You are on page 1of 6

Nhóm 16b

Thành viên:
Nguyễn Huyền Trang 20211266
Nguyễn Trần Minh Trang 20213183
Vũ Quốc Trung 20217594
Lớp bài tập: 131732

A. Phân công nhiệm vụ


Nguyễn Huyền Trang:
- Tìm nội dung (phần Mô hình phù hợp nhất với tình hình công
nghiệp hóa ở Việt Nam)
- Làm powerpoint
- Làm video (record powerpoint)
- Thuyết trình
- Lồng tiếng
- Tổng hợp nội dung (file word)

Nguyễn Trần Minh Trang:


- Ý tưởng
- Tìm nội dung (phần Các mô hình công nghiệp hóa tiêu biểu trên
thế giới + Công nghiệp hóa ở Việt Nam (thực trạng))
- Vẽ tranh
- Chỉnh sửa video + Âm thanh
- Thuyết trình
- Lồng tiếng

Vũ Quốc Trung:
- Viết bài thuyết trình
- Thuyết trình
- Lồng tiếng

B. Bài thuyết trình:


Chủ đề 16: Trình bày một số mô hình công nghiệp hóa tiêu biểu trên
thế giới. Hãy cho biết mô hình nào phù hợp với điều kiện phát triển
công nghiệp hóa ở Việt Nam

1. Các mô hình công nghiệp hóa tiêu biểu trên thế giới
a. Mô hình công nghiệp hóa cổ điển

Công nghiệp hóa của các nước tư bản cổ điển, tiêu biểu là nước Anh
được thực hiện gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ I,
vào giữa thế kỷ XVIII. CNH ở Anh bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ,
mà trực tiếp là ngành công nghiệp dệt là ngành đòi hỏi vốn ít, thu lợi
nhuận nhanh. Sự phát triển của ngành công nghiệp dệt ở Anh, đã
kéo theo sự phát triển của ngành trồng bông và chăn nuôi cừu, để
đáp ứng nguyên liệu cho ngành công nghiệp dệt. Ngành công nghiệp
nhẹ và nông nghiệp phát triển, đồi hỏi phải cung cấp nhiều máy móc,
thiết bị cho sản xuất, từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành
công nghiệp nặng, mà trực tiếp là ngành cơ khí chế tạo máy

● Đặc điểm lịch sử xuất phát


- Mô hình công nghiệp hóa cổ điển khởi nguồn từ Anh, sau đó lan
rộng sang các nước Pháp, Đức, Mỹ...
- Những nước như Anh, Pháp có quy mô lãnh thổ và dân số tương
đối là lớn, đó là cơ sở để phân công lao động XH trong phạm vi
quốc gia. Những nước dẫn đầu TG về sự tiến bộ KH-CN thì quá
trình CNH không thể vay mượn (dựa vào) công nghệ từ bên ngoài
cũng như không lệ thuộc vào công nghệ bên ngoài. Quan hệ
KTQT lúc này còn hạn chế làm cho mức độ ảnh hưởng TG đối với
CNH & CDCC là không lớn. Nguồn tài nguyên là tương đối phong
phú đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của giai đoạn đầu của CNH

● Đặc điểm về vốn


- Quá trình CNH đòi hỏi nhiều vốn
- Chính vì vây,để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa nguồn vốn ở
các nước tư bản chủ yếu do khai thác lao động làm thuê, làm phá
sản những người sản xuất nhỏ trong nông nghiệp, đồng thời gắn
liền với việc xâm chiếm và cướp bóc thuộc địa. Quá trình này đã
dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa tư bản và lao động, làm bùng nổ
những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại nhà tư
bản ở các nước tư bản lúc bấy giờ, tạo tiền đề cho sự ra đời của
chủ nghĩa Mác. Quá trình CNH ở các nước tư bản cổ điển cũng
dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau và giữa các
nước tư bản với các nước thuộc địa, trong quá trình xâm chiếm và
cướp bóc thuộc địa đã dẫn đến phong trào đấu tranh giành độc
lập của các nước thuộc địa, thoát khỏi sự thống trị và áp bức của
các nước tư bản
- Trong mô hình cổ điển, vốn không gây áp lực lớn, và vì vậy không
xảy ra những mất cân đối trầm trọng về vốn

