You are on page 1of 7

Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

ở Việt Nam hiện


nay. Em có suy nghĩ gì về việc lựa chọn này với tư cách là sinh viên của Học viện Ngoại giao.

I, Lời mở đầu

II, Nội dung

1. Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm ½ tr

- Chủ nghĩa xã hội


- Chủ nghĩa xã hội ở việt nam
1.2 Nguyên nhân lựa chọn 1tr
1.3 Các thời kỳ các gia đoạn 1tr
2. Thực tiễn
2.1 thuận lợi và khó khăn ½ tr
2.2 thành tựu ½ tr
2.3 ý nghĩa ½ tr
2.4 đặt ra vấn đề j ½ tr
3. góc nhìn cá nhân và giải pháp – 1 tr

III, Kết luận

IV, Tài liệu tham khảo


LỜI MỞ ĐẦU

Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực
tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp
cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một
cách sâu sắc, khoa học. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin đề cập một số khía cạnh từ góc nhìn
thực tiễn của Việt Nam.
Ngay từ khi ra đời (2/1930), Đảng ta đã xác định rõ ràng và dứt khoát con đường phát triển của
cách mạng Việt Nam, là con đường xã hội chủ nghĩa (XHCN). Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã có những
chỉ dẫn có ý nghĩa rất quan trọng, từ việc đưa ra quan niệm, phương châm, phương pháp, đến
việc chuẩn bị những điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội (CNXH)... Vận dụng sáng tạo những
tư tưởng của Người, qua hơn 30 năm đổi mới, nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về CNXH
và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam ngày càng sáng tỏ hơn. Hiện nay, công cuộc đổi mới và
hội nhập quốc tế đang đòi hỏi Đảng ta phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, vận dụng và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để hiện thực hóa con đường
XHCN mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Thành công của 35 năm đổi mới trước hết thuộc về nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản, trên cơ sở kiên định và vận dụng sáng tạo con đường cách mạng mà Hồ Chí
Minh và dân tộc đã lựa chọn là đi lên CNXH. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện đã và đang xuất hiện
những ý kiến trái chiều về mô hình và con đường phát triển của đất nước, trong đó có những ý
kiến đòi xem lại tính khoa học, tính khách quan sự lựa chọn mô hình và con đường đi lên CNXH
ở nước ta. Từ những phân tích, đánh giá cơ sở lý luận và thực tiễn, bài viết khẳng định dứt
khoát rằng, sự lựa chọn con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là khách quan và khoa học.
Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin đề cập một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam.
Và cũng chỉ tập trung vào trả lời mấy câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn
con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong
thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì.
II, Nội dung
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm:
Chủ nghĩa xã hội (Tiếng Anh: Socialism) được hiểu theo bốn nghĩa:
1) Là phong trào thực tiễn, đấu tranh của nhân dân lao động chống lại áp bức, bất công, chống
các giai cấp thống trị;
2) Là trào lưu tư tưởng, lý luận phản ánh lý tưởng giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức,
bóc lột, bất công;
3) Là một khoa học - Chủ nghĩa xã hội khoa học, khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân;
4) Là một chế độ xã hội tốt đẹp, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Chủ nghĩa xã hội Việt Nam:
Chủ nghĩa xã hội là hình thức chính trị Việt Nam theo đuổi. Được phản ánh với tính chất tiến bộ
và phù hợp trong thực hiện quản lý và hiệu quả cho phát triển đất nước. Với tính chất trong
đảm bảo cho nhu cầu của công dân thực hiện với khuôn khổ. Thường là phản ánh các giá trị
thực tế với phát triển xã hội với các biểu hiện của nó. Mang đến các mục tiêu và chính sách
phát triển cho cả kinh tế, văn hóa, chính trị… và xây dựng các mối quan hệ quốc tế.
1.2. Nguyên nhân Việt Nam lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi
nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi
đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất
bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các
giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, "cá lớn nuốt cá bé" vì lợi ích vị kỷ
của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên
nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không
phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và hủy hoại môi trường.
Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân
và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những
mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục
tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên
định, kiên trì theo đuổi.
Như chúng ta đều biết, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu
dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế
quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh
phúc của nhân dân với tinh thần "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do".
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng
Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh
nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa
Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc
sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc.

Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn
luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt
Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt
Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương:
"Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ
nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa". Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên
thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ
nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp
rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: "Đảng và nhân dân ta
quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh". Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng
01/2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung, phát triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: "Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát
vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí
Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử".
1.3. Các giai đoạn của xã hội Việt Nam trên con đường lựa chọn đi lên chủ nghĩa xã
hội.
1.3.1. Thời kỳ quá độ
Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận,
Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ
nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; từng bước khắc phục một số quan niệm
đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của
giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân,
không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ, không thừa nhận
sự tồn tại của các thành phần kinh tế; đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng
nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản...
1.3.2. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản là một tất yếu lịch sử với
nước ta
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa,như Đại hội
IX của Đảng Cộng sản Việt nam xác định: Con đường đi lên của nước ta là sự
phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ
qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư
bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được
dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển
nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
Đây là tư tưởng mới, phản ánh nhận thức mới, tư duy mới của Đảng ta về
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Tư tưởng này
cần được hiểu đầy đủ với những nội dung sau đây:
Thứ nhất, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là
con đường cách mạng tất yếu khách quan, con đường xây dựng đất nước trong
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Thứ hai, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức
là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng
tầng tư bản chủ nghĩa. Điều đó có nghĩa là trong thời kì quá độ còn nhiều hình
thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, song sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và
thành phần kinh tế tư nhân tư bản chủ nghĩa không chiếm vai trò chủ đạo; thời kì
quá độ còn nhiều hình thức phân phối, ngoài phân phối theo lao động vẫn còn là
chủ đạo là phân phối theo mức độ đóng góp và quỹ phúc lợi xã hội; thời kì quá
độ vẫn còn quan hệ bóc lột và bị bóc lột, song quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa
không giữ vai trò thống trị.
Thứ ba, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đòi hỏi
phải tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chủ nghĩa
tư bản, đặc biệt là những thành tựu về khoa học và công nghệ, thành tựu về quản
lí để phát triển xã hội, đặc biệt là xây dựng nền kinh tế hiện đại, phát triển nhanh
lực lượng sản xuất.
Thứ tư, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là tạo
ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực, là sự nghiệp rất khó khăn,
phức tạp, lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội
có tính chất quá độ đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao và khát vọng lớn của
toàn Đảng, toàn dân.

2. Thực tiễn

2.1. Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi lựa chọn con đường đi lên chủ nghãi xã
hội.
2.1.1. Thuận lợi
- Bối cảnh thế giới bấy giờ tạo điều kiện cho Việt Nam phân tích, tổng kết, hình dung,
và học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn về mô hình cà con đường đi lên Chủ nghĩa
xã hội từ sự sụp đổ của các nước Đông Âu và Liên Xô cũ .
- Trong điều kiện toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ củakhoa học công nghệ đã
thúc đẩy các quốc gia mở cửa và hộinhập. Đây cũng là một cơ hội tốt để Việt Nam có
thể hợp tác đểcùng giao lưu và tìm kiếm nguồn vốn, công nghệ và quản lý.
- Hàng loạt các vấn đề toàn cầu xảy ra ngày càng nghiêm trọng,đơn cử như việc biến
đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, … đòi hỏiphải có sự chung sức của cộng đồng quốc
tế cùng nhau giải quyết tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong việc mở rộng cơ
hội tập hợp lực lượng tiến bộ.
2.1.2. Khó khăn
- Đất nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội khi các nước đitrước đã và đang gặp
nhiều khó khăn nhất định trong việc tạolập cơ sở vật chất của xã hội mới, khi mà bản
thân điều kiện vậtchất nội tại trong nó còn nhiều hạn chế và nghèo nàn. Ngoài
ra,còn có sự chống phá của các thế lực trong và ngoài nước.
- thách thức to lớn cho Đảng và Nhà nước ta trong quátrình xây dựng Đảng, đào tạo
nền tảng chính trị xã hội vữngchắc trong từng lớp Đảng viên Trong bối cảnh nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ cũng đặt
ra nhiều nguycơ về việc suy thoái đạo đức, lối sống
- Việt Nam phải thật khôn khéo và tế nhị trong những thách thức về quan điểm chính
trị độc lập, chủ quyền, và toàn vẹn lãnh thổ luôn được sự thống nhất.
2.2. Thành tựu
2.3. Ý nghĩa
Do nhu cầu khách quan giải phóng dân tộc và tìm ra đường hướng mới trong xây
dựng và phát triển đất nước, với sự góp sức đặc biệt to lớn của Nguyễn Ái Quốc, đi
lên chủ nghĩa xã hội là lựa chọn duy nhất, đúng đắn của Đảng và dân tộc ta minh
chứng rõ nét là những thành tựu từ khi đi lên chủ nghĩa xã hội có được. Vì vậy cần
đề cao cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc rằng: “con đường đó là không hợp
thời”, tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong toàn xã hội tin tưởng vào sự nghiệp
đổi mới của Đảng theo định hướng xã hội chủ nghĩa là việc làm cần thiết trong giai
đoạn hiện nay.
2.4. Đặt vấn đề
3. Góc nhìn cá nhân và giải pháp.

You might also like