You are on page 1of 32

2.1.

Công nghiệp hóa và các mô hình công nghiệp hóa ở các nước trên thế giới

* Công nghiệp hóa:


Theo dòng lịch sử nhân loại, quá trình lao động là lúc xuất hiện những con
đường mới, lối đi riêng mang tính cách mạng, qua đó vượt qua sức mạnh thể
chất hạn chế của con người nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình tạo ra của cải
vật chất. Cách mạng công nghiệp là một trong những cuộc cách mạng về kinh tế
và công nghệ đưa con người lên một vũ đài văn minh hơn. Vậy công nghiệp hóa
là gì?
Giải thích nôm na, “công nghiệp” là một lĩnh vực của kinh tế nhằm tạo ra của
cải vật chất theo quy mô tập trung nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người,
“hóa” ở đây là chuyển hóa, biến đổi. Hiểu đơn giản công nghiệp hóa chính là lấy
công nghiệp làm trọng điểm để phát triển hay lấy công nghiệp làm hướng phát
triển chung cho nền kinh tế. Khái quát hơn rằng: Công nghiệp hóa là quá trình
chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao động thủ công là chính sang nền
sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động bằng máy móc nhằm tạo ra năng suất
lao động xã hội cao.
Tuy nhiên quan niệm về công nghiệp hóa luôn phụ thuộc vào thời kì và bối cảnh
lịch sử . Ví dụ ở thời kì cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh vào thế kỉ
18, công nghiệp hóa chỉ đơn thuần là thay thế sức lao động của loài người bằng
máy móc chạy bằng hơi nước hay sức nước, tuy nhiên với thời kì công nghệ 4.0
hiện nay thì như vậy là còn quá sơ sài về nhận thức . Cụ thể để được coi là cách
mạng công nghiệp hóa thời nay thì cần đảm bảo công nghệ đưa vào phải đáp
ứng về năng suất , tính hiệu quả, tính tự động, tính kết nối và cả hiệu suất về
nhiên liệu tiêu thụ… vậy nên, khái niệm về công nghiệp có tính lịch sử. Dưới
đây sẽ trình bày về cách mô hình công nghiệp hóa nổi trội ở từng thời kì.

* Các mô hình công nghiệp hóa tiêu biểu trên thế giới:
-Mô hình công nghiệp hóa cổ điển:
Gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên trên thế giới, lẽ tất yếu
khi Anh là nơi đầu tiên trên thế giới nổ ra công cuộc công nghiệp hóa cho nền
kinh tế (kéo dài 60-80 năm). Bàn đạp là các phát minh công nghệ mang tính đột
phá, xe kéo sợi, máy dệt… và đặc biệt là máy hơi nước đã giúp Anh đẩy mạnh
phát triển công nghiệp nhẹ vào đầu thời kì, những ngành đòi hỏi số vốn ít và thu
lợi rất nhanh. Đặc biệt là nông nghiệp may mặc lúc bấy giờ rất được các chủ thể
doanh nghiệp quan tâm và chú trọng đã giúp đáp ứng nhu cầu về may mặc cho
người dân . Qua đó kéo theo sự phát triển về các nghành sản suất nguyên vật
liệu cho công nghiệp may như chăn nuôi cừu và trồng bông. Khi sản lượng đòi
hỏi quá lớn, các nhà tư bản lại cầu thị thêm vào máy móc và tư liệu sản suất, từ
đó giải thích lý do công nghiệp nặng sản xuất máy móc, linh kiện, phụ tùng phát
triển mạnh mẽ vào cuối thời kì.

Quản lý lao động trong nhà máy may dệt

Máy kéo sợi chạy bằng sức nước của Jenny


Tàu chạy bằng động cơ hơi nước của James Watt
Lối đi đầy tính đột phá đã lan tỏa và được các nước tư bản cổ điển như Pháp,
Đức, Ý… thời ấy tiếp nhận.
Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là vốn đầu tư, khi mà các nước tư bản cổ điển lúc
này chỉ mới bước qua thời kì phong kiến phương Tây lạc hậu, nguồn vốn và
nguồn lực không mạnh mẽ và ổn định. Để giải quyết vấn đề này, các nhà tư bản
ra sức bóc lột lao động làm thuê, làm phá sản những người sản xuất nhỏ trong
nông nghiệp, đồng thời gắn liền với việc xâm chiếm và cướp bóc thuộc địa. Biện
pháp mang tính tạm thời và mất nhân văn này đã dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc gay
gắt giữa tư bản và lao động, làm bùng nổ những cuộc chiến tranh của giai cấp
công nhân chống lại tư bản ở các nước tư bản lúc bấy giờ, tạo tiền đề cho sự ra
đời của chủ nghĩa Mác. Quá trình công nghiệp hóa cũng dẫn đến mâu thuẫn giữa
các nước tư bản với nhau và các nước tư bản với các nước thuộc địa, trong quá
trình xâm chiếm và cướp bóc thuộc địa đã dẫn đến phong trào đấu tranh giành
độc lập của các nước thuộc địa, thoát khỏi sự thống trị và áp bức của các nước
tư bản.
- Mô hình công nghiệp hóa kiểu Liên Xô (cũ):
Sự nghiệp công nghiệp hóa ở Liên Xô là quá trình tăng tốc xây dựng tiềm lực
công nghiệp của Liên bang Xô viết nhằm thu hẹp sự tụt hậu về kinh tế so với
các nước tư bản phát triển, được tiến hành từ tháng 5 năm 1929 cho đến tháng 6
năm 1941. Đặc trưng của mô hình này là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
gắn với phát triển nguồn lực trong nước và quản lý lao động theo hướng tập
trung.
Chế tạo linh kiện máy móc trong nhà máy ở Liên xô

Nhà nước Liên xô lúc bấy giờ đặt ra nhiệm vụ chính của công cuộc công nghiệp
hóa là chuyển đổi Liên Xô từ một nước nông nghiệp thuần túy thành một quốc
gia công nghiệp hàng đầu. Khởi đầu của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là
một phần không thể thiếu của "gấp ba nhiệm vụ tái thiết căn bản xã hội" (bao
gồm công nghiệp hóa, kinh tế tập trung, tập thể hóa nông nghiệp và một cuộc
cách mạng văn hóa) được đặt ra bởi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất cho việc phát
triển kinh tế quốc gia kéo dài từ năm 1928 cho đến năm 1932.

