You are on page 1of 22

CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC PHẦN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

NHÓM 01+02:
Câu 1: Lao động trừu tượng chỉ có ở người có trình độ cao, còn người có trình độ thấp chỉ có
lao động cụ thể?

SAI

Vì lao động cụ thể và lao động trừu tượng có ở tất cả mọi người lao động, không kể trình độ
thấp hay trình độ cao, bởi nó là 2 mặt của 1 quá trình lao động

Câu 2: Lao động cụ thể được thực hiện trước lao động trừu tượng

SAI

Vì trong khi thực hiện lao động cụ thể thì người lao động đồng thời thực hiện lao động trừu
tượng, bởi nó là 2 mặt của 1 quá trình lao động nên không thể xảy ra trường hợp lao động cụ thể
thực hiện trước lao động trừu tượng được

Câu 3: Lao động trừu tượng vừa thể hiện tính chất tư nhân vừa thể hiện tính chất xã hội

SAI

Vì lao động trừu tượng là sự hao phí sức lao động, tạo ra giá trị của hàng hóa mang tính chất xã
hội và nó là điểm chung giống nhau của tất cả lao động trong xã hội

Còn lao động cụ thể thể hiện tính chất tư nhân (sx ở đâu, cái gì, công cụ nào….), thể hiện tính
riêng biệt của các lao động

Câu 4: Lao động cụ thể là cơ sở để các hàng hóa trao đổi cho nhau

SAI

Vì lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng , còn lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa và là
cơ sở để hàng hóa trao đổi với nhau

Câu 5: Lao động trừu tượng xác định thực thể của giá trị hàng hóa

ĐÚNG

Vì lao động trừu tượng là hao phí lao động của người sản xuất, tạo ra giá trị hàng hóa mà giá
trị hàng hóa là hao phí của những người sản xuất ra nó

1
 lao động trừu tượng xác định thực thể của giá trị hàng hóa

Câu 6: giá cả của từng hàng hóa luôn luôn bằng với giá trị của nó

SAI

Vì giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như (cung,cầu,thị hiếu….) và có thể bằng, lớn hơn hoặc
nhỏ hơn giá trị hàng hóa tùy thuộc vào yếu tố thị trường tác động

Câu 7: giá trị của hàng hóa được tạo ra trong cả sản xuất và trao đổi

SAI

Vì giá trị hàng hóa là sự hao phí sức lao động của người tạo ra nó và chỉ được tạo ra trong quá
trình sản xuất

Còn giá cả của hàng hóa mới được tạo ra trong quá trình trao đổi

Câu 8: giá cả của hàng hóa có thể được tách rời với giá trị của chúng và xoay quanh giá trị

SAI

Vì giá cả hàng hóa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó yếu tố chính là giá trị hàng hóa

Vì vậy giá cả không thể tách rời và xoay quanh giá trị

Câu 9: quyển sách được mua với giá 20000 đồng thì 20000 đồng là giá trị của quyển sách?

SAI

Vì 20000 đồng là giá cả của quyển sách không phải giá trị của quyển sách

Mà giá trị của quyển sách là công sức, hao tổn của người lao động tạo ra nó

Câu 10: Cung cầu là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến giá cả của hàng hóa

SAI

Vì cung, cầu chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa còn yếu tố quan
trọng nhất vẫn là giá trị hàng hóa

2
Câu 11: cạnh tranh là một yếu tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa

ĐÚNG

Vì cạnh tranh là sự ganh đua của các chủ thể kinh tế với nhau nhằm thu được ưu thế về sản xuất
cũng như là tiêu thụ để thu được lợi ích tối đa, nên cạnh tranh càng cao thì giá cả hàng hóa càng
có xu hướng hạ thấp

Câu 12: giá trị của hàng hóa được quyết định bởi công dụng của hàng hóa đó

SAI

Vì giá trị hàng hóa quyết định bởi mức hao phí lao động kết tinh trong hàng hóa còn công dụng
của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người

 Giá trị sử dụng của hàng hóa quyết định bởi công dụng của hàng hóa

Câu 13: Trong cơ chế thị trường thì người mua và người bán dựa trên chi phí sản xuất của các
nhà sản xuất để xác định giá cả hàng hóa

SAI

Vì trong cơ chế thị trường người mua, người bán phải dựa trên nhiều yếu tố như là (cung, cầu,
thị hiếu,giá cả hàng hóa liên quan…..)

NHÓM 03:
Câu 1: C và V có vai trò ngang nhau trong việc tạo ra giá trị thặng dư

SAI

Vì tư bản bất biến (C) bao gồm:+ các yếu tố đầu vào như ( máy móc, thiết bị, nguyên liệu)

+ không có khả năng biến đổi, tạo giá trị mới

Còn Tư bản khả biến (V): + Là bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động

+ có khả năng biến đổi tạo ra giá trị mới > giá trị ban đầu

Câu 2: Tỉ suất giá trị thặng dư phản ánh hiệu quả đầu tư của nhà tư bản

3
SAI

Vì tỉ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ khai thác, bóc lột, sd sức lao động của TB

Công thức tỉ suất giá trị thặng dư là:


m t'
m' = .100% = .100%
v t

Trong đó: t’ là thời gian lao động thặng dư, t là thời gian lao động tất yếu

Câu 3: Khi nhà TB trả đúng giá trị sức lao động của người công nhân thì không có giá trị thặng

