You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI TẬP LỚN


Họ và tên : Lương Ngọc Thảo
Mã sinh viên : 11217476
Lớp học phần : LLNL1107(122)_11
Khoa : Kinh doanh quốc tế

Đề bài: Vai trò của Đảng Cộng sản trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam

HÀ NỘI-2021
I. Mở đầu

Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng chính trị, ra đời ngày 3/2/1930, do Chủ tịch Hồ Chí
Minh sáng lập và rèn luyện. Qua thực tiễn lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng lớn
mạnh cả về số lượng cũng như chất lượng, đồng thời phát triển cả về tư duy lý luận và năng lực lãnh
đạo Nhà nước - xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn
trên con đường bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Tiến lên chủ nghĩa xã hội là sự phát triển tất
yếu ở Việt Nam, được Đảng và Chủ Tịch Hồ Chí Minh vạch ra từ năm 1930. Trong bối cảnh toàn cầu
hóa trên thế giới, đất nước ta đang ở giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì việc nhận thức đúng
đắn về vai trò, đường lối, chính sách của Đảng đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một
nhiệm vụ mang tính cấp thiết đối với mỗi công dân Việt Nam, và đặc biệt là thế hệ sinh viên, những
chủ nhân tương lai nắm giữ chìa khóa đối với sự phát triển của đất nước. Chính từ những lý do trên,
em đã chọn đề tài “Vai trò của Đảng Cộng sản trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”.

1
II. Nội dung

1. Khái quát về Đảng cộng sản Việt Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa
1.1. Khái quát về Đảng cộng sản Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào công nhân
và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng Sản Đông Dương (Đảng Cộng Sản
Việt Nam) vào đầu năm 1930.” Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu
tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc, là sản phẩm của chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công
nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, cũng là kết quả của quá trình sàng lọc, lựa chọn nghiêm
khắc của lịch sử, đồng thời là kết quả của sự chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức; của
sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta của đội
tiên phong là giai cấp công nhân do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đứng đầu.
Ngay từ khi ra đời, Đảng đã có Cương lĩnh chính trị xác định cách mạng Việt Nam phải tiến
hành cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
là con đường cách mạng duy nhất để thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,
giải phóng xã hội, giải phóng con người. Với chủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của
cách mạng thế giới, từ đó không chỉ giúp Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa ra đời đã nắm được ngọn
cờ lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam mà còn tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách
mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ
vang.
1.2. Khái quát về cách mạng xã hội chủ nghĩa
1.2.1. Khái niệm

Trước hết, theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng chính trị,
được đúc kết bằng việc giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động giành chính quyền, thiết lập
nhà nước chuyên chính vô sản – nhà nước của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao
động

2
Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng xã hội. Đó là quá trình
cải biến một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm chính trị, kinh tế,
văn hóa, tư tưởng… dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân để xây dựng thành công chủ nghĩa
xã hội, tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
1.2.2. Tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Quá độ lên CNXH ở Việt Nam là phù hợp với quy luật phát triển biện chứng của lịch sử.
Lênin đã chỉ rõ: “Tất cả các dân tộc đều sẽ đi lên CNXH. Đó là điều không thể tránh khỏi. Sự quá
độ đó còn phù hợp với xu hướng chung của thời đại ngày nay – Thời đại mà nói chung chủ yếu là
sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội”.
Lịch sử cũng đã chứng minh, từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta cho đến năm 1930 các
phong trào cứu nước của nhân dân ta theo ý thức hệ phong kiến, tư sản và tiểu tư sản đều bị thất
bại. Chỉ đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào năm 1930, với lý tưởng kiên định: “Con
đường duy nhất để cứu nước và giải phóng dân tộc chỉ có thể là cách mạng vô sản” đã đưa dân tộc
ta đi hết thắng lợi này đến thắng lợi khác và cuối cùng là thắng lợi hoàn toàn. Như vậy, điều kiện
lịch sử và những tiền đề nói trên đã khẳng định quá độ lên CNXH ở nước ta là một tất yếu lịch sử,
là sự lựa chọn đúng đắn.
2. Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
● Đảng Cộng Sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm thấy ở chủ nghĩa
Mác – Lênin con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, từ đó xác định đúng đắn đường lối cách
mạng, đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới của độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội.
Trước khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, ở Việt Nam đã từng tồn tại nhiều tổ chức chính
trị, đảng phái với biết bao cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc để thoát khỏi ách thống trị, áp bức
của thực dân Pháp. Song, do hạn chế về mặt ý thức liên hệ nên những tổ chức ấy đã không đề ra
được đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, không tập hợp và phát huy được lực lượng
to lớn của cả dân tộc, cũng không có khả năng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân và gắn cách
mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Chính vì vậy, sự kiện Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là
một sự kiện lịch sử cực kỳ trọng đại và được coi là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch
sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước, đồng thời sự
nghiệp đấu tranh của nhân dân đã kết hợp được hai nhiệm vụ: giải phóng dân tộc bị áp bức và giải