Nhờ sự đồng lòng và quyết tâm thực hiện không ngừng nghỉ của Liên xô, chỉ
sau khoảng 18 năm Liên Xô đã hoàn thành công nghiệp hóa đất nước(trong khi
đó Anh cần gần 200 năm, Mỹ cần 120 năm). Và từ đó vươn mình lên thứ 2 thế
giới về kinh tế chỉ đứng sau Mỹ. Đó như 1 ngọn đuốc thăp sáng dẫn lối cho một
hệ thống các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa ở cả 2 lục địa, trong đó ở
Châu Á còn có Việt Nam những năm 60 của thế kỉ trước

Nền kinh tế đủ mạnh để Liên Xô chạy đua vũ trang với Mỹ

Vấn đề: khi tiến bộ khoa học, kỹ thuật ngày càng phát triển, hệ thống cơ sở vật
chất - kỹ thuật to lớn ở trình độ cơ khí hóa, đã không thích nghi được, làm kìm
hãm việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới, đồng thời với cơ chế kế hoạch
hóa tập trung mệnh lệnh được duy trì quá lâu đã dẫn đến sự trì trệ cùng với
những chính sách cải tổ kém hiệu quả của Gorbachev đây là một trong những
nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của Liên Xô và hệ thống
XHCN ở Đông Âu.
-Mô hình công nghiệp hóa ở Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs):
Thông qua tận dụng lợi thế công nghệ các nước đi trước, rút kinh nghiệm những
sai lầm của các mô hình, Nhật Bản đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ, tối ưu lợi
thế trong nước, tăng cường sản xuất trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài, chú
trọng vốn đầu tư , nguồn lực bên ngoài để tiến hành công nghiệp hóa gắn liền
hiện đại hóa và hội nhập.

Dây truyền sản xuất ô tô ở Nhật

Nhập khẩu và cải tiến công nghệ sản xuất

Kết quả là chỉ sau 20-30 năm, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới như
Singapore, Hàn Quốc đã thành công công nghiệp hóa đất nước.
Từ thực tiễn của Nhật Bản và các nước công nghiệp hóa mới (NICs) cho thấy,
trong thời đại ngày nay các nước đi sau nếu biết khai thác tốt lợi thế trong nước
và tận dụng, tiếp thu những nguồn lực, đặc biệt là những thành tựu khoa học,
công nghệ mới, hiện đại của các nước tiên tiến, thì sẽ giúp cho quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả. Việc tiếp thu và
phát triển khoa học, công nghệ mới, hiện đại của các nước kém phát triển có thể
thực hiện bằng các con đường cơ bản sau:
 Một là, thông qua đầu tư nghiên cứu, chế tạo và hoàn thiện dần dần trình
độ công nghệ từ trình độ thấp đến trình độ cao, con đường này thường
diễn ra trong thời gian dài, và tổn thất nhiều trong quá trình thử nghiệm.
 Hai là, tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại từ các nước phát triển
hơn, con đường này một mặt đòi hỏi phải có nhiều vốn và ngoại tệ, mặt
khác luôn luôn chịu sự phụ thuộc vào nước ngoài.
 Ba là, xây dựng chiến lược phát triển khoa học, công nghệ nhiều tầng, kết
hợp cả công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại. Kết hợp vừa
nghiên cứu chế tạo vừa tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước phát
triển hơn, con đường vừa cơ bản, vững chắc vừa đảm bảo đi tắt và bám
đuổi theo các nước phát triển hơn.

*Kinh nghiệm cho quá trình công nghiệp hóa ở VN trong quá khứ:
 Kinh nghiệm từ Liên Xô:
+ Với vai trò là người anh cả, là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới,
Liên Xô đã thực hiện thành công công nghiệp hóa và trở thành nước công
nghiệp mạnh với mô hình ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Các nước khác
trong hệ thống chủ nghĩa xã hội, bao gồm Việt Nam, học tập theo mô hình Liên
Xô để tiến hành công nghiệp hóa đất nước, từng bước đi lên xã hội chủ nghĩa
+ Ở miền Bắc, công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa bắt đầu được hình thành từ
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III năm 1960 với chủ trương chính là: “Xây
dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp
với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công
nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công
nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước
có công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại”
(nguồn:https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/cong-nghiep-hoa-o-
viet-nam-va-qua-trinh-phat-trien-kinh-te-xa-hoi.html). Phát triển theo mô hình
chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu chính là phương hướng cơ bản
của giai đoạn này. Từ đó, theo Bộ Tài Chính, tỷ trọng giá trị công nghiệp tăng từ
18,2% (1960) lên 22,2% (1965); 26,6% (1971) và 28,7% (1975).
(nguồn:https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=BTC336330)
+ Tuy nhiên, miền Bắc Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa từ một nền kinh tế
lạc hậu, nghèo nàn (xuất phát điểm khi bước vào thực hiện công nghiệp hóa rất
thấp: theo Wikipedia, năm 1960, cơ cấu ngành công nghiệp chỉ chiếm 12,8%,
tương ứng nông nghiệp chiếm 36,4%; sản lượng lương thực/người dưới 300 kg;
GDP/người dưới 105 USD), những tiền đề cần thiết cho phát triển hạn chế, lại
trong điều kiện đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc và cùng
nhiều nguyên nhân chủ quan khác.

Cơ cấu kinh tế miền Bắc Việt Nam năm 1960 (%)

