You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN


Môn: Kinh tế chính trị

ĐỀ BÀI:
Tích lũy tư bản là gì? Vì phải tích lũy tư bản? Hãy tưởng tượng
sau này bạn sẽ là một doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở nước ta, bạn sẽ làm gì để quy mô tư bản của bạn
ngày càng phát triển?

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hào


Họ và tên: Nguyễn Thị Hương Giang
Mã sinh viên: 11217624
Lớp: LLNL1106(122)_12
Hà Nội - 2022

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................................

Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍCH LŨY TƯ BẢN.........................................................

1. Bản chất của tích lũy tư bản...........................................................................................

2. Những nhân tố quyết định quy mô tích lũy tư bản.........................................................

3. Hệ quả của tích lũy tư bản..............................................................................................

Phần II: LIÊN HỆ, VẬN DỤNG..........................................................................................

1. Ý nghĩa của tích lũy tư bản trong thực tiễn....................................................................

2. Tưởng tượng sau này em sẽ là một doanh nhân trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở nước ta, để quy mô tư bản của em ngày càng phát triển, em sẽ:.............

KẾT LUẬN.............................................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................


LỜI MỞ ĐẦU
Vốn là nhân tố không thể thiếu trong buôn bán, kinh doanh và phát triển trong bất cứ
nền kinh tế nào từ trước tới nay. Căn cứ vào số vốn nhiều hay ít, các nhà đầu tư và sản
xuất có thể xác định quy mô kinh doanh và xác định sản phẩm của mình. Đồng thời, vốn
còn là cơ sở quyết định để đầu tư máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất và các tư liệu
sản xuất khác, thuê mướn lao động để từ đó doanh nghiệp có thể phát triển, mở rộng,
nâng cao năng suất đến mức tốt nhất. Nói rộng ra, cơ cấu kinh tế của một quốc gia cũng
phụ thuộc phần lớn vào vốn. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn hiệu quả không hề dễ dàng,
còn tùy thuộc vào khả năng của doanh nghiệp. Trong đó, tích lũy tư bản là mô hình mà
hầu hết doanh nghiệp nào cũng sử dụng với ưu điểm chi phí huy động thấp, an toàn cho
nhà tư bản trong quá trình sử dụng và đặc biệt vốn tích lũy thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp nên sẽ không gặp khó khăn trong việc sử dụng nó.
Với nhận thức sâu sắc về vai trò của việc tích lũy vốn phục vụ phát triển kinh tế đất
nước, trong bài viết này em sẽ trình bày những lý luận chung về tích lũy tư bản và ứng
dụng lý luận đó vào thực tiễn Việt Nam. Bài viết sẽ khó tránh khỏi những sai sót trong
quá trình nghiên cứu, em rất mọng nhận được sự đánh giá, hướng dẫn của cô. Em xin trân
trọng cảm ơn.