SAI

Vì sức lao động là hàng hóa đặc biệt có khả năng biến đổi tạo ra giá trị lớn hơn giá trị ban đầu
nên người công nhân trong quá trình sản xuất tạo ra giá trị mới lớn hơn ban đầu và phần dôi ra
gọi là giá trị thặng dư

Câu 4: tiền công thực chất là giá trị của hàng hóa sức lao động

SAI

Vì:

- tiền công là giá cả của hàng hóa sức lao động


- giá trị của hàng hóa SLĐ là:
+ giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái tạo SLĐ (ăn, ngủ, giải trí…)
+ phí tổn đào tạo SLĐ
+ giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi gia đình người lao động

Câu 5: để có giá trị thặng dư thì độ dài của ngày lao động phải lớn hơn thời gian lao động tất
yếu

ĐÚNG

Vì: nếu chỉ dừng ở lao động tất yếu thì sẽ không có thời gian lao động thặng dư

4
Câu 6: ở phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối thời gian lao động thặng dư thay đổi

SAI

Vì: cả 2 phương pháp đều làm tăng thời gian lao động thặng dư, chỉ có cách thức và phương
pháp là khác nhau

Pp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối Pp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
- tăng thời gian lao động - rút ngắn thời gian lao động tất yếu
- năng suất lao động, giá trị SLĐ, thời - bằng cách nâng cao năng suất lao
gian lao động tất yếu k đổi động, từ đó hạ thấp giá trị SLĐ

Câu 7: cả 2 phương pháp sản xuất m ( giá trị thặng dư) đều làm giảm giá trị của sức lao động

SAI

Vì:

Pp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối Pp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
+ tăng thời gian lao động + giảm thời gian lao động tất yếu
+ thời gian lao động tất yếu không đổi + giảm giá trị sức lao động

Câu 8: giá cả của SLĐ chính là tư bản khả biến

ĐÚNG

- Tư bản khả biến:


+ Dùng để chỉ 1 bộ phận tư bản mua SLĐ (trả lương, thuê mướn)
+ Giá cả của SLĐ là tiền công hay tiền lương mà nhà TB trả cho công nhân

Câu 9: Việc chia TB bất biến và TB khả biến để tìm nguồn gốc giá trị thặng dư

SAI

Vì:

Việc chia TB thành TB bất biến và TB khả biến dựa trên vai trò của từng bộ phận TB trong quá
trình sản xuất ra giá trị thặng dư

5
TB BẤT BIẾN TB KHẢ BIẾN
- Gồm các tư liệu đầu vào (máy móc, - Là bộ phận TB mua SLĐ
nguyên liệu) - Có khả năng biến đổi giá trị
- Không có khả năng biến đổi giá trị  Chỉ có TB khả biến mới có thể tạo ra
giá trị thặng dư

NHÓM 04:
Câu 1: Khi doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất thì đó là cách tích lũy tư bản

SAI

Vì:

- tích lũy TB là quá trình chuyển hóa 1 phần giá trị thặng dư
- còn vay vốn ngân hàng không phải giá trị thặng dư nên không phải là tích lũy TB

Câu 2: Tích lũy tư bản thực chất là mở rộng quy mô của tư bản bằng mọi hình thức

SAI

Vì:

- Bản chất của tích lũy tư bản là mở rộng quy mô sản xuất bằng một cách duy nhất là dùng
giá trị thặng dư chứ k phải mọi hình thức

Câu 3: thực chất của tích lũy tư bản là mở rộng quy mô để tăng giá trị thặng dư

ĐÚNG

Vì tích lũy tư bản là việc tái sử dụng giá trị thặng dư để tăng quy mô sản xuất , tăng giá trị thặng

C
Câu 4: cấu tạo hữu cơ của tư bản ( kí hiệu ) là cấu tạo giá trị được quyết định bởi cấu tạo kĩ
V
thuật và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo giá trị cơ bản

SAI

Vì:

6
- Cấu tạo hữu cơ của TB là cấu tạo giá trị được quyết định bởi cấu tạo kĩ thuật chứ không
phản ánh sự biến đổi của cấu tạo giá trị TB

Câu 5: cả tích lũy và tập trung tư bản đều làm gia tăng quy mô tư bản xã hội

SAI

Vì:

- Tích lũy tư bản mới làm tăng quy mô TB XH và TB cá biệt


- Tập trung tư bản làm tăng quy mô TB cá biệt còn TB XH không đổi

Câu 6: trong điều kiện của một nền kinh tế thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì lợi nhuận luôn
bằng với giá trị thặng dư

SAI

Vì: lợi nhuận có thể bằng, lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị thặng dư tùy thuộ vào cung, cầu, giá cả
thị trường

Câu 7: tỉ suất lợi nhuận phản ánh hiệu quả khai thác và sử dụng lao động làm thuê của nhà TB

SAI

Vì:

- Tỉ suất lợi nhuận: phản ánh hiệu quả đầu tư của TB


- Tỉ suất giá trị thặng dư: phản ánh hiệu quả khai thác, sử dụng SLĐ của nhà TB

7
NHÓM 05: Cạnh tranh & độc quyền trong nền kinh tế thị trường
Câu 1: các tổ chức độc quyền có quy mô tích tụ và trung trung sản xuất ngày càng lớn là đặc
điểm kinh tế quan trọng nhất của CNTB độc quyền

