You are on page 1of 33

CHƯƠNG 2

1. Xét về mặt bản chất , năng suất lao động và cường độ lao động là giống nhau.
Nhận định sai. (định nghĩa nsld, cdld, sự ảnh hưởng của nó đến giá trị hh)
- NSLĐ là năng lực sx của người lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sx ra trong một đơn vị thời
gian hay số lượng thời gian hao phí để sx ra một đơn vị sản phẩm. Việc tăng NSLĐ sẽ làm giảm lượng thời
gian hao phí lao động trong một đơn vị sản phẩm.
VD: Bình thường trong 1h công ty sx được 2 chiếc xe, thì thời gian hao phí của 1 chiếc xe là 30p. Nhưng sau
khi áp dụng khoa học kĩ thuật, trong 1h họ sx được 4 chiếc xe thì thời gian hao phí trong một chiếc xe đã
giảm xuống còn 15p/1 chiếc.
- CĐLĐ là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sx. Việc tăng CĐLĐ thực chất cũng
như kéo dài thời gian lao động cho nên hao phí lao động trong một đơn vị sản phẩm không đổi.
VD: Bình thường trong 1h công ty sx được 2 chiếc xe, thời gian hao phí để tạo ra 1 chiếc xe là 30p. Sau đó
công ty bắt người lao động tăng thời gian lao động lên 2h, trong 2h họ sx được 4 chiếc xe. Ở đây tổng lượng
giá trị hàng hóa tăng lên nhưng lượng hao phí để tạo ra 1 chiếc xe vẫn không đổi là 30p.
Giải thích: Về bản chất, tăng NSLĐ làm cho lượng sản phẩm (hàng hóa) sản xuất ra trong một đơn vị thời
gian tăng lên, nhưng giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ được giảm xuống. Hơn nữa, tăng NSLĐ có thể phụ
thuộc nhiều vào máy móc, kỹ thuật, cho nên đây gần như là một yếu tố có “sức sản xuất” vô hạn. Còn tăng
CĐLĐ làm cho lượng sản phẩm sản xuất ra tăng lên trong một đơn vị thời gian, nhưng giá trị của một đơn vị
hàng hóa không đổi. Hơn nữa, quyết định tăng CĐLĐ cần phụ thuộc nhiều vào thể chất và tinh thần của
người lao động. Cho nên, đây là yếu tố của “sức sản xuất” có giới hạn nhất định.
Kết luận: Do những tính chất trên nên xét về bản chất NSLĐ và CĐLĐ là khác nhau.
2. Khi tiền rút ra khỏi lưu thông , lúc này nó sẽ thực hiện chức năng là phương tiện thanh toán.

Nhận định sai. (chức năng của tiền tệ - pt cất trữ giá trị)

Tiền tệ trong nền kinh tế hàng hóa phát triển có 5 chức năng chính:

- Chức năng thước đo giá trị. VD: 1kg gạo = 10.000đ hay 10.000đ/1kg gạo.

- Chức năng phương tiện lưu thông. VD: A,B,C mang 3 hàng hóa ra trao đổi trực tiếp cho nhau, thế là phát
sinh 3 quan hệ, nếu chọn 1 trong 3 hàng hóa này làm tiền thì số lượng quan hệ trao đổi còn 2.

- Chức năng phương tiện thanh toán. VD: có thể thanh toán bằng séc, chuyển khoản, thẻ tín dụng,...

- Chức năng phương tiện cất trữ. VD: cất trữ vàng, bạc, trái khoán, bất động sản, ...

- Chức năng tiền tệ thế giới. VD: đổi tiền tệ nước ngoài: 1 USD = 23.000 VNĐ

Khi rút tiền ra khỏi lưu thông, lúc này tiền sẽ không thể thực hiện chức năng là phương tiện thanh toán do
tiền tệ chỉ thực hiện chức năng này khi được dùng để trả nợ, trả tiền mua chịu hàng hóa.

1
3. Dù là lao động giản đơn hay lao động phức tạp thì đều có tính hai mặt là cụ thể và trừu tượng .
Nhận định đúng. (tinh hai mặt và 2 tính chất của ldsxhh)
LĐGĐ là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ
năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.
LĐPT là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo
yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
Dù là LĐGĐ hay LĐPT cũng đều nhằm sx hàng hoá, đây đều là lao động của người sx cho nên nó đều có
tính hai mặt là cụ thể và trừu tượng. LĐGĐ hay PT cũng sẽ tồn tại lao động có ích dưới một hình thức cụ thể
của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định, đồng thời sẽ tồn tại sự hao phí sức lao động nói chung của
người sx hàng hoá về cơ bắp, thần kinh, trí óc. Cho nên nó có thể tạo ra giá trị sử dụng và giá trị của hàng
hoá.
VD: LĐGĐ như một tiều phu sở hữu một cây rìu và đi chặt các cành cây khô thì mục đích là để bán, cung
cấp củi cho thị trường và trong sản phẩm được tạo ra đó cũng có sự hao phí lao động về cơ bắp của anh tiều
phu. Đồng thời, LĐPT như một thợ may được đào tạo chuyên môn cần vải vóc, kim chỉ, máy khâu mục đích
tạo ra sản phẩm may mặc, trong nó cũng tồn tại sự hao phí sức lao động của người thợ may kết tinh trong
hàng hoá đó.
4. Hàng hóa có hai thuộc tính vì có hai loại lao động khác nhau kết tinh trong hàng hóa.
Nhận định đúng
- Hàng hóa có 2 thuộc tính cơ bản: giá trị và giá trị sử dụng.
+ Giá trị: là lao động XH của người sx hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
+ Giá trị sử dụng: là công dụng của hàng hóa, tức là khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Mỗi
hàng hóa đều có một hay một số công dụng nhất định.
- Sỡ dĩ hàng hóa có 2 thuộc tính do lao động của người sxhh có tính chất 2 mặt: cụ thể và trừu tượng, chứ
không phải 2 loại lao động hoàn toàn tách biệt ở đây. Trong đó:
+ LĐCT là lao động có ích dưới những hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định, lao
động cụ thể sẽ tạo ra giá trị sử dụng. Vì mỗi lao động cụ thể sẽ có những đối tượng, mục đích, phương pháp,
công cụ lao động…khác nhau.
+ LĐTT là lao động xã hội của người sx hàng hoá không tới hình thức cụ thể nó, là hao phí lao động nói
chung của người sx hàng hoá về cơ bắp, thần kinh, trí óc kết tinh vào hàng hoá. Lao động trừu tượng tạo ra
giá trị hàng hoá.
Kết luận: Hàng hoá có hai thuộc tính là do lao động của người sx có hai mặt. Trong đó chỉ có lao động trừu
tượng là hao phí lao động nói chung kết tinh vào hàng hoá tạo nên giá trị nó.
VD: Người công nhân xây dựng có đối tượng lao động là những công trình, công cụ lao động là những vật
liệu xây dựng…dưới lao động cụ thể người này tạo có giá trị sử dụng chẳng hạn như là nhà ở. Còn lao động
trừu tượng ở đây là hao phí lao động về cơ bắp của người công nhân kết tinh trong ngôi nhà đó.
5. Xét về mặt bản chất , tiền là một loại hàng hóa đặc biệt , giống với mọi thứ hàng hóa.
2
Nhận định sai.
Hàng hóa là là sp của lao động có thể thỏa mãn 1 nhu cầu nào đó của con người và trước khi đi vào tiêu dùng
phải thông qua trao đổi (mua bán).
Về bản chất, tiền là một loại hàng hoá đặc biệt, là kết quả của quá trình phát triển sx và trao đổi hàng hoá,
tiền xuất hiện đóng vai trò làm vật ngang giá chung cho thế giới hàng hoá. Tiền là hình thái biểu hiện giá trị
của hàng hoá. Tiền phản ánh lao động xã hội và mối quan hệ giữa những người sx và trao đổi hàng hoá.
Ngoài ra tiền còn có 5 chức năng như: Phương tiện cất trữ, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán,
tiền tệ thế giới và thước đo giá trị. Do đó tiền là một loại hàng hoá đặc biệt và không giống với các loại hàng
hoá thông thường.

VD: Khi tiền tệ chưa xuất hiện thì người nông dân có thể đổi một con gà lấy một con vịt tùy theo nhu cầu sử
dụng và trao đổi. Khi tiền tệ xuất hiện thì họ bắt đầu cân nhắc về giá trị của chúng và quy đổi dựa trên vật
ngang giá chung để đo lường là tiền tệ. Lúc này tiền trở thành hàng hóa đặc biệt khác hẳn với mọi loại hàng
hóa thông thường khác để thực hiện 1 trong những chức năng chính của mình là thanh toán.

6. Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở kết hợp giá trị cá biệt
và giá trị xã hội.
Nhận định sai (dựa trên cs gtxh)
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sxhh.
Quy luật giá trị yêu cầu việc sx và trao đổi hàng hoá phải được tiến hành trên cơ sở hao phí lao động xã hội
cần thiết hay phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xh cần thiết. Quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác
dụng thông qua sự vận động của giá cả xung quanh giá trị dưới tác động của quan hệ cung - cầu. Trong nền
kinh tế thị trường, GTXH có hình thức biểu hiện là giá cả thị trường, do vậy, quy luật giá trị đòi hỏi: các chủ
thể kinh tế phải lấy giá cả thị trường làm căn cứ, làm đối tượng để tiến hành tổ chức, sx, kinh doanh và tiêu
dùng.
GTXH (hay thời gian lao động xã hội cần thết, hay giá cả thị trường) là thời gian cần thiết để sx một hàng
hoá trong những điều kiện sx bình thường của xã hội với một trình độ trang thiết bị trung bình, trình độ thành
thạo trung bình và một CĐLĐ trung bình.
VD: 1 công ty A mất 1h để sx được 1 cái quạt, trong khi đó xã hội chỉ cần 30p để tạo ra 1 cái quạt, vậy trong
1h xã hội đã tạo ra 2 cái quạt. Vì vậy, công ty A cần dựa theo quy luật giá trị để giảm hao phí lao động cá biệt
nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động của xã hội nói chung.
7. Giá trị sử dụng của mọi hàng hóa đặc biệt đều giống nhau.
Nhận định sai. Hàng hóa là là sp của lao động có thể thỏa mãn 1 nhu cầu nào đó của con người và trước khi
đi vào tiêu dùng phải thông qua trao đổi (mua bán).
Có các loại hàng hoá đặc biệt như: tiền, hàng hoá dịch vụ, hàng hoá sức lao động. Hàng hóa đặc biệt khi đi
vào sử dụng thì tạo ra giá trị cao hơn giá trị ban đầu tuy nhiên một số thông thường khác thì không có công
dụng đó. Cụ thể:

3
- Giá trị sử dụng của tiền tệ là khả năng thoả mãn nhu cầu trao đổi của xã hội, nhu cầu sử dụng làm vật trung
gian trong trao đổi.
- Giá trị sử dụng của hàng hoá dịch vụ: Thoả mãn nhu cầu nào đó của còn người tuỳ vào từng loại hàng hoá
dịch vụ khác nhau. VD: Sự phục vụ của bác sĩ, giáo viên, tiếp viên hàng không tuy không mang hình thái vật
thể nhưng nó để lại những dấu ấn vật chất như người bệnh được chữa bệnh, người học có kiến thức cần thiết,
khách hàng được chăm sóc, hỗ trợ trên các chuyến bay..
- Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động: Để nhà tư bản tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân
sức lao động, phần lớn đó là giá trị thặng dư
Từ những điều trên cho ta thấy không phải giá trị sử dụng của mọi hàng hoá đặc biệt đều giống nhau.
8. Hàng hóa dịch vụ và hàng hóa thông thường là hoàn toàn giống nhau.
Nhận định Sai. (đặc điểm hhdv)
Hàng hóa là là sp của lao động có thể thỏa mãn 1 nhu cầu nào đó của con người và trước khi đi vào tiêu dùng
phải thông qua trao đổi (mua bán).
- Hàng hoá thông thường là các sản phẩm tiêu thụ hữu hình được buôn bán, trao đổi trên thị trường.
VD: cây bút, quyển sách, cái áo,..
- Hàng hoá dịch vụ là các hoạt động có ích của con người nhằm mang tới những sản phẩm không tồn tại
được dưới dạng hình thái vật chất và không dẫn tới việc sở hữu hay chuyển giao quyền sở hữu.
VD: dịch vụ dọn vệ sinh, dịch vụ bưu chính, ngân hàng, vận tải, truyền thông,...
Khác nhau:
- Hàng hóa là mặt hàng vật chất mà khách hàng sẵn sàng mua với giá. Dịch vụ là những tiện nghi, lợi ích
hoặc phương tiện được cung cấp bởi những người khác.
- Hàng hóa là vật phẩm hữu hình tức là có thể nhìn thấy hoặc chạm vào trong khi dịch vụ là vật phẩm vô
hình.
- Khi người mua mua hàng hóa bằng cách xem xét, quyền sở hữu hàng hóa chuyển từ người bán sang người
mua. Ngược lại, quyền sở hữu dịch vụ là không thể chuyển nhượng.
- Hàng hóa có thể được lưu trữ để sử dụng trong tương lai, nhưng các dịch vụ bị ràng buộc về thời gian, tức
là nếu không có sẵn trong thời gian nhất định, thì nó không thể được lưu trữ.
Kết luận: Vì vậy hàng hoá dịch vụ và hàng hoá thông thường không hoàn toàn giống nhau.
9. Năng suất lao động và cường độ lao động đều tỉ lệ thuận với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa.
Nhận định Sai. (sự ảnh của nsld và cdld ảnh hưởng khác nhau đến lượng gthh)
NSLD là năng lực sx của người lao động, căn cứ trên số sản phẩm sx ra trong một đơn vị thời gian hay lượng
thời gian cần thiết để sx ra một sản phẩm. NSLD tăng lên sẽ làm lượng giá trị của 1 một đơn vị hàng hóa
giảm xuống.
VD: Một người lao động thủ công trong 8h sx được 2sp gốm. Giá trị 1sp gốm nếu biểu hiện bằng thước đo
thời gian là 4h, còn bằng tiền giả định là 100.000đ. bây giờ, NSLD tăng lên 2 lần, trong 8h người lao động sx
được 4sp, theo đó, giá trị 1 sp đo lường bằng thời gian là 2h, đo lường bằng tiền là 50.000đ