Nông Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ


nghiệp
Tổng Công nghiệp Xây dựng

36,4 14,5 12,8 1,7 49,1


(nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_Vi%E1%BB
%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a)
=> Việt Nam đã không đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế đã đặt ra, đất
nước vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển và rơi vào khủng
hoảng kinh tế - xã hội.
 Kinh nghiệm từ Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs):
+ Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm thu hút tối đa các
nguồn lực từ bên ngoài, để phát triển đất nước. Nhật Bản tiếp cận với kỹ thuật
tiên tiến của phương Tây chủ yếu theo con đường nhập khẩu với mọi hình thức:
nhập khẩu trực tiếp, mua phát minh sáng chế, khuyến khích nhân tài trong nước
đi du học ở nước ngoài để học hỏi những tri thức mới của các nước phát triển
hơn. Ngoài ra, Chính phủ cũng thực thi các chính sách thu hút các tổ chức và
người nước ngoài có bằng sáng chế, có trình độ trong mọi lĩnh vực đến làm việc
tại Nhật Bản. Đáng chú ý, bí quyết để rút ngắn thời kỳ công nghiệp hóa là Nhật
Bản không bắt chước nguyên mẫu của nước ngoài, mà luôn khuyến khích doanh
nghiệp và người dân nghiên cứu cải tiến công nghệ nhập khẩu để thích nghi, phù
hợp với điều kiện đất nước bởi vì nếu tự mò mẫm để chế tạo công nghệ mới thì
sẽ mất nhiều thời gian và tiền của, nhưng nếu bắt chước vụng về, nguyên xi thì
lại sẽ muôn đời là nước đi sau. Trên cơ sở đó, các ngành công nghiệp mới phát
triển rất nhanh và rồi cũng lại nhanh chóng bị thay thế bởi một ngành công
nghiệp khác mới hơn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của khoa học - công
nghệ.
+ Trong quá trình công nghiệp hóa, các nước NICs đều thực hiện chính sách kết
hợp và chuyển đổi giữa các mô hình công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, công
nghiệp hóa hướng về xuất khẩu với các sản phẩm hướng tới công nghệ cao theo
từng giai đoạn phát triển.
+ Rút kinh nghiệm từ những nước kể trên, đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
(năm 1986) đã sự thay đổi trong lựa chọn mô hình chiến lược công nghiệp hóa,
chuyển từ mô hình hướng nội (thay thế nhập khẩu) trước đây bằng mô hình hỗn
hợp (hướng về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu), đồng thời chuyển đổi
mục tiêu từ “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng” sang “lấy nông nghiệp và
công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu làm trọng tâm”.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986)

+ Tiếp theo, lần lượt các đại hội VIII (năm 1996), đại hội IX (2001) và đại hội
XI (2011) đều đã điều chỉnh chính sách công nghiệp hóa theo hướng gắn công
nghiệp hóa với hiện đại hóa, lấy khoa học – công nghệ làm động lực, lấy nguồn
lực con người làm yếu tố trung tâm của công nghiệp hóa, gắn kết chặt chẽ giữa
phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.
+ Kết quả là trong giai đoạn 1996 - 2012, tỷ trọng của ngành công nghiệp khai
khoáng trong giá trị sản xuất ngành công nghiệp đã giảm từ 13,52% xuống còn
7,57%; ngược lại, tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng từ 80,26%
lên 87,82% (theo Bộ Tài Chính).
(nguồn:https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=BTC336330)
*Bài học cho công nghiệp hóa ở VN hiện tại:
 Tiếp thu có chọn lọc thành tựu KH-CN của văn minh nhân loại.
 Phát huy nguồn lực trí tuệ và tinh thần của con người Việt Nam, đặc biệt
coi trọng phát triển giáo dục và đào tạo khoa học – công nghệ.
 Tận dụng lợi thế của một nước đi sau có điều kiện học hỏi những kinh
nghiệm kỹ thuật, công nghệ và thành quả của các nước đi trước, tận dụng
xu thế của thời đại qua hội nhập quốc tế để rút ngắn thời gian.
2. Tính tất yếu khách quan và nội dung của công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở
Việt Nam.
a) Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa là một quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt
động xản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động
thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ,
phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và
tiến bộ khoa học – công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động cao.

Ví dụ về Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa:Trong lĩnh vực nông nghiệp, các loại giống
lúa, cây trồng và vật nuôi mới đã được tạo ra nhờ sự ứng dụng của khoa học và công
nghệ. Những loại giống này có năng suất và chất lượng cao hơn so với giống thông
thường và được áp dụng rộng rãi. Công nghệ tưới phun mưa, nuôi trồng trong nhà và
các phương pháp canh tác khác cũng đã giúp tăng năng suất và giảm thiểu tác động
của các yếu tố thời tiết.

Việc áp dụng khoa học công nghệ vào việc tạo ra các giống lúa mới, cây trồng mới
hay sử dụng công nghệ tưới phun mưa, nuôi trồng trong nhà và các phương pháp canh
tác khác giúng tăng năng suất chính là biểu hiện của Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
được ứng dụng vào nông nghiệp.
Lý do khách quan Việt Nam phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa bao gồm
 Một là, lý luận và thực tiễn cho thấy, công nghiệp hóa là quy luật phổ biến của sự
phát triển lực lượng sản xuất xã hội mà mọi quốc gia đều trải qua dù ở các quốc
gia phát triển sớm hay các quốc gia đi sau.
Trích dẫn từ : (https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?
dDocName=MOFUCM090266)
”...Vào giữa thế kỷ XVIII, một số nước phương Tây, mở đầu là nước Anh đã tiến hành
cuộc cách mạng công nghiệp, với nội dung chủ yếu là chuyển từ lao động thủ công
sang lao động cơ khí. Đây là mốc đánh dấu sự khởi đầu cho tiến trình công nghiệp hóa
của thế giới. Tuy vậy, phải đến thế kỷ XIX, khái niệm công nghiệp hóa mới được dùng
để thay thế cho khái niệm cách mạng công nghiệp, mặc dù sau cách mạng công nghiệp
ở Anh, một thế hệ công nghiệp hóa đã diễn ra ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật
Bản…”
Như vậy ta dễ dàng nhận ra, cách nước càng phát triển lớn mạnh chính là các nước đã
trải qua cách mạng công nghiệp hay công nghiệp hóa - hiện đại hóa từ lâu và chính
quá trình đó đã thúc đẩy nền công nghiệp của họ càng ngày càng phát triển. Có thể nói
công nghiệp hóa - hiện đại hóa chính là một quá trình không thể thiếu trên con đường
xây dựng đất nước.

Hình ảnh về cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 1 ở Anh
Bản chất của công nghiệp hóa là quá trình tạo ra động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế,
là đòn bẩy quan trọng tạo sự phát triển đột biến trong các lĩnh vực hoạt động của con
người.Thông qua công nghiệp hóa, các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân
được trang bị những tư liệu sản xuất, kỹ thuật- công nghiệp ngày càng hiện đại, từ đó
nâng cap năng suất lao động, tạo ra của cải vật chất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và
đa dạng của con người.
Mỗi phương thức sản xuất có một cơ sở vật chất- kỹ thuật tương ứng. Cơ sở vật chất -
kỹ thuật của một phương thức sản xuất là hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng
sản xuất xã hội, phù hợp với trình độ kỹ thuật mà lực lượng lao động xã hội sử dụng
để tiến hành quá trình lao động sản xuất. Cơ sở vật chất - kỹ thuật được xem là tiêu
chuẩn đánh giá mức độ hiện đại của một nền kinh tế, đây cũng là điều kiện quyết định
để xã hội có thể đạt được một năng suất lao động nào đó.

