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị xh hay phải dựa
trên cơ sở lao động xã hội cần thiết. Quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác
dụng thông qua sự vận động của giá cả xung quanh giá trị dưới tác động của quan
hệ cung cầu.
vận dụng quy luật giá trị, trong một số trường hợp nhất định, nhà nước có thể can
thiệp trực tiếp và gián tiếp vào giá cả hàng hóa
trực tiếp:
 + định giá tối đa (Pmax) để hỗ trợ cho người tiêu dùng. Đây là mức giá thấp
hơn giá cả thị trường (Po)
 + định giá tối thiếu (Pmin) để hỗ trợ cho người cung ứng. Đây là mức giá cao
hơn giá cả thị trường (Po)
gián tiếp:
 + để khuyến khích các DN trong nước phát triển một mặt hàng nào đó thì nhà
nước sẽ đánh thuế rất cao mặt hàng này khi nhập hẩu
 + đánh thuế nội địa mức cao để điều tiết….(hạn chế tiêu dùng mặt hàng nào
đó) như rượu, bia, thuốc lá, mặt hàng gây nghiện
Ví dụ: khi sản phẩm tăng giá cao thì Nhà nước giảm thuế để giảm giá sản phẩm, tăng
cường kiểm soát chất lượng hàng hóa, áp dụng các quy định về giá cả và cạnh tranh,
hoặc cung cấp các gói hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp để giảm chi phí sản xuất.

26) cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ dẫn đến hình thành giá cả thị trường của
hàng hóa trong ngành đó
Đúng.
- Quy luật cạnh tranh: là quy luật đặc trưng chủ yếu của kt hàng hóa.

10
- Cạnh tranh là thi đua, ganh đua, đấu tranh về mặt kt giữa các chủ thể để giành dật
những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hàng hóa và dịch
vụ, nhằm thu được lợi ích nhiều nhất
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một
ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá nhằm giành giật những điều kiện thuận
lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá có lợi hơn để thu lợi nhuận. Đặc biệt cạnh
tranh nội bộ ngành sẽ giúp hình thành nên giá cả trên thị trường.
Vd: Điển hình là cuộc cạnh tranh trong ngành đồ uống giữa Cocacola và Pepsi.
Cạnh tranh trong nội bộ ngành thông qua các biện pháp: Cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá
sản xuất, nâng cao NSLĐ, chất lượng hàng hoá... làm giảm giá trị cá biệt của hàng hoá
so với giá trị xã hội để thu được lợi nhuận siêu ngạch.
Kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình thành giá trị thị trường của hàng
hoá (giá trị xã hội của hàng hoá)

27) NSLD cá biệt và NSLD xã hội ảnh hưởng giống nhau đến lượng giá trị xã hội
của một hàng hóa.
Sai.
- Lượng giá trị của hàng hóa là do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa
đó quyết định.
Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa:
 Năng suất lao động
 Cường độ lao động
 Mức độ phức tạp của lao động
NSLĐ cá biệt và NSLĐ xã hội.
+ NSLĐ cá biệt là số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà một người lao động sản xuất
trong một thời gian nhất định.
+ NSLĐ xã hội là tổng số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà tất cả các người lao động
trong một nền kinh tế sẩn xuất được trong một khoảng thời gian.
Mặc dù cùng ảnh hưởng tới giá trị của hàng hóa, nhưng năng suất lao động cá biệt và
năng suất lao động xã hội có sự khác biệt về phạm vi và quy mô.
Do dó, mỗi loại năng suất lao động có ảnh hưởng khác nhau đến lượng giá trị xã hội
của một hàng hóa. Năng suất lao động cá biệt ảnh hưởng đến chi phí sản xuất hàng
hóa và giá cả thành phẩm, trong khi năng suất lao động xã hội là chỉ tiêu đo lường
hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế.

CHƯƠNG 3

28) Tỷ suất lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi tỷ suất giá trị thặng dư và cấu tạo hữu
cơ của tư bản
Đúng.
- Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư hay lợi nhuận và toàn tư
bản ứng trước.
Tỷ suất lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi:
 tỷ suất giá trị thặng dư

11
 cấu tạo hữu cơ của tư bản
 Tốc độ chu chuyển của tư bản
 Tiết kiệm tư bản bất biến
 Tỷ suất giá trị thặng dư: Tỷ suất giá trị thặng dư càng cao thì tỷ suất lợi nhuận
càng lớn và ngược lại.
 Cấu tạo hữu cơ của tư bản: Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư không đổi
nếu cấu tạo hữu cơ tư bản càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm và ngược
lại.

29. Quan hệ cung-cầu về hàng hóa có ảnh hưởng quyết định đến tỷ suất giá trị
thặng dư và tỷ suất lợi nhuận
Đúng.
- quy luật cung cầu: là sự tác động qua lại giữa cung và cầu hình thành nên giá cả thị
trường. đến lượt nó, giá cả thị trường tác động ngược lại dẫn dắt cung cầu, mối
quan hệ này được coi là nội dung của quy luật cung cầu
- Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư bản
ứng trước.
- Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến
để sản xuất ra giá trị thặng dư đó.
- Quan hệ cung cầu có ảnh hưởng quyết định đến tỷ suất lợi nhuận. Bởi vì lợi nhuận
phụ thuộc vào doanh thu, doanh thu phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu.
 Cung=cầu: doanh thu không thay đổi, giá cả bằng giá trị=> lợi nhuận bằng
GTTD => TSLN ko thay đổi.
 Cung > cầu: giá cả giảm nên doanh thu giảm => lợi nhuận giảm => TSLN
giảm.
 Cung < cầu: giá cả tăng nên doanh thu tăng => lợi nhuận tăng => TSLN
tăng.
- Một trong các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận là Tỷ suất giá trị thặng dư
(Tỷ suất này càng cao thì giá trị tỷ suất lợi nhuận càng lớn và ngược lại)
Quan hệ cung-cầu về hàng hóa có ảnh hưởng quyết định đến tỷ suất giá trị thặng dư và
tỷ suất lợi nhuận.

30) Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là giá trị thặng dư vừa được tạo
ra trong lưu thông, vừa không được tạo ra trong lưu thông
Đúng.
- Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản biểu hiện ở chỗ: giá trị thặng dư vừa
sinh ra trong lưu thông, lại vừa không thể sinh ra trong lưu thông, vừa sinh ra
ngoài lưu thông, lại vừa không thể sinh ra ngoài lưu thông.
Giá trị thặng dư sinh ra trong lưu thông vì nếu tiền ko đi vào trong lưu thông mà nằm
im → tiền thực hiện chức năng là phương tiện cất trữ chứ ko tạo ra giá trị mới (ko tạo
ra thặng dư) → phải đi vào lưu thông để tạo giá trị mới. Còn không thể sinh ra trong
lưu thông vì nguyên tắc của lưu thông hàng hóa là lưu thông ngang giá trị mà lưu
thông ngang giá trị thì ko có giá trị mới.

12
31) Lợi nhuận và giá trị thặng dư là hoàn toàn giống nhau
Sai.
- Lợi nhuận là số tiền lời mà nhà tư bản thu được do có sự chênh lệch giữa giá trị
hàng hoá và chi phí tư bản. (ký hiệu là p)
(Hay lợi nhuận chính là giá trị thặng dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước, được
quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước)
- Giá trị thặng dư là giá trị dư ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị
nhà tư bản chiếm đoạt (ký hiệu là m)
 Giống nhau, cả lợi nhuận (p) và giá trị thặng dư (m) đều có chung một nguồn gốc
là kết quả lao động không công của công nhân.
 Khác nhau: phạm trù giá trị thặng dư phản ánh đúng nguồn gốc và bản chát của nó
là kết quả của sự chiếm đoạt lao động không công của công nhân, còn phạm trù lợi
nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư.
Do đó, Lợi nhuận và giá trị thặng dư là không hoàn toàn giống nhau.

32) Tư bản công nghiệp nhường một phần giá trị thặng dư cho tư bản thương
nghiệp theo nguyên tắc lợi nhuận bình quân
Đúng.
- Giá trị thặng dư là giá trị dư ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị
nhà tư bản chiếm đoạt (ký hiệu là m)
- Lợi nhuận thương nghiệp là 1 phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản
xuất mà tư bản công nghiệp chuyển nhượng cho tư bản thương nghiệp theo nguyên
tắc lợi nhuận bình quân, để tư bản thương nghiệp bán hàng cho mình.
Tư bản công nghiệp "nhường" một phần giá trị thặng dư cho tư bản thương
nghiệp bảng cách bán hàng hóa thấp hơn giá trị thực tế của nó, để rồi tư bản
thương nghiệp bán đúng giá trị, thu về lợi nhuận thương nghiệp.
Việc phân phối giá trị thặng dư giữa nhà tư bản công nghiệp và tư bản thương
nghiệp diễn ra theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân thông qua cạnh tranh
và thông qua chênh lệch giữa giá.
Vd: Một nhà tư bản công nghiệp có một lượng tư bản ứng trước là 900, trong đó phân
chia thành 720c + 180v. Giả định m’ = 100% thì giá trị hàng hóa sẽ là:
720c + 180v + 180m = 1.080
Tỉ suất lợi nhuận công nghiệp là: P’cn = (180/900) x 100% = 20%
Tỉ suất lợi nhuận bình quân là: P’bq [180/(900 + 100)] x 100% = 18%
Theo tỷ suất lợi nhuận chung này, nhà tư bản công nghiệp chỉ thu được số lợi nhuận
bằng 18% của số tư bản ứng ra (tức là 18% của 900, bằng 162)
Vậy nhà tư bản công nghiệp sẽ bán hàng hóa cho nhà tư bản thương nghiệp theo giá:
900 + 162= 1.062.
Còn nhà tư bản thương nghiệp sẽ bán hàng cho người tiêu dùng theo giá bàng giá trị
hàng hóa, tức là 1.080.
Chênh lệch giữa giá bán và giá mua của nhà tư bản thương nghiệp chính là lợi nhuận
thương nghiệp.
 lợi nhuận thương nghiệp sẽ là: P’tn = 1.080 - 1.062= 18
Khoản lợi nhuận thường nghiệp 18 này cũng tương ứng với tỷ suất 18% của tư bản
thương nghiệp ứng trước.