4
- CĐLĐ là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sx. CĐLD chỉ làm tăng khối lượng
hàng hoá, tổng giá trị hàng hóa tăng lên chứ không làm thay đổi thời gian xã hội cần thiết để làm ra một sản
phẩm nên không làm tăng lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa nên CĐLĐ sẽ không tỉ lệ thuận với lượng
giá trị của một đơn vị hàng hoá.
10. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.
Nhận định đúng.
Cơ chế thị trường là tổng thể các yếu tố cung, cầu, giá cả và thị trường cùng các mối quan hệ cơ bản vận
động dưới sự điều tiết của các quy luật thị trường trong môi trường cạnh tranh nhằm mục tiêu duy nhất là lợi
nhuận.
Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường. Cơ chế vận hành của thị trường là
cơ chế mở, bị điều tiết bởi các quy luật kinh tế cơ bản: giá trị, cạnh tranh, cung cầu nên kinh tế thị trường tạo
ra khả năng kết nối hình thành chuỗi giá trị cho nền sx toàn cầu.
Bởi vì nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá phát triển cao, ở đó các mối quan hệ sx , trao đổi đều
thông qua thị trường, là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường và chịu sự điều tiết của các quy luật thị
trường như quy luật cung - cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh,…
11. Năng suất lao động và cường độ lao động đều tỉ lệ nghịch với tổng lượng giá trị của hàng hóa.
Nhận định Sai. (mỗi yếu tố ảnh hưởng đến lượng gthh khác nhau, có lúc thuận/ nghịch/không làm ảnh
hưởng)
- NSLD là năng lực sx của người lao động, căn cứ trên số sản phẩm sx ra trong một đơn vị thời gian hay
lượng thời gian cần thiết để sx ra một sản phẩm. NSLD tăng lên sẽ làm lượng giá trị của 1 một đơn vị hàng
hóa giảm xuống.
- CĐLĐ là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sx. CĐLD chỉ làm tăng khối lượng
hàng hoá, tổng giá trị hàng hóa tăng lên chứ không làm thay đổi thời gian xã hội cần thiết để làm ra một sản
phẩm nên không làm tăng lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa nên CĐLĐ sẽ không tỉ lệ thuận với lượng
giá trị của một đơn vị hàng hoá.
VD: Một người trong 8h sx được 2 sản phẩm gốm, tổng lượng giá trị của hàng hóa trong 8h nếu biểu thị bằng
thước đo thời gian là 8h, còn bằng tiền thì giả định là 100.000đ. Tăng NSLĐ lên hai lần, trong 8h người lao
động sx được 4 sản phẩm, theo đó tổng lượng giá trị của hàng hóa nếu biểu thị bằng thước đo thời gian là 8h,
còn biểu thị bằng tiền thì giả định là 200.000đ.
12. Giá trị xã hội là cơ sở để sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Nhận định đúng. (1 trong 2 kết luận về việc phân loại gt)
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sxhh. Quy luật giá trị yêu cầu việc sx và trao đổi hàng hoá phải
được tiến hành trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết hay phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xh cần
thiết. Quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá cả xung quanh giá trị
dưới tác động của quan hệ cung - cầu. Trong nền kinh tế thị trường, GTXH có hình thức biểu hiện là giá cả
thị trường, do vậy, quy luật giá trị đòi hỏi: các chủ thể kinh tế phải lấy giá cả thị trường làm căn cứ, làm đối
tượng để tiến hành tổ chức, sx, kinh doanh và tiêu dùng.
5
GTXH (hay thời gian lao động xã hội cần thết, hay giá cả thị trường) là thời gian cần thiết để sx một hàng
hoá trong những điều kiện sx bình thường của xã hội với một trình độ trang thiết bị trung bình, trình độ thành
thạo trung bình và một CĐLĐ trung bình. Thông thường, GTXH tương ứng với giá trị cá biệt của người cung
ứng đại bộ phận hàng hóa cùng loại trên thị trường.
Trong nền kinh tế tiền tệ, nếu GTXH được biểu hiện bằng tiền thì gọi là giá cả thị trường.Vậy, giá cả thị
trường luôn là cơ sở để trao đổi hàng hoá.
VD: Cùng sx giày, Nsx A mất 3h để sx 1 đôi, chi phí bằng tiền là 300.000đ, Nsx B mất 4h để sx 1 đôi, chi
phí bằng 400.000đ, Nsx C mất tới 5h để sx 1 đôi, chi phí bằng 500.000đ.
GTXH = [(3h + 4h + 5h) : 3] = 4h. Chi phí bằng tiền ở mức trung bình = 400.000đ/đôi.
Ở đây, B cung ứng đại bộ phận hàng hóa nên GTXH tương ứng với GTCB của B. Theo nguyên tắc, nếu A
hoặc C cung ứng đại bộ phận hàng hóa thì GTXH sẽ tương ứng với GTCB của A hoặc C.
13. Giá trị trao đổi và giá trị là hoàn toàn giống nhau.
Nhận định Sai. (phân tích gthh - thuộc tính 2)
Giá trị là một thuộc tính của hàng hóa, là lao động xã hội của người sx hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
Giá trị của hàng hóa có 2 mặt: chất và lượng.
- Mặt chất: để sx ra 1 hàng hóa, người sx phải tiêu hao 1 mức độ nào đó trí lực và thể lực, sự tiêu hao này
thường được gọi là hao phí lao động. Do vậy, giá trị hàng hóa là lao động của người sx hàng hóa kết tinh
trong hàng hóa. Nói một cách vắng tắt, chất của giá trị hay thực tế của giá trị chính là lao động hao phí.
- Mặt lượng: lượng của giá trị sẽ là số lượng lao động hao phí để sxhh. Để đo lường người ta sử dụng thời
gian và tiền tệ.
Giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi (chất); còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị
bên ngoài (lượng).
VD: người thợ rèn làm ra cây búa mất 5h, người dệt làm ra 2m vải cũng mất 5h lao động. Do vậy, người thợ
rèn và người thợ dệt đồng ý trao đổi sp với tỷ lệ như trên vì họ biết lao động để tạo ra các hh đó bằng nhau.
14. Bằng lao động cụ thể, người công nhân đã tạo ra giá trị mới là 20 USD.
Nhận định Sai.
- Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những ngành nghề chuyên môn nhất định.
Mỗi lao động cụ thể có thao tác riêng, đối tượng riêng, mục đích riêng và kết quả riêng.
- Lao động trừu tượng là lao động của người sx hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó, nói
cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức lao động (tiêu hao sức bắp thịt, thần kinh) của người sx hàng hóa nói
chung. Chính lao động trừu tượng của người sx hàng hóa mới tạo ra giá trị của hàng hóa. Như vậy, có thể
nói, giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của người sx hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
- Tính 2 mặt của lao động sxhh mang chức năng khác nhau, lao động cụ thể xem xét người sx tạo ra hh gì, sx
như thể nào, kết quả ra sao; lao động trừu tượng xem xét quá trình sx, sức lao động của người sx hao phí
nhiều hay ít.
Vì thế, không thể nói bằng lao động cụ thể, người công nhân đã tạo ra giá trị mới là 20 USD, Bởi lao động cụ
thể là bộ phận của giá trị cũ trong sản phẩm. Bằng lao động trừu tượng, người công nhân tạo ra giá trị mới.
15. Quy luật giá trị có những chức năng to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế.
6
Nhận định Đúng.
Đây là quy luật cơ bản của nền kinh tế sx hàng hóa. Ở đâu có sx và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự điều tiết
của quy luật giá trị. Quy luật giá trị tác động lên nền kinh tế ở các mặt cơ bản sau:
- Điều tiết sx và lưu thông hàng hóa. Theo quy luật giá trị, nơi nào hàng hóa có giá cả cao thì sẽ tăng gia sx ,
và ngược lại. Hàng hóa sẽ tập trung về các nơi có giá cao, các nơi có nguồn cung bé hơn cầu,…Giúp điều tiết
hàng hóa trong thị trường, điều tiết giá cả, phân bố thu nhập giữa các vùng.
- Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sx nhằm tăng năng suất lao động. Hàng hóa trao đổi dựa trên giá trị
xã hội, vậy nhà sx nào có giá trị cả biệt nhỏ hơn thì sẽ càng sinh lợi nhuận và ngược lại. Như vậy đặt ra yêu
cầu người sx phải luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật, quản lý,… để giảm giá trị cá biệt hàng hóa. Góp phần nâng
cao khả năng của lực lượng sx . Tong lưu thông cũng nâng cao chất lượng dịch vụ để giảm chi phí,…
- Có tác dụng lựa chọn, đánh giá người sx , đào thải những yếu tố lạc hậu, lỗi thời.
16. Lượng giá trị xã hội của hàng hóa là một đại lượng cố định, không thay đổi.
Nhận định Sai.
Lượng GTXH của hàng hoá là lao động xã hội hao phí để tạo ra hàng hoá và được xác định bằng thời gian
lao động xã hội cần thiết. Tuy nhiên, Thời gian lao động xã hội cần thiết là một đại lượng không cố định vì
trình độ thành thạo trung bình, CĐLĐ trung bình, điều kiện trang bị kỹ thuật trung bình của xã hội ở mỗi
nước khác nhau là khác nhau (có nước phát triển, có nước chậm phát triển) và thay đổi theo sự phát triển của
lực lượng sx . Khi thời gian lao động xã hội cần thiết thay đổi (cao hay thấp) thì lượng GTXH của hàng hóa
cũng sẽ thay đổi nên lượng GTXH của hàng hoá là đại lượng không cố định.
17. Tất cả hàng hóa đặc biệt đều giống nhau ở đặc điểm không do hao phí lao động trực tiếp tạo ra.
Nhận định Sai (một số hay một hay hơn một hhdb do hpld trực tiếp tạo ra nhưng một số thì không
như vậy)
* Các loại hàng hoá đặc biệt như: tiền, hàng hoá dịch vụ, hàng hoá sức lao động,... Hàng hóa đặc biệt khi đi
vào sử dụng thì tạo ra giá trị cao hơn giá trị ban đầu tuy nhiên một số thông thường khác thì không có công
dụng đó.
- Hàng hoá sức lao động xuất phát từ nhu cầu của người lao động vì không có tư liệu sx nên muốn bán sức
lao động của mình cho nhà tư bản để làm công cụ kiếm sống. Do sức lao động là toàn bộ các năng lực về thể
chất và tinh thần của người lao động nên hàng hoá sức lao động không do hao phí lao động trực tiếp tạo ra
mà tạo ra trực tiếp từ các tư liệu sinh hoạt nhất định.
- Tiền tệ là hàng hoá đặc biệt khi nó là vật ngang giá chung của các loại hàng hoá, là hình thức biểu hiện của
giá trị hàng hoá nó không phải do lao động hao phí trực tiếp tạo ra (chỉ tạo ra hình thức biểu hiện của tiền là
tiền mặt thông qua hoạt động in tiền) mà được tạo ra từ sự phát triển lâu dài của sx hàng hoá.
* Có một số hàng hóa đặc biệt do hao phí lao động trực tiếp tạo ra. VD: Dịch vụ - hàng hóa vô hình. Giá trị
sử dụng của hàng hóa dịch vụ là nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người có nhu cầu về loại hình dịch vụ đó.
Dịch là hàng hóa không thể cất trữ. Việc sx và tiêu dùng được diễn ra đồng thời.

19.Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó .
7
Nhận định đúng. (chức năng tiền tệ)
- Bản chất của tiền tệ: Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung để đo lường giá trị
của các hàng hóa khác, làm phương tiện để trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thanh toán các khoản nợ nần
- Chức năng của tiền tệ gồm: Chức năng thước đo giá trị, Chức năng phương tiện lưu thông, chức năng phương
tiện cất trữ, chức năng phương tiện thanh toán, chức năng tiền tệ thế giới.
+ Trong chức năng thước đo giá trị: tiền được sử dụng để làm phương tiện để so sánh với giá trị của hàng hóa
hay dịch vụ. Thể hiện bản chất của tiền tệ với vai trò là vật ngang giá chung để đo lường giá trị của các hàng
hóa khác.
+ Phương tiện trao đổi: tiền tệ dùng làm vật trung gian, môi giới trong mau bán hàng hóa, diễn ra theo công
thức H-T-H.
+ Phương tiện cất trữ: cất trữ một lượng tiền cũng có ý nghĩa như cất trữ 1 lượng hàng hóa có giá trị tương
đương. Để thực hiện được chức năng này thì giá trị của nó phải ổn định.
20. Lưu thông hàng hoá dựa trên nguyên tắc ngang giá. Điều này được hiểu là giá cả có thể tách rời giá
trị và xoay quanh giá trị của nó.
Nhận định Đúng. (nội dung qlgt)
Trong trao đổi hàng hóa phải tuân theo nguyên tắc ngang giá, nghĩa là phải đảm bảo bù đắp được chi phí chí
người sx (chi phí hợp lý) và đảm bảo hoạt động sx đó có lãi để tiếp tục tái sx .
Sự tác động, vận hành của quy luật giá trị được thể hiện thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá. Vì giá
trị là tiền đề của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị. Vì vậy nên phụ thuộc vào giá trị của
hàng hóa.
Ngoài ra, trên thị trường, giá cả không chỉ phụ thuộc vào giá trị mà còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như:
cạnh tranh, cung – cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá trên
thị trường tách rời giá trị, giá cả có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của
nó. Sự tác động, thay đổi này là cơ chế hoạt động của hoạt động của quy luật giá trị.
21. Khi số lượng hàng hóa cung cấp vào thị trường thay đổi thì sẽ làm thay đổi lượng GTXH của hàng
hóa.
Nhận định sai. (số lượng hh cung cấp vào thị trường - cung hh, khi cung hh thay đổi thì ảnh hưởng đến
giá cả hh)
Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động hao phí để sx ra hàng hóa đó, chia thành: thời gian lao động xã
hội cần thiết (nếu được biểu hiện bằng thời gian) và giá cả thị trường (nếu được biểu hiện bằng tiền).
Theo quy luật cung-cầu, khi số lượng hàng hóa cung cấp vào thị trường thay đổi dẫn đến thay đổi giá cả thị
trường của loại hàng hóa đó kéo theo đó là sự thay đổi của lượng GTXH của hàng hóa.
VD: Sản phẩm A được đưa ra thị trường 100 sản phẩm và tồn tại trên thị trường với mức độ khan hiếm thì
giá cả thị trường của nó là 1000USD cho một đơn vị sản phẩm. Khi sản phẩm A được đưa lên thị trường
nhiều hơn mức đại trà ví dụ là 100.000 sản phẩm thì không còn hiếm nữa nên giá cả thị trường của nó sẽ
giảm 100USD cho một đơn vị sản phẩm. Giá cả thị trường của sản phẩm A chính là lượng GTXH của sản