● Đặc điểm về chuyển dịch cơ cấu ngành


- Chuyển dịch tuần tự, từ từ từng bước: CN nhẹ → CN nặng →
GTVT, bưu điện → các ngành dịch vụ khác

● Đặc điểm về chuyển dịch lao động


- LĐ từ NN chuyển sang CN theo xu hướng chung, tuy nhiên giá trị
chuyển dịch này không gây ra những căng thẳng về vấn đề thất
nghiệp do quá trình chuyển dịch diễn ra từ từ và LĐ ở các quốc
gia này di cư sang những vùng đất mới nên không gây ra những
căng thẳng về lao động và việc làm ở trong nước

b. Mô hình công nghiệp hóa kiểu Liên Xô:

Mô hình này bắt đầu từ những năm 1930 ở Liên Xô (cũ) sau đó được
áp dụng cho các nước XHCN ở Đông Âu (cũ) sau năm 1945 và 1 số
nước đang phát triển đi theo con đường XHCN, trong đó có VN vào
những năm 1960. Con đường CNH theo mô hình LX (cũ) thường là
ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Để thực hiện được mục tiêu này
đòi hỏi nhà nước phải huy động những nguồn lực to lớn trong xã hội,
từ đó phân bổ, đầu tư cho ngành công nghiệp nặng, mà trực tiếp là
ngành cơ khí, chế tạo máy, thông qua cơ chế kế hoạch hóa tập
trung, mệnh lệnh. Chính phủ trực tiếp chỉ đạo các hoạt động kinh tế
thông qua các chỉ tiêu pháp lệnh.Nền kinh tế hoạt động dựa trên chế
độ công cộng từ tư liệu sản xuất và các tổ chức kinh tế tồn tại dựa
trên 2 hình thức quốc doanh và tập thể. Nguồn vốn để thực hiện lao
động sản xuất dựa vào tích lũy trong nước hoặc được huy động viện
trợ từ các nước Xã hội chủ nghĩa. CNH với mục tiêu và cơ chế nêu
trên, đã cho phép trong 1 thời gian ngắn các nước theo mô hình LX
(cũ) đã xây dựng được hệ thống CSVC- kỹ thuật to lớn, hoàn thành
được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, khi tiến bộ KHKT ngày càng phát
triển, hệ thống CSVC - kỹ thuật to lớn ở trình độ cơ khí hóa, đã
không thích ứng được, làm kìm hãm việc ứng dụng những tiến bộ kỹ
thuật mới, đồng thời với cơ chế kế hoạch hóa tập trung mệnh lệnh
được duy trì quá lâu đã dẫn đến sự trì trệ, đây là 1 trong những
nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của Liên Xô và hệ
thống XHCN ở Đông Âu

c. Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công
nghiệp mới (NICs):

Rút kinh nghiệm từ quá trình CNH của các nước tư bản cổ điển và
các nước XHCN (cũ), Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs)
như Hàn Quốc, SIngapore đã tiến hành CNH theo con đường mới.
Chiến lược CNH của các nước này, thực chất là chiến lược CNH rút
ngắn. Chính phủ xác định hướng phát triển kinh tế trong từng thời kỳ
và được cụ thể hóa bằng các bước đi thích hợp. Quá trình Công
nghiệp hóa chủ yếu được thực hiện bằng chiến lược hướng ra thị
trường thế giới, đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời phát triển sản xuất
trong nước thay thế hàng nhập khẩu thông qua việc tận dụng lợi thế
về KH-CN của các nước đi trước, cùng với việc phát huy nguồn lực
và lợi thế trong nước, thu hút nguồn lực từ bên ngoài để tiến hành
CNH gắn liền với hiện đại hóa. Về nguồn vốn, dựa trên sự huy động
tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước, ngoài nước dựa vào thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vay nợ. Kết quả là trong 1
khoảng thời gian ngắn, trung bình khoảng 20-30 năm đã thực hiện
thành công quá trình CNH, hiện đại hóa.