13
33. Xét về mặt chất, giá trị thặng dư với lợi nhuận, lợi nhuận thương nghiệp, lợi
tức cho vay là khác nhau
Sai.
- Giá trị thặng dư là phần giá trị mới dư ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân
làm thuê tạo ra bị nhà tư bản chiếm không.
- Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu với chi phí sản xuất tư bản chủ
nghĩa (vốn)
- Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình
sản xuất mà tư bản công nghiệp nhường cho tư bản thương nghiệp. để tư bản
thương nghiệp bán hàng cho mình theo nguyên tắc lợi nhuận bình quân
- Lợi tức cho vay là một phần của giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất kinh
doanh, được người đi vay trả cho người cho vay vì đã được sử dụng tư bản cho vay
trong một khoảng thời gian nhất định
● Lợi nhuận sẽ khác giá trị thặng dư ở 2 điểm:
 Một là không thống nhất với nhau về mặt lượng, vì lợi nhuận phụ thuộc vào
doanh thu. doanh thu phụ thuộc vào cung cầu.
 Hai là không giống nhau về mục đích sử dụng.
Lợi nhuận thương nghiệp và lợi tức không thống nhất với giá trị thặng dư về mặt
lượng bởi vì lợi nhuận thương nghiệp và lợi tức là một bộ phận của giá trị thặng dư.
Nếu xét về mặt lượng thì nó sẽ nhỏ hơn giá trị thặng dư.
=> Nhưng suy cho cùng giá trị thặng dư, lợi nhuận, lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức
giống nhau về mặt chất. Giá trị thặng dư, lợi nhuận, lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức
đều là một bộ phận của giá trị mới hình thành nên, đều được tạo ra trong sản xuất kinh
doanh, do hao phí sức lao động tạo ra.

33. Xét về mặt chất, giá trị thặng dư với lợi nhuận, lợi nhuận thương nghiệp là
khác nhau
Nhận định sai vì:
- Giá trị thặng dư là phần giá trị mới do lao động của người công nhân tạo ra
trong sản xuất và thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư
- Bản chất của giá trị thặng dư: Quy luật tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản là quy
luật sản xuất giá trị thặng dư. Sản xuất nhiều giá trị thặng dư là mục đích, là
động lực thường xuyên thúc đẩy nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vận động và
phát triển. Là kết quả của sự hao phí sức lao động trong sự thống nhất của quá
trình tạo ra và làm tăng giá trị
- Lợi nhuận: Là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và chi phí tư bản
- Về mặt chất: Lợi nhuận (P) và giá trị thặng dư (m) là một, đều là một bộ phận
của giá trị mới, do người lao động tạo ra trong qúa trình sản xuất
- Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quá
trình sản xuất mà tư bản công nghiệp chuyển nhượng cho tư bản thương nghiệp
theo nguyên tắc lợi nhuận bình quân để tư bản thương nghiệp bán hàng cho
mình
 Giá trị thặng dư, lợi nhuận, lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức giống nhau về
mặt chất. Giá trị thặng dư, lợi nhuận, lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức đều
là một bộ phận của giá trị mới hình thành nên, đều là hao phí sức lao động
của công nhân tạo ra trong sản xuất kinh doanh.
14
34. Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư tuyệt
đối và tương đối
Nhận định sai
- Giá trị thặng dư siêu ngạch: là phần giá trị thặng dư do áp dụng công nghệ mới
sớm hơn các doanh nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị
thị trường của nó
- Giá trị thặng dư tuyệt đối: là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động
quá giới hạn thời gian lao động tất yếu
- Giá trị thặng dư tương đối: là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao
động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động trong các ngành sản xuất vật liệu
sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao động nhớ đó mà tăng được thời gian lao động thặng
dư ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động và cường độ lao động vẫn như cũ
=> Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư tương đối
chứ không phải của giá trị thặng dư tuyệt đối

35. Tiết kiệm tư bản bất biến cũng như nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản sẽ
giúp làm tăng tỷ suất lợi nhuận
Nhận định đúng
- Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư hay lợi nhuận và toàn tư
bản ứng trước.
Tỷ suất lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi:
 tỷ suất giá trị thặng dư
 cấu tạo hữu cơ của tư bản
 Tốc độ chu chuyển của tư bản
 Tiết kiệm tư bản bất biến
- tư bản bất biến: Bộ phận tư bản biểu hiện thành giá trị tư liệu sản xuất không thay
đổi về lượng trong quá trình sản xuất
- Tốc độ chu chuyển của tư bản là số lần mà một tư bản được ứng ra dưới một hình
thái nhất định quay trở về dưới hình thái đó cùng với giá trị thặng dư tính trong một
đơn vị thời gian nhất định
- Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn thì tỷ lệ giá trị thặng dư hằng năm tăng
lên, do đó, tỷ suất lợi nhuận tăng.
- Trong điều kiện tư bản khả biến không đổi, nếu giá trị thặng dư giữ nguyên, tiết
kiệm tư bản bất biến làm tăng tỷ suất lợi nhuận.
- Vì trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư và tư bản khả biến không đổi, nếu tư bản
bất biến càng nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn.

36. Lợi nhuận chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư.
Nhận định đúng
- Giá trị thặng dư là phần giá trị mới do lao động của người công nhân tạo ra
trong sản xuất và thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư
- Lợi nhuận: Là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và chi phí tư bản

15
- Trong thực tế kinh doanh, giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất có một
khoản chênh lệch và nguồn gốc sâu xa của khoản chênh lệch hay còn gọi là lợi
nhuận đó chính là giá trị thặng dư chuyển hóa thành
- C.Mác khái quát: “Giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư
bản ứng tước, mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận”. Điều đó có nghĩa là lợi
nhuân chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dưu trên bề mặt
kinh tế thị trường.

37. Không phải bất cứ bộ phận nào của tư bản bất biến đều dịch chuyển giá trị
vào sản phẩm mới như nhau
Nhận định đúng
- tư bản bất biến: Bộ phận tư bản biểu hiện thành giá trị tư liệu sản xuất
không thay đổi về lượng trong quá trình sản xuất được gọi là
Trong tư bản bất biến bao gồm tư bản cố định và tư bản lưu động
- Tư bản cố định: Bộ phận tư bản sản xuất ( gồm máy móc, thiết bị, nhà
xưởng,...) tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó không
chuyển hết một lần mà chuyển dịch từng phần vào trong quá trình sản xuất
- Tư bản lưu động: Bộ phận tư bản sản xuất (gồm nguyên liệu, nhiên liệu, vật
liệu phụ, tiền lương,...) được tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất và
giá trị của nó được chuyển toàn bộ vào sản phẩm
=> Vì vậy, không phải bất cứ bộ phận nào của tư bản bất biến đều dịch chuyển
giá trị vào sản phẩm mới như nhau

38. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch đều dựa
trên tiền đề tăng năng suất lao động xã hội
Nhận định đúng SAI
- Giá trị thặng dư tương đối (dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã
hội): Do rút ngắng thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất
lao động trong cách nghành sản xuất vật liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức
lao động, nhờ đó mà tăng được thời gian lao động thặng dư ngay trong điều
kiện độ dài ngày lao động và cường độ lao động vẫn như cũ
- Giá trị thặng dư siêu ngạch (dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động cá
biệt): áp dụng công nghẹ mới sớm hơn các doanh nghiệp khác làm cho giá trị
cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị thường của nó
=> Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ
sở tăng năng suất lao động. Cái khác nhau là ở chỗ giá trị thặng dư tương đối
thì dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động XH, còn giá trị thặng dư siêu ngạch
thì dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động cá biệt

39. Sự chuyển hoá của tiền tệ thành tư bản gắn liền với sự chuyển hoá sức lao
động thành hàng hoá
Nhận định đúng

16
- Tiền tệ chỉ trở thành tư bản khi nó được sử dụng làm phương tiện để mang
lại giá trị thặng dư cho người có tiền và người có tiền phải tìm được một loại
hàng hóa đặc biệt – hàng hóa sức lao động.

