You are on page 1of 2

1.

Vì sao nói tích lũy tư bản trong điều kiện tiến bộ kỹ thuật lại làm tăng nạn thất
nghiệp.
- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật cùng với sự tiến bộ của kỹ thuật sẽ làm cho cấu
tạo hữu cơ của tư bản tăng lên.
- Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ tư bản với sự phát triển của khoa học kỹ thuật làm
làm cho tư bản bất biến ( C) tăng cả tuyệt đối và tương đối nhưng mà nó sẽ làm
cho tư bản khả biến (v) giảm tương đối điều này dẫn đến thất nghiệp của người lao
động đây là sự bần cùng hóa giai cấp công nhân.
2. Vì sao nói quyền sử dụng đất là hàng hóa đặc biệt?
- Quyền sử dụng đất là quyền khai thác đất đai để phục vụ cho mục đích của con
người.
- Quyền sử dụng đất là hàng hóa đặc biệt bởi vì nó không có giá trị mà chỉ có giá trị
sử dụng và giá cả, có giá cả nhưng không do hoa phí lao động tạo ra mà chịu tác
động của nhiều yếu tố như giá trị của tiền, quan hệ cung cầu, đầu cơ, sự kham
hiếm, sự gia tăng dân số,….
3. Vì sao nói hàng sức lao động là hàng hóa đặc biệt?
- Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt là vì nó cũng có 2 thuộc tính là giá trị
và giá trị sử dụng như hàng hóa thông thường.
- Giá trị của hàng hóa sức lao động là để sản xuất và tái sản xuất nó để hiện thông
qua tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống bản thân người công nhân, con cái, gia
đình anh ta,… và chi phí đào tạo. Giá trị hàng hóa sức lao động mang yếu tố tinh
thần và lịch sử.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là dùng trong quá trình sản xuất để tạo
ra hàng hóa và tạo ra giá trị mới ( C+V) lớn hơn giá trị sức lao động (V).
4. Vì sao chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn giá trị hàng hóa?
- Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần giá trị của hàng hóa, bù lại giá cả của
những tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và giá cả của sức lao đồng để sản xuất ra hàng
hóa ấy. Công thức của chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là k = C +V
- Giá trị hàng hóa là chi phí thực tế đã sản xuất hàng hóa ấy. Công thức là G = C +
(V + m)
 Từ hai công thức trên là thấy G > k . Đồng nghĩa với Giá trị hàng hóa luôn lớn
hơn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa.
5. Vì sao nói giá trị thăng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thăng dự
tương đối.
- Giá trị thăng dự siêu ngạch là giá trị thăng dự trội hơn do giảm giá trị cá biệt xuống
thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa.
- Giá trị thăng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thăng dư tương đối
là vì giữa giá trị thăng dư siêu ngạch và giá trị thăng dư tương đối có một điểm
chung là đều tăng năng suất lao động nhưng mà giá trị thăng dư tương đối thì làm
tăng năng suất lao động xã hội còn giá trị thặng dư siêu ngạch thì làm tăng năng
suất lao động cá biệt.
6. Vì sao khi nói cường độ lao động thay đổi, các nhân tố khác không thay đổi sẽ
không ảnh hưởng đến giá trị của một đơn vị hàng hóa?
- Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực hoạt động trong sản xuất.
- Khi cường độ lao động thay đổi thì tổng số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị
thời gian sẽ thay đổi. Song, lượng thời gian lao đồng xã hội cần thiết hao phí để
sản xuất ra một đơn vị hàng hóa không thay đổi. Vì vậy giá trị của đơn vị hàng hóa
không thay đổi nên khi thay đổi cường độ lao động các nhân tố khác không thay
đổi sẽ không ảnh hưởng gì đến giá trị của một đơn vị hàng hóa.
7. Vì sao nói giá trị của đơn vị hàng hóa có quan hệ tỷ lệ nghịch với năng suất lao
động.
- Năng suất lao động là năng lực sản xuất được tính bằng số lượng sản phẩm hoặc
đơn vị thời gian.
- Khi NSLĐ tăng thì số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian
tăng lên nhưng mà hao phí lao động cần thiết trong 1 đơn vị hàng hóa giảm xuống.
Như vậy nó làm giảm giá trị trong một đơn vị hàng hóa  giá trị của đơn vị hàng
hóa có quan hệ tỷ lệ nghịch với năng suất lao động.
8. Vì sao nói tư bản cho vay là hàng hóa đặc biệt?
- Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi mà người chủ sở hữu nó cho
người khác sử dụng trong một thời gian nhất định nhằm mục đích thu tiền lời. Tiền
lời đó gọi là lợi tức.
- Tư bản cho vay người bán không mất quyền sở hữu người có quyền sử dụng trong
1 thời gian nhất định.
- Giá cả của tư bản cho vay được quyết định bởi giá trị sử dụng của nó, do đó không
những không quyết định giá trị mà còn thấp hơn nhiều so với giá trị.
9. Giải thích luận điểm: “ Độc quyền ra đời là do sự phát triển của cạnh tranh tự do”
- Cạnh tranh gay gắt làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản hàng loạt, còn
doanh nghiệp lớn tồn tại được cũng bị suy yếu. Để tiếp tục phát triển, các doanh
nghiệp còn tồn tại phải tăng cường tích tụ, tập trung sản xuất, liên kết với nhau
thành các doanh nghiệp với quy mô lớn hơn.
- Canh tranh tự do làm phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ; các doanh nghiệp lớn còn
tồn tại dẫn tới hình thành các doanh nghiệp độc quyền.
10. Kinh tế nhà nước có vai trò như nào trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước
ta hiện nay.
- Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước
ta hiện nay để thúc đẩy sự phát triển của các nền kinh tế khác và nhắm giữ các
ngành then chốt như xăng dầu, điện….
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết các vấn đề an sinh
xã hội.

You might also like