ĐÚNG

Vì: nó là đặc điểm dẫn đến các đặc điểm tiếp theo, và các đặc điểm tiếp theo đều là hệ quả của
đặc điểm trên

Câu 2: khi độc quyền ra đời nó sẽ làm thủ tiêu cạnh tranh

SAI

Vì: Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh mà khi độc quyền xuất hiện không những không làm cạnh
tranh mất đi mà nó còn trở lên gay gắt hơn

Câu 3: khi độc quyền ra đời nó không làm thủ tiêu cạnh tranh mà còn làm cho cạnh tranh ngày
càng gay gắt hơn

ĐÚNG

Vì:

- Cơ sở của cạnh tranh là chế độ tư hữu mà ở đâu có tư hữu là ở đó có cạnh tranh


- Độc quyền ra đời sẽ dẫn đến xuất hiện các hình thức khác nhau có quy mô, phạm vi, hình
thức lớn hơn trước

Câu 4: tích tụ và tập trung tư bản đều làm cho TB cá biệt và TB xã hội tăng lên

SAI

Vì:

- Tích tụ TB làm tăng cả quy mô TB cá biệt, TB xã hội


- Tập trung TB chỉ làm tăng quy mô TB cá biệt

Câu 5: khi độc quyền ra đời nó không thủ tiêu hoàn toàn cạnh tranh nhưng chỉ còn lại hình thức
cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau

SAI

Vì:Khi độc quyền ra đời nó k những không thủ tiêu mà còn làm cho cạnh tranh trở nên gay gắt
hơn, làm xuất hiện hình thức cạnh tranh mới (3 hình thức)
8
+ Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau
+ Cạnh tranh giữa tổ chức độc quyền với doanh nghiệp ngoài độc quyền
+ Cạnh tranh trong nội bộ tổ chức độc quyền

Câu 6: sư thống trị của TB tài chính là đặc điểm quan trọng nhất của CNTB độc quyền

SAI

Vì:

- Nó không phải là đặc điểm quan trọng nhất ư


- Đặc điểm quan trọng nhất là các tổ chức độc quyền có quy mô tích tụ và tập trung sản
xuất ngày càng lớn

Câu 7: xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến là đặc điểm quan trọng nhất quy định nên bản chất
của CNTB độc quyền

SAI

Vì:

- Nó không phải đặc điểm quan trọng nhất


- Đặc điểm quan trọng nhất là các tổ chức độc quyền có quy mô tích tụ, tập trung sản xuất
ngày càng lớn

Câu 8: cả tích tụ TB và tập trung TB đều làm tăng quy mô của TB cá biệt và không làm thay
đổi quy mô TB xã hội

SAI

Vì:

- Tích tụ TB: làm tăng cả TB xã hội, TB cá biệt


- Tập trung TB: chỉ làm tăng quy mô TB cá biệt

9
NHÓM 06:
Câu 1: Phân tích tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở Việt Nam?

❖ Kinh tế thị trường định hướng XHCN:


- Là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường
- Góp phần từng bước xây dựng một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, công bằng,
dân chủ, văn minh
- Có sự điều tiết Nhà nước do đảng cộng sản VN lãnh đạo
❖ Tính tất yếu khách quan gồm 3 lí do chính:
• Phù hợp với quy luật phát triển khách quan:
- Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao
+ Khi có đủ điều kiện cho sự tồn tại, phát triển nền kinh tế hàng hóa tự hình thành
+ Nền kinh tế hàng hóa theo quy luật tất yếu đạt đến trình độ kinh tế thị trường
- Việt Nam trước đó xây dựng mô hình nền kinh tế hóa tập trung:
+ VN hình thành nền kinh tế hàng hóa từ lâu đời, KTHH phát triển đến một trình độ
nhất định sẽ chuyển sang KTTT : ĐÂY LÀ TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN
+ VN có sẵn điều kiện phát triển, thúc đẩy KTHH (cung cầu, thị trường lao động…)
 Hình thành kinh tế thị trường là điều tất yếu khách quan
• Do tính ưu việt của KTTT định hướng XHCN
- Phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn so với các mô hình kinh tế phi thị trường
+ Động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh, hiệu quả
+ Kích thích sự phát triển của khoa học-kĩ thuật
+ Làm nền kinh tế năng động, phát triển nhanh

