You are on page 1of 7

Câu 1: Trình bày tư tưởng của Hồ Chí Minh về thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở

Việt Nam

Chúng ta biết rằng Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quán triệt và vận dụng sáng
tạo các nguyên lý của chủ nghĩa Mác-lênin vào điều kiện thực tiễn Việt Nam, trong đó có
quan điểm của người về quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Hồ Chí Minh đã vạch
rõ: “Chúng ta đã đánh thắng thực dân phong kiến. Hiện nay chúng ta đang làm cách mạng
xã hội chủ nghĩa, một cuộc cách mạng tuy trường kỳ gian khổ song nhất định thắng lợi,
chỉ phải đổ mồ hôi mà không đổ máu, một cuộc cách mạng nhằm đánh thắng lạc hậu và
bần cùng để xây dựng hạnh phúc muôn đời cho nhân dân ta con, cháu ta”. Về nhiệm vụ
xây dựng Chủ nghĩa xã hội, chủ tịch Hồ Chí Minh nêu: “đặc điểm to nhất của ta trong
thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không
phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, vì vậy nhiệm vụ quan trọng nhất của
chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa miền
Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và
khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội Chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền
kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài, xây
dựng Chủ nghĩa xã hội phải gắn liền với bảo vệ chủ nghĩa xã hội”. Để đạt được mục tiêu
nhiệm vụ đó, người vạch rõ Cách mạng chuyển biến đòi hỏi phải có một chuyển biến sâu
sắc về tư tưởng và nhận thức, đòi hỏi phải có những chính sách, những biện pháp và công
tác tổ chức phù hợp với tình hình mới, trước hết phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh
đạo của Đảng, phải chỉnh đốn Đảng nâng cao sức chiến đấu của Đảng. Đảng phải tự
chuyển biến về chức năng và tổ chức phù hợp với nhiệm vụ lãnh đạo của giai đoạn mới.
Tiếp theo là phải tăng cường vai trò của nhà nước. Theo người tất cả các cơ quan nhà
nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự
kiểm soát của nhân dân. Đảng xây dựng bộ máy nhà nước mạnh thực sự, là nhà nước của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, đủ năng lực uy tín quản lý đất nước trong xây dựng
và bảo vệ tổ quốc, xã hội chủ nghĩa. Người nhấn mạnh rằng nhà nước ta phải phát triển
quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân để phát huy tính tích cực và sức sáng
tạo của nhân dân, làm cho mọi người công dân Việt Nam thực sự tham gia quản lý công
việc của nhà nước.
Về xây dựng kinh tế người chỉ rõ “phải tăng gia sản xuất và tiết kiệm, muốn có chủ
nghĩa xã hội thì không có cách nào khác là dốc lực lượng của mọi người ra để sản xuất,
sản xuất là mặt trận chính của chúng ta hiện nay sản xuất mà không tiết kiệm thì khác nào
gió vào nhà trống.” Người chủ trương phát triển cả nông nghiệp và công nghiệp lấy nông
nghiệp làm mặt trận hàng đầu. Người đã đề ra chủ trương đối với các thành phần kinh tế
phải phát triển thành phần kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho Chủ nghĩa xã
hội và thúc đẩy việc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Kinh tế hợp tác là hình thức sở hữu tập thể
của nhân dân lao động, nhà nước đặc biệt khuyến khích hướng dẫn và giúp đỡ cho nó
phát triển.

Về tổ chức hợp tác xã, người đặc biệt nhấn mạnh nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi,
chống chủ quan và ép hình thức. Đối với người làm nghề thủ công và lao động riêng lẻ,
nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của họ, ra sức hướng dẫn và giúp đỡ họ
cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ đi vào con đường làm ăn hợp tác. Đối với những
nhà tư sản công thương, vì họ đã tham gia ủng hộ Cách mạng Dân tộc Dân chủ, đã có
những đóng góp nhất định trong khôi phục kinh tế và sẵn sàng tiếp thu, cải tạo để góp
phần xây dựng nước nhà, xây dựng Chủ nghĩa xã hội do đó nhà nước không xóa bỏ quyền
sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ mà ra sức hướng dẫn họ hoạt động làm
lợi cho quốc tế dân sinh phù hợp với kế hoạch kinh tế nhà nước, khuyến khích và giúp đỡ
họ cải tạo theo chủ nghĩa xã hội bằng hình thức công tư hợp doanh và những hình thức cải
tạo khác cho phù hợp. Như vậy về mặt kinh tế người đã chú ý đến phát triển kinh tế nhiều
thành phần với nhiều hình thức khác nhau và đề ra chủ trương, chính sách cụ thể đối với
từng thành phần kinh tế.

