You are on page 1of 3

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KIỂM TRA GIỮA KỲ HỌC KỲ II, 2021 - 2022

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Học phần: Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Khoa Giáo dục Chính trị Thời gian làm bài: 60 phút

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Đào Minh Uyên Tổng điểm


Mã sinh viên: 20010018
ĐỀ BÀI

Anh/chị hãy cho biết những nhận định dưới đây đúng hay sai? Vì sao? (giải thích
ngắn gọn)

1. Khi năng suất lao động tăng lên thì tổng số giá trị của hàng hóa được tạo ra không
thay đổi nên lượng giá trị của đơn vị hàng hóa cũng không thay đổi.
Trả lời: Sai. Vì năng suất lao động tỉ lệ nghịch với lượng giá trị của một đơn vị hàng
hóanên khi năng suất lao động tăng lên thì tổng số giá trị của hàng hóa được tạo rakhông
đổi nhưng lượng giá trị của đơn vị hàng hóa sẽ giảm đi
2. Lao động trừu tượng là lao động xét về mặt hao phí sức lao động do đó nó tồn tại
trong mọi nền sản xuất xã hội.
Trả lời: Sai. Vì lao động trừu tượng là hao phí lao động, tạo ra giá trị hàng hóa và chỉ
tồn tạitrong nền sản xuất hàng hóa.
3. Giá cả của lao động là giá trị của các tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao
động đã hao phí của công nhân.
Trả lời: Sai. Vì trong quan hệ mua, bán sức lao động. Người bán sức lao động sẽ được
người mua sức lao động (nhà tư bản) trả cho một số tiền. Số tiền này được gọi là tiền
công. Tiền công là giá cả của hàng hóa sức lao động. Người bán sức lao động thường chỉ
nhận được tiền công sau khi kết thúc quá trình lao động. Trong quá trình lao động họ tạo
ra giá trị mới (v + m). Sau khi bán hàng hóa, nhà tư bản trích ra một số tiền (v) ra để trả
tiền công. Vì vậy, tiền công do chính hao phí sức lao động của người lao động làm thuê
tạo ra.
4. Cơ chế tác động của quy luật giá trị là sự vận động của giá cả xoay quanh giá trị trao
đổi do tác động của quan hệ cung cầu.
Trả lời: Đúng. Vì quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận
động của giá cả xung quanh giá trị dưới sự tác động của quan hệ cung - cầu. Giá cả thị
trường lên xuống xoay quanh giá trị hàng hóa trở thành cơ chế tác động của quy luật giá
trị. Thông qua sự sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự hoạt động của quy
luật giá trị. Những người sản xuất và trao đổi hàng hóa phải tuân theo mệnh lệnh của giá
cả thị trường. Quan hệ về mặt lượng giữa giá cả và giá trị cũng phụ thuộc vào quan hệ
cung cầu :
Khi cung = cầu thì giá cả = giá trị
Khi cung > cầu thì giá cả < giá trị
Khi cung < cầu thì giá cả > giá trị
5. Mọi tư bản đều xuất hiện dưới hình thức tiền tệ nhưng mọi tiền tệ không nhất thiết
đều là tư bản.
Trả lời: Đúng. Vì mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất
định. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản, tiền chỉ biến thành tư bản trong những
điều kiện nhất định, khi chúng được sử dụng để bóc lột lao động của người khác.
6. Nguyên tắc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến là dựa vào hình
thức hiện vật của các loại tư bản đó.
Trả lời: Sai. Vì C.Mác dựa vào vai trò khác nhau của các bộ phận của tư bản trong quá
trình sản xuất ra giá trị thặng dư để xác định sự khác nhau giữa tư bản bất biến và tư bản
khả biến. Trong quá trình sản xuất, tư bản bất biến chỉ là điều kiện không thể thiếu được
để sản xuất ra để sinh ra giá trị thặng dư còn tư bản khả biến mới là nguồn gốc tạo ra giá
trị thặng dư. Tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó vì nó chính là bộ
phận tư bản lớn lên.
7. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối và tuyệt đối đều phải làm giảm
giá trị sức lao động.
Trả lời: Sai. Vì phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối chính là kéo dài thời
gian lao động thặng dư trong khi năng suất, giá trị và thời gian lao động tất yếu không
đổi. Còn giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được từ việc rút ngắn thời gian
lao động tất yếu dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động. Tăng năng suất lao động xã hội
mà đầu tiên là ở ngành sản xuất vật phẩm tiêu dùng làm cho giá trị sức lao động giảm
xuống.
8. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là quá trình lao động mà thời gian lao động thặng
dư phải bằng thời gian lao động tất yếu.
Trả lời: Sai. Vì quá trình sản xuất giá trị thặng dư là sự thống nhất của quá trình tạo ravà
làm tăng giá trị. Nền sản xuất xã hội phải đạt đến một trình độ nhất địnn phảnánh, người
lao động chỉ phải hao phí một phần thời gian lao động trong ngày làcó thể bù đắp được
giá trị hàng hóa sức lao động. Trên cơ sở đó, thời gian laođộng trong ngày được chia
thành hai phần: thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư.
9. Tuần hoàn của tư bản phản ánh mặt chất và lượng của tư bản trong quá trình vận động
không ngừng.
Trả lời: Sai. Vì tuần hoàn phản ánh sự vận động của tư bản về mặt chất qua 3 giai đoạn
T – H,…SX… và H’ – T’, còn chu chuyển phản ánh sự vận động của tư bản về mặt
lượng.
10. Tư bản sản xuất tồn tại dưới nhiều hình thức như: tiền tệ, các tư liệu sản xuất, tiền
lương và hàng hóa.
Trả lời: Sai. Vì dựa vào CT tuần hoàn tư bản thì tư bản sản xuất tuần hoàn lần lượt trải
qua 3 giai đoạn với 3 hình thái kế tiếp nhau: tư bản tiền tệ; tư bản sản xuất; tư bản hàng
hóa

----------HẾT-----------

You might also like