You are on page 1of 6

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

(TỰ LUẬN)
Câu 1: Nếu tiền công được trả đúng giá trị sức lao động thì nhà tư bản có
thu được giá trị thặng dư không? Tại sao?
( hoặc câu hỏi sẽ là: Nếu tư bản trả lương theo đúng giá trị lao động của
công nhân thì tư bản có thu được giá trị thặng dư không? Tại sao? )
Khi xét tới các tư liệu sản xuất cấu thành nên giá trị hàng hóa, tư bản bất
biến sẽ chuyển hóa toàn bộ vào sản phẩm, còn tư bản khả biến qua quá trình sản
xuất sẽ tạo ra một giá trị mới, giá trị mới này sẽ lớn hơn giá trị sức lao động bởi
vì hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt, nó tạo ra giá trị lớn hơn
giá trị của bản thân nó, sự chênh lệch này là một phần giá trị thặng dư mà nhà tư
bản thu được. Vì vậy, nếu tư bản trả lương theo đúng giá trị lao động của công
nhân thì tư bản vẫn thu được giá trị thặng dư.
Câu 2: Nhận định nào KHÔNG đúng với phạm trù tư bản? Chọn đáp án
và giải thích tại sao?
A. Tiền là tư bản
B. Tư bản vận động theo công thức T – H – T’
C. Tư bản vận động với mục đích là giá trị
D. Tiền là tư bản khi dùng để mua sức lao động
 Đáp án:
Giải thích:
- A sai – theo Các Mác thì tư bản không phải là tiền, không phải là máy
móc, công cụ, nguyên liệu, hàng hóa, mà là quan hệ sản xuất của xã
hội hay một giá trị để tạo ra giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công
nhân làm thuê. – đồng thời suy ra D đúng.
- B đúng – theo Các Mác, lưu thông hàng hóa giản đơn vận động theo
công thức H – T – H, còn lưu thông tư bản vận động theo công thức T
– H – T’ vì nó phản ánh mục đích của lưu thông tư bản là giá trị thặng
dư.
- C đúng – mục đích của lưu thông tư bản là giá trị thặng dư, mà giá trị
thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do lao
động công nhân làm thuê tạo ra và thuộc về nhà tư bản.
Câu 3: Khi nhà Tư bản trả tiền công cho người công nhân đúng bằng giá
trị hàng hóa sức lao động thì có còn bóc lột không?
Trong câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ 2 vấn đề: “tiền công cho người
công nhân là gì?” Và “ “giá trị của hàng hóa sức lao động” là gì?
(Để nhớ lại, các em có thể xem lại nội dung về hàng hóa sức lao động nhé.)
Để trả lời câu hỏi này, ta thấy rằng, giá trị của hàng hóa sức lao động được đo
bằng giá trị của toàn bộ số tư liệu sinh hoạt dùng để tái sản xuất sức lao động
của người công nhân và con cái anh ta. Nhà tư bản trả công cho người công
nhân, tối thiểu phải đủ để tái sản xuất sức lao động , tiền công đó ký hiệu là : v.
Hơn nữa, hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa có giá trị sử dụng đặc biệt, khi
sử dụng nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó.
Cụ thể thì: Trong khi, sử dụng hàng hóa sức lao động, có thể tạo ra giá trị thặng
dư (ký hiệu m).
Nên khi, nhà tư bản trả công cho người lao động , tức là trả v, thì nhà tư bản vẫn
chiếm được phần giá trị thặng dư là m, các bạn nhé.
Tóm lại, Khi nhà Tư bản trả tiền công cho người công nhân đúng bằng giá trị
hàng hóa sức lao động thì nhà tư bản vẫn bóc giá trị thặng dư của người công
nhân.
Câu 4: Tại sao lợi nhuận bình quân lại 1 lần nữa che giấu bóc lột tư bản?
Đầu tiên, ta có thể khẳng định lợi nhuận bình quân là một trong những
hình thức che dấu sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Lợi nhuận bình quân là số lợi
nhuận bằng nhau của những tư bản, bằng nhau đầu tư vào các ngành khác nhau.