Cơ sở vật chất- kỹ thuật là tiêu chuẩn để đánh giá một nền kinh tế
Xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật chính là nhiệm vụ hàng đầu các quốc gia cần thực
hiện để đi lên chủ nghĩa xã hội. Cơ sở vật chất- kỹ thuật là nên kinh tế hiện tại: có cơ
cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hóa cao dựa trên trình độ khoa học và công nghệ
hiện đại.
Ví dụ: Sau năm 1954 miền Bắc hoàn toàn giải phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội. Miền
Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản
chủ nghĩa từ xuất phát điểm rất thấp, với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, bị chiến
tranh tàn phá nặng nề. Cơ sở vật chất – kỹ thuật nghèo nàn. Trình độ, năng suất lao
động thấp, đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật vừa ít về số lượng, vừa hạn chế về năng
lực và kinh nghiệm điều hành, quản lý. Từ đó ta có thể hiểu được để bước lên xã hội
chủ nghĩa thì đất nước phải thực hiện phát triển cơ sở vật chất và khi đã bước lên xã
hội chủ nghĩa thì phát triển cơ sở vật chất- khoa học kỹ thuật là tất yếu.

Nền nông nghiệp Việt Nam những năm 5x-6x Nền nông nghiệp Việt Nam ngày nay
 Hai là nước ta đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở
vật chất kĩ thuật thấp kém, trình độ của lực lượng sản xuất chưa cao, quan hệ sản
xuất mới chưa hoàn thiện. Vì vậy, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật phải thực
hiện từ đầu thông qua CNH – HĐH. Mỗi bước tiến của quá trình CNH – HĐH là
bước một bước tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật cho CNXH, phát triển mạnh
mẽ lực lượng sản xuất và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN, trên cơ sở
đó từng bước nâng dần trình độ văn minh của xã hội.

Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, trước hết là nhằm xây dựng cơ
sở vật chất- kỹ thuật cho nền kinh tế dựa trên những thành tựu khoa học - công nghiệp
hiện đại. Bước tiến của công nghiệp hóa - hiện đại hóa cũng là bước tăng cường cơ sở
vật chất - kỹ thuật của xã hội chủ nghĩa, cũng như củng cố, hoàn thiện các quan hệ sản
xuất xã hội chủ nghĩa, từ đó mà nền sản xuất xã hội không ngừng phát triển, đời sống
người dân được nâng cao.
CNH-HDH phát triển lực lượng sản xuất, nhằm khai thác, phát huy và sử dụng có
hiệu quả nguồn lực trong và ngoài nước, từ đó nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền
kinh tế. CNH-HDH còn thúc đẩy sự liên kết, hợp tác giữa các ngành, các vùng trong
nước và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, tham gia vào quá trình phân công lao động,
hợp tác quốc tế ngày càng hiệu quả.
CNH-HĐH làm phát triển cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng và quy mô quá trình sản
xuất các mặt hàng. Dễ thấy nhất, những năm gần đây, Việt nam đang tăng cường
chuyển giao và giải các công nghệ từ nước ngoài và hướng năm 2030 thì sẽ có khoảng
1000 công nghệ nước ngoài được chuyển giao, 30 công nghệ được giải mã (Dữ liệu từ:
https://vneconomy.vn/muc-tieu-1-000-cong-nghe-nuoc-ngoai-duoc-chuyen-giao-va-
30-cong-nghe-duoc-giai-ma-lam-chu.htm).
Có thể thấy GDP là một kết quả biểu hiện cho sự phát triển CNH-HĐH Việt Nam ta:

Có thể thấy sự tăng trưởng GDP nước ta qua các năm khá là đồng đều, tuy nhiên giai
đoạn năm 2020-2021 nước ta hứng chịu 1 đòn búa nặng nề bởi đại dịch Covid-19, quá
trình sản xuất bị chậm lại đáng kể, từ đó GDP tăng trưởng không còn tăng mạnh như
các năm trước. Tuy nhiên, kể từ năm 2022, đại dịch được đẩy lui, quá trình xản xuất,
CNH-HĐH được quay trở lại với con đường chạy đua vốn dĩ của nó, GDP nước ta
tăng mạnh đột biến so với các năm trước đó. Từ đó có thể thấy sự quan trọng của quá
trình CNH-HĐH ảnh hưởng mạnh mẽ như thế nào tới sự phát triển đất nước ta.
CNH-HDH củng cố khối liên minh công nhân, nông dân và tri thức. Nâng cao vai trò
lãnh đạo của giai cấp công nhân.
CNH-HDH tăng cường tiềm lực an ninh, quốc phòng góp phần nâng cao sức mạnh
đất nước. Tạo điều kiện vật chất, tinh thần xây dựng nền văn hóa mới và con người
mới xã hội chủ nghĩa.
Công nghiệp hóa- hiện đại hóa đã giúp đất nước phát triển về kinh tế, cơ sở vật chất,
khoa học kỹ thuật và tạo chỗ đứng cho đất nước trên trường thế giới từ đó tạo điều
kiện giúp đất nước phát triển quốc phòng, các vũ khí an ninh giúp đất nước tăng cường
an ninh quốc phòng, bảo vệ đất nước.

Như vậy, ta có thể kết luận CNH – HĐH là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Nhân dân ta đã lựa chọn.

 Đặc điểm chủ yếu của Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam:
- CNH – HĐH theo định hướng XHCN, thực hiện mực tiêu “dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”.
- CNH – HĐH gắn với việc phát triển kinh tế tri thức.
- CNH – HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- CNH – HĐH trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và Việt Nam đang tích cực, chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế.
b) Nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam
- Một là, cần tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi nền sản xuất -
xã hội lạc hậu sang sản xuất - xã hội tiến bộ. Điều này cần có sự phát triển về tri
thức, tư duy và nguồn lực.
Tri thức là nguồn lực vô hình to lớn, quan trọng nhất trong đầu tư phát triển, là nguồn
lực có vị trí quyết định nhất của sản xuất và là động lực quan trọng nhất cho sự phát
triển. Tri thức cũng là động lực mạnh mẽ cho các lĩnh vực sáng tạo khoa học, phát
minh, sáng chế, công nghệ, điều hành, quản lý và tổ chức xã hội đồng thời thúc đẩy
mạnh mẽ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam.
- Sự phát triển về tri thức, tư duy rõ ràng đã mang lại những tác động không nhỏ cho
sự phát triển công nghiệp và dịch vụ của các công ty tại Việt Nam tiêu biểu là các
công ty vận chuyển như Gojek.