VD: dựa vào quy luật cung cầu

 Sự phát triển của nền kinh tế thị trường không hề gây mâu thuẫn với CNXH. Từ thời kì
quá độ lên CNXH cần phải phát triển nền kinh tế thị trường, coi nó là phương tiện để
thúc đẩy lực lượng sản xuất nhanh và có hiệu quả. Tuy nhiên, cần phải chú ý đến những
thất bại và khuyết tật của thị trường để can thiệp, điều chỉnh sao cho phù hợp
• Mô hình kinh tế phù hợp với nguyện vọng của nhân dân (dân giàu, nước mạnh,
công bằng, dân chủ, văn minh)
- Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh là khát vọng của nhân dân
VN, nên việc thực hiện kinh tế thị trường mà trong đó hướng tới những giá trị này là tất
yếu khách quan
10
+ Cách mạng ở VN là cách mạng vô sản, nhà nước do dân và vì nhân dân
+ Cách mạng TBCN (cách mạng tư sản) do giai cấp tư sản thực hiện nhằm bảo vệ lợi
ích cho giai cấp tư sản
- trong thời kì quá độ lên CNXH ở VN có những điều kiện cho sự ra đời và tồn tại sản xuất
hàng hóa như: phân công lđ xã hội,hình thức khác nhau về sở hữu tư liệu sản xuất
- nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa không phải đốt cháy giai đoạn
mà là quá trinh phát triển rút ngắn của lịch sử
 chỉ có thể lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN mới phù hợp với ý chí
và nguyện vọng của đông đảo nhân dân
 cần một cuộc cách mạng chuyển nền kinh tế lạc hậu sang nền kinh tế thị trường hiện đại
định hướng XHCN. Từ đó phát triển kinh tế, tạo việc làm, thúc đẩy sản xuất mạnh mẽ….
 phát triển nền kinh tế thị trường XHCN là bước đi quan trọng nhằm XH hóa nền sản xuất,
bước đi tất yếu cho sự phát triển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, bước quá độ lên
CNXH, hướng tới những giá trị mới và tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế

Câu 2: Phân tích những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN?

❖ Mục tiêu:
- Phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cở sở vật chất-kĩ thuật
- Xây dựng QHSX phù hợp với trình độ sản xuất
- Nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh
❖ Quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế:
- KTTTDHXHCN là nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều TP kinh tế, trong đó kinh tế
nhà nước đóng vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, kinh tế tập thể+ tư
nhân là nòng cốt. các thành phần kinh tế bình đẳng, cạnh tranh, hợp tác cùng phát triển
- Có 2 loại hình thức sở hữu:
+ Sở hữu tư nhân: + sở hữu cá nhân

+ sở hữu tư bản tư nhân

+ Sở hữu công cộng: + sở hữu nhà nước


+ sở hữu tập thể của người lao động
- Các loại hình thức sở hữu trên có sự đan xen tạo thành sở hữu hỗn hợp
- Việc xác định rõ hình thức sở hữu tư liệu sản xuất là cơ sở xây dựng thành phần kinh tế

VD: trong lĩnh vực ngân hàng có hệ thống AGR,Viettin…tồn tại song song với tư nhân như
Tech, ACB…. Vừa hợp tác vừa cạnh tranh, bình đẳng trước pháp luật

❖ Quan hệ quản lí nền kinh tế:


11
- Nhà nước quản lí nền kinh tế thị trường thông qua pháp luật, chiến lược, kế hoạch,…
+ Đảng lãnh đạo: yếu tố quan trọng đảm bảo định hướng XHCN
+ Nhà nước quản lí: trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường
- Vai trò:
+ Xây dựng, hoàn thiện thể chế KTTT, tạo môi trường phát triển
+ Cân đối vĩ mô, khắc phục khuyết tật của cơ chế thị trường
+ Hỗ trợ thị trường khi cần thiết, giảm phân hóa giàu nghèo

VD: thị trường xăng giàu ở VN hoạt động theo quy luật cung cầu nhưng nếu giá cả biến động
gây sốc cho thị trường thì nhà nước sẽ áp dụng các chính sách như giá trần,giá sàn,thuế….để
bình ổn giá xoa dịu thị trường

❖ Quan hệ phân phối:


- Do quan hệ sở hữu TLSX quyết định
- Thực hiện bằng các yếu tố sản xuất, sử dụng cơ hội của mọi chủ thể kinh tế để xây
dựng xã hội đều giàu
- Phân phối kết quả làm ra theo kết quả lao động,hiệu quả kinh tế, hệ thống an sinh XH
- Các hình thức phân phối:
• PP theo lao động và hiệu quả kinh tế: là hình thứ căn bản, là nguyên tắc phân phối
chủ yếu đang tồn tại ở nước ta
• PP theo hiệu quả kinh tế

VD: dựa trên kết quả kinh doanh lỗ hay lãi mà đóng góp vốn ít hay nhiều

• PP thông qua quan hệ phúc lợi XH: đảm bảo tính công bằng, bình đẳng trong XH

VD: hệ thống quỹ phúc lợi hưu trí, các công trình phúc lợi……………..

 Thực hiện nhiều hình thức phân phối góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ XH
và cải thiện đời sống nhân dân
❖ Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội:
- Gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội
- Công bằng phải gắn với bình đẳng XH
 Đây là đặc trưng phản ánh thuộc tính quan trọng mang định hướng XHCN, Bởi tiến bộ và
công bằng XH vừa là điều kiện phát triển XHCN vừa là mục tiêu của XHCN hướng tới
- Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, xã hội
 Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN là sự kêt hợp những mặt tích cực của kinh tế
thị trường với bản chất ưu việt của CNXH để hướng tới nền kinh tế hiện đại. Tuy nhiên
vẫn còn nhiều mặt yêu kém cần phải khắc phục, hoàn thiện.
12
Câu 3: Trình bày bản chất, biểu hiện của lợi ích kinh tế đối với các chủ thể kinh tế- xã hội?