Hh Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người, là khả năng lao
động của con người. Nó chỉ trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện sau đây:
- Người có sức lao động phải là công dân tự do (về thân thể);
- Họ không có tư liệu sản xuất và các của cải khác.
Khi lưu thông hàng hóa và nền sản xuất hàng hóa phát triển đến một mức
độ nhất định, sức lao động trở thành hàng hóa thì tiền sẽ trở thành tư bản.
Lý do là vì sức lao động là nguồn gốc của giá trị thặng dư và khi sức lao
động trở thành hàng hóa thì mới có thể dùng tiền mua được. Từ đó tiền mới tạo ra
giá trị lớn hơn và trở thành tư bản. Nên sự chuyển hóa của tiền thành tư bản phải
gắn liền với sự chuyển hóa của sức lao động thành hàng hóa

40. Xét theo phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị sản
phẩm, có thể chia tư bản thành hai loại là tư bản bất biến và tư bản khả biến
sai:
- Xét theo phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị sản
phẩm có thể chia tư bản thành hai loại là tư bản cố định và tư bản lưu động chu
khong phai tư bản bất biến và tư bản khả biến.
- Tư bản cố định (kí hiệu C1): bộ phận tư bản sản xuất (gồm máy móc, thiết
bị, nhà xưởng..) tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó
không chuyển hết một lần mà chuyển dịch từng phần vào trong quá trình sản
xuất
- Tư bản lưu động (kí hiệu là C2 và V): bộ phận tư bản sản xuất (gồm các
nguyên, nhiên liệu, vật liệu phụ, tiền lương..) được tiêu dùng hoàn toàn trong
một chu kỳ sản xuất và giá trị của nó được chuyển toàn bộ vào sản phẩm.
Vd: Tư bản cố định là giá trị máy móc, thiết bị, nhà xưởng...;
Tư bản lưu động là giá trị nguyên, nhiên, vật liệu, giá trị sức lao động…

41. Xét theo phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị sản
phẩm, có thể chia tư bản thành hai loại là tư bản cố định và tư bản lưu động
Nhận định đúng
- Xét theo phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị sản
phẩm có thể chia tư bản thành hai loại là tư bản cố định và tư bản lưu động
- Tư bản cố định (c1): là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái tư liệu
lao động tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó chỉ
chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn.
- Tư bản lưu động (c2 va v): là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái
sức lao động, nguyên, nhiên, vật liệu, vật liệu phụ, giá trị của nó được chuyển
một lần, toàn phần vào giá trị sản phẩm khi kết thúc từng quá trình sản xuất.
Vd: Tư bản cố định là giá trị máy móc, thiết bị, nhà xưởng...;
Tư bản lưu động là giá trị nguyên, nhiên, vật liệu, giá trị sức lao động…
17
42. Tư bản bất biến và các bộ phận của nó chuyển toàn phần giá trị của nó sang
sản phẩm mới.
Nhận định sai vì:
Tư bản bất biến (kí hiệu là C): bộ phận tự bản biểu hiện thành giá trị tư liệu
sản xuất, không thay đổi về lượng trong quá trình sản xuất. giá trị được lao
động cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị
sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi trong quá trình sản xuất.
Trong tư bản bất biến bao gồm tư bản cố định và tư bản lưu động
- Tư bản cố định: Bộ phận tư bản sản xuất ( gồm máy móc, thiết bị, nhà
xưởng,...) tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó không
chuyển hết một lần mà chuyển dịch từng phần vào trong quá trình sản xuất
- Tư bản lưu động: Bộ phận tư bản sản xuất (gồm nguyên liệu, nhiên liệu, vật
liệu phụ, tiền lương,...) được tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất và
giá trị của nó được chuyển toàn bộ vào sản phẩm

43. Hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt.
Nhận định đúng
Hh Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người, là khả năng lao
động của con người. Nó chỉ trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện sau đây:
- Người có sức lao động phải là công dân tự do (về thân thể);
- Họ không có tư liệu sản xuất và các của cải khác.
Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt, mang yếu tố tinh thần và
lịch sử. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính năng đặc biệt mà không
hàng hóa thông thường nào có được, đó là trong khi sử dụng nó không những giá
trị của nó được bảo tồn mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn hơn (giá trị thặng dư).

44. Giá trị của hàng hóa sức lao động do giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết quyết
định.
Nhận định đúng
Giá trị hàng hóa sức lao động được quyết định bởi lượng thời gian lao động xã hội
cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động.
Nhưng sức lao động là khả năng lao động gắn liền với cơ thể sống của con người, vì
vậy tái sản xuất ra năng lực đó cũng có nghĩa là duy trì sự sống, sự hoạt động bình
thường của người lao động. Để thực hiện điều đó đòi hỏi phải có những tư liệu sinh
hoạt nhất định. Do đó, giá trị hàng hóa sức lao động được đo bằng giá trị của những tư
liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động

45. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động và mọi loại hàng hóa là giống
nhau.
Nhận định sai vì
Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó
của con người. Bất cứ hàng hoá nào cũng có một hay một số công dụng nhất

18
định. Còn hàng hóa sức lao động tuy cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá sử
dụng như các hàng hóa khác.
Hàng hóa sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người, là khả năng
lao động của con người.
Nhưng giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động đặc biệt với loại hàng hóa
khác ở chỗ: khi tiêu dùng hàng hóa sức lao động, nó tạo ra một giá trị mới lớn
hơn. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư. Tính năng đặc biệt này không
hàng hóa thông thường nào có được

46. Lưu thông hàng hóa (mua, bán thông thường) không tạo ra giá trị tăng thêm
xét trên phạm vi xã hội.
Nhận định đúng
GTTD: phần giá trị mới do lao động của người công nhân tạo ra trong sản
xuất và thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư
Việc mua, bán hàng hóa thấp hơn hoặc bằng giá trị sẽ không có giá trị tăng
thêm, nếu người mua hàng hóa để rồi bán hàng hóa đó cao hơn giá trị thì chỉ
được lợi xét về người bán, nhưng xét về người mua thì lại bị thiệt. Trong nền
kinh tế thị trường, mỗi người đều đóng vai trò là người bán và đồng thời cũng
là người mua. Cho nên, nếu được lợi khi bán thì lại bị thiệt khi mua. Vì vậy
lưu thông (mua, bán thông thường) không tạo ra giá trị tăng thêm) xét trên
phạm vi xã hội.

47. Tiền công thực tế thay đổi theo chiều hướng tỷ lệ thuận với lạm phát
Nhận định sai
- Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tư liệu
tiêu dùng mà người công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa.
- Nếu trên thị trường có tình trạng lạm phát khi mà tiền và hàng mất cân đối theo
hướng tiền nhiều hơn hàng, giá cả hàng hóa sẽ cao hơn giá trị hàng hóa. Do đó,
khi mua hàng hóa tư liệu tiêu dùng trong tình trạng lạm phát thì phải tốn nhiều
tiền lương hơn để mua, khi đó lượng hàng hóa mua được sẽ bị giảm xuống
nhưng số tiền bỏ ra thì lại tăng. Vì vậy, tiền công thực tế thay đổi theo chiều
hướng tỷ lệ nghịch với lạm phát
.

48. Tiền công thực tế phụ thuộc hoàn toàn vào tiền công danh nghĩa
Nhận định sai
- Tiền công danh nghĩa là: số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao
động. Đó là lượng tiền mà người công nhân nhận được hàng tháng, hàng tuần.
- Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu
dùng mà người công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa.

19
→ Trên thực tế, tiền công thực tế còn phụ thuộc vào giá cả tư liệu tiêu dùng và
dịch vụ. Giả sử trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa không thay
đổi, nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên hoặc giảm xuống, thì tiền
lương thực tế sẽ giảm xuống hay tăng lên. Do đó, không thể nói, tiền công thực tế
phụ thuộc hoàn toàn vào tiền công danh nghĩa.

49. Ngày lao động bao gồm thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động
thặng dư.
Nhận định đúng
- Ngày lao động của bất kì ai cũng gồm 2 loại thời gian:
 Thời gian lao động cần thiết: khoảng thời gian mà người lao động phải
làm để trả lại tiền nhà tư bản thuê mình (t).
 Thời gian lao động thặng dư: khoảng thời gian người lao động phải làm
để tạo ra giá trị thặng dư (m) cho nhà tư bản (t’)

50. Bản chất của tích lũy tư bản là kết quả của quá trình tập trung tư bản.
Nhận định sai

- Tích lũy tư bản là một tất yếu khách quan, do quy luật kinh tế tư bản, quy luật
giá trị, quy luật cạnh tranh quy định
- Bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa
thông qua việc chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để tiếp tục
mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua mua thêm hàng hóa sức lao động, mở
mang nhà xưởng, mua thêm nguyên - vật liệu, trang bị máy móc, thiết bị…
Nghĩa là, nhà tư bản không sử dụng hết giá trị thặng dư thu được cho tiêu dùng
cá nhân mà biến nó thành tư bản phụ thêm. Do đó, khi thị trường thuận lợi, nhà
tư bản bán được hàng hóa, giá trị thặng dư sẽ ngày càng nhiều, nhà tư bản trở
nên giàu có hơn. Còn quá trình tập trung tư bản chỉ là hệ quả của tích lũy tư
bản, nó là kết quả của quá trình tích lũy tư bản chứ tích lũy tư bản không phải
là kết quả của quá trình tập trung tư bản.

51. Quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào cấu tạo hữu cơ của tư bản và tỷ suất
gia tăng thặng dư.
Nhận định đúng

- Tích lũy tư bản là một yếu tố khách quan, do quy luật kinh tế cơ bản, quy luật
giá trị, quy luật cạnh tranh quy định. Nguồn gốc duy nhất của tích lũy là giá trị
thặng dư
- Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và
tư bản khả biến tương ứng để sản xuất ra giá trị thặng dư đó.
- Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị được quyết định bởi cấu tạo kỹ
thuật và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản ( ký hiệu c/v)

20
Những nhân tố góp phần tăng quy mô tích lũy

- Tỷ suất giá trị thặng dư


- Năng suất lao động xã hội
- Sử dụng hiệu quả máy móc
- Quy mô tư bản ứng trước
Tỷ suất giá trị thặng dư càng cao thì quy mô tích lũy tư bản càng lớn và ngược
lại
Quy mô tích lũy tư bản sẽ làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản

52. Nguồn gốc của giá trị thặng dư là từ tiêu dùng hàng hóa sức lao động.
Nhận định đúng

- Giá trị thặng dư là phần giá trị mới dư ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân
làm thuê tạo ra bị nhà tư bản chiếm không.
- Nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư là sức lao động của công nhân làm thuê, chỉ có
lao động sống (sức lao động đang hoạt động) mới tạo ra giá trị, trong đó có giá trị
thặng dư. Sức lao động này cũng có thể trở thành hàng hóa khi nó thỏa mãn hai
điều kiện là người lao động được tự do về thân thể và người lao động không có đủ
các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với sức lao động của mình tạo ra hàng
hóa để bán, do đó họ phải bán sức lao động. Và thuộc tính của loại hàng hóa này
bao gồm giá trị và giá trị sử dụng. Khi nói đến giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao
động tức là nói đến việc nó thỏa mãn nhu cầu của người mua để sử dụng vào quá
trình sản xuất. Nhưng khi đi vào tiêu dùng thì lại chính là quá trình lao động, quá
trình này sẽ tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đó chính
là nguồn gốc của giá trị thặng dư. Do vậy, nói nguồn gốc của giá trị thặng dư là từ
tiêu dùng hàng hóa sức lao động là đúng.

53. Tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Nhận định sai
- Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản lần lượt trải qua ba giai đoạn
dưới ba hình thái kế tiếp nhau ( tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất, tư bản hàng hóa)
gắn với thực hiện những chức năng tương ứng và quay trở về hình thái ban đầu
cùng với giá trị thặng dư
- Chu chuyển của tư bản là tuần hoàn của tư bản được xét với tư cách là quá
trình định kì, thường xuyên lặp đi lặp lại và đổi mới theo thời gian

- Tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản không phải là hai khái niệm hoàn toàn
khác nhau
- Nghiên cứu tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản đều là nghiên cứu sự vận
động của tư bản. Sự khác nhau của chúng là ở chỗ: nghiên cứu tuần hoàn của
tư bản là nghiên cứu sự vận động về mặt chất còn nghiên cứu chu chuyển của
tư bản là nghiên cứu về mặt lượng của sự vận động, tức là nghiên cứu về tốc độ
vận động của tư bản trong quá trình sản xuất kinh doanh

21
54. Tuần hoàn Tư bản là nội dung còn chu chuyển tư bản là hình thức của sự vận
động của tư bản.
Nhận định đúng
- Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản lần lượt trải qua ba giai đoạn
dưới ba hình thái kế tiếp nhau ( tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất, tư bản hàng hóa)
gắn với thực hiện những chức năng tương ứng và quay trở về hình thái ban đầu
cùng với giá trị thặng dư
- Chu chuyển của tư bản là tuần hoàn của tư bản được xét với tư cách là quá
trình định kì, thường xuyên lặp đi lặp lại và đổi mới theo thời gian
- Nghiên cứu tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản đều là nghiên cứu sự vận
động của tư bản
- Nghiên cứu tuần hoàn của tư bản là nghiên cứu sự vận động về mặt chất ( nội
dung) còn nghiên cứu chu chuyển của tư bản là nghiên cứu về mặt lượng ( hình
thức) của sự vận động, tức là nghiên cứu về tốc độ vận động của tư bản trong
quá trình sản xuất kinh doanh

55. Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng tư
bản cố định và tư bản lưu động.
Nhận định đúng
- Tốc độ chu chuyển của tư bản là số lần mà một tư bản được ứng ra dưới một
hình thái nhất định quay trở về dưới hình thái đó cùng với giá trị thặng dư tính
trong một đơn vị thời gian nhất định
- Tư bản cố định (c1): là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái tư liệu
lao động tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó chỉ
chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn.
- Tư bản lưu động (c2 va v): là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái
sức lao động, nguyên, nhiên, vật liệu, vật liệu phụ, giá trị của nó được chuyển
một lần, toàn phần vào giá trị sản phẩm khi kết thúc từng quá trình sản xuất.

Vì tăng tốc độ chu chuyển tư bản sẽ tiết kiệm được chi phí bảo quản, sửa chữa tài sản
cố định, giảm được hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình, cho phép đổi mới nhanh
máy móc, thiết bị; có thể sử dụng quỹ khấu hao làm quỹ dự trữ sản xuất để mở rộng
sản xuất mà không cần có tư bản phụ thêm (Nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản cố
định); và tiết kiệm tư bản ứng trước khi quy mô sản xuất như cũ hay có thể mở rộng
sản xuất mà không cần có tư bản phụ thêm (Nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản lưu
động). Từ đây có thể thấy việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản sẽ làm nâng cao tốc
độ chu chuyển của của tư bản lưu động và tư bản cố định (nâng cao hiệu quả sử dụng).

56. Lợi nhuận thương nghiệp là 1 phần của giá trị thặng dư trong sản xuất
Nhận định đúng

22
Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản
xuất mà tư bản công nghiệp chuyển nhượng cho tư bản thương nghiệp theo nguyên tắc
lợi nhuận bình quân để tư bản thương nghiệp bán hàng cho mình
- Giá trị thặng dư là phần giá trị mới dư ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân
làm thuê tạo ra bị nhà tư bản chiếm không.

Tư bản công nghiệp chuyển nhượng một phần giá trị thặng dư cho tư bản thương
nghiệp bằng cách bán hàng hóa thấp hơn giá trị thực tế của nó để rồi tư bản thương
nghiệp bán đúng giá trị, thu về lợi nhuận thương nghiệp
Việc phân phối lợi nhuận giữa tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp diễn ra
theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân thông qua cạnh tranh và thông qua chênh
lệch giữa giá cả sản xuất cuối cùng và giá cả sản xuất công nghiệp

57. Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu
thông hàng hóa.
Nhận định đúng
Thời gian chu chuyển của tư bản là thời gian tính từ khi tư bản ứng ra dưới một hình
thái nhất định cho đến khi thu về cũng dưới hình thái ban đầu, có kèm theo giá trị
thặng dư.
Thời gian chu chuyển của tư bản cũng là thời gian tư bản thực hiện được một vòng
tuần hoàn. Tuần hoàn tư bản bao gồm quá trình sản xuất và quá trình lưu thông, nên
thời gian chu chuyển tư bản cũng bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.

58. Tỷ xuất giá trị thặng dư tỉ lệ thuận với quy mô tích lũy tư bản.
Nhận định đúng
Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản
khả biến tương ứng để sản xuất ra giá trị thặng dư đó.
Tích lũy tư bản là một tất yếu khách quan, do quy luật kinh tế tư bản, quy luật giá trị,
quy luật cạnh tranh quy định
Tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản. Điều này có
nghĩa giá trị thặng dư chính là nguồn gốc của tích lũy tư bản. Khi thị trường thuận lợi,
nhà tư bản bán được hàng hóa, giá trị thặng dư sẽ ngày càng nhiều, nhà tư bản sẽ trở
nên giàu hay nói cách khác, quy mô tích lũy sẽ tăng lên khi giá trị thặng dư tăng

59. Lợi nhuận bằng giá trị thặng dư khi mua và bán hàng hóa dúng giá trị.
Nhận định đúng
- Lợi nhuận là số tiền lời mà nhà tư bản thu được do có sự chênh lệch giữa giá trị
hàng hoá và chi phí tư bản. (ký hiệu là p)
- Giá trị thặng dư là phần giá trị mới dư ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân
làm thuê tạo ra bị nhà tư bản chiếm không.

23
- Giá trị hàng hóa là do hao phí lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa, công thức
giá trị là G = C + V + m. Trong đó, C + V là chi phí sản xuất mà nhà tư bản bỏ ra,
còn m là giá trị thặng dư nhà tư bản bóc lột được từ người công nhân.
- Nếu giả định, thị trường cân bằng cung = cầu, khi đó giá cả hàng hóa = giá trị
hàng hóa. Tức là, nhà tư bản bán hàng hóa với giá cả bằng C + V + m. Trừ đi phần
chi phí C+ V, thì nhà tư bản thu được lợi nhuận đúng bằng giá trị thặng dư m (p =
m).

60. Sự cạnh tranh trong cung ứng và tuyển dụng sức lao động có tác động tích
cực đến sự phát triển của nền kinh tế.
Nhận định đúng
- Tác động từ phía cung lao động
 Sự cạnh tranh cung ứng lao động thúc đẩy người lao động quan tâm nâng cao
trình độ, năng lực nghiệp vụ chuyên môn
 Buộc người lao động quan tâm đến việc tuân thủ kỷ luật lao động
- Tác động từ phía cầu lao động:
 Cơ chế làm thuê tạo ra cơ chế tuyển và dụng được người tài. Cơ chế tuyển cho
phép chọn được người công nhân và nhà quản lí phù hợp. Cơ chế dụng cho
phép đào thải người công nhân và nhà quản lí kém hiệu quả
- Tác động ở tầm vĩ mô:
* Sự cạnh tranh cung ứng và tuyển dụng đã đẻ ra cơ chế đào tạo thiết thực, linh
hoạt để nguồn nhân lực có chất lượng cao hơn => tăng trường bền vững
* Sự cạnh tranh cung ứng và tuyển dụng làm xuất hiện các dòng di dân nhờ vậy
mà xã hội sử dụng hiệu quả hơn nguồn nhân lực cho nhu cầu tăng trưởng

61. Khi mức độ khai thác sức lao động càng tăng thì sẽ làm cho tỷ suất lợi nhuận
ngày càng giảm.
Nhận định sai
- Sức lao động là tổng hợp toàn bộ thể lực và trí tuệ tồn tại trong cơ thể sống của
con người mà con người có thể vận dụng trong quá trình sản xuất.
- Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư hay lợi nhuận và toàn tư
bản ứng trước.