8
phẩm A khi được biểu hiện bằng tiền. Như vậy, khi số lượng sản phẩm cung cấp vào thị trường thay đổi sẽ
làm thay đổi lượng GTXH của hàng hóa.
22. Tính hai mặt và hai tính chất của lao động sản xuất hàng hóa là hoàn toàn giống nhau.
Nhận định sai. (hai mặt: cụ thể và trừu tượng, tính chất: giản đơn và phức tạp)
Tính hai mặt của lao động sx hàng hóa phản ánh tính chất tư nhân và tính chất xã hội của người sx hàng hóa.
* Lao động cụ thể:
- LĐCT là lao động có ích biểu hiện dưới một hình thức cụ thể của những nghề chuyên môn nhất định.
- LĐCT khác nhau làm cho các hàng hóa khác nhau về giá trị sử dụng. Nhưng giữa các hàng hóa đó có điểm
chung giống nhau, nhờ đó mà có hàng hóa trao đổi được với nhau - đó là giá trị lao động trừu tượng tạo nên.
VD: Một người thợ hàn có mục đích sx ra khung cửa, bàn, ghế sắt,… Đối tượng lao động chính ở đây là sắt,
thép,… Phương pháp lao động ở đây người thợ hàn sử dụng thao tác hàn, xì, đục, khoan,…Người thợ hàn sẽ
sử dụng máy cưa, thước vuông, compa, máy hàn góc, máy hàn chuyên dùng để hàn,.. Kết quả lao động là tạo
ra khung cửa, bàn, ghế,…
* Lao động trừu tượng:
- LĐTT là lao động của người sx hh chỉ xét về mặt tiêu tốn sức lực trong quá trình sx .
- LĐTT có những đặc trưng: LĐTT tạo ra giá trị hh; LĐTT là phạm trù lịch sử, nghĩa là lao động trừu tượng
được coi là phạm trù chỉ trong kinh tế hh.
VD: Lao động của người thợ hàn, nếu gạt bỏ hình thức cụ thể của lao động thì người đó chỉ hao phí sức lực
sx .
Tính hai mặt của LD sản xuất hh mang chức năng khác nhau: LĐCT xem xét người sx tạo ra hh gì, sx như
thế nào, kết quả ra sao, LĐTT xem xét quá trình sx , sức lao động của người sx hao phí nhiều hay ít.
LĐCT mang tính chất tư nhân là biểu hiện của lao động tư nhân, lao động trừu tượng mang tính chất xã hội
là biểu hiện của LDXH. Lao động tư nhân và lao động xã hội mâu thuẫn nhau: khi cung vượt quá cầu sẽ có
một số hh không bán được hoặc mức tiêu hao LDCB cao hơn mức tiêu hao mà xã hội có thể chấp nhận được
thì hh cũng không tiêu thụ được. Đây là mâu thuẫn cơ bản của sxhh.
23. Lạm phát xảy ra khi số lượng tiền đang có (Ms) không ngang bằng số lượng tiền cần thiết (Md) cho
lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế.
Nhận định sai.
- Lạm phát và thiếu phát xảy ra khi số lượng tiền đang có (Ms) không ngang bằng số lượng tiền cần thiết
(Md) cho lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế.
- Lạm phát khi Ms > Md hay tỷ số Ms/Md > 1 thì tiền và hàng mất cân đối theo hướng tiền nhiều hơn
hàng, giá cả tăng và có thể đưa nền kinh tế đến lạm phát rất cao, có nghĩa là tiền trong lưu thông nhiều hơn
khối lượng tiền cần thiết. Có 3 loại lạm phát:
+ Lạm phát vừa phải: xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng chậm ở mức một con số mỗi năm (tức là 10% một
năm).
+ Lạm phát cao (lạm phát phi mã): xảy ra khi giá cả bắt đầu tăng nhanh với mức hai đến mức ba con số mỗi
năm (tức là 20%, 100%, 999%).
9
+ Siêu lạm phát (lạm phát siêu tốc hay lạm phát bốn con số): có mức giá tăng từ 1000% trở lên.
- Thiếu phát khi Ms < Md => Ms/Md < 1 thì tiền và hàng mất cân đối theo hướng tiền ít, hàng nhiều. Hàng
hóa tiêu thụ chậm vì thiếu phương tiện lưu thông.
VD: (Lạm phát) Cung tiền của nền kinh tế Việt Nam năm 2009 – 2010 tăng 30% – 40%, trong khi đó, GDP
mỗi năm chỉ tăng từ 5% – 7% điều này khiến cho lạm phát kinh tế năm 2011 tăng phi mã tới xấp xỉ 20%.
(Thiếu phát) Ở Mỹ, lạm phát theo thước đo của Fed (chỉ số giá tiêu dùng cá nhân - PCE) đang ở mức khoảng
5%. trong đó hàng hóa chiếm khoảng 1/4 thước đo lạm phát của Fed như giá nhạc cụ giảm 12% vào tháng 1
so với tháng 12/2022, giá ô tô đã qua sử dụng giảm 27%.
25.Vận dụng quy luật giá trị, trong một số trường hợp nhất định, Nhà nước có thể can thiệp trực tiếp
và gián tiếp vào giá cả hàng hóa.
Nhận định Đúng. (bài giảng ytb)
Quy luật giá trị yêu cầu sx và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở GTXH hay phải dựa trên cơ sở thời gian
lao động xã hội cần thiết. Quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá cả
xung quanh giá trị dưới tác động của quan hệ cung-cầu.
Trong một số trường hợp nhất định, Nhà nước có thể can thiệp trực tiếp và gián tiếp vào giá cả hàng hóa là
nhằm:
Thứ nhất, điều tiết sx và lưu thông hàng hóa
Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sx nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm
Thứ ba, bình tuyển sự tiến bộ, đào thải sự lạc hậu, phân hóa người sx
26. Cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ dẫn đến hình thành giá cả thị trường của hàng hóa trong ngành
đó.
Nhận định Đúng (ql cạnh tranh)
Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sx hoặc tiêu thụ một loại hàng hoá
hoặc dịch vụ nào đó. Trong cuộc cạnh tranh này có sự thôn tính lẫn nhau. Những doanh nghiệp chiến thắng
sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên thị trường. Những doanh nghiệp thua cuộc sẽ phải thu hẹp kinh
doanh thậm chí phá sản.
VD: Coca cola và Pepsi được coi là cạnh tranh trong nội bộ ngành nước giải khát có ga, hay như Samsung và
Apple là các đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành di động thông minh.
Kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình thành giá trị thị trường của hàng hoá ( GTXH của hàng
hoá). Điều kiện sx trung bình trong một ngành thay đổi do kỹ thuật sx phát triển, NSLĐ tăng lên làm cho giá
trị thị trường của hàng hoá đó có xu hướng giảm xuống. Trên thị trường hàng hoá phải bán theo giá thị
trường (giá trị xã hội) mặc dù giá trị cá biệt khác nhau. Điều này làm cho điều kiện sx trung bình của một
ngành thay đổi, GTXH của hàng hoá giảm xuống, chủng loại hành hoá đa dạng với chất lượng ngày càng
cao.

26. Năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội ảnh hưởng giống nhau đến lượng GTXH
của một hàng hóa.
10
Nhận định Sai.
Lượng giá trị hàng hoá là một đại lượng được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sx ra hàng hóa đó, lượng
lao động tiêu hao đó được tính bằng thời gian lao động, cụ thể là thờigian lao động xã hội cần thiết. Lượng
lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sx ra một hàng hóa, mới quyết định đại
lượng giá trị của hàng hóa.
Chỉ có NSLĐ xã hội mới ảnh hưởng đến lượng giá trị.Ảnh hưởng: NSLĐ xã hội càng tăng, thời gian lao
động xã hội cần thiết để sx ra hàng hoá càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít. Ngược lại
NSLĐ xã hội càng giảm, thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sx ra hàng hoá càng tăng và lượng giá trị
của một đơn vị sản phẩm càng nhiều. Lượng giá trị hàng hoá tỷ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh và tỷ
lệ nghịch với NSLĐ xã hội.
27. Tỷ suất lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi tỷ suất giá trị thặng dư và cấu tạo hữu cơ của tư bản.
Nhận định Đúng. (các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận)
Tỷ suất lợi nhuận là tỉ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư bản ứng trước.
Công thức của tỷ suất lợi nhuận: p’= m.100%/ (c+v)
Từ công thức trên ta thấy bất cứ sự thay đổi nào của tử và mẫu cũng làm thay đổi tỷ suất lợi nhuận
Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận: Tỷ suất GTTD, Cấu tạo hữu cơ của tư bản, Tốc độ chu chuyển
của tư bản, Tiết kiệm tư bản bất biến.
Cấu tạo hữu cơ chính là yếu tố (c+v) do đó cấu tạo hữu cơ thay đổi sẽ làm thay đổi tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất GTTD thay đổi thì sẽ làm thay đổi GTTD (m) và m thay đổi thì cũng làm thay đổi tỷ suất lợi nhuận
28. Quan hệ cung - cầu về hàng hóa có ảnh hưởng quyết định đến tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ suất lợi
nhuận.
Nhận định Đúng. (khi cung và cầu về hh thay đổi thì tác động đến giá cả hh và gttd thu được và lợi
nhuận thu được)
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư bản ứng trước. Tỷ suất lợi nhuận
sẽ chịu ảnh hưởng bởi tỷ suất giá trị thặng dư, cấu tạo hữu cơ của tư bản, tiết kiệm tư bản bất biến và nhất là
tốc độ chu chuyển của tư bản.
Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng giá trị thặng dư mà người công nhân tạo ra với tư
bản khả biến hay tiền công mà họ nhận được.
Từ đó có thể thấy được quan hệ cung - cầu không có ảnh hưởng đến tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ suất lợi
nhuận, mà quan hệ cung - cầu ảnh hưởng tới giá cả của hàng hóa.
29. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là giá trị thặng dư vừa được tạo ra trong lưu thông,
vừa không được tạo ra trong lưu thông.
Nhận định đúng.
Công thức chung của tư bản: T - H - T’. Lý luận giá trị khẳng định rằng, giá trị hàng hóa là lao động xã hội
kết tinh trong hàng hóa, nghĩa là nó chỉ được tạo ra trong sx . Chúng ta phải xem xét khi nó ở trong lưu thông
và khi ở ngoài lưu thông. Lưu thông thuần túy dù diễn ra dưới hình thức nào thì cũng không làm tăng giá trị
mà chỉ là phân phối lại. Còn xét ngoài lưu thông, nếu tiền để trong két sắt, hàng hóa để trong kho thì cũng
11
không sinh ra giá trị thặng dư (trừ lĩnh vực sx ). Khi xét ngoài lưu thông, hoạt động sx lại tạo ra giá trị mới
nhưng nếu tiền để trong két sắt, hàng hóa để trong kho thì cũng không sinh ra giá trị thặng dư (trừ lĩnh vực sx
).
Do vậy, mâu thuẫn của công thức chung biểu hiện ở chỗ: giá trị thặng dư vừa sinh ra trong lưu thông, lại vừa
không thể sinh ra trong lưu thông, vừa sinh ra ngoài lưu thông, lại vừa không sinh ra ngoài lưu thông.
30. Lợi nhuận và giá trị thặng dư là hoàn toàn giống nhau.
Nhận định Sai. (vừa giống vừa khác)
Lợi nhuận là khoảng chênh lệch giữa giá trị hàng hoá bán ra so với chi phí sx .
Về mặt chất thì lợi nhuận cũng giống giá trị thặng dư khi là một phận của giá trị mới, do người lao động tạo
ra trong quá trình sx , kinh doanh. Lợi nhuận là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị thặng dư.
Nhưng về mặt lượng, lợi nhuận và giá trị thặng thường không thống nhất với nhau. Lợi nhuận có thể bằng,
nhỏ hơn hoặc lớn hơn giá trị thặng dư phụ thuộc vào các yếu tố như doanh thu, cung - cầu,... Nhưng trên
phương diện xã hội thì tổng lợi nhuận sẽ bằng tổng giá trị thặng dư.
Vì vậy, giá trị thặng dư và lợi nhuận khác nhau về mặt lượng nên không hoàn toàn giống nhau.
31. Tư bản công nghiệp nhường một phần giá trị thặng dư cho tư bản thương nghiệp theo nguyên tắc
lợi nhuận bình quân.
Nhận định Đúng. (xem bài giảng, lợi nhuận thương nghiệp, ví dụ về nguyên tắc lợi nhuận bình quân
được thực hiện ntn)
Lợi nhuận thương nghiệp là một bộ phận của GTTD, của lợi nhuận bình quân được tạo ra trong quá trình sx
kinh doanh, được TBCN nhường lại cho TBTN để đi bán hàng cho TBCN theo nguyên tắc lợi nhuận bình
quân. Tư bản công nghiệp chuyển nhượng một phần lợi nhuận cho tư bản thương nghiệp bằng cách bán hàng
hóa thấp hơn giá trị thực tế của nó, để rồi tư bản thương nghiệp bán đúng giá trị, thu về lợi nhuận thương
nghiệp.
32. Xét về mặt chất, giá trị thặng dư với lợi nhuận, lợi nhuận thương nghiệp là khác nhau.
Nhận định Sai. (giống nhau về mặt chất: đều do gttd tạo ra)
Giá trị thặng dư là bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra thuộc quyền
sở hữu của nhà tư bản.
Về mặt chất, lợi nhuận và giá trị thặng dư là một, đều là 1 bộ phận của giá trị mới, do người lao động tạo ra
trong lĩnh vực sx.
Mối quan hệ giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Trong quan hệ
này, giá trị thặng dư là nội dung còn lợi nhuận là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị thặng dư trong kinh
doanh.
Còn lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sx mà tư bản công
nghiệp chuyển nhượng cho tư bản thương nghiệp theo nguyên tắc lợi nhuận bình quân, để tư bản thương
nghiệp bán hàng cho mình.
33. Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối.