3
phóng giai cấp những người lao động; từ đó đã đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường
phát triển của dân tộc ta. Từ khi ra đời, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã được trang bị lý luận khoa
học, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin làm tư tưởng và kim chỉ nam trong hành động cách mạng, từ đó
đã khắc phục được những hạn chế trên. Từ khi có Đảng lãnh đạo, cách mạng Việt Nam đã trải qua
những chặng đường đấu tranh oanh liệt với những thắng lợi vẻ vang và những bài học quý giá, từ
đó từng bước mang lại độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Cách mạng Tháng Tám
thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945) đã mở ra kỷ nguyên mới của dân
tộc Việt Nam – độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
● Hơn 90 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn kiên định, kiên trì xây
dựng chủ nghĩa xã hội, hoàn thiện nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và định hướng con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong nhiều điều kiện lịch sử khác nhau.
Như chúng ta đã biết, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng đầy
gian khổ, hy sinh để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước với tinh
thần “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”. Có thể thấy rõ, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội là đường lối cơ bản, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt
yếu trong di sản tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Kể từ khi mới ra đời cho đến suốt quá trình
đấu tranh cách mạng, Đảng luôn luôn khẳng định: Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của
Đảng Cộng Sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con
đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Vào cuối thế kỷ XX, sau những sai lầm về đường lối cải
tổ dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô, chủ nghĩa xã hội hiện
thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, phong trào xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng trầm trọng,
cách mạng nước ta cũng đứng trước hoài nghi của thế giới và những luận điệu xuyên tạc xằng bậy
của kẻ thù. Tuy nhiên, không hề nao núng trước những khó khăn và kẻ thù, Đảng Cộng Sản Việt
Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo
con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Tiếp đó, tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Đảng ta một lần nữa khẳng định “Đi lên chủ
nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng Sản Việt Nam
và chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.” Thực tế đã chứng minh
những thắng lợi trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước của ta đã bác bỏ hoàn toàn những

4
luận điệu của kẻ thù và khẳng định vai trò quan trọng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
● Đảng luôn nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và trải nghiệm thực tiễn để có đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo, làm nên
những bước ngoặt lớn của cách mạng Việt Nam.
Thực tiễn công cuộc đổi mới của nước ta những thành công và cả thất bại của các nước xã hội
chủ nghĩa trên thế giới, Đảng ta đã khái quát và tìm ra con đường đi riêng, mô hình riêng cho Việt
Nam, Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một xã hội do dân và vì dân.
Đặc biệt, quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá
lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua 35 năm thực hiện
đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới. Kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận
hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh. Không có sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước thì
không thể có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà đó sẽ chỉ là kinh tế thị trường
tư bản chủ nghĩa. Bởi lẽ, kinh tế thị trường vốn có xu hướng tự phát tư bản chủ nghĩa. Chỉ có
Đảng Cộng sản lãnh đạo bằng đường lối, chủ trương đúng đắn, phù hợp và sự quản lý của Nhà
nước xã hội chủ nghĩa bằng các chính sách, pháp luật, bằng các công cụ quản lý vĩ mô mới có thể
hạn chế được tính tự phát tư bản chủ nghĩa, đảm bảo được định hướng xã hội chủ nghĩa cho sự
phát triển của nền kinh tế đất nước, thực hiện được sự kết hợp giữa kế hoạch và thị trường, giữa
tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong mỗi bước phát triển.
3. Thực tiễn cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
3.1. Thành tựu
Thực tiễn đã chứng minh bản chất ưu việt của xã hội xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam xây
dựng. Trong bài viết “Một số lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có viết “Công cuộc đổi mới, trong đó
có việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã thực sự đem lại những
thay đổi to lớn, rất tốt đẹp cho đất nước trong 35 năm qua trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội”.