- Khi mức độ khai thác sức lao động càng tăng thì sẽ làm cho tỷ suất lợi nhuận ngày
càng tăng. Khi mức độ khai thác sức lao động càng tăng cũng đồng nghĩa với việc
tăng số giờ làm việc, ngày công sẽ tăng lên cứ như thế dẫn đến tăng giá trị thặng
dư mà sự gia tăng của tỷ suất giá trị thặng dư sẽ có tác động trực tiếp làm tăng tỷ
suất lợi nhuận

24
62. Tốc độ chu chuyển của tư bản càng chậm thì quy mô giá trị thặng dư thu
được cằng tăng.
Nhận định sai

- Giá trị thặng dư là giá trị dư ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra
và bị nhà tư bản chiếm đoạt (ký hiệu là m)
- Tốc độ chu chuyển của tư bản là khái niệm để chỉ sự vận động nhanh hay chậm
của tư bản ứng trước. “Tốc độ chu chuyển tư bản là số lần mà một tư bản được
ứng ra dưới một hình thái nhất định quay trở về dưới hình thái đó cùng với giá
trị thặng dư tính trong một đơn vị thời gian nhất định.” Tốc độ chu chuyển của
tư bản đo bằng số lần (vòng) chu chuyển của tư bản trong thời gian một năm.
Tốc độ này càng nhanh thì thị trường sẽ hoạt động tích cực hơn và kinh tế càng
phát triển. rong khi đó, quy mô giá trị thặng dư thu được được tính bằng cách
lấy giá trị sản phẩm hoàn thành trừ đi chi phí sản xuất. Quy mô này phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác nhau như công nghệ, nguồn lực và chính sách quản lý
doanh nghiệp. Vì vậy, tốc độ chu chuyển của tư bản và quy mô giá trị thặng dư
thu được không có mối liên hệ trực tiếp với nhau. Trong thực tế, tốc độ chu
chuyển của tư bản có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh,
nhưng không phải lúc nào cũng dẫn đến tăng giá trị thặng dư thu được.

63. Tư bản bất biến và tư bản cố định giống nhau ở đặc điểm biến đổi giá trị.
Nhận định đúng

Tư bản bất biến (kí hiệu C): là bộ phận tư bản biểu hiện thành giá trị tư liệu sản xuất
không thay đổi về lượng trong quá trình sản xuất.

Tư bản cố định (kí hiệu C1): là bộ phận tư bản sản xuất (gồm máy móc, thiết bị, nhà
xưởng..) tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó không chuyển
hết một lần mà chuyển dịch từng phần vào trong quá trình sản xuất.

Như vậy, tư bản bất biến va tư bản cố định giống nhau ở đặc điểm biến đổi giá trị. Tư
bản cố định sẽ chuyển dịch từng phần vào trong quá trình sản xuất. Tư bản bất biến
không thay đổi về lượng trong quá trình sản xuất.

Nhưng cả hai tư bản bất biến và tư bản cố định giống nhau ở đặc điểm biến đổi giá
trị.

64. Sức lao động của người làm thuê là hàng hóa đặc biệt.
Nhận định đúng

- Sức lao động là tổng hợp toàn bộ thể lực và trí tuệ tồn tại trong cơ thể sống của
con người mà con người có thể vận dụng trong quá trình sản xuất.

25
Hàng hoá ѕức lao động là hàng hoá đặc biệt khi tồn tại đủ hai điều kiện ᴠề ѕự tự do ᴠà
nhu cầu bán ѕức lao động. Để duу trì điều kiện cho hàng hoá ѕức lao động tạo ra
những giá trị thặng dư, người ѕử dụng lao động phải đáp ứng những nhu cầu đặc biệt
ᴠề tâm lý, ᴠăn hoá ᴠà khu ᴠực địa lý,…

66. Hàng hóa sức lao động là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn của công thức
chung của tư bản .
Nhận định đúng
- Hàng hóa sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người, là khả năng lao
động của con người. nó chỉ trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện sau đây
 Một là, người có sức lđ phải là công dân tự do
 Hai là, họ không có tư liệu sx và các của cải khác.
- Hàng hóa lđ cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng như mọi hàng hóa
thông thường. nhưng có thêm đặc điểm riêng: sự sản xuất giá trị thặng dư
- Giá trị hàng hóa sức lao động được biểu hiện bằng tiền khi chủ tư bản trả tiền công
hoặc tiền lương cho người lao động.
- Còn giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động là công dụng của sức lao động có thể
thỏa mãn nhu cầu của người mua vào quá trình sản xuất.
- Do đó, hàng hóa sức lao động có 1 giá trị sử dụng đặc biệt khác với hàng hóa
thông thường là khi sử dụng, sức lao động sẽ tạo ra 1 giá trị mới lớn hơn giá trị bản
thân nó. Đồng thời, giá trị sức lao động và giá trị do sức lao động tạo sau quá trình
sản xuất ra là 2 đại lượng khác nhau.
=> Vì vậy, hàng hóa sức lao động là chìa khóa giải quyết mâu thuẫn của công thức
chung của tư bản
67.Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản
NĐ ĐÚNG
Sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản, là cơ sở
của sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Nội dung của nó là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa bằng cách tăng cường bóc lột
công nhân làm thuê. Quy luật giá trị thặng dư ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và
tồn tại của chủ nghĩa tư bản.
Nó quyết định các mặt chủ yếu, các quá trình kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa tư bản.
Nó là động lực vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản, đồng thời nó cũng làm cho
mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư
bản ngày càng sâu sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội
cao hơn
Mục đích sản xuất TBCN không phải là giá trị sử dụng mà là sản xuất ra giá trị thặng
dư, là nhân giá trị lên. Giá trị thặng dư do lao động không công của công nhân tạo ra
là nguồn gốc làm giàu của các nhà tư bản.
68.Có nhiều phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong thị trường tư bản chủ
nghĩa?
NĐ ĐÚNG
Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa. Vì vậy, các nhà tư
bản dùng nhiều phương pháp để tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư. Khái quát

26
có hai phương pháp để đạt được mục đích đó là sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và
sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
-Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối:.Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị
thặng dư thu được trên cơ sở kéo dài tuyệt đối ngày lao động của công nhân trong điều
kiện thời gian lao động tất yếu không đổi
-Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối: Giá Trị thặng dư tương đối là giá
trị thặng dư thu được bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu lại để kéo dài một
cách tương ứng thời gian lao động thặng dư trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội
trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi hoặc thậm chí rút ngắn
- Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch: Trong thực tế, việc cải tiến kỹ
thuật, tăng năng suất lao động diễn ra trước hết ở một hoặc một vài xí nghiệp riêng
biệt, làm cho hàng hóa do các xí nghiệp ấy sản xuất ra có giá trị cá biệt thấp hơn giá
trị xã hội, dó đó, sẽ thu được một số giá trị thặng dư trội hơn so với các xí nghiệp
khác. Phần giá trị thặng dư trội hơn đó là giá trị thặng dư siêu ngạch
Ví dụ:
- Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: Ngày lao động là 8h, thời gian lao động tất yếu là
4h, thời gian lao động thặng dư là 4h, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%. Giả định nhà tư
bản kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ với mọi điều kiện không đổi thì giá trị thặng dư
tuyệt đối tăng từ 4h đến 6h và tỷ suất giá trị thặng dư là 150%. Để có nhiều giá trị
thặng dư, người mua hàng hóa sức lao động phải tìm mọi cách để kéo dài ngày lao
động và tăng cường độ lao động.
-Sản xuất giá trị thặng dư tương đối: Ngày lao động 8h, với 4h lao động tất yếu, 4h lao
động thặng dư, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%. Nếu giá trị sức lao động giảm khiến
thời gian lao động tất yếu rút xuống còn 2h thì thời gian lao động thặng dư sẽ là 6h.
Khi đó tỷ suất giấ trị thặng dư sẽ là 300%. Nếu ngày lao động giảm xuống còn 6h
nhưng giá trị sức lao động giảm khiến thời gian lao động tất yếu rút xuống còn 1h thì
thời gian lao động thặng dưu sẽ là 5h. khi đó tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là 500%.
69.Sản xuất giá trị thặng dư tương đối khác về chất so với phương pháp sản xuất
giá trị thặng dư tuyệt đối.
ĐÚNG
Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thăng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt
quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động , giá trị năng suất lao động
và thời gian lao động tất yếu không thay đổi
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời gian lao động
tất yếu; do đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao động
không thay đổi hoặc thậm chí rút ngắn
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn so
với phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối với cùng quy mô sản xuất và thời
gian sản xuất.
- Ví dụ: Để tăng giá trị thặng dư tuyệt đối thì tư bản đã kéo dài ngày lao động lên so
với ban đầu. Để tăng giá trị thặng dư tương đối thì tư bản đã nâng giá trị sức lao động
làm cho thời gian lao động tất yếu giảm xuống. Cả hai phương pháp được nhà tư bản
áp dụng đều tạo ra lượng giá trị thặng dư phù hợp với mong muốn của nhà tư bản.
70. Năng suất lao động xã hội ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản?
NĐ ĐÚNG