Về quản lý kinh tế, người quan trọng thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.
Người nói” phân phối phải dựa theo mức lao động, lao động nhiều thì được phân phối
nhiều, lao động ít thì được phân phối ít, lao động khó thì được phân phối nhiều, lao động
dễ thì được phân phối ít, không nên có tình trạng người giỏi, người kém, việc khó, việc dễ
cũng công điểm như nhau. Đó là chủ nghĩa bình quân, phải tránh chủ nghĩa bình quân. Từ
năm 1957, người đã đề cập đến vấn đề khoán trong sản xuất. Người nói chế độ làm khoán
là một điều kiện của chủ nghĩa xã hội, nó khuyến khích người công nhân luôn luôn tiến
bộ trong nhà máy tiến bộ, làm khoán là ích chung và lại lợi riêng, làm khoán tốt, thích
hợp và công bằng dưới chế độ ta hiện nay.

Người nhấn mạnh đến vai trò của văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật trong xây
dựng Chủ nghĩa xã hội. Theo người muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải
có học thức cần phải học cả văn hóa chính trị kỹ thuật. Người nói Chủ nghĩa xã hội cộng
với khoa học chắc chắn sẽ đưa loại người đến hạnh phúc vô tận. Người coi trọng nâng cao
dân chỉ đào tạo và sử dụng nhất nhân tài người đề ra xây dựng nền văn hóa tiên tiến giữ
vững và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của thế giới.
Khi nêu lên khẩu hiệu “Tiến nhanh, Tiến Mạnh Tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, đẩy
mạnh phong trào thi đua đại phong trong nông nghiệp, Duyên Hải trong công nghiệp, ba
nhất lực lượng vũ trang,…”. Người hết sức chú ý chống khuynh hướng chủ quan, nóng
vội gò ép, bất chấp quy luật. Người đã khẳng định tiến nhanh, tiến mạnh không phải là
phiêu lưu làm ẩu, phải thiết thực đi từng bước, phải tiến vững chắc, phải nắm vững quy
luật phát triển của Cách mạng, phải tính toán cẩn thận những điều kiện cụ thể, những biện
pháp cụ thể, kế hoạch và chắc chắn cân đối, chớ đem chủ quan của mình thay cho điều
kiện thực tế. Phải chống bệnh chủ quan, tác phong quan liêu, đại khái, phải xây dựng tác
phong điều tra, nghiên cứu trong mọi công tác cũng như trong khi định ra mọi chính sách
của Đảng và của nhà nước.

Như vậy chúng ta thấy trong quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và
tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã bao gồm những vấn đề rất cơ bản về chiến lược
và Sách lược, về phương hướng và bước đi của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam. trên cơ sở vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác-lênin, kinh
nghiệm của các nước anh em vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Thực tế cho thấy những
thành công và những thất bại trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
trước đây và trên cả nước sau này đều đã chứng minh những quan điểm cơ bản của Chủ
tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là
hoàn toàn đúng đắn và sáng tạo.

Câu 2: Trong 30 năm hoạt động của Đảng năm 1930 có đoạn “đặc điểm to nhất của
ta trong thời kì quá độ từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã
hội mà không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. Anh chị hiểu và vận
dụng khẳng định trên như thé nào vào việc xây dựng đất nước Việt Nam hiện nay?