- Họ đã phát triển và cải thiện các phần mềm điện thoại, thay đổi từ các hình thức
chăm sóc khách hàng truyền thống sang phát triển qua thiết bị thông minh giúp cho
tăng khả năng kết nối với khách hàng đồng thời mở rộng được ra các lĩnh vực mới
phục vụ những nhu cầu của khách hàng
Để phát triển tri thức, tư duy cần những tiền đề trong nước, quốc tế. Vì vậy chúng ta
cần tạo lập những điều kiện cần thiết trên tất cả các lĩnh vực của đời sống sản xuất.
Những điều kiện chủ yếu cần có như: tư duy phát triển, thể chế và nguồn lực, môi
trường quốc tế thuận lợi và trình độ văn minh của xã hội, ý thức xây dựng xã hội văn
minh của người dân. Ngoài ra cũng cần phát triển hệ thống giáo dục đào tạo có chất
lượng, phát triển hạ tầng cơ sở thông tin hiện đại, phát triển hệ thống sáng tạo có hiệu
quả và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên không có nghĩa là chờ chuẩn bị đầy đủ mới thực hiện công nghiệp hóa hiện
đại hóa mà phải thực hiện nhiệm vụ trên một cách đồng thời bởi nếu chờ đợi chuẩn bị
đầy đủ những điều kiện mới thực hiện thì lúc đó đất nước đã trở nên lạc hậu rất nhiều
so với các nước phát triển khác bởi trong thời đại công nghiệp này thời gian chẳng chờ
một ai, sự phát triển và hiện đại hóa diễn ra không ngừng và điều này đi ngược lại so
với định hướng phát triển và hội nhập mà đất nước ta đặt ra. Việc thực hiện đồng thời
vừa phát triển nền tảng vừa tiến tới phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa vừa giúp
cho đảng và nhà nước linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh những tiền đề có sẵn sao cho
phù hợp với những định hướng phát triển của đất nước.
- Hai là, thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang
nền sản xuất – xã hội hiện đại.
Trước hết, cần đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới,
hiện đại. Để thực hiện được công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi phải từng bước
trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật ngày càng hiện đại, cải biến lao động thủ công, lạc hậu
thành lao động sử dụng máy móc, tức là phải cơ khí hóa nền kinh tế quốc dân. Đó là
bước chuyển đổi rất căn bản từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp.
Đi liền với cơ khí hóa là điện khí hóa và tự động hóa sản xuất từng bước vào trong
toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
-Đối với những nước kém phát triển thì nhiệm vụ trọng tâm là cơ khí hóa để nâng
cao năng suất lao động. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, đối với những ngành
nghề, lĩnh vực khi có điều kiện và khả năng cho phép có thể ứng dụng ngay những
thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại để rút ngắn khoảng cách với các nước phát
triển.
-( Dựa trên ý của Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác – Lênin)
Quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi phải ứng dụng những
thành tựu khoa học công nghệ mới hiện đại vào tất cả các ngành, các vùng, các lĩnh
vực của nền kinh tế. Tuy nhiên cần phải có sự lựa chọn sao cho phù hợp với khả
năng, trình độ và điều kiện thực tiễn trong từng giai đoạn, không chủ quan, nóng vội
cũng như không trì hoãn, cản trở việc ứng dụng khoa học, công nghệ mới, hiện đại
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong Văn kiện Đại hội XIII của
Đảng đã đề cập đến những thành
tựu của việc ứng dụng khoa học
công nghệ vào các lĩnh vực của
đời sống kinh tế, xã hội. Cụ thể,
về nông nghiệp, khoa học công
nghệ giúp các ngành địa phương
chọn tạo, công nhận chính thức
32 giống cây trồng, vật nuôi, 36
tiến bộ kỹ thuật. Trong đó, năm
2019, trong cuộc thi TRT tổ chức
tại Manila, Philippin Gạo ST25
(đặc sản ở Sóc Trăng) được bình chọn là “Gạo ngon nhất thế giới”. Trong công
nghiệp, khoa học công nghệ đã chế tạo thành công nhiều thiết bị, dây chuyển sản
xuất, chủng loại vật liệu mới phục vụ phát triển ngành cơ khí chế tạo, năng lượng,
công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp…
- ( Nguồn: https://daihoi13.dangcongsan.vn/tin-moi/khoa-hoc-cong-nghe-tao-dot-
pha-moi-theo-tinh-than-nghi-quyet-dai-hoi-xiii-6129 )
- Trong y học, Tháng 11.2007, Bộ KH&CN đã phê duyệt đề tài độc lập cấp Nhà
nước: "Nghiên cứu một số vấn đề về ghép tim thực nghiệm trên động vật để tiến
tới ghép tim trên người ở Việt Nam" và Vào ngày 17 tháng 6 năm 2010, tại Bệnh
Viện 103, Học Viện Quân y, Bộ Quốc phòng đã thực hiện thành công ca ghép
tim trên người đầu tiên tại Việt Nam.

Ca ghép tim đầu tiên tại Việt Nam. Ảnh do Học viện Quân y cung cấp
(Nguồn: https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/tu-ghep-than-den-ghep-
tim-hanh-trinh-chinhphuc-dinh-cao-380460 )
Năm 2018, vệ tinh Macro Dragon nặng 50kg do các thạc sĩ công nghệ vệ tinh Việt Nam chế tạo ở
Nhật Bản, được phía Nhật Bản hỗ trợ phóng lên không gian bằng tên lửa Epsilon.
Ảnh mô phỏng vệ tinh LOTUSat-1 trong tương lai.Ảnh JICA
(Nguồn: https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/ve-tinh-made-by-vietnam-va-
giac-mo-khong-gian-cua-nguoi-viet-638050.ldo )
Ngoài ra , cần đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ,
ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp để
nâng cao năng suất lao động, xây dựng 1 nền nông nghiệp xanh,sạch , từng bước
nâng cao đời sống người nông dân, gắn với xây dựng nông thôn mới, từ đó mới có
được nguồn lương thực chất lượng cao nhất để đáp ứng tốt cho nhu cấu trong và
ngoài nước
Ví dụ: 1 số thành tựu đã được áp dụng công nghệ hiện đại vào, 3 ngành dưới
ảnh sau là 3 trong số đó
Kiểm tra mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn bằng công nghệ Semi
Biofloc gắn với tiêu thụ sản phẩm tại TX Quảng Yên