12
Nhận định Sai. (gttd siêu ngạch là hình thái biến tướng của gttd tương đối chứ ko có tuyệt đối, nêu gttd
siêu ngạch, gtdd tương đối)
Sx giá trị thặng dư tuyệt đối gắn với việc kéo dài ngày lao động quá thời hạn lao động tất yếu và tăng CĐLĐ
trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
Sx giá trị thặng dư siêu ngạch gắn liền với việc áp dụng công nghệ mới sớm hơn các doanh nghiệp khác
làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thị trường. Việc áp dụng các công nghệ mới là về căn
bản để nâng cao năng suất, rút ngắn thời gian lao động tất yếu, kéo dài thời gian lao động thặng dư để nhà tư
bản thu được nhiều lợi ích hơn mà đây cũng là một phần nội dung của sx giá trị thặng dư tương đối nên sx
giá trị thặng dư siêu ngạch là một biến tướng của sx giá trị thặng dư tương đối, không phải biến tướng của sx
giá trị thặng dư tuyệt đối.
34. Tiết kiệm tư bản bất biến cũng như nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản sẽ giúp làm tăng tỷ suất
lợi nhuận.
Nhận định đúng. (slide)
Nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản sẽ làm tăng tỷ lệ giá trị thặng dư, do đó tỷ suất lợi nhuận tăng. Trong
điều kiện tư bản khả biến không đổi, nếu giá trị thặng dư giữ nguyên thì tiết kiệm tư bản bất biến làm tăng tỷ
suất lợi nhuận.
Công thức của tỷ suất lợi nhuận: p’= m.100%/ (c+v)
Từ công thức trên ta thấy bất cứ sự thay đổi nào của tử và mẫu cũng làm thay đổi tỷ suất lợi nhuận.
Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn thì tỷ lệ giá trị thặng dư hằng năm tăng lên, GTTD cũng sẽ tăng
do đó tỷ suất lợi nhuận tăng.
Trong điều kiện tư bản khả biến không đổi, nếu giá trị thặng dư giữ nguyên, tiết kiệm tư bản bất biến làm
tăng tỷ suất lợi nhuận.
35. Lợi nhuận chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư.
Nhận định đúng. (giáo trình)
Lợi nhuận là khoảng chênh lệch giữa giá trị hàng hoá bán ra so với chi phí sx . Về mặt chất thì lợi nhuận
cũng là một phận của giá trị mới, do người lao động tạo ra trong quá trình sx , kinh doanh nên so với giá trị
thặng dư thì giá trị thặng dư là nội dung còn lợi nhuận chính là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị thặng
dư trong sx , kinh doanh. Vì vậy, lợi nhuận xét đến cùng là một hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư.
Trong thực tế sx kinh doanh, giữa giá trị hàng hóa và chi phí sx có một khoảng chênh lệch. Do đó sau khi bán
hàng hóa (bán ngang giá), nhà tư bản không những bù đắp đủ số chi phí đã ứng ra mà còn thu được số chênh
lệch bằng giá trị thặng dư. Khoản chênh lệch này được C.Mác gọi là lợi nhuận (p)
Trên thực tế người ta chỉ quan tâm tới khoảng chênh lệch giữa giá trị hàng hóa bán được với chi phí phải bỏ ra
mà không quan tâm đến nguồn gốc sâu xa của khoản chênh lệch đó chính là giá trị thặng dư chuyển hóa thành
Từ đó, Lợi nhuận là hình thái biểu hiện của GTTD.

36. Không phải bất cứ bộ phận nào của tư bản bất biến đều dịch chuyển giá trị vào sản phẩm mới như
nhau.
13
Nhận định Đúng. (TBBB - C bao gồm C1 và C2, C1 dịch chuyển từng phần còn C2 dịch chuyển 1 lần
nên kết luận. Mỗi bộ phận có phương thức dịch chuyển khác nhau)
Các bộ phận của tư bản bất biến gồm có như máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, nguyên, nhiên, vật liệu...
Trong đó máy móc, trang thiết bị nhà xưởng,... (C1) tham gia toàn bộ vào quá trình sx nhưng giá trị của nó
chỉ chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn. Trong khi nguyên, nhiên, vật liệu,...
(C2) thì giá trị của nó được chuyển một lần, toàn phần vào giá trị sản phẩm khi kết thúc từng quá trình sx.
Như vậy, các bộ phận của tư bản bất biến chuyển dịch giá trị vào sản phẩm có sự khác nhau.
37. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối và sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch đều dựa trên tiền đề
tăng năng suất lao động xã hội.
Nhận định Sai. (cách thức pp tương đối và siêu ngạch)
Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối có một cơ sở chung là chúng đều dựa trên cơ sở tăng
năng suất lao động cá biệt.
Giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ là một biến tướng của giá trị thặng dư tương đối bởi giá trị thặng dư siêu
ngạch sẽ được thay thế bằng giá trị thặng dư tương đối khi trình độ kỹ thuật mới được áp dụng ở các tư bản
cá biệt trở thành phổ biến trong xã hội.
Chỗ khác nhau giữa chúng chỉ là một bên thu được do tăng NSLĐ xã hội, còn bên kia - bên giá trị thặng dư
siêu ngạch - thì được tạo ra nhờ biết áp dụng kỹ thuật mới, biết áp dụng công nghệ tiến bộ và các phương
pháp quản lý hoàn thiện hơn trong tổ chức sx .
38. Sự chuyển hóa của tiền tệ thành tư bản gắn liền với sự chuyển hóa sức lao động thành hàng hóa
Nhận định ĐÚNG. (slide - điều kiện tiền tệ trở thành tư bản)
Tiền tệ chỉ chuyển hóa thành tư bản khi tiền được dùng để tạo ra GTTD.
Sự chuyển hóa sức lao động thành hàng hóa sức lao động thì có mục đích là tạo ra GTTD khi tiêu dùng hàng
hóa sức lao động. Khi tiền tệ dùng để mua hàng hóa sức lao động thì người lao động không chỉ bảo tồn được
lượng giá trị sức lao động mà còn tạo ra được một lượng giá trị mới lớn hơn. Điều này cho thấy hàng hóa sức
lao động nguồn gốc của GTTD .
→ Tiền tệ sẽ chuyển hóa thành tư bản nhờ sự chuyển hóa sức lao động thành hàng hóa
→ Sự chuyển hóa của tiền tệ thành tư bản gắn liền với sự chuyển hóa sức lao động thành hàng hóa.
39. Xét theo phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị sản phẩm, có thể chia từ
bản thành hai loại là tư bản bất biến và tư bản khả biến.
Nhận định Sai. Xét theo phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sx vào giá trị sản phẩm, có thể chia tư
bản thành 2 loại là tư bản cố định và tư bản lưu động.

Tư bản cố định: bộ phận tư bản sx tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động tham gia toàn bộ vào quá trình sx
nhưng giá tri của nó chỉ dịch chuyển dần dần, từng phần vào gía trị sản phẩm theo mức độ hao mòn

Tư bản lưu động: bộ phận tư bản sx tồn tại dưới hình thái sức lao động, nguyên nhiên vật liệu, được tiêu
dùng hoàn toàn trong một chu kỳ sx và giá trị của nó được chuyển toàn bộ vào sản phẩm
40. Xét theo phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị sản phẩm, có thể chia tư
bản thành hai loại là tư bản cố định và tư bản lưu động.
14
Nhận định Đúng
Vì xét theo phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sx vào giá trị sản phẩm, có 2 phương thức đó là chu
chuyển toàn phần và chu chuyển từng phần.
Chu chuyển từng phần tức là tư bản cố định, là bộ phận tư bản sx tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động tham
gia toàn bộ vào quá trình sx nhưng giá trị của nó chỉ chuyển dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm theo
mức độ hao mòn. VD: Máy móc, nhà xưởng,… là tư bản cố định.
Chu chuyển toàn phần là tư bản lưu động, là bộ phận tư bản sx tồn tại dưới hình thái sức lao động, nguyên
nhiên vật liệu, vật liệu phụ, giá trị của nó được chuyển một lần, toàn phần vào giá trị sản phẩm khi kết thúc
quá trình sx . VD: Sức lao động, nguyên nhiên vật liệu, vật liệu phụ,… là tư bản lưu động.
41. Tư bản bất biến và các bộ phận của nó chuyển toàn phần giá trị của nó sang sản phẩm mới.
Nhận định Sai. (TBBB - C bao gồm C1 và C2, C1 dịch chuyển từng phần còn C2 dịch chuyển 1 lần nên
kết luận... Mỗi loại TB có phương thức dịch chuyển khác nhau)
Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sx mà giá trị được lao động cụ thể của công nhân làm thuê bảo
toàn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi trong quá trình sx, được C.
Mác gọi là tư bản bất biến (ký hiệu là c).Vì tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sx
mà giá trị được lao động cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm,
tức là giá trị không biến đổi trong quá trình sx .
42. Hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt.
Nhận định đúng.
Thứ nhất, giá trị hàng hoá sức lao động được quy về toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái tạo sức lao
động và duy trì cuộc sống của gia đình họ. Giá trị hàng hoá sức lao động còn bao gồm các yếu tố tinh thần,
lịch sử, điều kiện địa lý, khí hậu.
Thứ hai, giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động hằm thỏa mãn nhu cầu của người mua để sử dụng vào quá
trình sx. Nhưng khi tiêu dùng, quá trình đó lại chính là quá trình lao động, quá trình này không những bảo
tồn mà còn tạo ra một lượng giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó (tiền công) đó chính là GTTD theo thuộc
tính: nguồn gốc sinh ra giá trị, thông thường sau đó, giá trị sử dụng của hàng hóa sẽ mất. Chỉ có hàng hóa sức
lao động mới có thể tạo ra giá trị thặng dư.

43. Giá trị của hàng hóa sức lao động do giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết quyết định.
Nhận định Đúng. Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (sinh hoạt + tiêu dùng), do gt tư liệu sinh hoạt, tiêu
dùng cần thiết quyết định.
Giá trị hàng hóa sức lao động do số lượng lao động xã hội cần thiết để sx và tái sx ra sức lao động quyết
định. Do các bộ phận sau hợp thành: Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất, tinh thần) để tái sx ra sức lao
động; Phí đào tạo ra người lao động; Giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) để nuôi
con của người lao động.
44. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động và mọi hàng hóa là giống nhau.

15
Nhận định Sai. Hhsld đi vào tiêu dùng có khả năng tạo ra giá trị mới cao hơn gt ban đầu còn các hh
khác thì không có.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động: nhằm thỏa mãn nhu cầu của người mua để sử dụng vào quá
trình sx. Nhưng khi tiêu dùng, quá trình đó lại chính là quá trình lao động, quá trình này không những bảo
tồn mà còn tạo ra một lượng giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó (tiền công) đó chính là GTTD theo thuộc
tính: nguồn gốc sinh ra giá trị, thông thường sau đó, giá trị sử dụng của hàng hóa sẽ mất. Chỉ có hàng hóa sức
lao động mới có thể tạo ra giá trị thặng dư.
Giá trị sử dụng của hàng hóa thông thường: là công dụng sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của
con người. Một sản phẩm có thể có nhiều giá trị sử dụng, chỉ được bảo tồn mà không có giá trị tăng thêm.
Chẳng hạn như chiếc bàn có giá trị sử dụng là để đồ vật lên đó như vậy ở đây giá trị sử dụng không được
tăng thêm mà chỉ được bảo tồn.
45. Lưu thông hàng hóa (mua, bán thông thường) không tạo ra giá trị tăng thêm xét trên phạm vi xã
hội.
Nhận định Đúng. (slide)
Xét trong lưu thông: Trao đổi ngang giá và trao đổi không ngang giá
Trong trường hợp trao đổi ngang giá: tiền trao đổi ngang giá lấy hàng và hàng trao đổi ngang giá lấy tiền, thì
tổng số giá trị cũng như phần giá trị nằm trong tay mỗi bên tham gia trao đổi trước sau vẫn không thay đổi.
Vậy trao đổi ngang giá không tạo ra giá trị mới.
Trong trường hợp trao đổi không ngang giá: đó là việc mua rẻ bán mắc hoặc lừa lọc để mua rẻ bán mắc kiếm
lời. Khi trao đổi không ngang giá mua hàng hóa thấp hơn giá trị, người mua được lợi ở khâu mua hàng hóa,
nhưng với tư cách là người bán hàng thì bị thiệt hại ở khâu bán. Và tương tự trường hợp, bán hàng cao hơn
giá trị cũng vậy, được lợi ở khâu bán nhưng bị thiệt ở khâu mua.
Kết luận: Lưu thông hàng hóa (mua, bán thông thường) không tạo ra giá trị tăng thêm xét trên phạm vi xã
hội.
46. Tiền công thực tế thay đổi theo chiều hướng tỷ lệ thuận với lạm phát.
Nhận định Sai. (Tỷ lệ nghịch)
Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hoá tư liệu tiêu dùng mà người công nhân
mua được bằng tiền công danh nghĩa. Như vậy tiền công thực tế sẽ tỷ lệ thuận với tiền công danh nghĩa, tiền
công danh nghĩa các tăng thì tiền công thực tế càng tăng. Tuy nhiên, tiền công thực tế tại tỷ lệ nghịch với lạm
phát. Lạm phát là khi lượng tiền trong thị trường vượt quá lượng tiền cần thiết dẫn đến việc cùng một khoản
tiền nhất định sẽ mua được ít hàng hoá hơn nên sẽ tỉ lệ nghịch với tiền công thực tế.
47. Tiền công thực tế phụ thuộc hoàn toàn vào tiền công danh nghĩa.
Nhận định Sai. Tiền công thực tế mqh chặt chẽ chứ không nhưng không phụ thuộc hoàn toàn vào tiền
công danh nghĩa - kết luận trên lớp.
Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hoá tư liệu tiêu dùng mà người công nhân
mua được bằng tiền công danh nghĩa. Tuy nhiên ngoài phụ thuộc vào tiền công danh nghĩa thì tiền công thực

