You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


KHOA KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
----

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

Giảng viên hướng dẫn: TS. Hoàng An Quốc


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Đan
Lớp 22C1POL51002409 MSSV: 31211027821 STT: 14

TP.HCM, ngày 14 tháng 10 năm 2022

1
MỤC LỤC
PHẦN 1. Câu hỏi 1.............................................................................................................
I. Phân tích, so sánh hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa (có ví dụ):....................................................................................................................
1.Phân tích hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị
trường tư bản chủ nghĩa .............................................................................................
2.So sánh hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường
tư bản chủ nghĩa ........................................................................................................
II Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề này đối với nước ta hiện nay?............................
1.Ý nghĩa lý luận của việc nghiên cứu vấn đề này đối với nước ta hiện nay?:...........
2.Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề này đối với nước ta hiện nay?:........
PHẦN 2. Câu hỏi 2.............................................................................................................
I. Nội dung và tác dụng của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đối với lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất ở nước ta hiện nay:.................................................................................................
1. Nội dung của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đối với lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất ở nước ta hiện nay :............................................................
2. Tác dụng của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đối với lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất ở nước ta hiện nay:.............................................................
II. Đề xuất cá nhân về việc cần làm gì để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện
đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư:.........................

2
PHẦN 1:
I. Phân tích, so sánh hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong
nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa:
1. Phân tích hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị
trường tư bản chủ nghĩa:
a. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: là giá trị thặng dư thu được do
kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu trong khi năng suất lao
động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi
Ví dụ: Nếu ngày lao động là 10 giờ, thời gian lao động tất yếu là 5 giờ, thời gian lao
động thặng dư là 5 giờ, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%.
Giả định nhà tư bản kéo dài ngày lao động thêm 4 giờ nữa với mọi điều kiện không đổi
thì giá trị thặng dư tuyệt đối tăng từ 5 giờ lên 9 giờ và tỷ suất thặng dư sẽ là
m’ = 9 giờ/ 5 giờ * 100% = 180%
Muốn có nhiều giá trị thặng dư, người mua hàng hóa sức lao động phải tìm mọi cách
để kéo dài ngày lao động và tăng cường độ lao động
Để có nhiều giá trị thặng dư, người mua hàng hóa sức lao động phải tìm mọi cách để
kéo dài ngày lao động và tăng cường độ lao động
Song, ngày lao động chịu giới hạn về mặt sinh lý ( ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí) để phục
hồi sức khỏe và cường độ lao động cũng không thể tăng quá sức chịu đựng của con
người. Đồng thời, việc kéo dài ngày lao động sẽ dẫn đến tình trạng phản kháng của
giai cấp công nhân.
b. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối: là phương pháp sản xuất ra
giá trị thặng dư được thực hiện bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu lại để
kéo dài một cách tương ứng thời gian lao động thặng dư trên cơ sở tăng năng suất
lao động xã hội trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi
Ví dụ: Ngày lao động là 8 giờ với 4 giờ là thời gian lao động tất yếu và 4 giờ là thời
gian lao động thặng dư. Vậy tỉ suất thặng dư là 100%. Nếu giá trị sức lao động giảm
khiến thời gian lao động tất yếu rút xuống còn 3 giờ thì thời gian lao động thặng dư sẽ
là 5 giờ. Khi đó: m’ = 5 giờ/ 3 giờ * 100% = 166 %
Vậy tỉ suất thặng dư đã tăng từ 100% lên 166%
Từ ví dụ trên suy ra, muốn rút ngắn thời gian lao động tất yếu phải giảm giá trị sức lao
động từ đó giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt, dịch vụ cần thiết để tái sản xuất sức lao
động bằng cách tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt.
2. So sánh hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị
trường tư bản chủ nghĩa:
Giống nhau:
- Mục đích: tăng tỉ suất và khối lượng giá trị thặng dư
- Tăng thời gian lao động thặng dư của công nhân, không chỉ đủ nuôi sống mình
mà còn tạo ra phần thặng dư.
- Sử dụng để bóc lột công nhân nhằm tạo giá trị thặng dư.

3
- Dựa trên cơ sở thời gian lao động thặng dư được kéo dài
- Đòi hỏi độ dài ngày lao động nhất định, cường độ lao động và năng suất lao
động nhất định.
Khác nhau:
Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối Sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Bóc lột bằng cách kéo dài tuyệt đối Bóc lột bằng cách hạ thấp giá trị sức
ngày lao động, tăng cường độ lao động lao động, thông qua giảm giá trị tư liệu
sinh hoạt và dịch vụ cần thiết cho
người công nhân
Ngày lao động phải dài hơn thời gian Thời gian lao động tất yếu giảm, năng
lao động tất yếu. Năng suất, giá trị, thời suất lao động tăng
gian lao động tất yếu không đổi

Áp dụng phổ biến khi lao động tiến bộ Áp dụng phổ biến khi công nghiệp cơ
còn thấp, kỹ thuật chậm khí, kỹ thuật đã tiến bộ

II. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề này đối với
nước ta hiện nay
1. Ý nghĩa lý luận:
- Nước ta có kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì vậy chúng ta cần phải
vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư mà các nhà tư bản đã sử dụng để
phát triển sản xuất và kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng cùng với việc phân phối theo lao
động, hiệu quả kinh tế nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
- Gạt bỏ tính chất, mục đích của tư bản chủ nghĩa đồng thời vận dụng các phương pháp
trên vào doanh nghiệp nhằm kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội; thúc
đẩy phát triển kỹ thuật mới, tiết kiệm chi phí sản xuất.
- Giúp ích đối với quá trình phát triển đất nước: Thúc đẩy tăng của cải phát triển kinh
tế; tăng năng suất lao động xã hội; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ra sức
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vận dụng các nguồn lực tạo đà phát triển mạnh.
2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Tích cực học tập từ đó quản lý các thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa trong nền
kinh tế nước ta để vừa khuyến khích phát triển, vừa hướng các thành phần kinh tế này
đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội.
- Dựa vào những sai lầm trong việc bóc lột của chủ nghĩa tư bản để đạt được giá trị
thặng dư, nước ta cần sửa chữa những sai lầm trong xây dựng nền kinh tế.
- Làm rõ hơn bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản ngay trong thành phần kinh tế tư
nhânở nước ta hiện nay.