Ứng dụng công nghệ LED trong sản xuất thanh long trái vụ tại Uông Bí.
Nhiều giống cây công nghiệp, cây lâm nghiệp mới được chọn tạo và đưa vào sản
xuất đại trà trên cơ sở ứng dụng các thành tựu KHCN hiện đại. Ảnh: Internet.
Không những vậy, nhờ áp dụng các thành tựu khoa học mới vào mà các nhà khoa học
Việt Nam đã tạo ra giống gạo ST25 từ cách lai giữa rất nhiều giống lúa bố mẹ để tạo ra
nhiều giống lúa
phức tạp về kiểu
gen, sau cùng sẽ
sử dụng phép lai
hồi giao cải tiến
với dòng ST tân
tiến nhất để tạo
ra sản phẩm cuối
cùng.Vào năm
2019, trong cuộc
thi TRT tổ chức
tại Manila,
Philippin Gạo
ST25 (đặc sản ở
Sóc Trăng) được
bình chọn là
“Gạo ngon nhất
thế giới”.
Mặc dù khi áp dụng những thành tựu khoa học , công nghệ cao, công nghệ 4.0 có thể
mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho người nông dân nói riêng và các doanh nghiệp nói
chung nhưng vẫn còn 1 số mô hình vẫn chưa thể áp dụng rộng rãi được, để áp dụng
quy mô lớn vẫn còn rất khó khăn do nguồn vốn hỗ trợ đầu tư ứng dụng công nghệ cao
vào sản xuất còn hạn chế nên chưa phát huy tối đa hiệu quả trong sản xuất.
Bên cạnh đó, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay phải gắn liền với
phát triển kinh tế tri thức. Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó tự sản sinh ra,
phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế,
tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nền kinh tế tri thức là trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội, theo đó
các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất hàm chứa những hàm lượng tri thức ngày
càng cao. Phát triển kinh tế tri thức là cơ hội để rút ngắn khoảng cách lạc hậu. Từ
những tri thức, công nghệ kỹ thuật mới, các tư liệu lao động mới, hệ thống máy móc
thông minh, tự động hóa sẽ được tạo ra. Việt Nam là nước có nền kinh tế nông
nghiệp đang tiến hành công nghiệp hóa để phát triển kinh tế tránh tụt hậu.
( Dựa vào trang 251-252 của Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lênin)
Kinh tế tri thức là trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội, có tác động to
lớn đến sự phát triển kinh tế đất nước và góp phần thúc đẩy sự đổi mới khoa học và kỹ
thuật. Đặc biệt trong thời kỳ công nghệ 4.0 thì kinh tế tri thức lại chiếm phần rất quan
trọng trong nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước.
Đội ngũ cán bộ khoa học của Việt Nam có khả năng tiếp cận và ứng dụng các thành
tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thếgiới. Trong quá trình công nghiệp hóa đất nước,
Việt Nam đã mạnh dạn đầu tư, khai thác ứng dụng những thành tựu mới của thời đại
nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinhhọc, công nghệ phần mềm...
-Điều này cũng được nhấn mạnh rõ ràng trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ
XII về công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, Đảng
đã nêu ra phương hướng phát triển đất nước trong 5 năm (2016 - 2020). “Đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại”(16) với chủ trương “công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong giai đoạn tới là tiếp tục thực hiện mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế tri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và
nguồn nhân lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu; huy động và phân bổ có hiệu
quả mọi nguồn lực phát triển”.
( Nguồn: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-
chinh?dDocName=MOFUCM090266 )
Như vậy, chúng ta có cơ sở khoa học để đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ: chuyển
từ kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và phát triển kinh tế tri thức.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế -
xã hội, khi nhiều nước rơi vào suy thoái, Việt Nam nằm trong nhóm ít các quốc gia
duy trì tăng trưởng dương, kiểm soát tốt dịch bệnh, đạt nhiều kết quả ấn tượng. Với
tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 tăng 2,91%, Việt Nam thuộc nhóm
nước có tăng trưởng cao nhất thế giới.
Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năng suất lao động nâng lên rõ rệt. Năng
suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng tăng từ 33,6% giai đoạn
2011 - 2015 lên 45,2% giai đoạn 2016 - 2020, tính chung 10 năm 2011 - 2020 đạt
39,0% (vượt mục tiêu 35%); Tỉ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao
trong tổng giá trị hàng hoá tăng từ 19% năm 2010 lên khoảng 50% năm 2020. Chỉ
số đổi mới sáng tạo toàn cầu - GII tăng 17 bậc trong giai đoạn 2016 - 2020, đứng
thứ 3 khu vực Đông Nam Á, đứng đầu trong số các quốc gia ở mức thu nhập trung
bình thấp.
( Nguồn:
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/819611/tac-
dong-cua-dai-dich-covid-19%C2%A0va-mot-so-giai-phap-chinh-sach-cho-
viet-nam-trong-giai-doan-toi.aspx )
Ví dụ: 1 số thành tựu của lực lượng tri thức của Việt Nam