5
Thật vậy, trước năm 1986, Việt Nam vốn là một nước nghèo, lại bị chiến tranh tàn phá rất
nặng nề. Thậm chí sau chiến tranh, Mỹ và các nước phương Tây đã áp đặt cấm vận kinh tế với
Việt Nam trong gần 20 năm. Nhờ đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta đã bắt đầu có
những khởi sắc: tốc độ phát triển tương đối cao, mức tăng trưởng trung bình đạt khoảng 7% mỗi
năm; quy mô GDP không ngừng được mở rộng (năm 2020 đạt 342,7 tỷ USD, trở thành nền kinh
tế lớn thứ tư trong ASEAN); thu nhập bình quân đầu người cũng tăng khoảng 17 lần và thoát ra
khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Bên cạnh đó, từ một nước chịu nạn đói thảm
khốc, thiếu lương thực triền miên mà đến nay Việt Nam đã đảm bảo được an ninh lương thực, đặc
biệt còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác. Ngoài ra, tỷ trọng trong các
ngành công nghiệp, dịch vụ cũng tăng nhanh và hiện nay chiếm khoảng 85% GDP. Tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2020 đạt trên 540 tỉ USD; đầu tư nước ngoài cũng phát
triển mạnh, trở thành “điểm nóng” thu hút vốn FDI nhờ chính sách của Đảng và nhà nước. Đặc
biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid – 19 và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu từ đầu năm 2020,
những thành tích tăng trưởng của Việt Nam đã được nhân dân và bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh
giá cao, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Về mặt xã hội, chính sách phát triển kinh tế đã giúp nước ta thoát khỏi tình trạng khủng
hoảng kinh tế - xã hội những năm 80 và cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo
trung bình mỗi năm giảm khoảng 1,5%. Việt Nam cũng đã tập trung hoàn thành xóa mù chữ, phổ
cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010. Bên cạnh đó,
Việt Nam cũng tập trung vào việc tăng cường y tế phòng chống dịch bệnh: Người nghèo, trẻ em
dưới 6 tuổi và người cao tuổi đã được cấp bảo hiểm y tế miễn phí; Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ
và tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cũng giảm 3 lần; Tuổi thọ trung bình của dân cư tăng từ 62 tuổi năm
1990 lên 73,7 tuổi năm 2020. Ngoài ra, hiện nay Việt Nam có khoảng 70% dân số sử dụng
internet và là một trong những nước có tốc độ phát triển công nghệ tin học cao nhất thế giới. Năm
2019, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt mức 0,704, thuộc nhóm nước có HDI
cao trên thế giới, nhất là so với các nước có cùng trình độ phát triển.
3.2. Khó khăn, thách thức
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tuy có đạt được nhiều thành tựu, song về cơ bản vẫn
còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức. Việt Nam tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa trong thời kì