❖ Lợi ích kinh tế:


- Là sự thỏa mãn nhu cầu của con ngươi mà sự thỏa mãn nay phải được nhận thức và
đặt trong mối quan hệ xã hội ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất
XH đó
- Là lợi ích vật chất, thu được sau khi thực hiện các hđ kinh tế của con người
❖ Bản chất:
- Phản ánh mục đích, động cơ của các quan hệ giữa các chủ thể trong nền sản xuất XH
- Phản ánh bản chất XH của giai đoạn lịch sử: các thành viên trong XH xác lập quan hệ
kinh tế với nhau, các quan hệ xã hội luôn mang tính lịch sử
❖ Biểu hiện:
- Là các khoản thu được do hoạt động kinh tế mang lại
- Sự phân chia các nhóm:
+ Dưới góc độ khái quát nhất:
Lợi ích kinh tế cá nhân
Lợi ích kinh tế tập thể
Lợi ích kinh tế xã hội
+ Dưới góc độ các thành phần kinh tế
+ Dưới góc độ các khâu của quá trình sản xuất
 Các lợi ích kinh tế vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau
❖ Vai trò:
- Là động lực trực tiếp của các chủ thể
+ Con người tiến hành sản xuất trước là để thỏa mãn nhu cầu vật chất, nâng cao phương
thức. mà phương thức và mức thỏa mãn tùy thuộc vào mức thu nhập. Khi đó, người dân
vừa là cơ sở đảm bảo cho sự ổn định, phát triển XH vừa là biểu hiện cho sự phát triển
- Là động lực, tiền đề cho hoạt động kinh tế- xã hội
+ Mọi hoạt động sản xuất trước hết là vì lợi ích chính đáng của bản thân song nó lại góp
phần thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao đời sống người dân
- Cơ sở thúc đẩy phát triển lợi ích khác
+ Xét đến cùng đều xoay quanh vấn đề lợi ích mà trước hết là lợi ích kinh tế
+ Từ đó tạo điều kiện cho sự hình thành, phát triển chính trị, xã hội, văn hóa….

KẾT LUẬN:

- Trong hệ thống lợi ích kinh tế, thì lợi ích kinh tế cá nhân là động lực trực tiếp thúc đẩy
các chủ thể tham gia một cách tích cực, nâng cao hiệu quả kinh tế

13
- Vì:
+ Là lợi ích cần thiết nhất gắn với từng cá nhân
+ Tạo điều kiện thực hiện, nâng cao văn hóa, tinh thần từng cá nhân
+ Cơ sở thực hiện lợi ích tập thể,xã hội vì dân giàu, nước mạnh

Câu 4: Phân tích bản chất và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế

❖ Quan hệ lợi ích kinh tế:


- Là sự thiết lập những tương tác giữa các chủ thể kinh tế nhằm mục tiêu xác lập các lợi
ích kinh tế trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương
ứng trong một giai đoạn phát triển XH nhất định
❖ Bản chất:
- Quan hệ lợi ích kinh tế biểu hiện hết sức đa dạng, phong phú
+ quan hệ theo chiều dọc (giữa một tổ chức và các cá nhân trong tổ chức đó)
+ quan hệ theo chiều ngang (giữa các chủ thể, cộng đồng, giữa các tổ chức, bộ phận hợp
thành nền kinh tế với phần còn lại của thế giới)
- trong đó. Lợi ích cá nhân là cơ sở nền tảng của các lợi ích khác, vì:
+ là nhu cầu cơ bản cần thiết với từng cá nhân
+ tạo điều kiện thực hiện, nâng cao văn hóa, tinh thần từng cá nhân
+ cơ sở thực hiện lợi ích tập thể
 lợi ích cá nhân chính đáng cần được pháp luật tôn trọng và bảo vệ
❖ Mối quan hệ giữa các lợi ích kinh tế:

SỰ THỐNG NHẤT SỰ MÂU THUẪN


- Các chủ thể kinh tế có chung mục - Mâu thuẫn về lợi ích là cội nguồn
tiêu, hoặc có các mục tiêu thống của mọi xung đột
nhất với nhau - Các chủ thể kinh tế hành động theo
- Lợi ích của chủ thể này được thực những phương thức khác nhau để
hiện thì lợi ích của chủ thể khác thực hiện lợi ích của mình
cũng trực tiếp hoặc gián tiếp được  Doanh nghiệp thu càng nhiều lợi nhuận
thực hiện thì lợi ích kinh tế NTD càng giảm
VD: cá nhân làm việc hiệu quả doanh nghiệp VD: làm giả, làm nhái, trốn thuế……..
tốt, ngược lại

14
❖ Nhân tố ảnh hưởng:
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất:
+ Là phương thức thỏa mãn nhu cầu vật chất của con người
+ Lợi ích kinh tế phụ thuộc vào số lượng, chất lượng hàng hóa mà điều này lại phụ
thuộc vào trình độ phát triển của LLSX
 Trình độ sản xuất phát triển ngày càng cao thì đáp ứng lợi ích càng tốt
- Địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội:
+ Quan hệ sở hữu TLSX quyết định vai trò của mỗi người trong quá trình hoạt động
kinh tế- xã hội
 Không có lợi ích nào nằm ngoài QHSX và trao đổi mà nó là hình thức tồn tại và biểu
hiện của các quan hệ sx và trao đổi trong nền kinh tế thị trường
- Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước
+ Sự can thiệp của nhà nước bằng nhiều công cụ, trong đó có chính sách KT-XH
+ Làm thay đổi mức thu nhập, tương quan thu nhập
 Phương thức và mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất cũng thay đổi nên lợi ích KT và quan
hệ lợi ích KT cũng thay đổi
- Hội nhập kinh tế quốc tế:
+ Bản chất: mở cửa hội nhập
+ Có thể gia tăng lợi ích kinh tế từ thương mại, đầu tư quốc tế
+ Tuy nhiên, lợi ích kinh té doanh nghiệp, hộ gia đình có thể bị ảnh hưởng bởi cạnh
tranh với hàng hóa nước ngoài
+ Đối mặt với nhiều vấn đề như : cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường….

