You are on page 1of 1

Trình độ phát triển của LLSX ở Việt Nam hiện nay:

- Trình độ của người lao động: 


+ Đã được nâng cao rõ rệt và không ngừng tăng cao. 
Cụ thể: tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo có xu hướng tăng nhanh 
Năm 2009: số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên cả nước vào khoảng 47,7 triệu
người trong đó tỉ lệ lao động qua đào tạo chiếm khoảng 14,8%
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý II năm 2019 ước tính là
55,46 triệu người (chiếm hơn một nửa dân số với tỷ lệ 57.65%), lực lượng lao động
đã qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ chiếm 22,37% (lao động có trình độ đại học
trở lên chiếm 10,82 % (Theo số liệu của tổng cục thống kê)
(sử dụng biểu đồ thống kê)
+ Năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó,... kinh nghiệm và kỹ năng lao động của
con người Việt Nam cũng khác đáp ứng được nhu cầu cũng như đòi hỏi thực tế của
nền kinh tế đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. 
- Trình độ của tư liệu sản xuất: tiến bộ hơn so với thời kỳ trước đổi mới, cụ thể: 
+ Công cụ lao động hiện đại hơn: mua các máy móc hiện đại, áp dụng những thành
tựu khoa học mới vào trong sản xuất góp phần làm tăng năng suất lao động, giảm
chi phí sức lao động, tiết kiệm thời gian. 
Ví dụ: Trước thời kỳ đổi mới chúng ta sử dụng trâu, bò để cày, máy móc đưa vào
sản xuất còn hạn chế, thô sơ. Nhưng đến giai đoạn hiện nay, đã được thay thế bằng
máy cày,... đã trang bị bởi một hệ thống máy móc hiện đại nhập khẩu từ nước
ngoài, góp phần làm cho nền kinh tế đất nước phát triển nhanh. 
+ Đối tượng lao động hiện nay cũng hiện đại hơn nhiều: Nếu trước đây với nền văn
minh nông nghiệp thì đối tượng lao động chủ yếu là ruộng đất còn trong giai đoạn
hiện nay, với nền văn minh cơ khí thì đối tượng lao động được mở rộng với các
nguyên liệu như: than đá, chất đốt, dầu khí.... tất cả tạo điều kiện cho sự phát triển
ngày càng hiện đại của lực lượng sản xuất.
*Những QHSX đang được xây dựng và hoàn thiện phù hợp với trình độ phát triển
của LLSX:
Trong khi tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là qua
10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010, chúng ta đã từng
bước nhận thức và vận dụng quy luật này ngày càng rõ và đúng đắn hơn. 
VD:  Về kinh tế: 
 -  Chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo
định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu; nhiều thành phần kinh tế,
hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối, trong đó kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo
- Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa
phù hợp với xu hướng phát triển chung của nhân loại, vừa phù hợp với yêu cầu
phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta; với yêu cầu của quá trình xây dựng nền
kinh tế độc lập, tự chủ kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. 

You might also like