1
Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍCH LŨY TƯ BẢN
1. Bản chất của tích lũy tư bản.
Để chỉ ra bản chất của tích lũy tư bản, cần nghiên cứu về tái sản xuất.
Trong thực tế nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, quá trình sản xuất liên tục được
lặp đi lặp lại không ngừng, quá trình này được gọi là tái sản xuất.
Tái sản xuất có hai hình thức chủ yếu là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
Tái sản xuất giản đơn là quá trình tái sản xuất được lặp đi lặp lại với quy mô năm sau
giống quy mô năm trước. Tức là toàn bộ giá trị thặng dư đã được nhà tư bản tiêu dùng
cho cá nhân
Tái sản xuất mở rộng là quá trình tái sản xuất lặp lại với quy mô lớn hơn trước, đặc
trưng cho nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Muốn tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản không
thể dùng hết giá trị thặng dư cho tiêu dùng cá nhân mà phải dùng một phần giá trị thặng
dư để tăng quy mô đầu tư so với năm trước, gọi là tư bản phụ thêm. Sự chuyển hóa một
phần giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích lũy tư bản.
Như vậy, thực chất của tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư
thành tư bản hay là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư.
Ví dụ: Một tư bản ứng trước 100 (trong đó 80c và 20v), m’=100%
Quy mô sản xuất năm thứ nhất là 80c + 20v + 20m
Nếu tái sản xuất giản đơn, nhà tư bản sử dụng hết 20m cho tiêu dùng cá nhân, thì quy
mô sản xuất năm thứ hai là: 80c + 20v + 20m
Nếu nhà tư bản không sử dụng hết 20m cho tiêu dùng cá nhân, mà phân thành 10m1
dùng để tích lũy và 10m2dành cho tiêu dùng cá nhân. Phần 10m! được phân thành 8c + 2v,
khi đó quy mô sản xuất năm 2 sẽ là: 88c + 22v +22m (m’ vẫn như cũ). Như vậy vào năm
2, quy mô tư bản bất biến và khả biến, giá trị thặng dư đều tăng lên.
Mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự lớn lên không ngừng của giá trị. Để
thực hiện được điều đó các nhà tư bản không ngừng tích lũy và tái sản xuất mở rộng, xem
đó là phương tiện căn bản để bóc lột công nhân. Mặt khác do tính cạnh tranh quyết liệt
2
nên các nhà tư bản buộc phải không ngừng làm cho tư bản của mình tăng lên, điều đó chỉ
có thể thực hiện bằng cách tăng nhanh tư bản tích lũy. Do đó động cơ thúc đẩy tích lũy tư
bản và tái sản xuất mở rộng chính là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản – quy
luật giá trị thặng dư.
2. Những nhân tố quyết định quy mô tích lũy tư bản.
Quy mô của tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư và tỉ lệ phân
chia giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm và thu nhập.
Trường hợp thứ nhất, đối với trường hợp khối lượng giá trị thặng dư không đổi thì
quy mô của tích luỹ tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư đó
thành quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng của nhà tư bản. Vì tổng hai quỹ này bằng giá trị
thặng dư không đổi nên hai quỹ này tỷ lệ nghịch với nhau. Chẳng hạn, khi những chi phí
tiêu dùng cho bản thân lấy từ giá trị thặng dư nhiều, thì quỹ tích luỹ sẽ ít đi, từ đó quy mô
sản xuất sẽ bị bó hẹp và ngược lại. Vì vậy, các nhà tư bản cần phải xây dựng một kế
hoạch cân bằng hợp lý giữa hai khoản quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng.
Trường hợp thứ hai, khi giá trị thặng dư thay đổi, tức là tỷ lệ phân chia khối lượng
thặng dư được xác định thì giá trị thặng dư quyết định quy mô tích luỹ tư bản. Khi đó tư
bản phụ thêm sẽ tỉ lệ với giá trị thặng dư. Do đó, những nhân tố ảnh hưởng tới giá trị
thặng dư sẽ đồng thời quyết định đến quy mô của tích luỹ tư bản.
Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tích lũy tư bản gồm:
- Trình độ bóc lột sức lao động: tăng cường độ lao động, kéo dài ngày lao động, cắt
giảm tiền lương công nhân.
- Năng suất lao động xã hội: năng suất lao động tăng làm cho giá trị tư liệu sinh hoạt
giảm xuống, làm giảm giá trị sức lao động giúp cho nhà tư bản thu được nhiều giá trị
thặng dư hơn, góp phần tạo điều kiện cho phép tăng quy mô tích lũy.
- Sử dụng hiệu quả máy móc (sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng):