4
- Nước ta sẽ có những chính sách đúng đắn để phát triển kinh tế tư bản tư nhân khi
hiểu rõ được bản chất của chủ nghĩa tư bản.
- Giúp doanh nghiệp vận dụng quy luật hợp lí để đảm bảo định hướng chủ nghĩa xã
hội.
PHẦN 2:
I. Nội dung và tác dụng của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đối
với lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở nước ta hiện nay:
a. Nội dung:
Thứ nhất: Tạo lập những điều kiện để chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc hậu
sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ
- Điều kiện trong nước: về tư duy phát triển, thể chế, nguồn lực, ý thức xây dựng
xã hội của người dân
- Điều kiện bên ngoài: môi trường quốc tế (chính trị, kinh tế,...)
Thứ hai: Thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi từ nền sản xuất - xã hội lạc hậu sang
nền sản xuất – xã hội tiến bộ. Các nhiệm vụ cụ thể gồm:
- Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lí và hiệu quả
- Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất
- Sẵn sàng thích ứng với tác động của bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư
b. Tác dụng:
- Tạo điều kiện thay đổi về chất nền sản xuất xã hội, tăng năng suất lao động, tăng sức chế
ngự của con người đối với thiên nhiên, tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống
nhân dân, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, góp phần quyết định sự thắng lợi của
chủ nghĩa xã hội.
- Tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố, tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước, nâng cao
năng lực quản lý, khả năng tích luỹ và phát triển sản xuất, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu
nhập, giúp cho sự phát triển tự do toàn diện của con người trong mọi hoạt động kinh tế - xã
hội.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học và công nghệ phát triển nhanh đạt trình độ tiên tiến
hiện đại. Tăng cường lực lượng vật chất - kỹ thuật cho quốc phòng, an ninh; bảo đảm đời
sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước ngày càng được cải thiện. Tạo điều kiện vật chất
cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức thực hiện sự phân công và hợp tác quốc
tế.
Sự phân tích trên cho thấy mối quan hệ gắn bó trực tiếp giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa
với lực lượng sản xuất. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là để thực hiện xã hội hóa sản xuất về
mặt kinh tế - kỹ thuật theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nó có tác dụng, ý nghĩa quan trọng
và toàn diện. Vì vậy, Đảng ta xác định: "Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất
nước theo hướng hiện đại ... là nhiệm vụ trung tâm"1 trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta.

5
II. Đề xuất cá nhân về việc cần làm gì để thúc đẩy quá trình công nghiệp
hóa hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần
thứ tư
- Hoàn thành thể chế, xây dựng nền kinh tế dựa trên nền tảng sáng tạo
Xây dựng và hoàn thiện thể chế về đổi mới sáng tạo: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng
tạo quốc gia; cải thiện khung pháp lý và tăng nguồn vốn con người cho đổi mới sáng
tạo; thúc đẩy liên kết đổi mới sáng tạo.
- Nắm bắt, đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu của cuộc CMCN 4.0
Nâng cao nhận thức về cơ hội và thách thức của CMCN 4.0 trong phát triển. Huy động
mọi nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ cho nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các
thành tựu của CMCN, đặc biệt là CMCN 4.0 vào sản xuất và đời sống.
Tối ưu hóa mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, hướng tới tự động hóa, tin học hóa
quản lý, triển khai những kỹ năng mới cho tổ chức và cá nhân, xây dựng chuỗi cung
ứng thông minh, đảm bảo an ninh mạng.
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác động tiêu cực của
cách mạng công nghiệp 4.0
+ Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin và truyền thông,
chuẩn bị nền tảng kinh tế số
+ Thực hiện chuyển đổi nền kinh tế và quản lí xã hội
+ Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn
+ Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao
- Học tập kinh nghiệm từ các nước đi trước trong cách mạng công nghệ 4.0, để
tránh được những sai lầm mà các nước đó mắc phải
- Có cách thức thúc đẩy để chắc chắn kỹ năng không bị tụt lại so với công nghệ
qua đó không xuất hiện tình trạng bất ổn xã hội do một nhóm kỹ năng còn ít sẽ
bị tụt lại phía sau

6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://kmacle.duytan.edu.vn/uploads/2eae0e86-e7c6-431d-aa08-
b8f89ba71921_giaotrinhkinhtechinhtri.pdf
2. Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác - Lê Nin, chương 3 trang 27,28
3. https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-te-thanh-pho-ho-
chi-minh/kinh-te-chinh-tri/so-sanh-hai-phuong-phap-san-xuat-gia-tri-thang-du-
trong-nen-kinh-te-thi-truong-tu-ban-chu-nghia/25049581
4. Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác - Lê Nin, chương 6 trang 61,62,63
5. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/823807/thuc-day-
phat-trien-khoa-hoc---cong-nghe-va-doi-moi-sang-tao-trong-qua-trinh-day-
manh-cong-nghiep-hoa%2C-hien-dai-hoa-dat-nuoc---diem-nhan-quan-trong-
trong%C2%A0nghi-quyet-dai-hoi-xiii-cua-dang.aspx

You might also like