You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ




TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

Tên đề tài: phân tích nguồn gốc, bản chất và vai trò của lợi nhuận trong
nền kinh tế thị trường

Giáo viên hướng dẫn: ThS Trần Thị Phương Lan


Sinh Viên: Nguyễn Huỳnh Ngọc Thạch
Lớp: KT20/A4 – Lớp học phần: 000012007
Mã số sinh viên: 20510101422

TPHCM, ngày 24 tháng 9 năm 2021


2
I. Giá trị thặng dư và lợi nhuận:
» Nguồn gốc giá trị thặng dư
*Công thức chung của tư bản
Lưu thông (mua, bán thông thường) không
tạo ra giá trị tăng thêm xét trên phạm vi xã hội.
C.Mác khẳng định, vậy bí mật ở đây là nhà tư
bản đã mua được một loại hàng hóa đặc biệt nào
đó mà trong quá trình sử dụng loại hàng hóa này,
giá trị của nó không những được bảo tồn mà còn
tạo ra được giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân
nó. Đó là hàng hóa sức lao động.
“Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và
tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một co người đang sống và được gửi đến đem
ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”
3

Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa


đặc biệt, nó mang yếu tố tinh thần và lịch sử.
Hơn thế, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao
động có tính năng đặc biệt mà không hàng
hóa thông thường nào có được, đó là trong
khi sử dụng nó, không những giá trị của nó
được bảo tồn mà tạo ra được lượng giá trị lớn
hơn. Đây chính là chìa khóa chỉ rõ nguồn gốc
của giá trị lớn hơn nêu trên do đâu mà có.
C.Mác khẳng định, nguồn gốc của giá trị
thặng dư là do hao phí sức lao động mà có.
4

» Sự sản xuất giá trị thặng dư


Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là sự thống nhất của quá trình tạo ra
và làm tăng giá trị.giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị
sức lao động do người bán sức lao động (người lao động làm thuê) tạo ra
và thuộc về nhà tư bản (người mua hàng hóa sức lao động). Đây là giá trị
mới do người lao động tạo ra ngoài hao phí lao dộng tất yếu.
C.Mác ký hiệu giá trị thặng dư là m. Tư bản là giá trị đem lại giá trị
thặng dư. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư, xét từ phía nhà tư bản, là quá
trinh ứng ra và sử dụng tư bản với tư cách là giá trị mang lại giá giá trị
thặng dư. Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải ứng tư bản ra mua tư liệu
sản xuất và sức lao động.
5

» Để làm rõ hơn khẳng định nguồn gốc của giá trị thặng dư là do hao phí
sức lao động tạo ra, C.Mác nghiên cứu dưới nội hàm của hai thuật ngữ:
Tư bản bất biến và tư bản khả biến.
+Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá
trị được lao động cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển
nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi trong
quá trình sản xuất C.Mác gọi là tư bản bất biến (ký hiệu là c).
+Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái sức lao động không tái
hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân mà
tăng lên, tức biến đổi về số lượng trong quá trình sản xuất, được
Mác gọi là tư bản khả biến (ký hiệu là v).
6

Như vậy, đến đây, nếu gọi G là giá trị


hàng hóa thì có thể công thức hóa về giá
trị hàng hóa thì có thể công thức hóa về
giá tị hàng hóa dưới dạng như sau: G = c
+ (v+m)
7

»Lưu ý, khi khẳng định nguồn


gốc của giá trị thặng dư là do lao động
của người lao động làm thuê hao phí
tạo ra thì không có nghĩa là người mua
hàng hóa sức lao động đã thu được
ngay giá tị thặng dư dưới dạng hình
thái tiền. Trái lại, để thu được giá trị
thặng dư dưới hình thái tiền, C.Mác
gọi là thực hiện giá trị thặng dư, thì
hàng hóa được sản xuất ra ấy phải
được bán đi, nghĩa là nó phải được thị
trường chấp nhận. Khi hàng hóa không
bán được, chủ doanh nghiệp sẽ bị phá
sản.
8

» Bản chất của giá trị thặng dư

Nghiên cứu về nguồn gốc của giá trị thặng dư cho
thấy, giá trị thặng dư là kết quả của sự hao phí sức lao
động trong sự thống nhất của quá trình tạo ra và làm tăng
giá trị.
“Giá trị thặng dư chính là giá trị do công nhân làm
thuê lao động sản sinh ra vượt quá giá trị sức lao
động của họ nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt hết. Đối
với hoạt động sản xuất, nhà tư bản phải chi vào tư
liệu sản xuất và mua sức lao động. Mục đích khi chi
tiền là nhằm thu được một số tiền dôi ra ngoài số tiền
mà họ đã chi trong quá trình sản xuất. Số tiền dôi ra
chính là giá trị thặng dư “.
9

CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ


THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

»Trong đời sống, GTTD còn được biểu


hiện dưới các dạng: lợi nhuận công nghiệp,
lợi nhuận thương nghiệp, lợi nhuận ngân
hàng, lãi suất cho vay, địa tô TBCN.
10
*Lợi nhuận:
 Chi phí sản xuất
+ Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần mang giá trị của hàng hóa,
bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và cả giá của sức lao động
đã được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa ấy.