Câu 5: Trình bày một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường?

❖ Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động:
- Người lao động: là người có đủ thể lực, trí lự để lao động tức là có khả năng lao động,
bán sức lao động và chịu quản lí của người sử dụng lao động
- Người sử dụng lao động: là chủ doanh nghiệp có thuê mướn sử dụng lao động theo
hợp đồng lao động
- Lợi ích kinh tế của người LĐ: thu nhập ( tiền lương, tiền thưởng) từ việc bán SLĐ
- Lợi ích kinh tế của người sd LĐ: lợi nhuận mà họ thu được trong quá trình kinh doanh
 Có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn

15
THÔNG NHẤT MÂU THUẪN
- Người sử dụng LĐ thực hiện các hoạt - Thu nhập từ các hđ kinh tế là nhất định
động kinh tế trong điều kiện bình  Lợi nhuận người sd LĐ tăng thì tiền
thường lương của người LĐ giảm
 Thu được lợi nhuận, tiếp tục sd LĐ
 Người LĐ cũng thực hiện được lợi
ích vì có việc làm nhận được tiền - Vì lợi ích của mình, người sd LĐ cắt
lương giảm đến mức thấp nhất các khoản chi
- Người lao động tích cực làm việc, lợi ( trong đó có tiền lương người LĐ)
ích kinh tế thể hiện qua số tiền lương  Người LĐ đấu tranh đòi quyền lợi
nhận được
 Gia tăng lợi nhuận của người sd LĐ

❖ Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng LĐ:


- Vừa là đối tác, vừa là đối thủ
 Vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn về lợi ích kinh tế
- Biểu hiện: lợi nhuận bình quân

THỐNG NHẤT MÂU THUẪN


- Họ liên kết chặt chẽ với nhau, hỗ trợ - Cạnh tranh với nhau khốc liệt:
lẫn nhau thành đội ngũ doanh + Doanh nghiệp có giá trị cá biệt cao hơn
nghiệp giá trị XH và các rủi ro như thua lỗ,
 Góp phần phát triển kinh tế phá sản… bị loại bỏ khỏi thương
trường
+ Những người thu được nhiều lợi nhuận
phát triển nhanh chóng
❖ Quan hệ lợi ích giữa những người lao động
- Nếu có nhiều người bán SLĐ thì sẽ phải cạnh tranh nhau gay gắt hơn
 Tiền lương bị giảm, một bộ phận mất việc làm
- Nếu thống nhất, họ có thể thực hiện được các yêu sách của mình ở một mức độ nhất
định với chủ LĐ
❖ Quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội:
- Người LĐ, người sử dụng LĐ có lợi ích cá nhân và có quan hệ chặt chẽ với lợi ích
XH
- Các cá nhân, tổ chức trong ngành cùng lĩnh vực liên kết thực hiện tốt hơn lợi ích riêng
gọi là lợi ích nhóm
- Các cá nhân, tổ chức trong ngành,lĩnh vực khác nhau liên kết hiện tốt hơn lợi ích riêng
gọi là nhóm lợi ích
16
Ảnh hưởng:

- Lợi ích nhóm, nhóm lợi ích nếu phù hợp với lợi ích quốc gia không gây tổn hại đến
lợi ích khác cần được tôn trọng, bảo vệ
- Nếu mâu thuẫn với lợi ích quốc gia, tổn hại lợi ích khác cần phải ngăn chặn

NHÓM 07
Câu 1: Phân tích tính tất yếu, khách quan của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở VN

❖ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa:


- Là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện hđ sản xuất kinh doanh, dịch vụ từ sử dụng
lao động thủ công sang sử dụng phổ biến SLĐ với công nghệ, phương tiện hiện đại
dựa trên sự phát triển của khoa nhằm tăng năng suất lao động
❖ Lí do VN thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa là:
- Là nền tảng xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật
- Phát triển lực lượng sản xuất nâng dần tính tự chủ của nền kinh tế
- Là đòn bẩy quan trọng cho sự phát triển đột biến trong các lĩnh vực hoạt động
- Củng cố đoàn kết dân tộc
- Tăng cường quốc phòng, an ninh
❖ Tính tất yếu, khách quan:
- Do yêu cầu phải tạo đòn bẩy quan trọng cho sự phát triển trong các lĩnh vực hoạt động
của con người
- Do yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội
- Do yêu cầu nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kì quá độ lên CNXH được Đảng và
Nhà nước xác định là CNH-HĐH
❖ Nội dung:
- Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất
+ Thực hiện cơ khí hóa vào sản xuất, xã hội
+ Áp dựng những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại vào ngành kinh tế. từng bước
trang bị cơ sở, vật chất hiện đại cho sản xuất
+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
 Quá trình thực hiện đòi hỏi ứng dụng những thành tựu khoa học vào tất cả ngành nghề,
lĩnh vực. Tuy nhiên, cần lựa chọn sao cho phù hợp với khả năng, trình độ không chủ
quan, nóng vội
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả
17
+ Gắn liền với sự phát triển của phân công lđ trong nước và ngoài nước, từng bước hình
thành các vùng các ngành chuyên môn hóa
 Nâng cao năng suất, phát huy nguồn lực
- Tăng cường, củng cố quan hệ sản xuất sao cho phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất
+ Quá trình xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật phải đảm bảo sự phù hợp với QHSX, củng cố
hoàn thiện và đảm bảo sự phù hợp trên 3 mặt: QH sở hữu TLSX, QH tổ chức quản lí và
QH phân phối
- Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học, kĩ thuật, đồng thời coi trọng việc xây dựng,
hoàn thiện QHSX mà nền tảng là chế độ công hữu