Những tỷ suất lợi nhuận hình thành trong những ngành khác nhau ban đầu rất
khác nhau. Nhưng do ảnh hưởng của cạnh tranh, những tỷ suất lợi nhuận khác
nhau đó san bằng thành tỷ suất lợi nhuận chung, đó là con số trung bình của
những tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Khi đó lượng lợi nhuận của tư bản ở các
ngành khác nhau nếu lượng tư bản ứng ra bằng nhau đều tính theo lợi nhuận
bình quân. Mỗi nhà tư bản lại có tỷ suất giá trị thặng dư, cấu tạo hữu cơ của tư
bản, tốc độ chuyền của tư bản là khác nhau nên lợi nhuận thu được cũng khác
nhau. Trong điều kiện tỷ suất lợi nhuận khác nhau ở mỗi nhà tư bản chúng ta
vẫn có thể nhận thấy trình độ bóc lột sức lao động khác nhau của mỗi nhà tư
bản. Và vẫn có thể nhận thấy lợi nhuận bắt nguồn từ sự bóc lột giá trị thặng dư
nên những nhà tư bản với tỷ suất giá trị thặng dư khác nhau thì thu được lợi
nhuận khác nhau nhưng các nhà tư bản cùng thu lợi nhuận theo cùng một tỷ suất
lợi nhuận thì thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản được che dấu rất kĩ. Hơn thế
nữa, lợi nhuận bình quân thường thấp hơn giá trị thặng dư mà sức lao động tạo
ra, vì chỉ cần ở một mức lợi nhuận vừa phải không nhất thiết phải bằng giá trị
thặng dư nhà tư bản đã có lời. Việc lợi nhuận bình quân thấp hơn giá trị thặng
dư càng che dấu bản chất lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản thu được là xuất
phát từ giá trị thặng dư. Cái gọi là giá trị thặng dư do sức lao động của người
lao động tạo ra đã được che đậy bởi lợi nhuận do nhà kinh doanh bỏ vốn đầu tư
mà có. Hơn thế nữa, lợi nhuận ấy lại cân bằng và ổn định trên thị trường thì
không có quá nhiều điểm để nghi vấn liệu lợi nhuận ấy có phải do bản thân nhà
tư bản tiến hành bóc lột sức lao động nhân công của mình…Vì vậy, sự hình
thành lợi nhuận bình quân lại một lần nữa che dấu bản chất bóc lột sức lao
động của chủ nghĩa tư bản.
Câu 5: Nguyên tắc trao đổi phổ biến trong nền kinh tế hàng hóa là gì?
Tại sao?
Trong quá trình trao đổi, người mua và người bán luôn muốn có lợi về
phía mình. Người bán thì muốn bán giá cao còn người mua thì chỉ muốn mua
giá thấp. Nếu người bán bán giá cao (giá cả>giá trị) thì lúc đó người mua sẽ
cảm thấy mình đang chịu thiệt thòi và không có lý do gì để mua hàng hóa đó
nữa (Quá trình trao đổi có thể chấm dứt). Tương tự, nếu người mua chỉ muốn
mua hàng hóa với giá thấp (giá cả<giá trị), người bán sẽ thấy nếu cứ bán sẽ bị
thiệt hại và thua lỗ => không bán. (Quá trình trao đổi có thể chấm dứt). Mà
trong nền kinh tế hàng hóa phải luôn diễn ra quá trình trao đổi hàng hóa, vì vậy
muốn quá trình trao đổi hàng hóa diễn ra bình thường thì giá cả=giá trị, tức là
luôn phải đảm bảo nguyên tắc ngang giá. Vì vậy, nguyên tắc ngang giá là
nguyên tắc phổ biến trong nền kinh tế hàng hóa.
Câu 6: Vì sao dưới chủ nghĩa tư bản không còn tình trạng mua rẻ bán
đắt?
Điều kiện xuất hiện và tồn tại của tư bản thương nghiệp cổ xưa là lưu
thông hàng hóa, lưu thông tiền tệ. Đặc điểm hoạt động của thương nghiệp cổ
xưa là “mua rẻ, bán đắt”, là kết quả của việc “ăn cắp và lừa đảo”. Những người
trọng thương luôn cho rằng, lợi nhuận là kết quả của sự trao đổi không ngang
giá, coi thương nghiệp là sự lừa gạt như chiến tranh vậy. Họ cho rằng “không
một người nào thu được lợi mà lại không làm thiệt kẻ khác”. Nhưng trong xã
hội ngày nay, ở nền kinh tế hàng hóa, trao đổi hàng hóa phải được tuân thủ theo
quy luật giá trị và dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết, có nghĩa là
trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá (hợp lòng người bán, vừa lòng người
mua). Và hơn nữa, khi thực hiện theo nguyên tắc ngang giá, bản chất nhà tư bản
vẫn thu được giá trị thặng dư (giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do
công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không). Do đó tư bản không
cần phải mua rẻ, bán đắt mà đã thu được lợi nhuận. Vì thế dưới chủ nghĩa tư
bản không còn tình trạng mua rẻ bán đắt.
Câu 7: Tại sao nói lợi nhuận biểu hiện ra bên ngoài dường như không
phải là giá trị thặng dư?