16
tế cũng phụ thuộc vào các yếu tố khác như NSLĐ xã hội làm thay đổi giá cả tư liệu sinh hoạt, giá trị sức lao
động,.. cũng làm thay đổi tiền công thực tế.
VD: Công nhân A bán sức lao động của mình với giá 20USD/ngày như vậy tiền công danh nghĩa 20USD
tương ứng với tiền công thực tế cũng là 20USD. Thông thường, với tiền công thực tế là 20USD công nhân A
mua được 1 phần tư liệu tiêu dùng và dịch vụ phục vụ cho bản thân trong một ngày hết 20USD. Nhưng hiện
tại với giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên, công nhân A chỉ mua được 2/3 tư liệu tiêu dùng và dịch
vụ cho bản thân trong một ngày vẫn hết số tiền 20USD. Có nghĩa rằng, tuy tiên công danh nghĩa không thay
đổi nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên đã khiến tiền công thực tế của công nhân A giảm
xuống.
48. Ngày lao động bao gồm thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư.
Nhận định đúng. (kết luận bài học)
Ngày lao động gồm hai phần: thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư. Thời gian lao động
tất yếu sx ra sản phẩm cần thiết để tái tạo sức lao động của người công nhân (tạo ra giá trị để bù đắp tiền
công) và thời gian lao động thặng dư tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản trong điều kiện nền kinh tế
TBCN.
49. Bản chất của tích lũy tư bản là kết quả của quá trình tập trung tư bản.
Nhận định Sai. (vì bản chất của tích lũy tư bản là đề cập đến gttd, biến 1 phần gttd thành TB - nội
dung tích lũy TB)
Bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tái sx mở rộng tư bản chủ nghĩa thông qua việc biến giá trị thặng dư
thành tư bản phụ thêm để tiếp tục mở rộng sx kinh doanh thông qua mua thêm hàng hóa sức lao động, mở
mang nhà xưởng, mua thêm nguyên vật liệu, trang bị thêm máy móc thiết bị… còn tập trung tư bản là sự hợp
nhất của nhiều tư bản nhỏ thành các tư bản cá biệt lớn hơn.
VD: Vốn đầu tư ban đầu là 100USD. Sau một năm kinh doanh tạo được giá trị mới (giá trị thặng dư m) thì số
tiền tích lũy sẽ dựa theo m. Dùng để góp vào vốn của những năm tiếp theo nhằm mở rộng sx trong tương lai.
50. Quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào cấu tạo hữu cơ của tư bản và tỷ suất giá trị thặng dư.
Nhận định Đúng. (nội dung các yếu tố ảnh hưởng quy mô tích lũy tư bản)
Quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỷ suất GTTD và không phụ thuộc vào cấu tạo hữu cơ của tư bản.
Tỷ suất giá trị thặng dư đóng vai trò là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến tích lũy tư bản vì khi tỷ suất
giá trị thặng dư tăng sẽ tạo tiền đề để tăng quy mô GTTD. Từ đó tạo điều kiện để tăng quy mô tích lũy.
Trong khi đó, tích lũy cơ bản lại làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản. Cấu tạo hữu cở của tư bản là cấu tạo giá
trị được quyết định bởi cấu tạo kỹ thuật và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản. Nếu quan
sát qua hình thái hiện vật thì mối quan hệ giữa số lượng tư liệu sx và số lượng sức lao động được coi là cấu
tạo kỹ thuật. Mà như ta đã biết thì tư liệu sx và sức lao động đều là những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô
tích lũy tư bản. Vì vậy, cấu tạo hữu cơ luôn có xu hướng tăng do cấu tạo kỹ thuật cũng vận động theo xu
hướng tăng lên về lượng. Do đó, có thể kết luận là quá trình tích lũy tư bản không ngừng làm tăng cấu tạo
hữu cơ của tư bản.

17
51. Nguồn gốc của giá trị thặng dư là từ tiêu dùng hàng hóa sức lao động.
Nhận định đúng.
Giá trị thặng dư là bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra thuộc quyền
sở hữu của nhà tư bản.
Nguồn gốc của giá trị thặng dư là do hao phí lao động mà có mà hao phí lao động ở đây là từ hoạt động tiêu
dùng hàng hoá sức lao động mà cũng là quá trình sx hàng hoá, tức là giá trị sử dụng, nhằm thỏa mãn nhu cầu
của người mua để sử dụng vào quá trình sx. Nhưng khi tiêu dùng, quá trình đó lại chính là quá trình lao động,
quá trình này không những bảo tồn mà còn tạo ra một lượng giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó (tiền công)
đó chính là GTTD theo thuộc tính: nguồn gốc sinh ra giá trị, thông thường sau đó, giá trị sử dụng của hàng
hóa sẽ mất. Chỉ có hàng hóa sức lao động mới có thể tạo ra GTTD.
VD: Xưởng A thuê công nhân B (mua sức lao động của công nhân B) với mức lương 20USD/ngày (giá trị sử
dụng sức lao động của công nhân B). Như vậy, công nhân B phải lao động và sx được giá trị sản phẩm cao
hơn so với giá trị sử dụng sức lao động của công nhân B ví dụ đạt được 30USD/ngày. Vậy, công nhân B phải
sx được giá trị mà chủ tư bản mua sức lao động của mình là 20USD/ngày và phải sx được thêm giá trị thặng
dư 10USD/ngày và giá trị này thuộc quyền sở hữu của chủ tư bản.
52. Tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Nhận định Sai. Có thể chứ không phải hoàn toàn khác nhau, vì cả tuần hoàn TB và chu chuyển TB
đều nói lên sự vận động của TB. Tuần hoàn - vận động về nội dung - chất, chu chuyển - vận động về
mặt hthuc - lượng)
Tuần hoàn tư bản là sự vận động của tư bản lần lượt trải qua ba giai đoạn dưới ba hình thái kế tiếp nhau gắn
với thực hiện những chức năng tương ứng và quay trở về hình thái ban đầu cùng với giá trị lớn hơn (giá trị
thặng dư).
Chu chuyển tư bản là tuần hoàn tư bản được xét với tư cách là quá trình định kỳ, thường xuyên lặp đi lặp lại
và đổi mới theo thời gian.
Như vậy, tuần hoàn tư bản, nếu xét với tư cách là một quá trình định kỳ đổi mới và thường xuyên lặp đi lặp
lại thì là chu chuyển của tư bản.
53. Tuần hoàn tư bản là nội dung, còn chu chuyển tư bản là hình thức của sự vận động của tư bản.
Nhận định Đúng
Tuần hoàn tư bản là sự vận động của tư bản lần lượt trải qua ba giai đoạn dưới ba hình thái kế tiếp nhau gắn
với thực hiện những chức năng tương ứng và quay trở về hình thái ban đầu cùng với giá trị lớn hơn (giá trị
thặng dư).
Chu chuyển tư bản là tuần hoàn tư bản được xét với tư cách là quá trình định kỳ, thường xuyên lặp đi lặp lại
và đổi mới theo thời gian.
Nghiên cứu về tuần hoàn tư bản hay chuyển tư bản đều là nghiên cứu về sự vận động của tư bản. Tuần hoàn
tư bản là nghiên cứu về mặt chất, còn chu chuyển tư bản là nghiên cứu về mặt lượng. Mặt chất quy định
những tính chất cơ bản vì thế nó là nội dung. Còn mặt lượng lại thể hiện sự biểu hiện của nó ra ngoài vì thế
sẽ là hình thức.
18
54. Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng tư bản cố định và tư bản
lưu động.
Nhận định Đúng.
Tốc độ chu chuyển tư bản là chỉ sự vận động nhanh hay chậm của tư bản ứng trước. Thời gian chu chuyển
một vòng của tư bản càng ngắn thì tốc độ chu chuyển của tư bản càng nhanh. Tăng tốc độ chu chuyển tư bản
là mục tiêu, phương tiện của nhà quản lý vì nó tăng nhanh hiệu quả sx kinh doanh, đồng nghĩa với việc nâng
cao hiệu quả sử dụng tư bản cố định và tư bản lưu động.
55. Lợi nhuận thương nghiệp và lợi tức cho vay đều là một phần của giá trị thặng dư trong sx.
Nhận định Đúng.
Lợi nhuận thương nghiệp là một bộ phận của giá trị thặng dư, của lợi nhuận bình quân được tạo ra trong quá
trình sx kinh doanh, được tư bản công nghiệp nhường lại cho tư bản thương nghiệp để tư bản thương nghiệp
đi bán hàng cho TBCN theo nguyên tắc lợi nhuận bình quân.
Lợi tức cho vay là một phần của giá trị thặng dư, của lợi nhuận bình quân được tạo ra trong quá trình sx kinh
doanh, được người đi vay trả cho người cho vay vì đã được sử dụng lượng tiền nhàn rỗi của người cho vay
trong một khoảng thời gian nhất định.
Vì vậy, lợi nhuận thương nghiệp và lợi tức cho vay đều là một phần của giá trị thặng dư trong sx .
56. Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm thời gian sx và thời gian lưu thông hàng hóa.

Nhận định Đúng

- Thời gian tư bản thực hiện được một vòng tuần hoàn gọi là thời gian chu chuyển của tư bản. Thời gian chu
chuyển của tư bản bao gồm thời gian sx  và thời gian lưu thông.

- Thời gian sx là thời gian tư bản nằm ở trong lĩnh vực sx, bao gồm: Thời gian lao động; Thời gian gián đoạn
lao động; Thời gian dự trữ sx.

- Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông. Trong thời gian lưu thông, tư bản
không làm chức năng sx , do đó không sx ra hàng hóa, cũng không sx ra giá trị thặng dư. Thời gian lưu
thông gồm có thời gian mua và thời gian bán hàng hóa. Thời gian lưu thông dài hay ngắn là do các nhân tố
sau quy định: Thị trường xa hay gần; Tình hình thị trường xấu hay tốt; Trình độ phát triển của ngành giao
thông vận tải, bưu chín viễn thông...; Thời gian chu chuyển của tư bản càng ngắn thì càng tạo điều kiện cho
giá trị thặng dư được sx ra nhiều hơn, tư bản càng lớn nhanh hơn.