Câu 2: Phân tích những quan điểm và giải pháp để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
VN trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

❖ Công nghiệp hóa: Là quá trình nâng cao tỉ trọng công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế
hay một vùng kinh tế. Đó là tỉ trọng về lao động, giá trị gia tăng. Hay nói cách khác biến
nền kinh tế lạc hậu, kinh tế nông nghiệp thành nền kinh tế công nghiêp
❖ Hiện đại hóa: là quá trình ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại vào
quá trình sản xuất, kinh doanh và quản lí kinh tế xã hội
❖ Cách mạng công nghiệp 4.0: là cuộc cách mạng tập trung chủ yếu vào sản xuát thông
minh, dựa vào thành tựu công nghệ số, máy tính, tích hợp công nghệ như ( CNTT, CN
sinh học, CN Nano…..)
❖ Quan điểm:
- Đây là thách thức, cơ hội cho tất cả các nước đặc biệt là các nước kém phát triển
- Cần phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện CNH-HĐH dưới sự tác động
của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
+ nhân lực + nguồn lực về khoa học công nghê
+ điều kiện về tài nguyên + nguồn lực về vốn
 Trong bối cảnh với trình độ nước ta hiện nay, đây được coi là thách thức lớn. Do đó, đòi
hỏi nhiều biện pháp tuân thủ theo lộ trình tối ưu. Những giải pháp phải thực hiện 1 cách
đồng bộ,có sự đồng thuận của tất cả chủ thể
❖ Biện pháp:
- Hoàn thiện thể chế, xây dựng nền kinh tế dựa trên nền tảng sáng tạo
+ Xây dựng hệ thống đổi mới nâng cao năng suất, chất lượng
+ Đổi mới sáng tạo nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nghiên cứu
+ Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo trong khu vực doanh nghiệp

18
+ Phát huy vai trò của các trường, viên, trung tâm nghiên cứu, kết nối mạng lưới tri thức
toàn cầu
- Nắm bắt và đẩy mạnh việc ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng 4.0
+ Huy động nguồn lực của nhà nước, quốc tế để phục vụ cho nghiên cứu, triển khai và ứng
dụng CM công nghiệp
+ Đòi hỏi doanh nghiệp tối ưu mô hình, đảm bảo an ninh mạng…..
- Chuẩn bị kĩ điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác động tiêu cực của CM 4.0
+ Phát triển ngành CN
+ Đẩy mạnh CNH-HĐH nông thôn
+ Phát triển vùng lãnh thổ
+ Phát triển nguồn nhân lực
+ Chủ động hội nhập quốc tế
+ Mở rộng, xây dựng nâng cấp kết cấu hạ tầng, thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Câu 3: phân tích tình hình tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở VN

❖ Hội nhập kinh tế quốc tế:


- Là quá trình quốc giá đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế
giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung
- Đối với các nước đang và kém phát triển thì hội nhập quốc tế là con đường ngắn nhất
để rút ngắn khoảng cách tụt hạu so với các nước khác và có điều kiện phát huy hơn
nữa những lợi thế trong phân công lao động và hợp tác quốc tế
❖ Tính chất:
- Do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa
- Hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước, nhất là
nước đang và kém phát triển
- Lợi ích:
+ Là quá trình tọa ra liên kết giữa các quốc gia trên quy mô toàn cầu
+ Toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hđ kinh tế tạo ra sự phụ
thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động, phát triển
+ Làm gia tăng hệ thống phân công lao động, khiến cho nền kinh tế các nước trở
thành một bộ phận hữu cơ và không thể tách rời khỏi nền kinh tế toàn cầu
+ Làm giảm đi tình trạng cô lập mà các nước đang phát triển thường gặp, tạo cơ
hội tiếp cận tri thức cho các nước đang và kém phát triển

KẾT LUẬN:

19
- Với các nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để tiếp cận
và sử dụng nguồn lực bên ngoài như tài nguyên, khoa học công nghệ, là điều kiện thu
hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến
- Sự hội nhập kinh tế đang đem lại những lợi ích cho cả người SX và NTD trong các
nước thành viên
Mở cửa hội nhập là xu hướng tất yếu và cũng đem lại cho VN nhiều lợi ích đáng kể

Câu 4: phân tích những tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở VN

❖ Tác động tích cực:


- Nhập khẩu: quá trình thực hiện cam kết cắt giảm thuế, hoàn thiện hệ thống quản lí hải
quan theo tiêu chuẩn quốc tế, cắt giảm hàng rào thuế quan. Tác động tích cực đến xuất
nhập khẩu ở VN
- Mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại phát triển
- Nâng cao trình độ nguồn lực và khoa học công nghệ
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả hơn
- Tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt tình hình xu thế phát triển
của thế giới
- Cải thiện tiêu dùng trong nước, tiếp cận giao lưu với thế giới
- Mở rộng cơ hội việc làm
- Tác động đến hội nhập chính trị, tạo điều kiện để cải cách hướng tới 1 nhà nước pháp
quyền XHCN công bằng dân chủ văn minh
- Đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình ổn định mở khả năng phối hợp chung với
các nước trong những vấn đề chung
- Thu hút FDI
❖ Tác động tiêu cực:
- Doanh nghiệp nhỏ: áp lực cạnh tranh
- Xuất nhập khẩu: hàng rào thuế được gỡ bỏ nhưng vẫn còn nhiều hàng rào khác
- SX trong nước: tự do thuế nhập khẩu dẫn đến những vật phẩm giá thành rè
- Hàng rào kĩ thuật không hiệu quả dễ biến nước ta thành nơi tiêu thụ những hàng kém
chất lượng
- Gia tăng khoảng cách giàu nghèo
- Dễ biến thành bãi rác công nghiệp, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường…..
- Gia tăng buôn lậu,nhập cư bất hợp pháp….
- Bản sắc dân tộc dễ bị xói mòn do du nhập văn hóa nước ngoài
❖ Biện pháp:

20
- Với nhà nước: Nâng cao giám sát thị trường, tuyên truyền cho doanh nghiệp về hội
nhập
- Với nhà đầu tư: cần tăng cường năng lực của cơ quan quản lí trong việc giám sát dòng
vốn tránh nguy cơ bị rút vốn ồ ạt
- Với doanh nghiệp: chủ động tìm kiếm, nghiên cứu thông tin về kinh tế quốc tế và
pháp luật quốc tế

Câu 5: Trình bày những phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc trong
qua trình phát triển ở VN

❖ Tạo điều kiện thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hóa, chính trị củng cố an
ninh quốc phòng
- Đây là vấn đề cốt lõi của hội nhập
- Nhận thấy rõ cả mặt tích cực, tiêu cực vì nó tác động đa chiều, đa phương tiện. Mặt
tích cực là cơ bản hay tác động thúc đẩy hội nhập quốc tế đồng thời phải thấy rõ mặt
trái của hội nhập
 Là cơ sở đề ra chính sách phù hợp, khắc phục mặt trái sao cho phù hợp với thực tiễn
- Nhà nước và toàn xã hội là chủ thế trong hội nhập, hội nhập là sự nghiệp của toàn dân,
toàn danh nghiệp, toàn đội ngũ trí thức
 Hội nhập là sự nghiệp của tất cả mn
❖ Xây dựng chiến lược và lộ trinh hội nhập kinh tế phù hợp
- Đánh giá đúng bối cảnh quốc tế, xu hướng vận động kinh tế, chính trị thế giới, của
cách mạng công nghiệp và cụ thể là nước ta
- Đánh giá đúng vai trò của tổ chức kinh tế quốc tế, công ty xuyên quốc gia cũng như
điều chỉnh các chính sách của họ trong vai trò chủ đông, dẫn dắt các xu hướng liên kết
kinh tế quốc tế
- Đánh giá được những điều kiện khách quan, chủ quan
- Xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế
- Xây dựng phương hướng phù hợp với mục tiêu, giải pháp hội nhập kinh tế
- Chiến lược hội nhập gắn liền với tiến trình hội nhập
- Chiến lược hội nhập cần xác định rõ ràng lộ trình 1 cách hợp lí
❖ Tích cực, chủ động tham gia các liên kết kinh tế quốc tế, thực hiện đúng cam kết
của VN trong các liên kết
- Đặc trưng của hội nhập quốc tế là sự hình thành các liên kết kinh tế quốc tế tạo ra sân
chơi chung cho các nước
- Thực hiện cam kết hội nhâp nhằm xây dựng cộng đồng ASEAN

21
- Với tư cách là thành viên, VN đã nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết và
tích cực tham gia hđ trong khuôn khổ của tổ chức
- VN triển khai đầy đủ nghiêm túc các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế
❖ Hoàn thiện thể chế kinh tế và pháp luật:
- Hoàn thiện cơ chế thị trường trên cơ sở đổi mới mạnh mẽ, coi trọng khu vực tư nhân,
đổi mới sở hữu và doanh nghiệp nhà nước
- Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải cải cách hành chính, chính sách kinh tế, cơ chế
quản lí ngày càng minh bạch
- Thúc đẩy đầu tư của thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước
- Hoàn thiện pháp luật
- Ngăn ngừa và giảm thiểu các thách thức do tranh chấp quốc tế
❖ Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế
- Học hỏi tìm kiếm cơ hội cho doanh nghiệp
- Kết nối, chấp nhận cạnh tranh
- Học cách huy động vốn
- Học cách quản trị sự bất định
- Học đồng hành cùng chính phủ
- Hoc đối thoại pháp lí
❖ Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ
- Hoàn thiện bổ sung đường lối chung và đường lối kinh tế
- Đẩy mạnh CN hóa, hiện đại hóa đất nước
- Đẩy mạnh quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
- Tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, áp dụng công nghệ hóa
- Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng an ninh, đối ngoại trong hội nhập kinh tế

22

You might also like