Theo chủ tịch Hồ Chí Minh “Đặc điểm to nhất của nước ta trong thời kì quá độ từ
một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hộ mà không kinh qua giai
đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. Qua nhiều giai đoạn lịch sử và sự phát triển của xã hội,
luôn luôn có sự vận động của xã hội lên một hình thái cao hơn, phát triển hơn trước.Nếu
trước đây, chủ nghĩa tư bản ra đời là sự phủ định của xã hội phong kiến do sự đấu tranh
giai cấp giữa giai cấp tư sản và gia cấp phong kiến thì đến lúc bấy giờ, Chủ nghĩa xã hội
đã phủ định lại chủ nghĩa tư bản về nguyên tắc với sự đấu tranh của giai cáp tư sản và giai
cấp tư sản. Ở đây, chúng ta bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa vì bản chất của nó là bóc lột
sức lao động của con người, nhân dân không được hưởng cái hạnh phúc thật sự. Vì vậy
bỏ qua tư bản chủ nghĩa là một điều tất yếu cho hạnh phúc, ấm no của nhân dân. Việc bỏ
qua chế độ TBCN, về cơ bản, chính là: “bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ
sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành
tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công
nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại” .“Tiến
thẳng” ở đây không phải là một bước nhảy vọt, nhanh chóng trong một thời gian ngắn mà
có nghĩa là chúng ta bỏ qua tất cả những gì tiêu cực, bất công của chế độ tư bản chủ
nghĩa, vận dụng và phát huy những mặt tốt, mặt ưu việt của tư bản chủ nghĩa để mà từng
bước, từng bước tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Để tiến tới chủ nghĩa xã hội, chúng ta nhất
định phải “kinh qua” một thời kỳ phát triển, đó là chế độ dân chủ nhân dân. Xây dựng chế
độ dân chủ nhân dân không chỉ là quá trình từng bước xóa bỏ triệt để các tàn tích của chế
độ thực dân, phong kiến, mà còn là quá trình từng bước các mầm mống của chủ nghĩa xã
hội phát triển. Rõ ràng, đối với Hồ Chí Minh, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân là một
tất yếu lịch sử trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Theo quan điểm của
Hồ Chí Minh, nước ta lúc bất giờ chỉ là một nước nông nghiệp lạc hậu vì vậy Người đã
hình dung tính chất phức tạp, lâu dài của sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta. Xây dựng
CNXH là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ, lâu dài. Một chế độ này biến
đổi thành chế độ khác là cả một cuộc đấu tranh gay go, kịch liệt và lâu dài giữa cái xấu và
cái tốt, giữa cái cũ và cái mới. Chính vì lý do đó, “tiến thẳng” lên CNXH đòi hỏi phải tiến
dần từng bước, từ từ từng bước một, không thể làm bừa, làm ẩu theo lối chủ quan, duy ý
chí.

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa trong điều kiện Việt
Nam hiện nay, bên cạnh những cơ hội là không ít thách thức, khó khăn cần giải quyết. Cơ
hội và thách thức đan xen tác động, chuyển hóa lẫn nhau. Việc nhận rõ cơ hội và thách
thức trong quá trình vận động đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Xã hội Việt Nam vẫn
đang trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa, có nghĩa là vẫn còn tồn tại, đan xen, chi
phối và ảnh hưởng lẫn nhau. Chúng vận động và tác động đến sự phát triển của nền kinh
tế - xã hội đang định hướng đi lên CNXH. Chính vì vậy, trong thực tiễn cần có những
chính sách để các quan hệ này vận động, đóng góp vào sự tăng trưởng chung, đồng thời
hạn chế tác động tiêu cực của chúng.

Trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, mỗi công dân phải
nhận thức được những thách thức, khó khăn một cách sâu sắc hơn. Chúng ta phải nhận
thức được chiều hướng suy tàn, tiêu vong của hình thái kinh tế - xã hội cũ.Ví dụ như là
sau khi chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, CNXH lâm vào thoái trào, CNTB
tận dụng các thành tựu khoa học công nghệ để điều chỉnh, thay đổi và đã tạo ra sự phát
triển nhất định. Tình hình đó đặt ra những suy luận, những nhận định ở một số người rằng
hiện nay có phải là thời kỳ quá độ lên CNXH, và phải chăng CNTB đã khắc phục được
các hạn chế? Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự đồng thuận xã hội, đến việc tập trung
lực lượng và sức mạnh trong mỗi quốc gia cũng như trên phạm vi thế giới. Tiếp theo, Hồ
Chí Minh đã chỉ ra rằng “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có con người mới xã
hội chủ nghĩa”. Chúng ta hiện nay vẫn còn đang ở giai đoạn đầu của thời kì qua độ nên
vẫn có những tàn tích mà xã hội cũ để lại. Vì vậy không thể đặt ra yêu cầu quá cao về
nhận thức với “con người mới trong xã hội chủ nghĩa” nhưng vẫn phải đặt ra những yêu
cầu, tiêu chuẩn để phù hợp với sự đổi mới của thời đại.