6
đảo lộn mọi mặt xã hội khi Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ
đồng thời cách mạng thế giới lâm vào thoái trào; khi mà các nước đi trước đã và đang gặp nhiều
khó khăn nhất định trong việc tạo lập cơ sở vật chất của xã hội mới; khi mà bản thân điều kiện vật
chất nội tại trong nó còn nhiều hạn chế và nghèo nàn.
Bối cảnh đó chính là cơ hội cho các thế lực thù địch, các thế lực chống cộng trong và ngoài
nước thừa cơ lấn tới để xuyên tạc và chống phá. Điều này cũng làm ảnh hưởng tới hệ tư tưởng của
một bộ phận những người trong hàng ngũ cách mạng khiến họ bi quan, dao động, nghi ngờ tính
đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, phần lớn nguyên nhân xuất phát từ phía chủ quan thể hiện ở những sai lầm,
khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là trong việc đưa ra các
chính sách kinh tế thể hiện tính chủ quan, duy ý chí, nóng vội đối với mục tiêu chủ nghĩa xã hội.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế phát triển mạnh
mẽ cũng đặt ra nhiều nguy cơ về việc suy thoái đạo đức, lối sống, nhất là lối sống thực dụng, thiếu
tính nhân văn đã đang và từng ngày từng giờ tác động đến cán bộ, đảng viên và lớp lớp thế hệ trẻ.
Thực tế đó cũng là một thách thức to lớn cho Đảng và Nhà nước ta trong quá trình xây dựng
Đảng, đưa Việt Nam tiến lên xã hội chủ nghĩa.
4. Ý thức, trách nhiệm công dân của sinh viên
“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, cần phải có con người xã hội chủ nghĩa.” Ý thức được
điều này, bản thân em, với vai trò là một bộ phận của thế hệ trẻ Việt Nam, những chủ nhân tương
lai của đất nước, cũng là những người sẽ gánh vác sứ mệnh của toàn dân tộc mang theo khát vọng
về một Việt Nam phát triển mạnh mẽ, toàn diện – cần phải có trách nhiệm đóng góp công sức của
mình vào sự phát triển chung của toàn đất nước trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Để hoàn
thành được sứ mệnh to lớn này đòi hỏi bản thân mỗi sinh viên cần có bản lĩnh chính trị vững vàng,
có trình độ và có lý tưởng cách mạng, tuyệt đối trung thành với đường lối lãnh đạo của Đảng, kiên
định với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, đồng
thời có niềm tin thắng lợi vào công cuộc đổi mới mà Đảng và nhận dân ta đang thực hiện. Do đó,
nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất chính là không ngừng nỗ lực học tập, trau dồi tri thức, đặc
biệt là tri thức về chính trị xã hội như chủ nghĩa Mác - Lênin, trang bị những kỹ năng cần thiết và
rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành những công dân có ích, những “con người xã hội chủ

7
nghĩa”. Đường lối của Đảng và Nhà nước là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng nước ta, vì vậy, bên cạnh việc trang bị
những tri thức đúng đắn để hình thành thế giới quan khoa học thì việc trau dồi kiến thức về lý luận
Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh còn góp phần xây dựng nhân sinh quan cách mạng cho
chúng ta, giúp ta nhận thức sâu sắc hơn về quy luật khách quan của sự phát triển đất nước cùng
quyền lợi, trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam; đồng thời cũng hiểu
được mục đích cao nhất của con người là xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh,
trong đó mỗi con người có một cuộc sống đầy đủ về cả vật chất lẫn tinh thần. Từ đó, ta sẽ tìm
được sức mạnh từ chính bản thân tri thức ấy để vươn lên, bồi dưỡng lý tưởng cộng sản, tin tưởng
vào sự tất thắng của CNXH. Song song với đó, trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước bước vào
quá trình hội nhập, cách mạng nước ta đang đứng trước thời cơ phát triển mạnh mẽ nhưng đồng
thời cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn: chệch hướng XHCN, đánh mất bản sắc văn hóa
dân tộc, nạn tham nhũng… Chúng ta cần phải chủ động có những hành động cụ thể kiên quyết để
bảo vệ nền tư tưởng của Đảng, đấu tranh bảo vệ những thành quả cách mạng, phản bác chống lại
các quan điểm sai trái, thù địch.

8
III. Kết luận

Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và
thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú song vô cùng phức tạp. Quá độ
lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài và khó khăn, phức tạp, bởi nó đòi hỏi phải tạo sự
biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong những năm tiến hành
công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng Sản
Việt Nam đã từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và
thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, từng bước khắc phục một số quan niệm sai lầm cũng như
những hạn chế trong đường lối lãnh đạo. Nhờ đó, các đường lối đổi mới mà Đảng đề ra cũng đã
đem lại những chuyển biến rõ rệt, hết sức sâu sắc và tích cực ở Việt Nam, đời sống của người dân
cũng đã cải thiện đáng kể so với trước đây. Cũng từ việc nhận thức sâu sắc vai trò lãnh đạo của
Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi với cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, mỗi người dân
Việt Nam mới có thể hiểu được vai trò, trách nhiệm của bản thân mình trong sự nghiệp phát triển
chung của đất nước để từ đó có những hành động cụ thể và thiết thực góp phần đưa Việt Nam rút
ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực, đồng thời sánh vai với các cường quốc năm châu
trên thế giới.

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học - GS.TS Hoàng Chí Bảo
2. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam - GS.TS, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
3. https://dangcongsan.vn/
4. https://nhandan.vn/
5. https://lytuong.net/
6. https://www.tapchicongsan.org.vn/

10

You might also like