- Giữa chi phí thực tế và chi phí sản xuất TBCN có sự khác nhau:
+Về chất: chi phí thực tế là chi phí lao động, phản ánh đúng, đầy đủ hao
phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tạo ra giá trị hàng hóa, còn chi phí
sản xuất TBCN (k) chỉ phản ánh hao phí tư bản của nhà tư bản mà thôi, nó
không tạo ra giá trị hành hóa.
+Về lượng: chi phí sản xuất TBCN luôn nhỏ hơn chi phí thực tế
(c+v)<(c+v+m)

Nhà tư bản quan tâm đến k, tiết kiệm chi phí này bằng mọi giá và vì k là
giới hạn thực sự của lỗ lãi kinh doanh của nhà TB.
11

 Bản chất Lợi nhuận

Trong thực tế sản xuất kinh doanh, giữa giá trị hàng hóa
và chi phí sản xuất có một khoảng chênh lệch. Cho nên sau khi
bán hàng hóa (bán ngang giá), nhà tư bản không những bù
đắp đủ số chi phí đã ứng ra mà còn thu được số chênh lệch
bằng giá trị thặng dư. Số thặng dư này C.Mác gọi là lợi nhuận
Ký hiệu lợi nhuận là p. Khi đó giá trị hàng hóa được viết
là: G = k + p Từ đó p = G – k.
C.Mác khái quát: giá trị thặng dư, được quan niệm là con
đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước, mang hình thái chuyển hóa
là lợi nhuận. Điều đó có nghĩa, lợi nhuận chẳng qua chỉ là
hình thái biểu hiện giá trị thặng dư trên bề mặt nền kinh tế thị
trường
12

II. Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Những tác động tích cực trong nền kinh tế:

1.1 Lợi nhuận thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
1.2 Lợi nhuận thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển
1.3 Lợi nhuận là động lực phát triển của doanh nghiệp
1.4 Lợi nhuận thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế
1.5 Lợi nhuận thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội
1.6 Lợi nhuận có các vai trò đối với các mặt khác của xã hội
13

» 2. Giá trị thặng dư siêu ngạch – một trong những nguồn gốc của sự
giàu có của các quốc gia trong xã hội hiện đại.
» 3. Lợi nhuận trong nền kinh tế Việt Nam
»Với mục tiêu đặt lợi nhuận lên hàng đầu, sau cải cách năm
1986 đến nay hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam đã phát triển rất
mạnh mẽ, nhiều nguồn vốn nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam, tạo
tiền đề cho nền công nghiệp phát triển. Những thay đổi đã làm cho đời
sống xã hội tăng lên rõ rệt, thu nhập không ngừng tăng lên, nhiều nhà
cao tầng mọc lên, phương tiện đi lại đã đưa cơ giới hóa, mặt hàng dân
trí đã được nâng lên,…
14

III. THỊ TRƯỜNG


KHÁI NIỆM

Thị trường là gì ?
Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản
phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu
của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất
định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ
số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ.

Cơ chế thị trường là gì?


Cơ chế thị trường là tổng thể các yếu tố cung,
cầu, giá cả và thị trường cùng các mối quan hệ cơ
bản vận động dưới sự điều tiết của các quy luật thị
trường trong môi trường cạnh tranh nhằm mục tiêu
duy nhất là lợi nhuận.
15

Kinh tế thị trường là gì?


Là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở giai đoạn
cao, vận hành theo cơ chế thị trường. Trong đó mọi
quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thực hiện trên
thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy
luật thị trường.

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN?


Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị
trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác
lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh, có sự điều tiết của Nhà
nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
BIG
16

CONCEPT
Ưu điểm của nền kinh tế thị trường:
- Là điều kiện thúc đẩy các hoạt động sản xuất
- Phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các vùng
miền cũng như lợi thế quốc gia trong mối quan hệ với thế
giới
- Tạo động lực để con người thõa sức sang tạo
- Kinh tế thị trường cung cấp nhiều việc làm hơn.
17

Nhược điểm của nền kinh tế thị trường


- Dễ dấn đến mất cân bằng cung cầu
dẫn đến khủng hoảng kinh tế
- Tạo ra xu hướng cạn kiệt tài nguyên
không thể tái tạo, gây ra suy thoái
môi trường tự nhiên, môi trường xã
hội.
- Kinh tế thị trường có thể dẫn đến mất
bình đẳng trong xã hội
18

LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh và


mạnh trong những năm gần đây.
Việt Nam từ một trong những quốc gia
nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia
thu nhập trung bình thấp.
Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng
2.7 lần, đạt trên 2700 USD
Năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát
nghèo.
Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70%
xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo
sức mua ngang giá). Đại bộ phận người
nghèo còn lại ở Việt Nam là dân tộc thiểu
số, chiếm 86%.
19

LIÊN HỆ

Cục thống kê việt nam, các ngân hàng thương mại, 2017
20

-Xã hội càng phát


triển, độ phân hóa
càng cao khiến cho
khoảng cách giàu
nghèo ngày càng
lớn
-Ô nhiễm môi
trường.
21

GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN PHÁT


TRIỂN NỀN KINH TẾ XHCN

1.Mở rộng phân công và phân công lao động xã hội

2.Giải quyết vấn đề sở hữu

3.Xây dưng cơ sở hạ tầng

4.Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và
công nghệ

5.Mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại

6.Hình thành, tạo lập phát triển đồng bộ các loại thị trường.
22
IV. Vai trò của nhà nước trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay
(Video)
 Một là, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa quản lý nền
kinh tế thị trường.
 Hai là, các nguồn lực do Nhà nước quản lý được phân bổ
theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp cơ chế thị trường
 Ba là, Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và
hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng,
minh bạch.
 Bốn là, Nhà nước sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và
công cụ, cơ chế, chính sách để định hướng, điều tiết nền kinh tế,
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính
sách phát triển.
23

Tóm lại, Nhà nước có vai trò to lớn trong


việc bảo đảm sự ổn định vĩ mô cho phát
triển và tăng trưởng kinh tế, thể hiện sự
cân đối, hài hòa các quan hệ nhu cầu, lợi
ích giữa người và người, tạo ra sự đồng
thuận xã hội trong hành động vì mục tiêu
phát triển của đất nước.
24

THE END

You might also like