Đầu tiên, lợi nhuận và giá trị thặng dư đều có chung một nguồn gốc là kết
quả sức lao động không công của công nhân. Phạm trù lợi nhuận chẳng qua chỉ
là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư. Nhưng lợi nhuận che đậy được
bản chất bóc lột bởi vì: Lợi nhuận được biểu hiện trong lưu thông còn giá trị
thặng dư chỉ được tạo ra trong quá trình sx, nó phản ảnh sai lệch bản chất bóc
lột vì nhà tư bản chỉ cần bán hàng hóa cao hơn chí phí sản xuất tư bản chủ nghĩa
và có thể thấp hơn giá trị hàng hóa là đã có lợi nhuận. Điều đó làm cho người ta
hiểu lầm rằng, lợi nhuận là do việc mua bán, do lưu thông tạo ra, do tài kinh
doanh của nhà tư bản mà có được. Điều này thể hiện ở chỗ nếu nhà tư bản bán
hàng hóa với giá cả = giá trị của nó thì khi đó p=m, bán giá cả cao hơn giá trị thì
p>m, bán giá cả nhỏ hơn giá trị thì p<m. Nhưng nếu xét trên phạm vi toàn xã
hội, trong một thời gian dài thì tổng giá cả bằng tổng giá trị, nên tổng lợi nhuận
cũng bằng tổng giá trị thặng dư. Chính sự không nhất trí về lượng giữa p và m
lại càng che giấu thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Do đó, xét cho cùng thì
lợi nhuận bản chất là một hình thức biến tướng của giá trị thặng dư nhưng lại
làm người ta hiểu một cách sai lệch theo cách khác, nên ta có cảm giác “lợi
nhuận biểu hiện ra bên ngoài dường như không phải là giá trị thặng dư”.
Câu 8: Các bạn có cho rằng “Giá trị thặng dư siêu ngạch vừa có tính chất
tạm thời vừa là biểu hiện phổ biến trong xã hội”?
- Xét từng trường hợp, giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời
vì khát vọng của nhà tư bản là luôn thu được giá trị thặng dư càng nhiều càng
tốt và vượt trội hơn các nhà tư bản khác đang cạnh tranh với họ. Khi đó, nhà tư
bản nào đó cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất làm cho hàng hóa của nhà tư
bản đó so với hàng hóa của các nhà tư bản khác vượt trội hơn, bán chạy hơn, do
đó sẽ thu được giá trị thặng dư siêu ngạch. Khi đó, các nhà tư bản khác muốn
tồn tại và phát triển thì bắt buộc họ sẽ phải cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất
để bắt kịp các nhà tư bản đã đi trước. Và cái lúc mà các nhà tư bản đã bắt kịp
nhau cũng là lúc giá trị thặng dư siêu ngạch sẽ biến mất. Do đó, giá trị thặng dư
siêu ngạch có tính chất tạm thời.
- Xét trong toàn bộ xã hội tư bản thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện
tượng tồn tại thường xuyên vì nhà tư bản này cải tiến ra kĩ thuật tối ưu hơn, xây
dựng tổ chức hoàn thiện hơn,.. và tạo ra giá trị thặng dư siêu ngạch, các nhà tư
bản khác không thể bằng lòng, đứng yên khi thu được lợi nhuận thấp hơn do đó
không sớm thì muộn cũng sẽ có nhà tư bản khác tìm ra và áp dụng những kỹ
thuật tốt hơn nữa và vượt lên và tạo ra giá trị thặng dư siêu ngạch khác. Quá
trình đó cứ liên tục diễn ra trong xã hội. Vì thế, giá trị thặng dư siêu ngạch là
biểu hiện phổ biến trong xã hội.
Câu 9: Khi nhà tư bản trả đúng giá trị sức lao động của người công nhân
thì không có giá trị thặng dư ?  Sai vì:
- Tư bản mua sức lao động từ công nhân và dùng sức lao động ấy để tạo
ra 1 giá trị mới, bao gồm giá trị tương ứng cho sức lao động mua được và 1
phần giá trị dư thừa do chính sức lao động ấy tạo ra
- Khi trả tiền công, nhà tư bản sẽ trả cho công nhân giá trị sức lao động
tương ứng với thỏa thuận khi bán; phần giá trị mới dư kia trở thành giá trị thặng
dư và thuộc về nhà tư bản.
Do đó, nhà tư bản vẫn có thể có được giá trị thặng dư khi đã trả đủ tiền
công cho người lao động
Sửa lại: Khi nhà tư bản trả đúng giá trị sức lao động của người công nhân
thì vẫn có giá trị thặng dư.
Câu 10: Tiền công thực chất là giá trị của hàng hóa sức lao động?
 Sai vì:
- Tiền công là giá cả của hàng hóa sức lao động, được tư bản dùng để
mua sức lao động của công nhân.
- Giá cả của hàng hóa sức lao động là giá trị hàng hóa được biểu hiện
bằng tiền / giá trị hàng hóa trong quan hệ trao đổi mua bán
Do đó tiền công dược coi là tiền của giá trị hàng hóa sức lao động
Sửa lại: tiền công thực chất là tiền của giá trị hàng hóa sức lao động

You might also like