trong quá trình sản xuất, tư liệu lao động (máy móc, thiết bị) tham gia toàn bộ vào quá
trình, nhưng giá trị của chúng lại chỉ bị khấu hao từng phần. Mặc dù đã mất đi giá trị
3
như vậy, nhưng trong suốt thời gian hoạt động, máy móc vẫn có tác dụng như khi còn
đủ giá trị. Máy móc thiết bị càng hiện đại, thì sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng
và tư bản tiêu dùng càng lớn, do đó sự phục vụ không công càng lớn, tư bản lợi dụng
được những thành tựu của lao đọng quá khứ càng nhiều, dẫn đến quy mô tích lũy tư
bản ngày càng lớn.
- Quy mô của tư bản ứng trước: nếu thị trường thuận lợi, hàng hóa buôn bán được, tư
bản ứng trước càng lớn sẽ là tiền đề cho tăng quy mô tích lũy.
Tóm lại, để nâng cao quy mô tích luỹ, cần biết khai thác tốt lực lượng lao động xã hội,
tăng năng suất lao động, sử dụng triệt để năng lực sản xuất của máy móc, thiết bị và tăng
quy mô tư bản ứng trước.
3. Hệ quả của tích lũy tư bản.
3.1. Tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản.
Tư bản tồn tại dưới dạng vật chất và giá trị. Cấu tạo của tư bản gồm có cấu tạo kỹ
thuật và cấu tạo giá trị
- Cấu tạo kỹ thuật của tư bản: là tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và số lượng sức lao
động cần thiết để sử dụng các tư liệu đó. Để biểu thị cấu tạo kỹ thuật của tư bản, người ta
thường dùng các chỉ tiêu như số năng lượng hoặc số lượng máy móc do một công nhân
sử dụng trong sản xuất, ví dụ 100kw điện/1công nhân, 10máy dệt/1 công nhân.
Cấu tạo kỹ thuật của tư bản ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của chủ nghĩa
tư bản, biểu thị ở số lượng tư liệu sản xuất mà một công nhân sử dụng ngày càng tăng
lên.
- Cấu tạo giá trị của tư bản: là tỷ lệ giữa tư bản bất biến (hay giá trị của tư liệu sản xuất)
và tư bản khả biến (hay giá trị sức lao động) cần thiết để tiến hành sản xuất (C/V).
Cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị của tư bản quan hệ chặt chẽ với nhau. Những sự
thay đổi trong cấu tạo kỹ thuật của tư bản sẽ dẫn đến những sự thay đổi trong cấu tạo giá
trị của tư bản. Để biểu thị mối quan hệ này C.Mac dùng phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư
bản.
4
- Cấu tạo hữu cơ của tư bản: là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật của tư bản
quyết định và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật.
Như vậy, trong quá trình tích lũy, cùng với tác động thường xuyên của tiến bộ khoa
học và công nghệ, bộ phận tư bản bất biến tăng nhanh hơn bộ phận tư bản khả biến, tư
bản bất biến tăng tuyệt đối và tăng tương đối, còn tư bản khả biến thì có thể tăng tuyệt
đối, nhưng lại giảm xuống một cách tương đối. Từ đó, cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng
không ngừng biến đổi theo hướng ngày càng tăng lên.
3.2. Tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản.
- Tích tụ tư bản là việc tăng quy mô tư bản cá biệt bằng tích luỹ của từng nhà tư bản
riêng rẽ. Tích tụ tư bản, một mặt, là yêu cầu của việc mở rộng sản xuất, ứng dụng tiến bộ
kỹ thuật; mặt khác, khối lượng giá trị thặng dư tăng thêm lại tạo khả năng cho tích tụ tư
bản mạnh hơn.
- Tập trung tư bản là sự hợp nhất một số tư bản nhỏ thành một tư bản cá biệt lớn. Đây
là sự tập trung những tư bản đã hình thành, là sự thủ tiêu tính độc lập riêng biệt của
chúng, là việc biến nhiều tư bản nhỏ thành một số ít tư bản lớn hơn.
Trong quá trình tích lũy tư bản, tích tụ tư bản là điều tất yếu sẽ xảy ra. Nhà tư bản A
sau khi tích tụ trở nên lớn hơn, cạnh tranh với các nhà tư bản khác cũng lớn mạnh do tích
tụ, sẽ xảy ra hiện tượng canh tranh lẫn nhau, cuối cùng tạo nên một tư bản lớn mạnh hơn
nữa. Ngoài ra, cũng có trường hợp, khi nhiều nhà tư bản không thể cạnh tranh trên thị
trường, họ chọn cách tự nguyện sáp nhập để các bên cùng có lợi. Đó chính là tập trung
tư bản.
3.3. Quá trình tích lũy tư bản không ngừng làm tăng chênh lệch giữa thu nhập của nhà tư
bản với thu nhập của người lao động làm thuê cả tuyệt đối lẫn tương đối.
Cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng tăng, tức là c/v tăng, làm cho cầu tương đối về
sức lao động có xu hướng ngày càng giảm. Vì vậy, một số công nhân lâm vào tình trạng
bị thất nghiệp.