27
Tích lũy tư bản là một yếu tố khách quan, do quy luật kinh tế cơ bản, quy luật giá trị,
quy luật cạnh tranh quy định. Nguồn gốc duy nhất của tích lũy là giá trị thặng dư

Tái sản xuất, tái sản xuất mở rộng => tích lũy tư bản là tư bản hóa một phần giá trị
thặng dư. Bản chất của tích lũy tư bản là tái sản xuất mở rộng

Những nhân tố góp phần tăng quy mô tích lũy

 Tỷ suất giá trị thặng dư


 Năng suất lao động xã hội
 Sử dụng hiệu quả máy móc
 Quy mô tư bản ứng trước

Trình độ năng suất lao động xã hội: nếu năng suất lao động xã hội tăng lên thì giá cả
tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt giảm xuống. Sự giảm này đem lại hai hệ quả:
+Thứ nhất, với khốỉ lượng giá trị thặng dư nhất định, phần dành cho tích luỹ có thể
tăng lên, nhưng tiêu dùng của các nhà tư bản không giảm, thậm chí có thể cao hơn
trước.
+Thứ hai, một giá trị thặng dư nhất định dành cho tích luỹ có thể chuyển hoá thành
một khôi lượng tư liệu sản xuất và sức lao dộng phụ thêm lớn hơn trước.
Như vậy, năng suất lao động tăng lên sẽ có thêm những yếu tố vật chất để biến giá trị
thặng dư thành tư bản mới, nên làm tăng quy mô của tích luỹ.
Ví dụ: Khi năng suất lao động tăng lên, thời gian lao động tất yếu giảm xuống. Khi đó,
lương của công nhân sẽ bị giảm theo, kéo theo cả sự giảm giá trị của sức lao động.
Gía cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng vì vậy mà cũng đồng thời giảm. Hệ quả là
với số thặng dư dôi ra được, phần dành cho tích lũy có thể tăng lên trong khi tiêu dùng
của các nhà tư bản không giảm, thậm chí còn cao hơn trước đây. ->góp phần tăng quy
mô tích lũy tăng
71. tích lũy tư bản dẫn đến những hệ quả nhất định trong nền kinh tế thị trường?
NĐ ĐÚNG
Tích lũy tư bản là một yếu tố khách quan, do quy luật kinh tế cơ bản, quy luật giá trị,
quy luật cạnh tranh quy định. Nguồn gốc duy nhất của tích lũy là giá trị thặng dư

Tái sản xuất, tái sản xuất mở rộng => tích lũy tư bản là tư bản hóa một phần giá trị
thặng dư. Bản chất của tích lũy tư bản là tái sản xuất mở rộng

Những nhân tố góp phần tăng quy mô tích lũy

 Tỷ suất giá trị thặng dư


 Năng suất lao động xã hội
 Sử dụng hiệu quả máy móc
 Quy mô tư bản ứng trước

Theo C.Mác, quá trình tích lũy tư bản ở trong nền kinh tế thị trường sẽ dẫn đến các hệ
quả mang tính quy luật như sau:
- Tăng cấu tạo hữu cơ tư bản:
- Tăng tích tụ và tập trung tư bản

28
- Tăng chênh lệch giữa thu nhập nhà tư bản với thu nhập người lao động
Ví dụ: tích lũy tư bản làm bần cùng hóa người lao động làm thuê - bần cùng hóa của
giai cấp vô sản Sau chu kỳ sản xuất, thu nhập của giai cấp tư sản tăng 5%, trong khi
thu nhập của công nhân có thể chỉ tăng 2%. Mặc dù có thể thu nhập của giai cấp công
nhân tăng tuyệt đối nhưng tăng chậm hơn nhiều so với thu nhập giai cấp tư sản.
Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng.
72.Sự canh tranh giữa các ngành khác nhau sẽ dẫn đến hình thành tỷ suất lợi
nhuận bình quân.
NĐ ĐÚNG
Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các ngành sản xuất khác nhau, nhằn
mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn, tức là, nơi nào có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ suất lợi nhuận xấp xỉ ngang nhau giữa các ngành
khác nhau của nền sản xuất xã hội
+ Biện pháp cạnh tranh: tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác, tức là
phân phôi tư bản (c và v) vào các ngành sản xuất khác nhau.
+ Kết quả của cạnh tranh giữa các ngành là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và
giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất.
Chúng ta đều biết, ở các ngành sản xuất có những điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật
và tổ chức quản lý khác nhau, nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau
Vd: Giả sử có ba ngành sản xuất khác nhau, tư bản của mỗi ngành đều bằng 100, tỷ
suất giá trị thặng dư đều bằng 100%, tốc độ chu chuyển của tư bản ở các ngành đều
như nhau. Nhưng do cấu tạo hữu cơ của tư bản ở từng ngành khác nhau, nên tỷ suất
lợi nhuận khác nhau.
73.Hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính như mọi hàng hóa thông
thường, nhưng có đặc điểm riêng.
NĐ ĐÚNG
Hh Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người, là khả năng lao động của
con người. Nó chỉ trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện sau đây:
- Người có sức lao động phải là công dân tự do (về thân thể);
- Họ không có tư liệu sản xuất và các của cải khác
Hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính như các hàng hóa thông thường là giá
trị và giá trị sử dụng.
Giá trị của hàng hóa sức lao động được xác định bằng số lượng lao động cần thiết để
sản xuất và tái sản xuất ra nó nhưng giá trị sức lao động được quy về giá trị toàn bộ
các tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái tạo ra năng lực lao động của chính người lao động
và duy trì cuộc sống của gia đình họ. Đồng thời khi giá trị hàng hóa sức lao động biểu
hiện bằng tiền thì được gọi là tiền công hoặc tiền lương.
Còn giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng nhằm thỏa mãn nhu cầu người
mua để sử dụng vào quá trình sản xuất nhưng khi tiêu dùng nhưng khi tiêu dùng lại
chính là quá trình lao động, quá trình này sẽ tạo ra một lượng giá trị lớn hơn giá trị của
tiền công.
Đó chính là nguồn gốc của giá trị thặng dư. Vì vậy, có hàng hóa sức lao động tất yếu
là có bóc lột giá trị thặng dư
Nhưng cũng có đặc điểm riêng:
+Giá trị của hàng hóa sức lao động : giá trị hàng hoá sức lao động do thời gian lao
động xã hội cần thiết để xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định, Sức lao động chỉ
29
tồn tại như năng lực sống của con người,Muốn tái sản xuất ra năng lực đó, người công
nhân phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định ->giá trị hàng hoá sức lao
động được đo gián tiếp rằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất
ra sức lao động.
+Lượng giá trị hàng hoá sức lao động do những bộ phận sau đây hợp thành:
.Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất
sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân;
.Hai là, phí tổn đào tạo người công nhân
.Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái và gia
đình người công nhân.
+Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động :thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức
lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân.Quá trình tiêu dùng chính là
quá trình sản xuất ra một loại hàng hoá nào đó, đồng thời là quá trình tạo ra một giá trị
mới lớn hơn giá của bản thân hàng hoá sức lao động. Phần lớn hơn đó chính là giá trị
thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt,giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có
chất đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn
giá trị của bản thân nó
VD về hàng hóa sức lao động: bàn, ghế, điện thoại, tivi,… hàng hóa từ sức lao động
rất gần gũi và quen thuộc.
75. Nghiên cứu chu chuyển của tư bản là nghiên cứu về mặt lượng của sự vận
động của tư bản.
NĐ ĐÚNG
Chu chuyển của tư bản: Tuần hoàn của tư bản, nếu xét nó ở một quá trình định kỳ
đổi mới và lặp đi lặp lại. Chu chuyển tư bản nói lên tốc độ vận động của tư bản nhanh
hay chậm.
-Nghiên cứu về mặt lượng của sự vận động, tức là nghiên cứu về tốc độ vận động của
tư bản trong quá trình sản xuất kinh doanh.
-Thời gian chu chuyển của tư bản cũng là thời gian tư bản thực hiện được một vòng
tuần hoàn. bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.
Toc do chu chuyen
- so vong chu chuyen trong 1 nam
- tg tu ban van dong trong 1 nam
- tg cua mot vong chu chuyen
Ví dụ: Một tư bản có thời gian 1 vòng chu chuyển là 6 tháng thì tốc độ chu chuyển
trong năm là: n = 12 tháng/6 tháng = 2 vòng Như vậy, tốc độ chu chuyển của tư bản tỉ
lệ nghịch về thời gian một vòng chu chuyển của tư bản. Muốn tăng tốc độ chu chuyển
của tư bản phải giảm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông
76) Độc quyền trong nền kinh tế thị trường vừa thúc đẩy, vừa kìm hãm sự tiến
bộ của khoa học kỹ thuật.

Đúng.
Nền kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó toàn
bộ các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đều thông qua thị trường
Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm việc sản
xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu
lợi nhuận độc quyền cao.

30
- Độc quyền thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật (tập trung nguồn lực tài chính), thúc đẩy nghiên
cứu và triển khai hoạt động KHKT, tăng NSLĐ, năng cao năng lực cạn tranh của các
tổ chức độc quyền (ứng dụng thành tựu khoa học..) nền kt phát triển theo hướng sx
lớn, hiện đại (tập trung các lĩnh vực kt trọng tâm, mũi nhọn..)
độc quyền có thể kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát triền kinh tế,
xã hội (vì lợi ích độc quyền, hđ nghiên cứu, phát minh, sáng chế chỉ được thực hiện
khi vị thế độc quyền không có nguy cơ bị lung lay), chi phối các quan hệ kinh tế, xã
hội, tặng sự phân hóa giàu nghèo (chi phối cả quan hệ, đường lối đối nội, đối ngoại
của quốc gia..). Điều này chứng tỏ, độc quyền đã ít nhiều kìm hãm thúc đẩy sự tiến bộ
kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội.

