You are on page 1of 2

2.4.

Vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản


a.Vai trò tích cực của chủ nghĩa tư bản

 Thứ nhất,chủ nghĩa tư bản ra đời dưới quy luật của giá trị thặng dư và các quy luật khác trong
chủ nghĩa tư bản.Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng, chuyển lao động từ kỹ
thuật thủ công lên lao động kỹ thuật ngày càng hiện đại. Giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu
quả khám phá và chinh phục tự nhiên của con người.
 Thứ hai, chủ nghĩa tư bản chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại, nó xây dựng
nên một xã hội hiện đại, khác tất cả xã hội cổ truyền trước đây trong chu kì văn minh của nhân
loại và dưới tác động của các quy luật kinh tế thị trường, nó đã kích thích cải tiến kĩ thuật, tăng
năng suất lao động, hợp lí hóa quá trình sản xuất,... Tạo ra khối lượng sản phẩm khổng lồ.
Như Mác đánh giá ở thời kì của mác, chủ nghĩa tư bản từ giữa thế kỉ 18 đến giữa thế kỉ 19, nó đã tạo
ra một lực lượng sản xuất ngang bằng lực lượng sản xuất trước đó của loài người cộng lại, và trong
thế kỉ 20, các nhà kinh tế học của nước anh đã đánh giá: 100 năm tồn tại của chủ nghĩa tư bản trong
thế kỉ 20(1905-2000), chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một khối lượng của cải gấp 15 lần khối lượng của
cải của loài người trước đó cộng lại.

 Thứ 3, sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, nó đã đẩy nhanh quá trình xã hội hóa, sản xuất phát
triển mạnh về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, làm cho quá trình sản xuất được liên kết với
nhau,phụ thuộc với nhau một cách chặt chẽ thành một hệ thống sản xuất xã hội thống nhất.
Quá trình liên kết này không chỉ diễn ra trong một quốc gia, mà diễn ra trong khu vực và hiện
nay đang diễn ra rất mạnh mẽ trên toàn thế giới.
b. Những giới hạn phát triển của chủ nghĩa tư bản

 Thứ nhất, ta thấy mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là giá trị thặng dư, nó bốc lột lao
động làm thuê của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, vì thế mục đích của nó là tập trung
chủ yếu vì lợi ích của giai cấp tư sản, không phải vì lợi ích của quần chúng nhân dân lao động
một cách tự giác, nó tạo nên một sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội CHO NÊN chủ nghĩa tư
bản không phù hợp với sự phát triển của tiến bộ loài người. Loài người phải đi đến, đấu tranh cho
một xã hội tiến bộ hơn so với chủ nghĩa tư bản.
 Thứ hai, chủ nghĩa tư bản với mục đích là giá trị thặng dư cho nên nó luôn luôn tìm mọi biện
pháp để chiếm lĩnh thị trường ( thị trường đầu vào, thị trường đầu ra) cho nên chủ nghĩa tư bản
trong xã hội hiện đại là một trong những nguyên nhân cơ bản của hầu hết các cuộc chiếntranh
trên thế giới. Như chúng ta đã biết, mọi ngòi nổ chiến tranh như cuộc chiến tranh thế giới lần thứ
nhất, lần thứ hai và các cuộc chiến tranh cục bộ trong thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 này vẫn đang
diễn ra đều xuất phát từ mục đích của chủ nghĩa tư bản. Hơn nữa, hậu quả của chiến tranh rất lớn,
nó phá hủy lực lượng sản xuất, kéo lùi nền kinh tế thế giới hàng chục năm, gây ra đau khổ cho
hàng triệu người.
 Thứ 3, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, trong chủ nghĩa tư bản, sự phân hóa này thể
hiện ở sự bần cùng hóa đối với đại đa số nhân dân lao động và tích lũy sự giàu có, của cải cho các
tư bản độc quyền. Trên thế giới, sự phân cực giàu nghèo giữa các quốc gia ngày càng cao, đó là
sự phân cực giữa các nước phương đông và các nước phương Tây, sự phân cực giữa các nước
phương Nam và các nước phương Bắc.
Chính vì thế, với những giới hạn đó, chúng ta thấy chủ nghĩa tư bản không phải là giai đoạn lịch sử cuối
cùng của nhân loại. Nhân loại phải đấu tranh đi đến, tìm ra một xã hội mới tiến bộ hơn so với chủ nghĩa
tư bản.
c. Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản
Trên cơ sở chúng ta đã xem xét bản chất của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn tự do cạnh tranh,
trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền và độc quyền nhà nước cũng như chúng ta đã vạch ra
được mặt tích cực và hạn chế của chủ nghĩa tư bản thì ta thấy xu hướng vận động của chủ nghĩa
tư bản được thể hiện như sau:

 Thứ nhất, trong chủ nghĩa tư bản, vì mục đích lợi nhuận (tức giá trị thặng dư) trình độ xã
hội hóa của lực lượng sản xuất ngày càng cao. Để thích ứng, quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa không ngừng được điều chỉnh, mở rộng mang hình thức xã hội cả về quan hệ sở hữu,
quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối. Chúng ta đã thấy quá trình điều chỉnh đó
được thực hiện thông qua chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà
nước nhưng dù cho nó điều chỉnh, mở rộng, mang hình thức xã hội thì bản chất của quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn không hề thay đổi, vẫn dựa trên cơ sở sở hữu tư bản tư nhân
chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê dưới hình thức giá trị thặng dư,
không những thế tính chất tư nhân của nó ngày càng được tập trung cao và được thể hiện rõ
nhà nước tư sản trở thành một chủ thể sở hữu tư bản tư nhân.
 Thứ hai, sự điều chỉnh quan hệ sản xuất trong chủ nghĩa tư bản. Trong quá trình điều chỉnh
thì phần nào đã tạo ra sự phù hợp nhất định của quan hệ sản xuất với tính chất xã hội hóa
ngày càng cao của lực lượng sản xuất, từ đó nó góp phần duy trì sự tồn tại và phát triển của
chủ nghĩa tư bản. Nhưng những sự điều chỉnh đó không làm giảm đi mà còn làm tăng thêm
tính gay gắt trong mẫu thuẫn vốn có, cơ bản của chủ nghĩa tư bản là mâu thuẫn giữa tính
chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với tính chất tư nhân của quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn này tất yếu dẫn chủ nghĩa tư bản tới chỗ phải bị thay thế
bằng một xã hội mới, tiến bộ hơn.

You might also like