Đoàn học sinh Việt Nam tại giải đấu robot quốc tế ở Panama
ĐẠI SỨ QUÁN ĐAN MẠCH
Võ Tự Đức cũng là chuyên gia đầu tiên tại Việt Nam và Đông Nam Á của mảng Google
Workspace - nền tảng đang ngày càng phổ biến với hơn 3 tỉ người dùng.
Để đạt được những điều trên thì nước ta trong quá trình CNH-HĐH phải tăng cường
sử dụng các công nghệ mới nhiều hơn , ở mức cao hơn và phổ biến hơn và phát triển
mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị tăng cao dựa nhiều vào tri thức để kích
thích trí tò mò, khả năng sáng tạo của con người kết hợp với việc sử dụng nguồn vốn
tri thức của con người Việt Nam và tri thức mới nhất của nhân loại để có thể từng bước
phát triển kinh tế tri thức và kinh tế - xã hội, giúp rút ngắn khoảng cách với các nước
trong khu vực.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hơp lý và hiệu quả
Hệ thống cơ cấu ngành kinh tế (công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ) giữ vị trí quan
trọng nhất, vì nó phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế và kết quả của quá trình
thực hiện CNH-HĐH
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hiệu quả chính là quá trình tăng tỷ
trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong
GDP.
(Trích đoạn trong giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin)
Quá trình chuyển dịch cơ cấu sẽ làm phân hóa công việc của lực lượng lao động, giúp
họ có thể tập trung làm chuyên môn của mình; hình thành các ngành và các vùng
chuyên môn để tập trung đào tạo, sản xuất và khai thác thế mạnh , nâng cao năng suất
lao động và chất lượng của sản phẩm tạo thành.Ngoài ra, có thể áp dụng các thành tựu
vào lao động sản xuất để tăng năng suất khi lực lượng lao động đã phân hóa công việc,
tập trung vào chuyên môn của họ . Những tác nhân trên sẽ ít nhiều làm thay đổi tỷ
trọng của 3 ngành : công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ theo hướng mà nhà nước đề
ra .
Nhờ các cơ cấu chuyển dịch kinh tế đã làm cho tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam
thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng cao nhất thế giới (năm 2020), tỷ lệ thất
nghiệp đang có xu hướng giảm, tỷ lệ lạm phát duy trì ổn định. Đó là những bước đệm
để Việt Nam có thể vươn lên rút ngắn khoảng cách giữa các nước khác trong tương
lai.
Cơ cấu kinh tế hợp lý, hiên đại và hiệu quả phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Khai thác, phân bổ và phát huy hiệu quả các nguồn lực trong nước, thu hút có hiệu
quả các nguồn lực trong nước, thu hút có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để phát
triển kinh tế - xã hội
- Cho phép ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ mới, hiện đại vào các
ngành, các vùng và các lĩnh vực của nền kinh tế
- Phù hợp với xu thế phát triển chung của nn kinh tế và yêu cầu của toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế
Thông qua những yêu cầu trên, ta có thể thấy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng hiện đại, phù hợp và hiệu quả phụ thuộc nhiều vào trình độ, công nghệ và chất
lượng của các ngành , các vùng và các lĩnh vực của nền kinh tế; xu hướng phát triển
của kinh tế trong và ngoài nước và nguồn vốn đầu tư từ trong và ngoài nước.

Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế giai đoạn năm 2010 – 2019
Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2018

Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2021(%)


Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất
-Một bước rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
là hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất. Trong kì họp Đại hội VII nêu định hướng: "Phù hợp với sự phát triển của lực
lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến
cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu". Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là
hai mặt cấu thành của phương thức sản xuất. Theo quy luật khách quan, quan hệ sản
xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; ngược lại, lực
lượng sản xuất phát triển quyết định quan hệ sản xuất.
Giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có mối liên hệ mật thiết với nhau và là 2
khía cạnh của phương thức sản xuất. Trình độ của lực lượng sản xuất được thể hiện
qua chuyên môn làm việc, sự phát triển của công cụ lao động, sự phân công lao động
và tổ chức quản lý lao động xã hội kết hợp với tư liệu sản xuất chất lượng cao sẽ quyết
định sự phát triển của quan hệ sản xuất, hình thành quan hệ chặt chẽ giữa người lao
động với nhau.
Lực lượng sản xuất quy định sự hình thành và biến đổi của quan hệ sản xuất, nếu con
người muốn làm công việc năng suất cao hơn và đỡ mệt nhọc hơn thì phải tìm tòi và
cải tiến các công cụ lao động. Lực lượng lao động quy định sự hình thành và biến đổi
quan hệ sản xuất khi quan hệ sản xuất không đáp ứng đủ với trình độ, tính chất của lực
lượng sản xuất thì nó kiềm hãm thậm chí còn phá hoại lực lượng sản xuất và ngược lại
-Do đó, phải liên tục hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất, tránh tình trạng lạc hậu hơn so với lực lượng sản xuất dù tạm thời
nhưng nó sẽ vẫn kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Liên tục hoàn thiện để
kích thích sự phát triển công cụ sản xuất, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản
xuất hợp tác phân công lao động quốc tế, tạo động lực cho lực lượng lao động ngày
càng gia tăng trình độ của bản thân.
Trước thời điểm đổi mới (năm 1986), cách vận dụng, giải quyết mối quan hệ giữa
lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đã mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí, nóng
vội, bảo thủ và trì trệ; không tuân theo các quy luật khách quan, đặc biệt là quy luật
quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trong xác
lập quan hệ sản xuất, chúng ta tuyệt đối hoá vai trò của công hữu, làm cho quan hệ
sản xuất chỉ còn tồn tại giản đơn dưới hai hình thức toàn dân và tập thể. Ta nóng vội
xoá bỏ các thành phần kinh tế khác, không chấp nhận các hình thức sở hữu hỗn hợp,
sở hữu quá độ; xoá bỏ chế độ sở hữu tư nhân một cách ồ ạt, dẫn đến lực lượng sản
xuất không phát triển, tình trạng trì trệ kéo dài, sản xuất đình đốn, đời sống người
dân gặp nhiều khó khăn. Nền kinh tế tăng trưởng thấp và thực chất không có phát
triển. Thời kỳ bao cấp tập trung dù hợp lý trong giai đoạn chiến tranh nhưng khi
cuộc chiến qua đi, trong giai đoạn đổi mới lấy nền kinh tế làm gốc, nó đã không còn
hợp lý nữa. Để thỏa mãn yêu cầu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển
lực lượng sản xuất, cần hoàn thiện quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối quản lý, phân
bố nguồn lực, phát huy sáng tạo. Việc mở cửa, nền kinh tế thị trường hiện nay tạo
động lực phát triển sáng tạo tối đa, nếu doanh nghiệp không bắt kịp không làm mới
mình để cạnh tranh, họ sẽ phá sản.
( Dựa vào trang 255 của Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác – Lênin)
(Tài Liệu tham khảo:
https://www.tapchicongsan.org.vn/nghien-cu/-/2018/28767/giai-quyet-moi-
quan-he-giua-phat-trien-luc-luong-san-xuat-va-xay-dung%2C-hoan-thien-
tung-buoc-quan-he-san-xuat-xa-hoi-chu-nghia-phai-phu-hop-voi-thuc-tien-
viet-nam.aspx )
Công nghiệp hóa hiện đại hóa xảy ra ở trên toàn cầu, tác động tới mọi quốc gia. Do
đó, trên con đường đổi mới, ta cần phải thích ứng trước những tác động của nó, đặc
biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư này.
- Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, xây dựng nền kinh tế dựa trên nền tảng đổi mới
sáng tạo. Ta cần xây dựng khung pháp lý đổi mới, sáng tạo, làm tiền đề để thúc
đẩy sự phát triển, ổn định xã hội. Đổi mới không ngừng nâng cao năng suất lao
động, thúc đẩy sáng tạo doanh nghiệp, tăng cường đào tạo từ các bậc Đại học
chất lượng cao, và liên kết với cả nguồn tri thức nước ngoài. Trong những năm
qua, nước ta đẩy mạnh cải cách nhà nước, tinh gọn bộ máy. Trong ngành kinh tế,
thủ tục hành chính, việc tinh gọn khâu thủ tục
Đẩy mạnh khai thác và phát triển nguồn tri thức của con người để phát triển nguồn
kinh tế tri thức, giúp nâng cao năng suất lao động, chất lượng của sản phẩm, thúc đẩy
nghiên cứu và triển khai. Tăng nguồn vốn cho con người để có thể đổi mới sáng tạo,
đẩy mạnh đổi mới sáng tạo trong khu vực doanh nghiệp. Thúc đẩy phát triển ngành
giáo dục và đồng thời kết nối với mạng lưới tri thức toàn cầu để tăng khả năng đổi mới
sáng tạo của con người.