Vd +Công ty cung cấp khí đốt: Các công ty là duy nhất trong lãnh thổ của họ và cung
cấp sản phẩm của họ theo một cách riêng mà không thể thay thế bằng bất kỳ phương
tiện nào khác.

+Sự độc quyền ngày càng tăng của Facebook. Công ty mạng xã hội này đã mua lại các
tổ chức ứng dụng điện thoại thông minh nổi tiếng khác như Instagram, Whatsapp, và
đang trên đường trở thành cơ sở kỹ thuật số.

77) Quan hệ phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
bị chi phối và quyết định bởi quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.

Đúng.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo các
quy luật của thị trường, đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội
mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh có sự điều tiết của nhà
nước do ĐCSVn lãnh đạo

-Thứ nhất. nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, có nhiều hình thức sở
hữu => nhiều loại hình phân phối
-Thứ hai, trong nền kinh tế nước ta còn tồn tại nhiều phương thức kinh doanh khác
nhau.

Phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế, theo phúc lợi phản ánh định hướng
XHCN của KTTT
Vì vậy, không thể có một hình thức phân phối thu nhập thống nhất, trái lại có nhiều
hình thức khác nhau

Vd Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế có nhiều hình
thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo,kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với
kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ

31
78) Cạnh tranh và độc quyền có mối quan hệ chặt chế trong nền kinh tế thị
trường.

Đúng.
- Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được những
ưu thế về sản xuất cũng như tiêu thụ. Cạnh tranh trong nội bộ nghành và cạnh tranh
giữa các ngành
- Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớn việc
sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền nhằm
thu lợi nhuận độc quyền cao.
- Độc quyền sinh ra tự cạnh tranh tự do, nhưng không thủ tiêu cạnh tranh mà có thể
làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt hơn
VD: +Khi một người đến hàng tạp hóa, người đó sẽ thấy rằng bất kì mặt hàng tẩy rửa
nào- như nước rửa bát, xà phòng rửa tay, bột giặt, chất khử trùng, v.v... - đều có một
vài loại. Đối với mỗi món hàng cần mua, có đến 5-6 sản phẩm của các công ty khác
nhau để lựa chọn
+Các công ty trong cạnh tranh độc quyền dành lượng lớn nguồn lực cho quảng cáo và
các hình thức marketing khác. Khi có sự khác biệt thực sự giữa các sản phẩm của các
công ty khác nhau, mà người có thể không nhận thức được, những khoản chi này có
thể hữu ích

79) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa có những đặc trưng
giống, vừa có những đặc trưng khác với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

Đúng.
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo các
quy luật của thị trường, đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội
mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh có sự điều tiết của nhà
nước do ĐCSVn lãnh đạo

Bởi nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta vừa phải bao hàm đầy đủ các
đặc trưng chung vốn có của kinh tế thị trường nói chung, vừa phải có những đặc trưng
riêng của Việt Nam

Ví dụ như nền KTTT định hướng XHCN của VN ngoài những đặc trưng chung còn có
mục tiêu riêng phù hợp với điều kiện lịch sử, trình độ phát triển,... là dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Sự khác biệt cơ bản của kinh tế thị trường định hướng XHCN so với nền kinh tế thị
trường TBCN là ở chỗ xác lập chế độ công hữu và thực hiện phân phối theo lao động.
Phân phối theo lao động là đặc trưng bản chất của kinh tế thị trường định hướng
XHCN, nó là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của chế độ công hữu. Vì thế phân
phối theo lao động được xác định là hình thức phân phối chủ yếu trong thời kỳ quá độ
lên CNXH.

32
80) Trong nền kinh tế thị trường, tồn tại một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản.

Đúng.
Nền kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó toàn
bộ các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đều thông qua thị trường
Quan hệ lợi ích kinh tế: là sự thiết lập những tương tác giữa con người với con người,
giữa các cộng đồng người, giữa các tổ chức kinh té, giữa các bộ phận hợp thành nền
kinh tế, giữa co người với tổ chức kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới
nhằm mục đích xác lập các lợi ích kinh tế trông mối liên hệ với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của một giai đoạn phát triển xã
hội nhất định.
Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền KTTT
- Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động: vừa thống nhất vừa
mâu thuẫn
- Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động( vừa là đối tác, vừa là đối thủ):
vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn, cạnh tran trong cùng nghành, khác ngành
- Quan hệ lợi ích giữa những người lao động (cạnh tranh trong cung ứng sức lao đọng,
tiền lương giảm, bị sa thải..)
- Quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội.

VD lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Có thể
thấy lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông thôn còn thấp, năng suất lao động thất.
Lợi ích kinh tế của nông dân là tổng thể những nguồn thu từ hoạt động kinh tế của họ
để đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho mọi thành viên trong gia đình. Trong
quá trình CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân, người dân vừa là chủ thể tiến hành, vừa là
người trực tiếp thụ hưởng thành quả của quá trình CNH, HĐH. Chính người nông dân
trực tiếp giải quyết lợi ích cho chính mình thông qua phát triển sản xuất kinh doanh,
tăng thu nhập, cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bản thân và gia đình

81) Xuất khẩu tư bản là một trong những đặc điểm cơ bản và phô biên của độc
quyền trong chủ nghĩa tư bản.

Đúng
Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớn việc sản
xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu
lợi nhuận độc quyền cao.

Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhằm mục đích thu được giá trị
thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản Đối với các tập
đoàn độc quyền, việc đưa tư bản ra nước ngoài để tìm kiếm nơi đầu tư có lợi nhất trở
thành phổ biến, gắn liền với sự tồn tại của các tổ chức độc quyền


-Thứ nhất, tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền
-Thứ hai, tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối sâu sắc nền kinh tế
-Thứ ba, xuất khẩu tư bản
33
-Thứ tư, sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tập đoàn tư bản độc quyền
-Thứ năm, sự phân chia thế giới về đại lý giữa các cường quốc tư bản

Và Xuất khẩu tư bản là một trong những đặc điểm cơ bản và phô biên của độc quyền
trong chủ nghĩa tư bản.
Vd: Mỹ xuất khẩu Táo sang các nước trên thế giới sẽ có mức giá trị lớn hơn so với các
loại táo thông thường

82) Một trong những nội dung cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
là thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.

Đúng.
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của
mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn
mực quốc tế chung
Các nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế là
- thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập thành công (hội nhập là tất
yếu nhưng không phải bằng mọi giá mà phải cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu)
- thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế
VD : Ở các tổ chức quốc tế khác nhau , chúng ta sẽ tham gia với các cách khác nhau
và tăng cường tham gia các tổ chức này .
=> Thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế là một trong
những nội dung chủ yếu của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

84.Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và địa vị của chủ thể trong hệ
thống quan hệ sản xuất xã hội có ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế trong
nền kinh tế thị trường.

Đúng
Nền kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó toàn
bộ các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đều thông qua thị trường
+ Trình độ phát triển càng cao , việc đáp ứng lợi ích kinh tế của các chủ thể càng tốt .
Đây là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế . Không có quan hệ lợi
ích kinh tế nằm ngoài những quan hệ sản xuất , mà nó là sản phẩm của những quan hệ
sản xuất , là hình thức vốn có bên trong , hình thức tồn tại và biểu hiện của các quan
hệ sản xuất và trao đổi trong nền kinh tế thị trường . Trong đó, quan hệ sở hữu quyết
định vị trí, vai trò của mỗi người, mỗi chủ thể tham gia vào các hoạt động kinh tế và
thực hiện lợi ích kinh tế.
VD : Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao thì sẽ đáp ứng được nhiều
các quan hệ lợi ích kinh tế . Và địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất
cũng sẽ ảnh hưởng đến quan hệ sản xuất do ở mỗi địa vị họ sẽ có sự tác động nhất
thiết khác nhau nên sẽ tạo ra ảnh hưởng khác nhau .

34
85) Một trong những phương thức cơ bản thực hiện lợi ích kinh tế trong các
quan hệ lợi ích chủ yếu trong nền kinh tế thị trường là theo nguyên tắc thị
trường.

Đúng.
Nền kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó toàn
bộ các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đều thông qua thị trường
Có hai phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong quan hệ lợi ích chủ yếu:
+ thực hiện lợi ích kinh tế theo nguyên tắc thị trường
+ thực hiện lợi ích kinh tế theo Chính sách của nhà nước và vai trò của các tổ chức xh
phương thức cơ bản thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợi ích chủ yếu trong
nền kinh tế thị trường là theo nguyên tắc thị trường: Các quan hệ lợi ích, các chủ thể
lợi ích kinh tế mặc dù đa dạng, song để có thể thực hiện được lợi ích của mình, trong
bối cảnh kinh tế thị trường cần phải căn cứ vào các nguyên tắc của thị trường. Đây là
phương thức phổ biến trong mọi nền kinh tế thị trường, bao gồm cả kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

86) Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động vừa thống nhất, vừa mâu
thuẫn.