5
Từ đó, có thể thấy, qua quá trình tích lũy tư bản, thất nghiệp ngày càng tăng trong khi
các tư bản vẫn ngày càng lớn mạnh tạo ra khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn.

Phần II: LIÊN HỆ, VẬN DỤNG


1. Ý nghĩa của tích lũy tư bản trong thực tiễn
Đối với các doanh nghiệp hiện nay, việc vận dụng tích lũy tư bản để huy động vốn và
sử dụng vốn có hiệu quả là vô cùng quan trọng và cần thiết. Trên thực tế, các công ty
trong nước chưa thể cạnh tranh sòng phẳng với các công ty nước ngoài, một mặt do tiềm
lực kinh tế chưa đủ mạnh, mặt khác do chưa có chiến lược và chiến thuật thực sự phù
hợp.
Tích lũy tư bản mang lại những bài học kinh nghiệm cho việc sử dụng vốn có hiệu
quả. Doanh nghiệp cũng cần tiết kiệm chi tiêu một cách hợp lý, việc xây dựng cơ sở vật
chất, trang thiết bị sản xuất cũng cần được tính toán kỹ lưỡng. Nếu quyết định đầu tư
không hợp lý mà vội vàng sẽ dẫn đến lãng phí, thua lỗ. Yêu cầu đối với doanh nghiệp là
phải phân bổ tiêu dùng và tích lũy một cách hợp lý.
Bên cạnh đó, các công ty cũng cần tận dụng triệt để các nguồn lực của mình, đây là
tiền đề cho quá trình tích lũy vốn. Việc này đòi hỏi các công ty phải thích ứng linh hoạt
với điều kiện kinh tế của đất nước. Do đó doanh nghiệp phải có cơ chế, giải pháp huy
động và sử dụng vốn một cách hợp lý.
2. Tưởng tượng sau này em sẽ là một doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở nước ta, để quy mô tư bản của em ngày càng phát triển, em sẽ:
Đầu tiên em cần biết khai thác sức lao động của các công nhân trong doanh nghiệp
mình. Khi tỷ suất giá trị thặng dư m’ tăng sẽ tạo tiền đề để tăng quy mô giá trị thặng dư.
Từ đó mà tạo điều kiện để tăng quy mô tích lũy. Để nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư,
ngoài sử dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị
thặng dư tương đối, ta còn cần sử dụng các biện pháp như cắt xén tiền công, tăng ca tăng

6
kíp, tăng cường độ lao động.... Các biện pháp này giúp doanh nghiệp của em thu được
một lượng giá trị thặng dư dôi ra nhờ sức lao động của công nhân.
Thứ hai, doanh nghiệp của em cần tăng năng suất lao động xã hội lên. Nếu năng suất
lao động xã hội tăng lên, thời gian lao động cần thiết sẽ giảm xuống. Khi đó, lương của
công nhân cũng sẽ bị giảm theo, kéo theo cả sự giảm giá trị của sức lao động. Giá cả tư
liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng vì vậy mà cũng đồng thời giảm. Hệ quả là, với số thặng
dư dôi ra được, phần dành cho tích luỹ có thể tăng lên. Thêm vào đó, lượng thặng dư
dành cho tích luỹ cũng có thể chuyển hoá thành một khối lượng tư liệu sản xuất và sức
lao động phụ thêm lớn hơn. Tích lũy tư bản như thế đã tăng lên.
Thứ ba, doanh nghiệp em cần khai thác hiệu quả máy móc. Ta biết rằng các thiết bị
máy móc tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất, nhưng mức độ hao mòn của chúng rất
ít, chỉ dần dần chứ không phải như nguyên nhiên vật liệu. Giá trị của các thiết bị ấy đó
được chuyển dần vào từng sản phẩm. Máy móc thiết bị càng hiện đại, tối tân thì sức phục
vụ không công càng lớn, giá trị sức lao động của con người sẽ giảm. Các doanh nghiệp vì
vậy mà sử dụng được những thành tựu của lao động quá khứ ngày càng nhiều, tất nhiên
những lao động không công nằm dưới sự điều khiển của công nhân. Chúng được tích luỹ
lại cùng với quy mô ngày càng tăng của tích luỹ tư bản.
Thứ tư, em cũng cần nắm rõ được thị trường. Nếu nắm được thị trường thì doanh
nghiệp em sẽ kinh doanh vào mặt hàng được thị trường chuộng, lúc đó hàng hóa sẽ được
bán ra thuận lợi, tư bản thu vào của doanh nghiệp ngày càng lớn.

KẾT LUẬN
Phần trình bày trên đây của em đã làm rõ bản chất, khái niệm, ảnh hưởng của tích lũy
tư bản và các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy, đồng thời cũng đã chỉ ra ý nghĩa
của tích lũy tư bản đối với các doanh nghiệp. Qua đó, em cũng rút ra được một số
phương pháp có thể giúp gia tăng quy mô tích lũy trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội

7
chủ nghĩa ở Việt Nam. Từ đó, ta có thể thấy được vai trò quan trọng của tích lũy tư bản,
sử dụng nó một cách hiệu quả đế tập trung phát triển nền kinh tế Việt Nam ngày càng
vững mạnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin (dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý
luận chính trị). Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật.
2. Nghiên cứu về tích lũy tư bản có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế Việt Nam:
https://moicapnhap.com/nghien-cuu-ve-tich-luy-tu-ban-co-y-nghia-gi-doi-voi-nen-kinh-
te-viet-nam#y-nghia-vai-tro.
3. Luận văn Thạc sĩ kinh tế: Tăng cường nguồn vốn tích lũy để công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
4. Tapchitaichinh.vn, Studocu.com

You might also like