57. Tỷ suất giá trị thặng dư tỉ lệ thuận với quy mô tích lũy tư bản.
Nhận định đúng. Khi TSGTTD càng cao thì quy mô tích lũy TB càng lớn.
Bởi vì việc tích luỹ tư bản là việc biến giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để tiếp tục mở rộng sx kinh
doanh. Vậy thì người kinh doanh phải giảm bớt quỹ tiêu dùng để gia tăng quỹ tích luỹ. Quỹ tích luỹ bị ảnh
hưởng bởi khối lượng giá trị thặng dư (M=m'.v). Vì vậy các nhân tổ ảnh hưởng tới tỷ suất giá trị thặng dư và
tổng tư bản khả biến sẽ ảnh hưởng tới quy mô tích luỹ. Khi tỷ suất GTTD càng cao thì quy mô thích lũy tư
bản càng lớn.
19
58. Lợi nhuận bằng giá trị thặng dư khi mua và bán hàng hóa đúng giá trị.
Nhận định Đúng. (có bài so sánh)
Giá trị hàng hóa là do hao phí lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa, công thức giá trị là G= C+V+m.
Trong đó, C+V là chi phí sx mà tư bản bỏ ra, còn m là giá trị thặng dư mà nhà tư bản có được
Nếu giả định thị trường cân bằng cung=cầu, khi đó giá cả hàng hóa=giá trị hàng hóa. Tức là, nhà tư bản bán
với giá C+V+m trừ đi chi phí C+V thì nhà tư bản thu được lợi nhuận đúng bằng giá trị thặng dư m (p=m).
59. Sự cạnh tranh trong cung ứng và tuyển dụng sức lao động có tác động tích cực đến sự phát triển
của nền kinh tế.
Nhận định Đúng. Tác động tích cực ở chỗ: ở cung lao động và cầu lao động ở góc độ vĩ mô
Vì sự cạnh tranh trong cung ứng và tuyển dụng sức lao động có tác động tích cực và tiêu cực đến sự phát
triển của nền kinh tế.
* Tích cực:
Từ phía cung lao động: sự cạnh tranh cung ứng lao động quan tâm nâng cao trình độ, năng lực nghiệp vụ
chuyên môn; sự cạnh tranh cung ứng lao động buộc người lao động quan tâm đến việc tuân thủ kỷ luật lao
động.
Từ phía cầu lao động: cơ chế làm thuê tạo ra cơ chế tuyển và dụng được người tài. Cơ chế tuyển cho phép
chọn được người công nhân và người quản lý phù hợp; cơ chế dụng cho phép đào thải những người công
nhân và nhà quản lý làm việc kém hiệu quả.
Ở tầm vĩ mô: sự cạnh tranh cung ứng và tuyển dụng đã “đẻ ra” cơ chế đào tạo thiết thực, linh hoạt để nguồn
nhân lực có chất lượng cao hơn dẫn đến tăng trưởng bền vững; sự cạnh tranh cung ứng và tuyển dụng làm
xuất hiện các dòng di dân, nhờ vậy mà xã hội sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn nhân lực cho nhu cầu tăng
trưởng.
* Tiêu cực: Làm tha hóa một bộ phận dân cư: cơ chế làm thuê thúc đẩy sự tha hóa một bộ phận dân cư. Bộ
phận dân cư ấy là những người thất nghiệp; Cạnh tranh cung ứng và tuyển dụng cũng tạo ra những hệ lụy (tệ
nạn) khác.
VD: Việt Nam đang ở trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng nhưng chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn hạn chế
với tỉ lệ lao động đã được đào tạo có bằng, chứng chỉ thấp, chỉ đạt 23,1%. Tuy được đánh giá là thị trường
lao động rộng lớn nhưng chất lượng lao động của Việt Nam chưa cao, người lao động làm việc trong các
nghề đòi hỏi trình độ kỹ năng cao chiếm tỉ trọng nhỏ, chỉ khoảng 11% lao động có trình độ cao, lao động phổ
thông và lao động giản đơn chiếm tỉ trọng lớn.
60. Khi mức độ khai thác sức lao động càng tăng thì sẽ làm cho tỷ suất lợi nhuận ngày càng giảm.
Nhận định sai. (Trang 114 GT) - ngày càng tăng
Mức độ khai thác sức lao động - tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả
biến để sx ra giá trị thặng dư đó. Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ khai thác sức lao động làm thuê.
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư bản ứng trước. Tỷ suất lợi nhuận
phản ánh mức doanh lợi đầu tư tư bản. Sự gia tăng của tỷ suất giá trị thặng dư sẽ có tác động trực tiếp làm
tăng tỷ suất lợi nhuận. (TSGTTD tỷ lệ thuận với TSLN).
20
61. Tốc độ chu chuyển của tư bản càng chậm thì quy mô giá trị thặng dư thu được càng tăng.
Nhận định sai. (Trang 47, 92 sách vàng) - tốc độ chu chuyển của TB.
Tốc độ chu chuyển của tư bản là khái niệm dùng để chỉ sự vận động nhanh hay chậm của tư bản ứng trước.
Quy mô giá trị thặng dư - khối lượng giá trị thặng dư là tổng số lượng giá trị thặng dư bằng tiền do toàn bộ
lực lượng lao động tạo ra mà nhà tư bản thu được trong một thời gian nhất định. Phản ánh quy mô giá trị
thặng dư mà chủ sở hữu tư liệu sx thu được.
Khối lượng giá trị thặng dư tùy thuộc và tỷ lệ thuận vảo cả 2 yếu tố m’ (tỷ suất giá trị thặng dư) và V (tổng tư
bản khả biến được sử dụng trong thời gian sx - tổng tiền công trả cho công nhân). Nếu tăng tốc độ chu
chuyển của tư bản mang lại tác động kép: một mặt nó làm cho tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm tăng lên, do
đó tỷ suất lợi nhuận tăng lên, mặt khác tăng tốc độ chu chuyển của tư bản tức là nâng cao hiệu quả sử dụng tư
bản cố định và tư bản lưu động, điều này được coi như là tiết kiệm được tư bản ứng trước.
Vậy tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ thuận với quy mô giá trị thặng dư thu được, tức là Tốc độ chu chuyển
của tư bản càng chậm thì quy mô giá trị thặng dư thu được càng thấp .
62. Tư bản bất biến và tư bản cố định giống nhau ở đặc điểm biến đổi giá trị.
Nhận định đúng. (Bất biến - C, Cố định - C1. giống nhau: giá trị không thay đổi nhưng riêng cố định
sẽ dịch chuyển từng phần vào sp - giá trị không đổi trong quá trình sx)
Tư bản bất biến là bộ phận tư bản biểu hiện thành giá trị tư liệu sx, không thay đổi về lượng trong quá trình
sx và không tạo ra giá trị thặng dư. Tư liệu sx tham gia vào quá trình sx hoàn toàn thay đổi về hình thức vật
chất và chuyển hết toàn bộ giá trị vào sản phẩm khi kết thúc quá trình sx. Giá trị tư liệu sx bị tiêu dùng cho sx
thì hoặc là di chuyển từng phần, hoặc là di chuyển toàn bộ vào sản phẩm. Đây là lao động quá khứ, lao động
đã được vật hóa, hay giá trị cũ được bảo tồn và di chuyển vào sản phẩm mới.
VD: 20kg bông đem kéo thành sợi, thì trong giá tị của sợi có giá trị của bông là 20 USD.
Tư bản cố định là bộ phận tư bản sx (gồm máy móc, thiết bị, nhà xưởng,...) tham gia toàn bộ vào quá trình
sx nhưng giá trị của nó không chuyển hết một lần mà chuyển dịch từng phần vào trong quá trình sx. Do tư
bản cố định có nguy cơ hao mòn vô hình nên tỷ lệ khấu hao được tính rất cao từ những năm đầu sx, sau đó
giảm dần tỷ lệ khấu hao cùng với việc chuyển dần từng phần giá trị bằng việc giảm giá sp ở cuối chu kỳ.
VD: Một máy trị giá 1000USD, dùng 10 năm thì mỗi năm 1/10 gt của nó là 100USD được chuyển vào sp.
Giống nhau: giá trị không thay đổi nhưng riêng tư bản cố định sẽ dịch chuyển từng phần vào sản phẩm
nhưng giá trị không đổi trong quá trình sx.

63. Sức lao động của người làm thuê là hàng hóa đặc biệt.
Nhận định đúng. Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người, là khả năng lao động của con
người, là yếu tố cơ bản của mọi quá trình sx. Sức lao động là yếu tố cơ bản của mọi quá trình sx.
* Hàng hóa sức lao động cũng có 2 thuộc tính giống mọi loại hàng hóa khác: giá trị và giá trị sử dụng.
- Giá trị: được xác định bằng số lượng lao động xã hội cần thiết để sx và tái sx ra nó. Nhưng giá trị sức lao
động được quy về giá trị toàn bộ các cuộc sống của gia đình họ. Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc
biệt vì giá trị của nó khác với hàng hóa thông thường ở chỗ nó bao hàm cả yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử,
21
phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của từng thời kỳ, từng nước kể cả điều kiện địa lý, khí hậu. Giá trị hàng hóa
sức lao động khi biểu hiện bằng tiền được gọi là tiền công hay tiền lương.
- Giá trị sử dụng: nhằm thỏa mãn nhu cầu của người mua để sử dụng vào quá trình sx. Nhưng khi tiêu dùng,
quá trình đó lại chính là quá trình lao động, quá trình này không những bảo tồn mà còn tạo ra một lượng giá
trị lớn hơn giá trị của bản thân nó (tiền công) đó chính là GTTD theo thuộc tính: nguồn gốc sinh ra giá trị,
thông thường sau đó, giá trị sử dụng của hàng hóa sẽ mất. Chỉ có hàng hóa sức lao động mới có thể tạo ra giá
trị thặng dư.
VD: Một người được thuê làm việc cả một ngày trên mảnh ruộng của chủ, để nhận được 1 đồng, còn chủ
ruộng nhờ lao động ấy mà thu được 2 đồng. Người chủ không chỉ thu lại được số giá trị mà mình đã trả cho
người làm thuê mà còn lấy được gấp đôi số đó. Vậy là ông ta đã tiêu dùng một cách sinh lợi và đem lại cho
lao động tích lũy một giá trị lớn hơn giá trị của nó trước kia khi và chỉ khi 1 đồng mà mình trả cho người làm
thuê để mua sức lao động của người đó, sức lao động ấy tạo ra một giá trị gấp đôi (1 đồng biến thành 2
đồng). Ngược lại, người làm thuê đem trao đổi sức lao động của mình để lấy 1 đồng, thành quả của sức lao
động đó thuộc về người chủ và 1 đồng đó lại được anh ta trao đổi lấy những tư liệu sinh hoạt.
Vậy là 1 đồng đó được tiêu dùng theo hai cách: với nhà tư bản là một cách tái sx , vì 1 đồng đó được trao đổi
lấy sức lao động, sức lực ấy lại tạo ra 2 đồng; còn với công nhân là một cách không sx , vì 1 đồng đó được
trao đổi lấy những tư liệu sinh hoạt, mà cái đó sẽ mất đi hẳn, và anh ta chỉ có lại được giá trị ấy bằng cách lặp
lại sự trao đổi với người chủ.
Như thế sức lao động của người làm thuê là hàng hóa đặc biệt vì thỏa mãn những yếu tố trên.

66.Hàng hóa sức lao động là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.
Nhận định đúng.
Công thức chung của tư bản: T - H - T’ với T’ = T + m =T + t (t>0) , với T là tư bản hay vốn, m là tiền lời
hay giá trị thặng dư.
- Mâu thuẫn: giá trị thặng dư vừa sinh ra trong lưu thông lại vừa không thể sinh ra trong lưu thông; vừa sinh
ra ngoài lưu thông, lại vừa không sinh ra ngoài lưu thông. C.Mác là người đầu tiên phân tích và giải quyết
mâu thuẫn này bằng lý luận về hàng hóa sức lao động.
- Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người, là khả năng lao động của con người, là yếu tố cơ
bản của mọi quá trình sx.
Hàng hoá sức lao động là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản vì:
Chỉ có hàng hóa sức lao động mới có thể tạo ra giá trị thặng dư và việc nghiên cứu hàng hóa sức lao động đã
chỉ rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
- Sức lao động biến thành hàng hóa là điều kiện quyết định để tiền biến thành tư bản. Do đó việc tìm ra và lý
giải phạm trù hàng hoá sức lao động được coi là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung
của tư bản. Nếu "T" của tư bản không dùng để bóc lột sức lao động của công nhân thì không thể có
"T'=T+∆T”.
- Chỉ dưới CNTB thì hàng hóa sức lao động mới xuất hiện và phố biến. Giá trị thặng dư của CNTB phần lớn
22
được tạo ra từ giá trị hàng hóa sức lao động (phản ánh bản chất bóc lột của CNTB), giải quyết được tất cả các
mâu thuẫn giữa các nhà tư bản, khi giá trị thặng dư càng lớn thì mâu thuẫn CNTB được giảm xuống nhanh
chóng. Vì mục đích cuối cùng và lớn nhất của CNTB là giá trị thặng dư.
VD: Từ nửa sau thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại phát triển với tốc độ nhanh, với
trình độ ngày càng cao nên quy luật GTTD ngày càng phát huy tác dụng mạnh mẽ trong điều kiện toàn cầu
hóa và kinh tế tri thức. Vì thế, một bộ phận không nhỏ công nhân ở các nước tư bản phát triển có mức sống
tương đối sung túc, nhưng họ vẫn phải bán sức lao động và vẫn bị nhà tư bản bóc lột GTTD theo nhiều hình
thức tinh vi hơn. Giá trị và GTTD đều do lao động sống của người lao động sáng tạo ra, lao động sống là
nguồn gốc duy nhất của giá trị và GTTD. Các yếu tố sản xuất khác (máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ,...
kể cả người máy) đều không tạo ra giá trị và GTTD.
67. Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản.
Nhận định đúng.

- Tư bản là một quan hệ xã hội, là quan hệ sx, thể hiện mối quan hệ cơ bản giữa giai cấp tư sản và giai cấp
công nhân làm thuê.

- Giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra, là kết quả của
quá trình lao động của công nhân cho nhà tư bản. Sản xuất GTTD là sự thống nhất của quá trình tạo ra và
làm tăng giá trị, vì vậy, để sx, nhà đầu tư phải mua yếu tố sx gồm tư liệu sx và sức lao động.

- Với nhà tư bản, mục đích trực tiếp là mưu cầu giá trị thặng dư. Quy trình sx GTTD là quy luật kinh tế tuyệt
đối của phương thức sản xuất TBCN khi nhà tư bản phải ứng tư bản ra mua vật liệu sxvà sức lao động, không
có sản xuất GTTD thì không có CNTB, GTTD là nguồn gốc của mâu thuẫn cơ bản, nội tại của xã hội tư bản
(mâu thuẫn giữa lao động và tư bản, giữa giai cấp tư sản và công nhân), mâu thuẫn này ngày càng sâu sắc,
đưa đến sự thay thế tất yếu CNTB bằng một xã hội cao hơn. Sx nhiều giá trị thặng dư là mục đích, động lực
thường xuyên thúc đẩy nền sx tư bản chủ nghĩa tồn tại, vận động và phát triển.

- Sản phẩm thặng dư gắn liền với toàn bộ tiến trình lịch sử sx vật chất, là cơ sở để tái sx mở rộng, là nguồn
lực vật chất duy nhất đưa loài người từ thời mông muội, dã man đến thời đại văn minh ngày nay. Tuy nhiện,
trong một số giai đoạn lịch sử, sản phẩm thặng dư lại là đối tượng để tư bản bóc lột bằng cách tăng thời gian
ngày lao động để tăng giá trị thặng dư, tuy nhiên, không kéo dài được lâu do phản ứng gay gắt từ phía công
nhân.
Trong nền kinh tế hàng hóa - thị trường, sản phẩm thặng dư với nhiều hình thức hiện vật khác nhau được
biểu hiện chung dưới hình thức giá trị, do vậy, GTTD mà thực chất là giá trị của sản phẩm thặng dư đang là
phạm trù kinh tế hiện thực.
VD: Vẫn công nghệ đó, thời gian đó, nhưng người lao động thay vì làm việc đúng với công suất của mình lại
bị quản lý thúc đẩy làm nhanh hơn, gấp nhiều lần sức lực của mình bằng cách tăng giám sát, thuê đốc công,
trả lương theo sản phẩm… để tạo ra nhiều sản phẩm hơn.

23
68. Có nhiều phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong thị trường tư bản chủ nghĩa.
Nhận định đúng.

Giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra, là kết quả của
quá trình lao động của công nhân cho nhà tư bản.

3 phương pháp sản xuất: giá trị thặng dư tuyệt đối, giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch.