Quá trình CNH ở các nước NICs diễn ra trong 3 giai đoạn:
● GĐ1: Bắt đầu CNH vào giai đoạn những năm 1960s: xuất
khẩu hàng hóa tiêu dùng dựa vào lợi thế so sánh về lao động
và bảo hộ các ngành sản phẩm CN chế tạo nguyên liệu sản
xuất đầu vào trung gian như CN hóa chất, CN luyện kim
● GĐ2: Thập niên 1970s: Xuất khẩu sản phẩm của ngành CN
nặng (đóng tàu, ô tô, sản phẩm điện tử) và bảo hộ những sản
phẩm có hàm lượng công nghệ cao
● GĐ3: Xuất khẩu những sản phẩm có hàm lượng vốn và công
nghệ cao
2. Công nghiệp hóa tại Việt Nam
a. Thực trạng công nghiệp hóa tại Việt Nam hiện nay:
- CNH là một trọng những yếu tố quyết định đưa nước ta thoát khỏi
tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, khắc phục nguy cơ tụt hậu kinh tế ,
đồng thời cải thiện đời sống nhân dân, tăng cường tiềm lực quốc
phòng – an ninh, củng cố độc lập chủ quyền dân tộc
- Cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4 bắt đầu gần đây mở ra cơ hội
phát triển của CNH – HĐH Việt Nam trong quá trình phát triển lực
lượng sản xuất vì cuộc cách mạng chú trọng vào công nghệ số
- Việt Nam phải đẩy mạnh CNH – HĐH để phát triển KT – XH, tạo
điều kiện củng cố AN – QP & là tiền đề để xây dựng nền kinh tế
độc lập, tự chủ và phát triển quan hệ, hợp tác quốc tế

b. Mô hình phù hợp nhất với tình hình phát triển công nghiệp hóa
ở Việt Nam hiện nay

Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa trong khi một số nước tiên tiến
đang trong quá trình phi công nghiệp hóa=> chuyển sang phát triển
những ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch thay vì
phát triển những ngành công nghiệp hao phí quá lớn vể nhân lực và
nguyên vât liệu, gây ô nhiễm môi trường. Dù vậy, hiện nay, nên kinh
tế nước ta còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp nên không thể bỏ
qua CNH- 1 giai đoạn lịch sử quan trọng của sự phát triển lực lượng
sản xuất. Và với “lợi thế người đi sau”, mô hình phù hợp với ta là
CNH, HDH rút ngắn, đảm bảo tính bền vững trên cơ sở kết hợp sức
mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Đây là mô hình mới tích hợp
được nhiều nhân tố tích cực trong các mô hình trước đây, đặc biệt là
mô hình cnh của nhật, hàn và các nước nics. Mô hình này cho phép
vừa khai thác được nguồn lực bên trong, vừa tận dụng nguồn lực
bên ngoài, vừa tận dụng được những điều kiện hiện có, vừa đón đầu
được những điều kiện do thời đại tạo ra.

Cụ thể:
- Mô hình này đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh ứng dụng những
thành tựu khoa học, công nghệ mới hiện đại, chuyển giao công
nghệ từ các nước đi trước gắn liền với phát triển kinh tế tri thức
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu
quả, tập trung phát triển công nghiệp, đặc biệt hướng tới công
nghiệp công nghệ cao và tăng cường xuất khẩu, khai thác; phân
bố hiệu quả nguồn lực trong nước, thu hút các vùng và các lĩnh
vực của nền kinh tế, phù hợp phát triển chung của nền kinh tế và
phù hợp toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
- Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất, thực hiện thường xuyên nhiệm vụ
quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối, quan hệ quản lý; phân bổ
nguồn lực theo hướng tạo động lực phát triển, giải phóng sức
sáng tạo của tầng lớp nhân dân
- Kinh tế - Xã hội phải phát triển đồng thời, nâng cao chất lượng
cuộc sống, đảm bảo công bằng xã hội, bộ mặt chủ nghĩa xã hội
- Phát triển bền vững, bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo tồn
nguồn tài nguyên thiên nhiên

You might also like