You are on page 1of 2

II.

Cơ sở thực tiễn
1. Những thành tựu của chủ nghĩa tư bản trên thế giới
* Về kinh tế
- Cách mạng khoa học – kỹ thuật: Chủ nghĩa tư bản ra đời cách đây hơn 500 năm và có bốn lần
thay đổi lớn. Vào giữa thế kỷ thứ XVIII, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ nhất nổ ra,
chủ nghĩa tư bản nông nghiệp và thương nghiệp chuyển thành chủ nghĩa tư bản công nghiệp và tự
do cạnh tranh. Cuối thế kỷ thứ XIX, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai xuất hiện, chủ
nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền. Những thành tựu của cuộc
cách mạng này đều được ứng dụng vào sản xuất, dẫn tới sự đột phá trong sản xuất, tạo nên một
khối lượng của cải đồ sộ bằng nhiều thế kỷ trước cộng lại, từ đó khẳng định ưu thế kinh tế của của
chế độ tư bản trước chế độ phong kiến. Như Mác đã khẳng định: “Đây được coi là phát minh có ý
nghĩa quốc tế đầu tiên. Nó được chế tạo ra không chỉ cho một vài lĩnh vực, mà được áp dụng phổ
biến cho mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.”
- Phát triển lực lượng sản xuất: Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng
sản xuất phát triển mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao: từ kỹ thuật thủ công
lên kỹ thuật cơ khí (thời kỳ của C. Mác và V.I. Lênin) và ngày nay các nước tư bản chủ nghĩa cũng
đang là những quốc gia đi đầu trong việc chuyển nền sản xuất của nhân loại từ giai đoạn cơ khí hóa
sang giai đoạn tự động hoá, tin học hoá và công nghệ hiện đại. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật
và công nghệ là quá trình giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục
thiên nhiên của con người, đưa nền kinh tế của nhân loại bước vào một thời đại mới: thời đại của
kinh tế tri thức.
- Thực hiện xã hội hoá sản xuất: Chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển
mạnh và đạt tới mức điển hình nhất trong lịch sử, cùng với nó là quá trình xã hội hoá sản xuất cả
chiều rộng và chiều sâu. Đó là sự phát triển của phân công lao động xã hội, sản xuất tập trung với
quy mô hợp lý, chuyên môn hoá sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc, mối liên hệ kinh tế giữa các
đơn vị, các ngành, các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ... làm cho các quá trình sản xuất phân tán được
liên kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, thành một quá trình sản xuất xã hội.
Lực lượng sản xuất và xã hội hoá sản xuất đã đưa năng suát lao động tăng lên chưa từng có trong
lịch sử. Nhờ có sự hoạt động của quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích luỹ cùng với các quy luật
kinh tế khác, đã làm cơ chế thị trường vận động và phát triển.
- Dưới thời hưng thịnh của CNTB, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia không
chỉ diễn ra ở chiều rộng mà ở cả chiều sâu. Các quốc gia hiện nay ko chỉ hội nhập về kinh tế mà
còn giao thoa trên cả lĩnh vực văn hóa, chính trị. Trên thế giới đã xuất hiện nhiều khối liên minh
kinh tế mạnh, đóng vai trò trụ cột trong KT toàn cầu như EU. Ước tính khối liên minh này chiếm
khoảng 20% tài sản của thế giới, tương đương khoảng 300 nghìn tỷ USD. Không chỉ liên minh về
kinh tế, các quốc gia thuộc EU cũng liên minh về tiền tệ, văn hóa, chính trị và luật pháp. Vai trò
của khối liên minh này đối với nền KT thế giới là không thể chối bỏ và đó cũng là 1 đại diện tiêu
biểu của khối TBCN.
“Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực
lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp
lại. Sự chinh phục những lực lượng thiên nhiên, sự sản xuất bằng máy móc, việc áp dụng hoá học
vào công nghiệp và nông nghiệp, việc dùng tàu chạy bằng hơi nước, đường sắt, máy điện báo, việc
khai phá từng lục địa nguyên vẹn, việc khai thông các dòng sông cho tầu bè đi lại được, hàng khối
dân cư tựa hồ như từ dưới đất trôi lên, có thế kỷ nào trước đây lại ngờ được rằng có những lực
lượng sản xuất như thế vẫn nằm tiềm tàng trong lòng lao động xã hội?”.
* Về chính trị, xã hội:
- Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã giải phóng loài người khỏi "đêm trường trung cổ" của xã hội
phong kiến: đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên, tự túc, tự cấp chuyển sang phát triển kinh tế hàng
hoá tư bản chủ nghĩa, chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn hiện đại. Dưới tác động của quy luật
giá trị thặng dư và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá, chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy phát
triển lực lượng sản xuất, tiến bộ khoa học – công nghệ, làm tăng năng suất lao động, tạo ra khối
lượng của cải vật chất khổng lồ.
- Chủ nghĩa tư bản thông qua cuộc cách mạng công nghiệp đã lần đầu tiên biết tổ chức lao động
theo kiểu công xưởng, do đó dã xây dựng được tác phong công nghiệp cho người lao động, làm
thay đổi nền nếp thói quen của người lao động sản xuất nhỏ trong xã hội phong kiến.
- Chủ nghĩa tư bản lần đầu tiên trong lịch sử đã thiết lập nên nền dân chủ tư sản. Nền dân chủ
này tuy chưa phải là hoàn hảo song so với thể chế chính trị trong các xã hội phong kiến, nô lệ, vẫn
tiến bộ hơn rất nhiều bởi vì nó được xây dựng trên cơ sở thừa nhận quyền tự do thân thể của cá
nhân. Đối với xã hội tư bản chủ nghĩa cá nhân là chủ thể trung tâm của xã hội, là người sáng tạo ra
của cải vật chất và tinh thần và là người thụ hưởng các thành quả đó. Cá nhân có trách nhiệm hoàn
toàn trước xã hội và có các quyền bất khả xâm phạm đó là nhân quyền. Quyền lợi của cá nhân
trong xã hội tư bản chủ nghĩa là tối cao nếu nó không phủ định quyền của cá nhân khác.
Theo Lênin “CNTBNN vẫn là một bước tiến lớn… vì việc chiến thắng được tình hình hỗn
độn, tình trạng suy sụp về kinh tế và hiện tượng lỏng lẻo là cái quan trọng hơn hết, vì việc để
tình trạng vô chính phủ của những kẻ tiểu tư hữu tiếp tục tồn tại là một nguy cơ lớn nhất,
đáng sợ nhất, nó sẽ làm cho chúng ta bị diệt vong.” (Lênin toàn tập, NXB Tiến Bộ, Matxcơva,
1978, tr.366-367).
2. Cuộc khai hóa của Pháp khi đến Việt Nam
Trong thời kỳ 1885–1900, kinh tế Việt Nam phát triển ở mức 7%/năm, khá cao so với các nước
thuộc địa khác ở Đông Nam Á.
Người Pháp đã khởi đầu một công cuộc đô thị hóa mới. Về phương diện kiến trúc, họ đã mở
rộng nhiều đô thị vốn có và xây dựng ra nhiều đô thị mới như Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Lạt,
Nha Trang. Họ đã tạo ra những đô thị chưa từng có ở nước ta đến thời điểm đó và đưa chúng ta
vào một cuộc hội nhập và từ đó chúng ta đã tiếp cận được rất nhiều ảnh hưởng tốt đẹp từ văn hóa
châu Âu, giúp chúng ta hội nhập với văn hóa Âu châu và văn hóa thế giới.
Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân từ đó làm
xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới; thành thị theo hướng hiện đại ra đời với hệ thống đường
giao thông hiện đại, vừa phục vụ làm ăn lâu dài, vừa nhằm mục đích quân sự, bước đầu làm xuất
hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ. Đó cũng là
những tiền đề vật chất cơ bản của nền tư bản chủ nghĩa.

You might also like