- Giá trị thặng dư tuyệt đối: là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao
động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị lao động (tiền công) và thời gian lao động tất yếu không
thay đổi. Sx giá trị thặng dư tuyệt đối là kéo dài ngày lao động và tăng CĐLĐ.
- Giá trị thặng dư tương đối: là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách
nâng cao NSLĐ trong các ngành sx vật liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó mà tăng được
thời gian lao động thặng dư ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động và CĐLĐ vẫn như cũ. Sx giá trị thặng
dư tương đối là làm cho giá cả tư liệu tiêu dùng rẻ đi thì với lượng tiền công ít hơn trước vẫn mua được số tư
liệu dùng như cũ để tái sx ra sức lao động.
- Giá trị thặng dư siêu ngạch: là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới sớm hơn các
doanh nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó. Giá trị thặng dư
siêu ngạch là tạm thời đối với đơn vị sx tư bản nhưng thường xuyên đối với quá trình phát triển của tư bản, là
biến tướng của giá trị thặng dư tương đối (theo C.Mác).
VD: Để làm 1 áo sơ mi thì thường các doanh nghiệp sẽ có nhiều khâu do nhiều người đảm nhận như cổ áo do
1 người làm, tay áo do1 người làm và vạt áo do 1 người làm, rồi ráp lại các bộ phận khác thì của 1 người
khác. Vậy thì nhà tư bản sẽ đưa công nghệ mới vào thay thế chỉ cần 2 người để hoàn thiện chiếc áo mà không
cần đến 5 người như trước đây.
69. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối khác về chất so với phương pháp sx giá trị thặng
dư tuyệt đối.
Nhận định Đúng.
- GTTD tương đối: là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao
NSLĐ trong các ngành sx vật liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó mà tăng được thời gian
lao động thặng dư ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động và CĐLĐ vẫn như cũ. Sx giá trị thặng dư tương
đối là làm cho giá cả tư liệu tiêu dùng rẻ đi thì với lượng tiền công ít hơn trước vẫn mua được số tư liệu dùng
như cũ để tái sx ra sức lao động.
- GTTD tuyệt đối: là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu,
trong khi năng suất lao động, giá trị lao động (tiền công) và thời gian lao động tất yếu không thay đổi. Sx giá
trị thặng dư tuyệt đối là kéo dài ngày lao động và tăng CĐLĐ.

24
Sản xuất GTTD tuyệt đối Sản xuất GTTD tương đối
Kéo dài ngày lao động và tăng CĐLĐ. Tăng NSLĐ để rút ngắn thời gian lao
Cách thức Năng suất, giá trị, thời gian lao động tất động tất yếu, làm tăng thời gian lao
tiến hành yếu không đổi. động thặng dư
- Dựa vào tăng cường lao động. - Dựa vào tăng năng suất lao động.
- Áp dụng phổ biến ở giai đoạn đầu của - Chiếm ưu thế trong thời kỳ CNTB
CNTB, khi lao động còn ở trình độ thủ đã phát triển mạnh mẽ, NSLĐ tăng
Cơ sở thực hiện công và NSLĐ thấp. lên nhanh chóng.
- Giới hạn bởi yếu tố sinh lý của công Không có giới hạn vì NSLĐ có thể
nhân vì họ còn phải có thời gian nghỉ tăng lên vô hạn để hạ thấp giá trị sức
ngơi để khôi phục sức khỏe. lao động thông qua giảm giá trị tư
Giới hạn - Luôn có phản kháng gay gắt của giai liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết cho
cấp công nhân đòi giảm giờ làm việc nên người công nhân.
ngày lao động không thể kéo dài vô hạn.

70. NSLĐ xã hội ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản.
Nhận định đúng.
Vì NSLĐ xã hội làm cho giá trị tư liệu sx và tư liệu sinh hoạt giảm xuống, giá trị sức lao động giảm giúp cho
nhà tư bản thu được nhiều giá trị thặng dư hơn, góp phần tăng quy mô tích lũy, đem lại 2 hệ quả:
- Một là, với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, phần dành cho tích luỹ có thể lấn sang phần tiêu dùng,
trong khi sự tiêu dùng của nhà tư bản không giảm mà vẫn có thể bằng hoặc cao hơn trước.
- Hai là, một lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích luỹ cũng có thể chuyển hóa thành một khối lượng
tư liệu sx và sức lao động phụ thêm nhiều hơn trước.
- Cuối cùng, NSLĐ tăng sẽ làm cho giá trị của tư bản cũ tái hiện dưới hình thái hữu dụng mới càng nhanh.
71. Tích lũy tư bản dẫn đến những hệ quả nhất định trong nền kinh tế thị trường.
Nhận định đúng. (dẫn đến thất nghiệp - hệ quả)
Quá trình tích lũy trong nền kinh tế thị trường tư bản dẫn tới các hệ quả kinh tế mang tính quy luật như sau:
- Làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản (c/v).
- Làm tăng tích tụ và tập trung tư bản.
- Không ngừng làm tăng chênh lệch giữa thu nhập của nhà tư bản với thu nhập của người lao động làm thuê
mang tính tuyệt đối lẫn tương đối.
VD: Trong việc đổi mới mô hình kinh tế trong quan hệ tổ chức, và quản lí sx ở Việt Nam với những công cụ
lao động đơn giản đã được thay thế bằng dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại, sức lao động dần được thay
thế bằng lao động trí óc. Sự thay đổi đó đã làm cho NSLĐ tăng vượt bậc nên lượng sản phẩm làm ra ngày
càng nhiều và chất lượng cao. Nhờ quá trình tích lũy vốn thay thế quá trình sx nhỏ lẻ thành quá trình sx lớn
hơn. Tuy nhiên, tỉ lệ nghèo và quy mô số người nghèo ở Việt Nam còn lớn do thất nghiệp,...cao hơn nhiều
nước đã trải qua thời kì dài phát triển kinh tế thị trường.
25
72. Sự cạnh tranh giữa các ngành khác nhau sẽ dẫn đến hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Nhận định đúng. (quy luật cạnh tranh, lợi nhuận bình quân)
- Cạnh tranh là đặc trưng chủ yếu của kinh tế hàng hóa - thị trường, là sự thi đua, gành đua, đấu tranh về mặt
kinh tế giữa các chủ thể để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sx, kinh doanh, tiêu dùng hàng hóa và
dịch vụ, nhằm thu được lợi ích nhiều nhất. Cạnh tranh là động lực, nguyên tắc cơ bản, tồn tại khách quan
trong kinh tế thị trường.
- Lợi nhuận bình quân là mức lợi nhuận bằng nhau, thu được từ những tư bản bằng nhau, khi đầu tư vào các
ngành khác nhau, trong điều kiện có sự cạnh tranh giữa các ngành để tìm kiếm nơi đầu tư có lợi nhất. Khi
xuất hiện lợi nhuận bình quân thì tổng lợi nhuận của các nhà đầu tư vẫn sẽ khác nhau nếu họ có tổng tư bản
đầu tư khác nhau. Tỷ suất lợi nhuận bình quân là “con số trung bình” của tất cả các tỷ suất lợi nhuận khác
nhau trong các ngành của nền kinh tế.
- Cạnh tranh giữa các ngành khác nhau là cạnh tranh giữa các nhà tư bản ở các ngành khác nhau để tìm
kiếm nơi đầu tư có lợi nhất. Là hiện tượng khách quan do nền kinh tế có nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau,
với các điều kiện sx kinh doanh không giống nhau về điều kiện kinh tế, tự nhiên, kỹ thuật và tổ chức quản lý,
nên cấu tạo hữu cơ (c/v) khác nhau, theo đó lợi nhuận thu được và tỷ suất lợi nhuận cũng khác nhau.
- Trong sx kinh doanh là các nhà tư bản sẽ di chuyển vốn từ ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp sang đầu tư ở
ngành có tỷ suất lợi nhuận cao. Cạnh tranh tự do giữa các ngành trong xã hội, làm thay đổi quan hệ cung cầu
về các loại hàng hóa. Kết quả là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân (P’ ở các ngành khác nhau đều bằng
nhau) và được ký hiệu là P ' .
Ngành sx Chi phí sx m’ Khối lượng P’
m
Cơ khí 80c + 20v 100 20 20 30
Dệt 70c + 30v 100 30 30 30
Da 60c + 40v 100 40 40 30
73. Hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính như mọi hàng hóa thông thường, nhưng có đặc điểm
riêng.
Nhận định đúng. Hàng hóa sức lao động có 2 thuộc tính giống mọi loại hh khác: giá trị và giá trị sử dụng.
+ Giá trị: được xác định bằng số lượng lao động xã hội cần thiết để sx và tái sx ra nó. Nhưng giá trị sức lao
động được quy về giá trị toàn bộ các cuộc sống của gia đình họ.
+ Giá trị sử dụng: nhằm thỏa mãn nhu cầu của người mua để sử dụng vào quá trình sx. Nhưng khi tiêu dùng,
quá trình đó lại chính là quá trình lao động, quá trình này không những bảo tồn mà còn tạo ra một lượng giá
trị lớn hơn giá trị của bản thân nó (tiền công) đó chính là GTTD theo thuộc tính: nguồn gốc sinh ra giá trị,
thông thường sau đó, giá trị sử dụng của hàng hóa sẽ mất.
Đặc điểm riêng:
- Giá trị của nó khác với giá trị hàng hóa thông thường ở chỗ nó bao hàm cả yếu tố tinh thần và yếu tố lịch
sử, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của từng thời kỳ, từng nước kể cả điều kiện địa lý, khí hậu; khi biểu hiện
bằng tiền được gọi là tiền công hay tiền lương.
26
- Chỉ có hàng hóa sức lao động mới có thể tạo ra giá trị thặng dư.
VD: Chiếc bàn có giá trị sử dụng là để đồ vật lên đó như vậy ở đây giá trị sử dụng không được tăng thêm mà
chỉ được bảo tồn. Còn hàng hóa sức lao động tạo ra giá trị thặng dư khi một người công nhân đem trao đổi
sức lao động của mình để lấy tiền lương, thành quả của sức lao động đó thuộc về người chủ và tiền lương đó
lại được anh ta trao đổi lấy những tư liệu sinh hoạt.
75.Nghiên cứu chu chuyển của tư bản là nghiên cứu về mặt lượng của sự vận động của tư bản.
Nhận định đúng.
Chu chuyển của tư bản là tuần hoàn của tư bản được xét với tư cách là quá trình định kỳ, thường xuyên lặp đi
lặp lại và đổi mới theo thời gian. Chu chuyển tư bản nói lên tốc độ vận động của tư bản nhanh hay chậm.
Nghiên cứu tuần hoàn tư bản là nghiên cứu về mặt chất (3 giai đoạn, 3 hình thức, 3 chức năng, các điều kiện
đảm bảo cho tư bản vận động liên tục) còn chu chuyển của tư bản là nghiên cứu về mặt lượng (tốc độ vận
động của tư bản trong quá trình sx, kinh doanh).
Tốc độ chu chuyển của tư bản là khái niệm dùng để chỉ sự vận động nhanh hay chậm của tư bản ứng trước,
số lần mà một tư bản được ứng ra dưới một hình thái đó cùng với giá trị thặng dư tính trong một đơn vị thời
gian nhất định. Thông thường, tốc độ chu chuyển được tính bằng số vòng chu chuyển của tư bản trong thời
gian 1 năm.
VD: Một tư bản có thời gian chu chuyển là 90 ngày được 1 vòng, số vòng chu chuyển trong 1 năm là: n =
360 ngày : 90 ngày = 4 vòng (n = CH/ch).
76. Độc quyền trong nền kinh tế thị trường vừa thúc đẩy vừa kìm hãm sự tiến bộ của khoa học kĩ
thuật.
Nhận định đúng.
Độc quyền trong nền kinh tế thị trường sẽ góp phần thúc đẩy trong sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, bởi vì
có sự tập trung các nguồn lực thúc đẩy họ phát triển, nghiên cứu các hoạt động khoa học kỹ thuật để góp
phần nâng cao năng suất từ đó thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của khoa học - kỹ thuật. Tuy nhiên, vì lợi ích
độc quyền, hoạt động nghiên cứu, phát minh, sáng chế chỉ được thực hiện khi vị thế độc quyền của chúng
không bị lung lay, các tổ chức độc quyền không tích cực tạo ra việc nghiên cứu, phát minh, sáng chế dù mình
có khả năng, tiềm lực, phương tiện đầy đủ nên đã tạo ra sự kìm hãm sự tiến bộ KH-KT.
77. Quan hệ phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bị chi phối và quyết
định bởi quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.
Nhận định đúng.
Kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế vận hành theo quy luật thị trường, nhằm xác lập một xã
hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, có sự điều tiết của Nhà nước. Quan hệ phân phối
trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN bị chi phối và quyết định bởi quan hệ sở hữu về tư liệu sản
xuất. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế nhiều thành phần với sự đa dạng hóa các loại
hình sở hữu và do vậy ứng với nó là các loại hình phân phối khác nhau. Thực hiện nhiều hình thức phân phối
(thực hiện nhiều lợi ích kinh tế khác nhau) sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội.
27
79. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa có những đặc trưng giống, vừa có những đặc
trưng khác với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa
Nhận định đúng.
- Giống nhau: đều là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường: quy luật cung - cầu, cạnh
tranh,... và cũng đều có sự điều tiết của nhà nước để khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường.
- Khác nhau:
Về mục tiêu: Kinh tế thị trường định hướng XHCN hướng tới phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở -
vật chất - kỹ thuật của CNXH, nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện “Dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ văn minh”.
Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế: nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh
tế có nhiều quan hệ sở hữu và nhiều thành phần kinh tế mà trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo,
kinh tế tự nhân là một động lực quan trọng.
Về cơ chế quản lý: thực hiện việc quản lý là nhà nước pháp quyền XHCN, nghĩa của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, chịu sự làm chủ và giám sát của nhân dân.
Về quan hệ phân phối: phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế, phân phối theo phúc lợi là những đặc
trưng riêng của nền KT thị trường định hướng XHCN ở nước ta.
Về kinh tế và công bằng xã hội: luôn gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, giáo dục, phát triển con
người toàn diện và thực hiện công bằng xã hội.
80. Trong nền kinh tế thị trường, tồn tại một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản.
Nhận định đúng.
Trong kinh tế thị trường ở đâu có hoạt động kinh tế ở đó có quan hệ lợi ích và đã tồn tại một số quan hệ lợi
ích kinh tế cơ bản như sau:
Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động : lợi ích giữa hai bên vừa thống nhất vừa
mâu thuẫn chặt chẽ với nhau.

Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động: trong nền kinh tế thị trường, họ vừa là đối tác, vừa là
đối thủ của nhau nên có sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa họ với nhau.