ND đúng
Quan Hệ lợi ích kinh tể là sự thiết lập những tương tác giữa con người vớicon người,
giữa các cộng đồng người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phậnhợp thành nền
kinh tế, giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa quốc gia với phầncòn lại của thế giới
nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ vớitrình độ phát triển của
lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng củamột giai đoạn phát triển xã
hội nhất định
+ Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động sẽ vừa là đối tác , vừa là đối thủ
của nhau . Những quan hệ này vừa thống nhất vừa mâu thuẫn , đồng thời cạnh tranh
trong cùng ngành lẫn các ngành khác .
-Người lao động : là người có đủ thể lực , có khả năng lao động ,khi họ bán sức lao
động sẽ nhận được tiền lương tiền công và chịu sử quản lý , điều hành của người sử
dụng lao động -Người sử dụng lao động : là chủ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, là những
người trả tiền cho những người lao động
VD : Trong cùng một ngành điện thì các công ty có thể hỗ trợ nhau như những đối tác
nhờ các công nghệ mà cũng nhờ các công nghệ này có thể cạnh tranh với nhau .
88.Các quan hệ lợi ích kinh tế vừa thống nhất vừa mâu thuẫn lẫn nhau :
Nhận định đúng
Quan Hệ lợi ích kinh tể là sự thiết lập những tương tác giữa con người vớicon người,
giữa các cộng đồng người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phậnhợp thành nền
kinh tế, giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa quốc gia với phầncòn lại của thế giới
nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ vớitrình độ phát triển của
lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng củamột giai đoạn phát triển xã
hội nhất định

35
+ Chúng thống nhất với nhau vì một chủ thể có thể trở thành bộ phận cấu thành của
chủ thể khác. Lợi ích của chủ thể này được thực hiện thì lợi ích của chủ thể khác cũng
trực tiếp hoặc gián tiếp được thực hiện ( Vd: lợi ích của cá nhân người lao động và
doanh nghiệp ).
+ Các quan hệ lợi ích kinh tế mâu thuẫn với nhau vì các chủ thể kinh tế có thể hành
động theo những phương thức khác nhau để thực hiện các lợi ích của mình. Sự khác
nhau đó đến mức đối lập thì trở thành mâu thuẫn ( ví dụ : doanh nghiệp vì lợi ích ->
làm hàng giả..-> người tiêu dùng , xã hội bị tổn hại )
+ Mâu thuẫn về lợi ích kinh tế là cội nguồn của các xung đột xã hội .

89) Hội nhập kinh tế quốc tế có những tác động tích cực đến sự phát triển của
nền kinh tế Việt Nam.

Đúng.
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của
mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn
mực quốc tế chung
Vì hội nhập kinh tế quốc tế giúp
- mở rộng thị trương để thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện cho sản xuất
trong nước, tận dụng các lợi thế kinh tế của nước ta, phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng
kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang chiều sâu với hiệu quả cao
- tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, hiệu quả hơn
- giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia
- giúp đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và quốc tế để tập
trung cho phát triển kt xh
- làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với thị trường quốc tế…
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế…vân vân
Và Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là tất yếu mà còn đem lại những lợi ích to lớn
trong phát triển của các nước và những lợi ích kinh tế khác nhau cho cả người sản
xuất và người tiêu dùng.
92. Một trong những nội dung chủ yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt
Nam là xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí.
NĐ ĐÚNG
Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao động thủ
công là chính sang nền sản xuất xã hội chủ yếu dựa trên lao động bằng máy móc nhằm
tạo ra năng suất lao động xã hội cao
CNH, Hiện đại hóa được quan niệm là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các
hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội, từ sử dụng lao động
thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghn,
phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại; dựa trên sự phát triển của công nghiệp
và tiến bộ khoa học công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao
Các nội dung của CNH HDH
+ Một là: tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất – xã
hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ

36
+ Hai là: thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền
sản xuất xã hội hiện đại
Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành, cùng với vị trí, tỷ trọng và quan hệ
tương tác phù hợp giữa các bộ phận trong hệ thống kinh tế quốc dân. Cơ cấu kinh tế
được xem xét dưới góc độ: cơ cấu ngành (như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…);
cơ cấu vùng (các vùng kinh tế theo lãnh thổ) và cơ cấu thành phần kinh tế (vấn đề này
đã được nghiên cứu ở Chương 8).
Trong cơ cấu kinh tế thì cơ cấu ngành là bộ phận có tầm quan trọng đặc biệt,
là bộ xương của cơ cấu kinh tế.
-Xây dựng cơ cấu kinh tế là yêu cầu cần thiết khách quan của mỗi nước
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vấn đề quan trọng là tạo ra một cơ cấu
kinh tế tối ưu (hợp lý)
-Xây dựng cơ cấu kinh tế là một quá trình, trải qua những chặng đường nhất định, do
vậy xây dựng cơ cấu kinh tế của chặng đường trước phải sao cho tạo được “đà” cho
chặng đường sau và phải được bổ sung và hoàn thiện dần trong quá trình phát triển.

93) Thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế là một
trong những nội dung chủ yếu của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Đúng
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của
mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn
mực quốc tế chung
- Hội nhập kinh tế quốc tế là hình thức phát triển phổ biến của các nước, nhất là các
nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay.
- Hội nhập kinh tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ khác nhau. Theo đó, hội nhập
kinh tế quốc tế có thể xem là nông, sâu tuỳ vào các mức độ tham gia của một nước
vào các quan hệ kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế hoặc khu vực.
Các nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế là
- thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập thành công (hội nhập là tất
yếu nhưng không phải bằng mọi giá mà phải cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu)
- thứ hai, thực hiện da dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế
Và Thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế là một trong
những nội dung chủ yếu của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

94) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tồn tại đa dạng
hình thức sở hữu; thành phần kinh tế; loại hình phân phối

Đúng.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo các quy
luật của thị trường, đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở
đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh có sự điều tiết của nhà nước
do ĐCSVn lãnh đạo

37
-Thứ nhất. nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, có nhiều hình thức sở
hữu => nhiều loại hình phân phối
-Thứ hai, trong nền kinh tế nước ta còn tồn tại nhiều phương thức kinh doanh khác
nhau.
Phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế, theo phúc lợi phản ánh định hướng
XHCN của KTTT
Vì vậy, không thể có một hình thức phân phối thu nhập thống nhất, trái lại có nhiều
hình thức khác nhau

95) Quan hệ lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động vừa thống
nhất, vừa mâu thuẫn.

Đúng.
- Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà sự thỏa mãn nhu cầu này phải
được nhận thức và đặt trong mối quan hệ xã hội ứng với trình độ phát triển nhất định
của nền sản xuất xã hội đó.
- Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế
của con người
- Lợi ích của người lao động là tiền lương, tiền thưởng (thu nhập chủ yếu của người
lao động), lợi ích của người sử dụng lao động là lợi nhuận thu được sau quá trình sản
xuất, kinh doanh. Lợi ích kinh tế của người lao động và người sử dụng lao động có
quan hệ chặt chẽ, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.
sự thống nhất trong quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động là
điều kiện quan trọng để thực hiện lợi ích kinh tế của cả hai bên. Tuy nhiên, quan hệ
lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động còn có mâu thuẫn. Vì
lợi ích của mình, người lao động sẽ đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, bãi
công… Nếu mâu thuẫn không được giải quyết hợp lý sẽ ảnh hưởng xấu tới các hoạt
động kinh tế.

96) Độc quyền trong nền kinh tế thị trường vừa có những tác tích cực, vừa có
những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế.

Đúng.
Nền kt thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó toàn bộ
các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đều thông qua thị trường
Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớn việc sản
xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu
lợi nhuận độc quyền cao
-Tác động tích cực: thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật ( thúc đẩy nghiên cứu và triển khai hoạt
động khoa học kỹ thuật), tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của
các tổ chức độc quyền, nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất lớn, hiện đại.
-Tác động tiêu cực: cạnh tranh không hoàn gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng vã xã
hội, có thể kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội
(vì lợi cíh độc quyền, hoạt động nghiên cứu, sáng chế chỉ được thực hiện khi vị thế

38
độc quyền không bị lung lay), chi phối các quan hệ kinh tế, xã hội, tăng sự phân hóa
giàu nghèo.

97) Hội nhập kinh tế quốc tế cũng có những tác động tiêu cực đến sự phát triển
của nền kinh tế Việt Nam.

Đúng.
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của
mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn
mực quốc tế chung
Vì mở cửa hội nhập, các quốc gia có thể gia tăng lợi ích kinh tế từ thương mai quốc tế,
dầu tư quốc tế. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp, hộ gia đình, sản xuất
hàng hóa tiêu thụ trên thị trường nội địa có thể bị ảnh hưởng bởi cạnh trạnh của hàng
hóa nước ngoài. Đất nước có thể phát triển nhanh hơn nhưng cũng phải đối mặt với
các nguy cơ cạn kiệt về tài nguyên, ô nhiễm, môi trường..Điều đó có nghĩa là hội nhập
kinh tế quốc tế sẽ tác động mạnh mẽ nhưng cũng có những tac động tiêu cực đến sự
phát triển của nền kinh tế

99) Sự hình thành tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt là đặc điểm cơ bản của
độc quyền trong chủ nghĩa tư bản.
Đúng.
Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớn việc sản
xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu
lợi nhuận độc quyền cao
-Thứ nhất, tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền
-Thứ hai, tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối sâu sắc nền kinh tế
-Thứ ba, xuất khẩu tư bản
-Thứ tư, sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tập đoàn tư bản độc quyền
-Thứ năm, sự phân chia thế giới về đại lý giữa các cường quốc tư bản
Và Sự hình thành tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt là đặc điểm cơ bản của độc
quyền trong chủ nghĩa tư bản.

39
40
41

You might also like