Tiếp theo là tập chung đến sự phát triển toàn diện của công dân Việt Nam hiện nay.
Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể của phát triển.
Người Việt Nam hiện nay vẫn còn yếu thế về rất nhiều mặt như trình độ, tay nghề, hình
thể, lực lượng sản xuất còn yếu,… Vì vậy Đảng và nhà nước cần tập chung phát triển con
người Việt Nam, phát triển văn hóa; phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất
lượng cao; phát triển khoa học công nghệ; xây dựng đội ngũ cán bộ... nhằm hướng tới
mục tiêu: “con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn
diện.”

Thực hiện công bằng, bình đẳng trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Đảm bảo sự
tương xứng giữa cống hiến và hưởng thụ, lao động và trả công, trách nhiệm, nghĩa vụ với
quyền lợi. Hồ Chí Minh chỉ ra “CNXH là bình đẳng”, “CNXH là công bằng, ai làm nhiều
hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm, không hưởng”. Tuy nhiên, trong thời kỳ quá độ,
những người thuộc nhóm xã hội yếu thế, người không còn khả năng lao động, hay bị bệnh
tật bẩm sinh, tai nạn không thể lao động để nuôi sống bản thân, thì xã hội phải có trách
nhiệm đảm bảo lợi ích thiết thân cho họ, đó mới là CNXH.

Trong bối cảnh hiện nay, nhất là sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu, các tin
tức, sự kiện thế giới luôn tác động đến mọi người, mọi nơi, mọi lúc. Các thế lực thù địch
luôn tìm cách chống phá quá trình xây dựng CNXH ở nước ta với nhiều cách thức, biện
pháp tinh vi. Nếu không có sự tự đề kháng, nếu không có bản lĩnh vững vàng, nguy cơ
thoái hóa biến chất, thậm chí là chuyển hóa luôn hiển hiện. Chính vì vậy, để tạo điều kiện
thuận lợi cho giao lưu, hội nhập phát triển rất cần phát huy các giá trị truyền thống, tạo
nền tảng văn hóa lành mạnh, làm cơ sở để tiếp thu các giá trị tinh hoa của nhân loại, loại
trừ những tác động tiêu cực.

Tiếp theo là thách thức trong xây dựng Đảng, tạo nền tảng chính trị xã hội vững
chắc của xã hội mới, điều kiện quan trọng để thực hiện sự phát triển đi lên CNXH bỏ qua
chế độ TBCN. Thực tế cho thấy, trong những năm qua tình trạng suy thoái đạo đức và lối
sống trong bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên đã và đang diễn ra, ảnh hưởng đến uy tín
và sự lãnh đạo của Đảng.  Đó là sự quan liêu, mất dân chủ đang trở thành nguy cơ đe dọa
sự tồn vong của Đảng. Có những cán bộ lãnh đạo quan liêu, gia trưởng, độc đoán, tham
nhũng, chạy chức, chạy quyền,... Trong khi đó, không ít cán bộ, đảng viên không dám
thẳng thắn sử dụng quyền dân chủ mà Điều lệ Đảng đã quy định, sợ làm trái ý cấp trên, sợ
bị thành kiến, thậm chí có thái độ xu nịnh, cơ hội để hưởng lợi; sự cách biệt trong mức
sống, lối sống, cách nghĩ giữa người có chức có quyền và người dưới quyền ngày càng rõ
nét. Điều này tạo nguy cơ về sự không thống nhất, đồng thuận, nguy cơ dẫn đến mất đoàn
kết. Vì vậy cần phải xây dựng một Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh.

[Tài liệu tham khảo]

[Tạp chí ban tuyên giáo trung ương]: https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/tu-tuong-


ho-chi-minh-ve-thoi-ky-qua-do-len-cnxh-o-viet-nam-gia-tri-va-nhung-luan-diem-can-bo-
sung-123889

[Tạp chí Cộng Sản]


https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/35821/qua-do-len-chu-
nghia-xa-hoi-bo-qua-che-do-tu-ban-chu-nghia--co-hoi-va-thach-thuc.aspx

[Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam] https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-


angghen-lenin-ho-chi-minh/ho-chi-minh/nghien-cuu-hoc-tap-tu-tuong/tim-hieu-tu-tuong-
ho-chi-minh-ve-qua-do-len-cnxh-bo-qua-che-do-tbcn-o-viet-nam-1796

[Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình] https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/tu-tuong-


ho%CC%80-chi%CC%81-minh-ve-chu-nghia-xa-hoi-va-thoi-ky-qua-do-len-chu-nghia-
xa-hoi-bo-qua-che-d.htm

[Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (dành cho sinh viên đại học,
cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-LêNin, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội.]

You might also like