You are on page 1of 3

1.

Tại sao việc lựa chọn con đường quá độ lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa ở Việt
Nam là tất yếu khách quan?

2. Tại sao thời kì quá độ từ Chủ nghĩa tư bản lên Chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan?

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2. Chủ nghĩa xã hội có sự khác biệt hoàn toàn về bản chất so với chủ nghĩa tư bản và các hình thái kinh
tế-xã hội có giai cấp và bóc lột trong quá khứ. Từ CNTB sang CNXH là sự thay đổi hoàn toàn về chất, từ
một xã hội này sang một xã hội khác hoàn toàn. Không thể nào "hô biến" ra sự thay đổi to lớn và cách
mạng như thế trong một hai ngày.

Vì vậy giữa CNXH và CNTB phải tồn tại một giai đoạn quá độ dưới nhà nước chuyên chính của giai cấp vô
sản. Bạn phải lưu tâm rằng, sự quá độ này phải diễn ra dưới nền chuyên chính vô sản, khi giai cấp vô sản
đã giành được chính quyền sau một cuộc cách mạng lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và đập đổ nhà
nước tư sản. Giai cấp tư sản nếu cầm quyền hiển nhiên không bao giờ muốn tự xoá bỏ quyền thống trị
của chúng.

Giai cấp vô sản nắm trong tay nhà nước sẽ tiến hành can thiệp và cải tạo xã hội, xoá bỏ các yếu tố tư bản
chủ nghĩa, các thành tố phản động, lạc hậu trong kinh tế, xã hội, văn hoá và tư tưởng; đồng thời nâng đỡ
và xây dựng các yếu tố công hữu và xã hội chủ nghĩa. Đó là một quá trình lâu dài và phức tạp, và có sự
đấu tranh quyết liệt giữa giai cấp vô sản cầm quyền và giai cấp tư sản bị đánh bại nhưng vẫn còn tồn tại.

Trong thời kỳ quá độ, nhà nước và kiến trúc thượng tầng do giai cấp vô sản nắm giữ, còn trong cơ sở hạ
tầng thì vẫn còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế, từ kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, đến kinh tế tư
nhân, kinh tế tư bản tư nhân và cả tư bản nước ngoài, kèm theo đó là các biểu hiện về văn hoá, xã hội,
suy nghĩ, tư tưởng tương ứng với các yếu tố kinh tế đó.

Kinh tế tư bản tư nhân trong giai đoạn quá độ vẫn tồn tại và có vai trò trong phát triển kinh tế. Tuy
nhiên nó phải chịu sự thống trị của giai cấp vô sản cầm quyền, phải bị định hướng và cải tạo để phục vụ
cho mục đích xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, tiến tới xoá bỏ hoàn toàn thành phần tư bản
và xây dựng chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa.

Giai cấp vô sản nắm quyền thống trị, một mặt duy trì tạm thời các thành phần tư bản tư nhân để phát
triển kinh tế, mặt khác phải đấu tranh chống lại sự chống phá và nổi loạn của giai cấp tư sản còn tồn tại,
và chống lại các biểu hiện lối sống, tư tưởng, văn hoá và suy đồi đạo đức gắn liền với chủ nghĩa tư bản và
các quan hệ kinh tế xã hội lạc hậu, phản động khác.

3/ Theo anh chị , quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân VN trong thời kì quá độ lên
CNXH hiện nay, đang đối diện với những thử thách và khó khăn nào? Anh chị hãy đề xuất những giải
pháp về mặt kinh tế, chính trị ,xã hội nhằm đẩy nhanh quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân Việt Nam ?

Rất nhiều khó khăn. Giai cấp công nhân VN hiện nay vẫn phải làm việc trong điều kiện vất vả, lương rất
thấp, môi trường làm việc nghèo nàn, số giờ lao động vẫn rất lớn, rơi vào 50-60h/tuần. Nhiều doanh
nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân, hoặc dùng nhiều thủ thuật để công nhân nghỉ việc
sớm để tuyển mới, mục đích là để duy trì mức lương thấp.
Các tổ chức đại diện cho công nhân gặp nhiều khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi của công nhân. Đặc
biệt nhiều nơi chưa có cơ sở Đảng.