(Theo báo cáo năm 2014 thủ tục thuế đã giảm tới 290 giờ/ năm trên 1 doanh
nghiệp.

Ảnh minh hoạ. Nguồn : internet


( Tài liệu tham khảo: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/thtk/pages_r/l/chi-
tiet-tin-tin-hoc-va-thong-ke?dDocName=BTC317724 )
- Thứ hai, nắm bắt và đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu của cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong thời đại Cách mạng công nghệ, ta cần nắm
bắt, đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ. Điều này đòi hỏi sự đầu
tư lớn từ Nhà nước, doanh nghiệp, số hóa, chuyên môn hóa quá trình quản lí,
ứng dụng khoa học vào công việc giảm thời gian, tăng năng suất. Chính phủ
cũng là gương mặt tiêu biểu trong việc này khi đã ban hình ra kênh chính phủ số:
chinhphu.vn…; đưa nhiều dịch vụ công lên trên hình thức trực tuyến, tăng sự
tiện lợi, giảm thời gian làm thủ tục.
Huy động mạnh nguồn lực Nhà nước để phục vụ cho nghiển cứu, tích cực áp dụng các
thành tựu khoa học – công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp, đặc biệt là cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống để
tăng năng suất lao và chất lượng lao động của con người, cải thiện đời sống của người
dân từ đó tạo tiền đề để phát triển kinh tế đất nước.
Không những vậy, để các doanh nghiệp có thể
thích nghi với Cách mạng công nghiệp lần thứ
tư và cạnh tranh được với các doanh nghiệp
khác thì họ phải tối ưu hóa mô hình kinh doanh
với việc xây dựng dây chuyền sản xuất hướng
tới tự động hóa ngày càng cao, áp dụng những
công nghệ mới,đảm bảo an ninh mạng, cải thiện
khả năng quản lý nhân lực, tích cực đào tạo
chất lượng nguồn nhân lực và có những chính
sách để giữ lại nguồn nhân lực tốt.
Ngoài ra, để đảm bảo vấn đề an ninh mạng cho người sử dụng, chính phủ đã ban hành
luật an ninh mạng vào ngày 12/6/2018.
( Tài liệu tham khảo:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Luat-an-ninh-mang-
2018-351416.aspx )
- Thứ ba, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác động tiêu cực
của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Cách mạng công nghiệp mang lại những tác động tiêu cực và nước ta cũng sẵn sàng
đón nhận và ứng phó với nó. Nhiệm vụ không thể thiếu là cần xây dựng phát triển hạ
tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin và truyền thông, chuẩn bị nền tảng kinh tế số.
Khẳng định rằng, hạ tầng kỹ thuật và công nghệ, truyền thông giúp đời sống của con
người thuận tiện rất nhiều. Ta cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào những lĩnh vực
kinh tế, đào tạo nhân lực công nghệ thông tin, coi phát triển và ứng dụng công nghệ là
khâu đột phá trong Cách mạng lần thứ tư này. Dễ thấy, xu hướng công nghệ hóa làm
cho nguồn nhân lực, thị trường lao động công nghệ thay đổi, và chưa có dấu hiệu hết
nóng.
Bênh cạnh xây dựng hạ tầng kỹ thuật, ta cần từng bước thực hiện chuyển đổi số nền
kinh tế, quản lý xã hội. Ta xây dựng các khu công nghiệp công nghệ cao, làm nòng cốt
trong phát triển.
-Ví dụ: Khu công nghiệp Tân Tạo hoạt động vào những năm 1996, Tân tạo thuộc TOP
Khu công nghiệp lớn nhất trong số KCN tại Hồ Chí Minh nói riêng và miền Nam nói
chung
Không chỉ đầu tư khu công nghệ cao, ta phải phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn. Nông thôn là nơi ít được tiếp xúc với công nghệ, trình độ canh
tác con chưa tốt.Vì thế cần đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ tới nông lâm nghiệp, tăng
năng suất trong sản xuất. Để hoàn tất quá
tình công nghiệp hóa, nông thôn đòi hỏi
phải ứng dụng công nghệ sinh học vào sản
xuất; thực hiện cơ giới hoá, điện khí hoá,
thủy lợi hoá, số hóa; phát triển công,
thương nghiệp và dịch vụ phục vụ cho
nông nghiệp, nông thôn; từng bước xây
dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hiện
nay, nhiều khu vực nông thôn xuất hiện khu vực tổ chức chuyên môn sản xuất nông
nghiệp, nhà kính,
-Ví dụ như việc trồng lúa ngày nay gieo vụ, thu hoạch không còn dùng tới sức người
mà đã sang máy móc thuê hết.
Dù có là thời kì công nghệ, robot thay thế con người thì phát triển nguồn nhân lực, đặc
biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ không thể thay thế. Con người chính
là yếu tố quyết định, tạo ra những bước ngoặt trong thời đại công nghệ. Nhằm tác động
tới vấn đề trên, có những giải pháp cơ bản như: Đổi mới mạnh trong giáo dục hướng
tới chất lượng cao, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại
học gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường đầu tư cho phát triển
nguồn nhân lực, nâng cao trang thiết bị, phương pháp đào tạo. Ngoài việc đào tạo chất
lượng cao, ta cần chính sách thu hút người tài thích hợp. Ngày nay, nhiều chương trình
học bổng du học, đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao trực tiếp cho doanh nghiệp
tài trợ chương trình.

You might also like