Quan hệ lợi ích giữa những người lao động: Nếu có nhiều người cùng bán sức lao động thì giữa những
người lao động có sự cạnh tranh với nhau (nguy cơ bị giảm tiền lương hoặc bị sa thải). Nếu như quyền lợi
của người lao động không được đảm bảo thì giữa họ nếu có sự thống nhất với nhau, đoàn kết, thành lập các
tổ chức của mình để yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện yêu sách của người lao động.

Quan hệ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội: mỗi cá nhân trong xã hội đều có những lợi ích
riêng, có thể xung đột với nhau khi các lợi ích của các cá nhân mâu thuẫn với nhau. Vì thế, lợi ích cá nhân
phải hài hoà, thống nhất trong lợi ích chung của xã hội. Lợi ích nhóm phải hài hoà, phù hợp với lợi ích
chung, lợi ích xã hội.

28
81. Xuất khẩu tư bản là một trong những đặc điểm cơ bản và phổ biến của độc quyền trong chủ nghĩa
tư bản.

Nhận định đúng. XKTB (đầu tư trực tiếp và gián tiếp), (tư nhân và nhà nước) trở thành phổ biến. XKTB là
xuất khẩu giá trị nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư và các
nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản.

Hai hình thức: đầu tư trực tiếp (xây mới hoặc mua lại) và đầu tư gián tiếp (cho vay).

Hai chủ thể xuất khẩu tư bản: tư nhân (hoạt động cắm nhánh của các công ty xuyên quốc gia) và nhà nước
(đầu tư trực tiếp, viện trợ có hoàn lại hay không hoàn lại).

Hiện nay, XKTB có những biểu hiện mới (đầu tư qua lại giữa các nước TB phát triển, nguueyen tắc cùng có
lợi trong đầu tư được đề cao...)

82. Một trong những nội dung cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là thực hiện đa dạng
các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhận định đúng. Nội dung cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam gồm có hai nội dung.
Một là, chuẩn bị các điều kiện kinh tế để thực hiện hội nhập hiệu quả, thành công.
Hai là, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế: hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều mức
độ nông, sâu tùy thuộc vào mức độ tham gia của một nước vào các quan hệ kinh tế đối ngoại, các tổ chức
kinh tế quốc tế hoặc khu vực (Thỏa thuận thương mại ưu đãi PTA, Khu vực mậu dịch tự do FTA: ASEAN,
CPTPP, Liên minh thuế quan CU…).
Xét về hình thức, hội nhập quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước gồm nhiều hình
thức đa dạng như: ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ,...
84. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất
xã hội có ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
Nhận định đúng.
Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa con người với con người, giữa các cộng đồng
người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế, giữa con người với tổ chức kinh tế,
giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất với kiến trúc thượng tầng tương ứng của một giai đoạn phát triển
xã hội nhất định.
Các nhận tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế: trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, địa vị của chủ
thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội, chính sách phân phối thu nhập của nhà nước, hội nhập kinh tế
quốc tế.
- Trình độ phát triển của lực lượng sx càng cao, việc đáp ứng lợi ích kinh tế của các chủ thể càng tốt. Như
vậy, nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của các chủ thể là lực lượng sx. Chính vì vậy, phát triển
lực lưỡng trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các quốc gia.

29
- Quan hệ sx, mà trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sx, quyét định vị trí, vai trò của mỗi con người, mỗi
chủ thể trong quá trình tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội. Do đó, không có lợi ích kinh tế nằm
ngoài những quan hệ sx, là hình thức vốn có bên trong, hình thức tồn tại và biểu hiện của các quan hệ sx và
trao đổi trong nền kinh tế thị trường.
85. Một trong những phương thức cơ bản thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợi ích chủ yếu
trong nền kinh tế thị trường là theo nguyên tắc thị trường.
Nhận định đúng. Trong nền kinh tế thị trường có nhiều các quan hệ lợi ích đan xen với nhau, có hai phương
thức để thực hiện lợi ích kinh tế. Một là, thực hiện lợi ích kinh tế theo chính sách của nhà nước và vai trò của
các tổ chức xã hội. Hai là, thực hiện theo nguyên tắc thị trường. Phương thức thực hiện theo nguyên tắc thị
trường là phương thức phổ biến trong nền kinh tế thị trường nói chung mà trong đó các chủ thể của lợi ích
kinh tế thực hiện được lợi ích của mình phải căn cứ vào nguyên tắc của thị trường.
86. Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn.
Nhận định đúng. Trong cơ chế thị trường, những người sử dụng lao động vừa là đối tác, vừa là đối thủ của
nhau, vừa có sự thống nhất, vừa có sự mâu thuẫn với lợi ích kinh tế với nhau. Mâu thuẫn về kinh tế sẽ khiến
họ cạnh tranh với nhau quyết liệt mà hệ quả là có nhiều người thu được nhiều lợi nhuận lớn, nhiều người bị
phá sản, bị thua lỗ, loại bỏ khỏi thị trường. Tuy nhiên giữa họ cũng có sự thống nhất với nhau về quan hệ lợi
ích khiến họ liên kết chặt chẽ với nhau, giữa họ sẽ có sự phân chia về lợi nhuận thu được theo vốn đóng góp.
Họ là những doanh nhân mà đội ngũ doanh nhân là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển KT-XH.
88.Các quan hệ lợi ích kinh tế vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau.
Nhận định đúng. Dù cách phân chia có thể khác nhau nhưng các lợi ích kinh tế bao giờ cũng có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau đó là vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau. Mặt mâu thuẫn là ở chỗ, có những lợi ích
kinh tế trái ngược nhau, xung đột nhau, chủ thể kinh tế có thể thực hiện các hành động khác để góp phần tăng
lợi ích của bản thân, các hành động có thể đi đến mức đối lập hoàn toàn gây ra sự mâu thuẫn. Mặt thống nhất
thể hiện ở chúng cùng đồng thời tồn tại, trong đó lợi ích kinh tế này là cơ sở, là tiền đề cho lợi ích kinh tế
khác.
89. Hội nhập kinh tế quốc tế có những tác động tích cực và tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh Việt
Nam.
Nhận định đúng
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế
giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung, là đòi hỏi khách quan của
thời kỳ toàn cầu hóa.
Tác động tích cực: Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ, vốn, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong nước theo hướng hợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn; Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ; Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hóa,
chính trị, củng cố an ninh quốc phòng.
Tác động tiêu cực: Làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế của nước
ta gặp khó khăn trong phát triển, thậm chí phá sản, gây nhiều hậu quả bất lợi về mặt kinh tế xã hội; Làm tăng
30
sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước
những biến động khôn lường về chính trị, kinh tế và thị trường quốc tế; Hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn
đến phân phối không công bằng về lợi ích và ruổi do cho các nước, các nhóm khác nhau trong xã hội, do vậy
có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội.

92. Một trong các nội dung chủ yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam là xây dựng cơ cấu
kinh tế hợp lý.
Nhận định đúng. Nội dung chủ yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam có việc thực hiện các
nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất lạc hậu sang nền sản xuất - xã hội hiện đại. Cụ thể:
- Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu KHCN mới, hiện đại (trong ngành công nghiệp nhẹ, tiêu dùng, nông
nghiệp, thực phẩm, nông thông,...)
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả. Trong đó, cơ cấu ngành kinh tế
(công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ) giữ vị trí quan trọng, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước,
thu hút các nguồn lực bên ngoài;
- Từng bước hoàn thiện quan hệ sx XHCN phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sx.
- Sẵn sàng thích ứng với tác động của bối cảnh cuộc CMCN lần thứ 4.
Đây là yêu cầu cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nên cần phải xây dựng cơ
cấu kinh tế hợp lý.
93. Thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế là một trong những nội dugn chủ yếu
của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Nhận định Đúng. Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ. Theo đó, hội nhập kinh tế quốc
tế có thể được coi là nông, sâu tuỳ vào mức độ tham gia của một nước vào các quan hệ kinh tế đối ngoại, các
tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực. Theo đó, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được chia thành các mức độ
cơ bản từ thấp đến cao là: Thoả thuận thương mại ưu đãi(PTA), Khu vực mậu dịch tự do(FTA), Liên minh
thuế quan(CU), Thị trường chung(hay thị thường duy nhất), Liên minh kinh tế-tiền tệ….(Tham khảo sách
KTCT trang 263).
94. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tồn tại đa dạng hình thức sở hữu;
thành phần kinh tế; loại hình phân phối.
Nhận định đúng. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có nhiều đặc trưng, trong đó có đặc trưng về
hình thức sở hữu, thành phần kinh tế và đặc trưng về loại hình phân phối.
Về hình thức sở hữu và thành phần kinh tế: nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tồn tại nhiều hình
thức sở hữu như sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp…nên sẽ đa dạng về thành phần kinh tế
như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài,.. phát triển KTTT
định hướng XHCN không chỉ phát triển LLSX mà còn từng bước xây dựng QHSX tiến bộ, phù hợp theo
định hướng XHCN.
Về loại hình phân phối: bị chi phối và quyết định bởi quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều hình thức sở
hữu nên thích ứng với nó là nhiều thành phần kinh tế và nhiều loại hình phân phối trong nền kinh tế thị
31
trường định hướng XHCN tồn tại nhiều loại hình phân phối như phân phối theo kết quả lao động, phân phối
theo hiệu quả sản xuất kinh doanh, phân phối theo mức đóng góp (cổ phần), phân phối theo phúc lợi xã hội,...
phản ánh định hướng XHCN của nền KTTT.
95.Quan hệ lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn.
Nhận định đúng. Lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với
nhau. Sự thống nhất là ở chỗ khi người sử dụng lao động thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh thu được
lợi nhuận, thực hiện lợi ích kinh tế cho mình cũng như tiếp tục sử dụng người lao động mà người lao động từ
đó cũng thực hiện được lợi ích kinh tế của mình thông qua tiền lương, thu nhập.
Tuy nhiên bên cạnh đó, vì lợi ích của mình, người sử dụng lao động khi thu được càng nhiều lợi nhuận sẽ
luôn tìm cách cắt giảm đến mức thấp nhất các khoản chi phí, trong đó có tiền lương của người lao động và
tăng cường bóc lột người lao động để tăng lợi nhuận. Vì lợi ích của mình, người lao động sẽ phải đấu tranh
để tăng lương, giảm giờ làm, bãi công, đình công,...
96. Độc quyền trong nền kinh tế thị trường vừa có những tác động tích cực, vừa có những tác động tiêu
cực đối với nền kinh tế.
Nhận định đúng. Độc quyền trong nền kinh tế thị trường vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực.
- Tích cực:
Thứ nhất, độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu, triển khai các hoạt động KH-KT. Nhờ tích
tụ, tập trung sản xuất ở mức độ cao, các nhà tư bản độc quyền có khả năng tập trung được các nguồn lực để
nghiên cứu, triển khai các hoạt động KH-KT, thúc đẩy sự tiến bộ của kỹ thuật.
Thứ hai, độc quyền có khả năng làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức
độc quyền khi dựa vào các ưu thế về vốn, ứng dụng thành tựu KH-KT, phương pháp sản xuất tiên tiến, hiện
đại.
Thứ ba, độc quyền tạo được sức mạnh về kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng sản
xuất lớn, hiện đại.
- Tiêu cực:
Độc quyền xuất hiện làm cho cạnh tranh không hoàn hảo, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội.
Độc quyền có thể kìm hãm sự tiến bộ khoa học - kỹ thuật mà từ đó kìm hãm sự phát triển kinh tế- xã hội.
Độc quyền nhà nước bị chi phối bởi các nhóm lợi ích cục bộ hoặc khi độc quyền tư nhân chi phối các quan
hệ kinh tế - xã hội sẽ gây ra hiện tượng làm tăng sự phân hoá giàu - nghèo.
97. Hội nhập kinh tế quốc tế cũng có những tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế VN.
Nhận định đúng. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với
nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung, là đòi hỏi
khách quan của thời kỳ toàn cầu hóa. Hội nhập kinh tế có tác động cả về mặt tích cực và tiêu cực cho các nước.
Tác động tích cực: Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ, vốn, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong nước theo hướng hợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn; Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ; Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hóa,
chính trị, củng cố an ninh quốc phòng.
32
Tác động tiêu cực: Làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế của nước
ta gặp khó khăn trong phát triển, thậm chí phá sản, gây nhiều hậu quả bất lợi về mặt kinh tế xã hội; Làm tăng
sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước
những biến động khôn lường về chính trị, kinh tế và thị trường quốc tế; Hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn
đến phân phối không công bằng về lợi ích và ruổi do cho các nước, các nhóm khác nhau trong xã hội, do vậy
có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội.
Ví dụ: Các quốc gia phát triển có ưu thế lớn vì sản phẩm của họ tạo ra có lợi thế cạnh tranh về giá cả và chất
lượng trong khi các nước đang phát triển như Việt Nam rơi vào bất lợi vì chi phí và chất lượng hàng hóa và
dịch vụ, chẳng hạn những sản phẩm hàm chứa nhiều lao động thô, ít chất xám, nguyên vật liệu thô, ít được tinh
chế vì thế giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với giá trị gia tăng xuất khẩu
của các nước tiên tiến.
Kết luận, hội nhập kinh tế quốc tế vừa có những tác động tích cực và tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế
Việt Nam.
99. Sự hình thành tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt là đặc điểm của độc quyền trong chủ nghĩa tư
bản.
Nhận định đúng. (1 trong những đặc điểm cơ bản của độc quyền)
Tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối sâu sắc nền kinh tế (các tổ chức độc quyền trong ngân hàng
“hợp nhất” với các tổ chức độc quyền trong công nghiệp dẫn đến sự ra đời tư bản tài chính, các tài phiệt (trùm
tài chính) và thông qua “chế độ tham dự” để thực hiện sự thống trị của mình.
Thực chất của “chế độ tham dự” là một nhà tài chính lớn mua số cổ phiếu khống chế, chi phối “công ty mẹ”;
công ty này lại mua được cổ phiếu khống chế, thống trị các “công ty con”... nên tài phiệt có thể khống chế và
điều tiết được một lượng tư bản lớn gấp nhiều lần.

33

You might also like