Giải pháp: Cần tăng cường cơ sở Đảng trong tất cả các bộ phận công nhân, đặc biệt công nhân doanh
nghiệp tư nhân. Tăng cường các đại biểu công nhân trong Đảng cộng sản để tăng cường bản chất giai
cấp công nhân cho Đảng.

Nhà nước, chính quyền v.v. cần nghiên cứu các giải pháp thực tiễn để cải thiện hơn đời sống công nhân,
đảm bảo quyền lợi kinh tế cho công nhân, đảm bảo cho con cái họ được học hành. Từ đó mà công cuộc
đi lên CNXH của Đảng và Nhà nước sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn!

4/ So sánh CNXH và CNTB

Định nghĩa

Sự khác nhau giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội theo định nghĩa được đề cập đến như sau:

 Chủ nghĩa tư bản là hệ thống kinh tế cổ đại và chính trị tồn tại với thị trường tự do. Cùng với đó
là quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.

 Chủ nghĩa xã hội là một hệ thống chính trị và kinh tế tồn tại với thị trường được kiểm soát bởi
chính quyền. Cùng với đó là quyền sở hữu công cộng đối với tư liệu sản x

Quyền sở hữu phương tiện sản xuất

Đối với chủ nghĩa tư bản, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng tư liệu sản xuất trong chủ nghĩa này
thuộc quyền sở hữu của các cá nhân. Cơ sở của chủ nghĩa tư bản chính là quyền cá nhân. Từ đó khuyến
khích và đổi mới mục tiêu cá nhân.

Trong khi chủ nghĩa xã hội thì tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Cơ sở của chủ nghĩa xã
hội dựa trên nguyên tắc bình đẳng. Từ đó thúc đẩy sự công bằng và bình đẳng trong xã hội.

Tầng lớp xã hội

Tầng lớp xã hội cũng là một trong những sự khác nhau giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Cụ thể
như sau:

  Chủ nghĩa tư bản tồn tại một khoảng cách lớn giữa tầng lớp giàu và tầng lớp nghèo vì sự phân
phối của cải không đồng đều. Đó là một xã hội có phân chia giai cấp.

 Chủ nghĩa xã hội là nơi hầu như không có khoảng cách vì thu nhập dường như là bằng nhau. Đây
là một xã hội mơ ước về một xã hội không giai cấp.

Nguồn thu nhập

Trong chủ nghĩa tư bản, những người sở hữu tư liệu sản xuất sẽ có nhiều của cải hơn và có một phần
thu nhập. Trong đó những người lao động chỉ được một phần nhỏ.

Còn đối với chủ nghĩa xã hội, mọi người đều có thu nhập ngang nhau do nhà nước sở hữu toàn bộ
phương tiện sản xuất.

Thị trường
Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống thị trường tự do. Vì vậy giá cả được xác định bởi các lực lượng thị
trường và theo đó các công ty có thể thực hiện quyền lực độc quyền, bằng cách tính giá cao hơn. Ngoài
ra, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp rất gay gắt.

Đối với chủ nghĩa xã hội thì thị trường do chính phủ kiểm soát. Do đó chính phủ quyết định tỷ lệ của bất
kỳ vấn đề nào dẫn đến sự thiếu hụt hoặc lướt sóng. Và bởi vì chính phủ kiểm soát thị trường nên hầu
như không có cạnh tranh bên lề.

Sự can thiệp của chính phủ

Sự khác nhau giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội ở khía cạnh cuối cùng đó chính là sự can thiệp
của chính phủ. Cụ thể như sau:

 Sự can thiệp của chính phủ trong chủ nghĩa tư bản là tối thiểu. Từ đó việc khuyến khích lợi
nhuận và khuyến khích các công ty sản xuất những sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng luôn
được chú trọng.

 Trong khi chính phủ can thiệp gần như toàn bộ trong chủ nghĩa xã hội. Vì vậy sẽ dẫn đến việc
thiếu động lực để kiếm tiền và dẫn đến việc không hiệu quả.

Qua những sự khác nhau giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội trên, chúng ta có thể thấy được rằng
cả hai hệ thống này đều tồn tại những điểm tích cực và tiêu cực riêng.

Vì thế, chúng ta không thể nói hệ thống nào hơn hệ thống nào. Việc lựa chọn đất nước phát triển theo
chủ nghĩa nào thì đều phụ thuộc vào sự phù hợp của quốc gia đó.

You might also like