You are on page 1of 5

NỘI DUNG

I. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường
TBCN.

Hai phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối
và phương pháp giá trị thặng dư tương đối.

- Sản xuất thặng dư tuyệt đối

Là phương pháp tạo ra giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt
quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động
và thời gian lao động tất yếu là không thay đổi

- Sản xuất thặng dư tương đối

Là phương pháp giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu
bằng cách nâng cao năng suất lao động xã hội, nhờ đó tăng thời gian lao động
thăng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động vẫn như cũ.

1. So sánh hai pp:


a) Sự giống nhau giữa hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:
- Cùng một mục đích là làm tăng thặng dư thời gian lao động
- Đều làm tăng tỷ suất giá trị thặng dư từ đó làm tăng khối lượng giá trị thặng
dư cho nhà tư bản.
b) Sự khác biệt:
 Sản xuất thặng dư tuyệt đối:
- Được áp dụng ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, thời kì này nền kinh tế
sản xuất chủ yếu là sử dụng lao động thủ công, hoặc lao động với những máy
móc giản đơn ở các công trường thủ công
- Nhà tư bản thực hiện bằng cách kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao
động, thích hợp với thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, năng suất lao động còn
thấp
- Bị giới hạn thời gian lao động bởi tinh thần, thể chất của người lao động.
Việc kéo dài ngày lao động đã dấy lên sự bất bình dẫn đến đấu tranh của giai
cấp công nhân.
- Tạo ra ít giá trị thặng dư hơn sản xuất thặng dư tương đối so với cùng quy
mô và thời gian sản xuất
 Sản xuất thặng dư tương đối:
- Được sử dụng khi sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đến giai đoạn đại công
nghiệp cơ khí, kỹ thuật đã tiến bộ làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh
chóng.
- Là phương pháp bóc lột mới tinh vi hơn thặng dư tuyệt đối, thực hiện bằng
việc giữ nguyên ngày lao động và tăng năng suất lao động xã hội.
- Không bị giới hạn vì năng suất có thể tăng lên đến vô hạn.
- Tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn sản xuất thặng dư tuyệt đối.

Hai phương pháp trên được các nhà tư bản sử dụng kết hợp với nhau để nâng cao
trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư
bản. Và tự động hóa sản xuất không phải là để giảm nhẹ mà là làm cho cường độ
lao động tăng lên dưới hình thức mới, sự căng thẳng của thần kinh thay cho
cường độ lao động cơ bắp.

2. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn


 Ý nghĩa lý luận:

Về mặt lý luận, mục đích nghiên cứu phương pháp sản xuất thặng dư là để phê
phán phương thức sản xuất, tìm ra bản chất bóc lột giá trị thặng dư của chủ nghĩa
tư bản cổ điển. Đồng thời khẳng định sự tiến bộ của lịch sử, sự phát triển lực
lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản: chỉ trong mấy thế kỷ đã tạo ra một lực
lượng sản xuất khổng lồ bằng lực lượng sản xuất của mấy ngàn năm trước đó
cộng lại, đồng thời đã nâng cao trình độ xã hội hoá sản xuất.

 Ý nghĩa thực tiễn:


Qua nghiên cứu, nhận thấy rằng quan hệ bóc lột chưa bao giờ biến mất hoàn toàn
bởi tác dụng giải phóng sức sản xuất của nó. Có thể vận dụng các phương pháp
sản xuất giá trị thặng dư trong các doanh nghiệp ở nước ta với mục đích cải tiến,
hoàn thiện phương pháp quản lý kinh tế, kích thích sản xuất, tăng năng suất lao
động và tiết kiệm chi phí sản xuất.

Đối với quá trình phát triển nền kinh tế của nước ta, việc nghiên cứu sản xuất giá
trị thặng dư gợi mở cho các nhà hoạch định chính sách phương thức làm tăng của
cải, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện điểm xuất phát của nước ta còn
thấp, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần tận dụng triệt để các nguồn lực, nhất là
lao động và sản xuất kinh doanh. Định hướng lâu dài: cần phải coi trọng việc
tăng năng suất lao động xã hội, coi đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền
kinh tế quốc dân là là giải pháp cơ bản để tăng năng suất lao động xã hội, thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế.

II. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

Sau 35 năm đổi mới, Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước

đã đưa nước ta từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc
gia có thu nhập trung bình thấp và ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và
thế giới.

1. Tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta
 Đối với lực lượng sản xuất:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần lớn trong công cuộc thúc đẩy sự phát
triển khoa học – kỹ thuật, ngày một hoàn thiện hơn các cơ sở hạ tầng, hình thành
các tuyến đường giao thương quan trọng và góp phần giúp trình độ lực lượng lao
động ngày một cao:

- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý I năm 2021 ước tính là 68,7%, lao
động qua đào tạo có bằng, cấp chiếm 26,0%, cao hơn 0,2 %so với quý trước
và cao hơn 0,8 % so với cùng kỳ năm trước.
- Hình thành đường tàu metro, 49 cảng biển, 166 cảng biển, 21 sân bay cùng
nhiều tuyến đường cao tốc quan trọng: Hà Nội – Hải Phòng, TP.HCM –
Vũng Tàu, …
- Một số thành tựu khoa học nổi bật: Giàn khoan tự nâng 90m nước, dây
chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông tân tiến nhất ở khu vực Đông
Nam (Viettel), trong năm vừa qua: Việt Nam là 1 trong 3 nước đầu tiên phân
lập, nuôi cấy thành công virus Corona; sản xuất vaccine phòng COVID-19
(vaccine Nanocovax), …
 Đối với quan hệ sản xuất:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã
hội chủ nghĩa và củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa công nhân, giữa nông
dân và trí thức:

- Về mặt tổ chức và quản lý sản xuất, nền kinh tế nước ta vận hành đầy đủ,
đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường. Nhà nước đóng vai trò định
hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh
bình đẳng, minh bạch và lành mạnh. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân
trong phát triển kinh tế-xã hội.
- Ban hành, sửa đổi: Hiến pháp (năm 2013) và xây dựng, sửa đổi Bộ luật Lao
động (các năm 2012, 2019), Luật Việc làm (năm 2013), Luật Bảo hiểm xã
hội (năm 2014), Luật An toàn, vệ sinh lao động (năm 2015), Bộ luật Tố tụng
dân sự (năm 2015),… nhằm củng cố quan hệ sản xuất, nâng cao phúc lợi cho
công công dân, trí thức.

 Bên cạnh những thành tựu vẫn tồn tại các hạn chế: không đủ nguồn nhân
lực trình độ cao, tư liệu sản xuất để có thể ứng dụng các thành tựu khoa
học- kỹ thuật, đặc biệt là trong cuộc cách mạng 4.0 hiện nay; kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, công tác quy hoạch
chất lượng thấp, quản lý
kém, gây gia tăng ô nhiễm môi trường, sự phân biệt hóa giàu nghèo ngày
càng rõ rệt,…
2. Biện pháp thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hoá
Theo quan điểm của em, để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước

trong điều kiện cách mạng 4.0, Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp trọng
tâm sau:

- Phát huy vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước, tạo điều kiện để các
doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều hơn các thành tựu khoa học, kỹ thuật
hiện đại hơn.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại, phát
triển mạnh khu vực dịch vụ: tập trung phát triển một số ngành như thương
mại, viễn thông, công nghệ thông tin, vận tải, logictics, dịch vụ kỹ thuật,

- Củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng, bảo đảm sử dụng tiết kiệm các nguồn
lực và hiệu quả tổng thể của nền kinh tế. Mục tiêu là hướng tới hình thành
các trung tâm đô thị nhằm tạo nền tảng hạ tầng và các nguồn lực, nhất là
nguồn lực về khoa học- công nghệ cho sự phát triển và chuyển đổi số.
- Phân bổ các nguồn lực hợp lý, có một trang web chính thống của chính
phủ để các doanh nghiệp đăng bài tuyển dụng trực tiếp lên, tạo cơ hội cho
người lao động dễ tìm việc hơn, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
- Nâng cao thêm trình độ tri thức, tay nghề của nguồn nhân lực: thúc đẩy
chuyển đổi tư duy từ phát triển nền công nghiệp phụ thuộc, gia công, lắp
ráp sang chủ động sáng tạo; đào tạo cơ bản cho công nhân trong việc sử
dụng các thiết bị, máy móc hiện đại,… . Đồng thời giải quyết vấn đề tăng
lương và phúc lợi của công nhân, viên chức trong Bộ luật Lao động 2019.

You might also like