You are on page 1of 3

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp Chủ nghĩa Mác - Lênin với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.
Đảng ra đời cũng chính là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, gắn liền với quá
trình hoạt động không mệt mỏi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Dưới ngọn cờ lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác – Lenin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ
nam trong hành động cách mạng, kiên trì mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiến
lên chủ nghĩa xã hội là giành được những thắng lợi vẻ vang. Đảng luôn nắm vững bản
chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và trải
nghiệm thực tiễn để có đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo làm nên những bước ngoặt
lớn của cách mạng Việt Nam.
Bên cạnh những thành công và những thắng lợi, thành tựu là cơ bản, phương thức lãnh
đạo, cầm quyền của Đảng còn một số hạn chế, bất cập, cần được nhận diện một cách
nghiêm túc, khoa học. Thứ nhất, hạn chế, bất cập trong nhận thức lý luận về đảng cầm
quyền, nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng. Thứ hai, hạn chế, bất cập trong xây
dựng chủ trương, nghị quyết của Đảng. Thứ ba, hạn chế, bất cập trong công tác tư tưởng,
lý luận của Đảng. Thứ tư, hạn chế, bất cập về cán bộ và công tác cán bộ, đảng viên của
Đảng. Thứ năm, hạn chế, bất cập trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của
Đảng.
Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động vẫn không ngừng ráo riết thực hiện các âm
mưu diễn biến hòa bình nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Một trong những âm mưu nguy hiểm ấy chính là tấn công
vào nền tảng tư tưởng của Đảng, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Thứ
nhất, âm mưu, thủ đoạn hòng phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thứ hai, âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc phủ định các quan điểm, chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Thứ ba, âm mưu, thủ đoạn phủ định giá trị lịch
sử của dân tộc và những thành quả cách mạng. Thứ tư, âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, bóp
méo các sự kiện chính trị, các vụ việc phức tạp, nhạy cảm. Thứ năm, âm mưu, thủ đoạn
nhằm hạ bệ thần tượng; bôi nhọ, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Sự ra đời của Đảng là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công
nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân
trọn vẹn nhất cho sự kết hợp đó, là tiêu biểu sáng ngời cho sự kết hợp giai cấp và dân tộc,
dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Việc thành lập Đảng là bước
ngoặt vĩ đại trong lịch sử công nhân và của cách mạng Việt Nam, chứng tỏ giai cấp vô
sản nước ta trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kì khủng hoảng về
vai trò lãnh đạo và đường lối trong phong trào cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng
Việt Nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là
Đảng cộng sản. Với chủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách
mạng thế giới, ĐCSVN đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang. Đồng
thời cách mạng Việt Nam cũng góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của
nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
Chính vì những do trên, nhóm quyết định chọn đề tài: “ Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối
với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam “ làm bài tập lớn để kết thúc môn học Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam.

KẾT LUẬN
Nước ta bị biến thành thuộc địa của Pháp, chúng dùng chính sách chính trị “chia để trị”
chia cách nước ta thành ba kỳ để phá vỡ khối đoàn kết dân tộc. Thực hiện mỗi kỳ một chế
độ riêng cũng như ra sức bóc lột dân tộc ta. Dưới sự áp bức khốc liệt, nhân dân các nước
thuộc địa đã đứng lên tiến hành phong trào giải phóng dân tộc ở khắp châu Á. Đỉnh điểm
là chiến thắng cách mạng tháng Mười Nga 1917 đã tạo độc lực cho phong trào yêu nước
ở Việt Nam. Sự dẫn dắt của Quốc tế Cộng sản đã tạo động lực thành lập Đảng ở nước ta.
Với tính chất xã hội Việt Nam là nửa thuộc địa nửa phong kiến, đánh đuổi thực dân Pháp
xâm lược và xóa bỏ chế độ phong kiến là hai nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Cuối thế
kỷ XIX, dân tộc ta đã đứng lên đấu tranh, tuy nhiên cả 2 cuộc khởi nghĩa đều thất bại,
bằng việc rút kinh nghiệm từ hai phong trào trên, Phan Bội Châu đã tiến hành phong trào
giải phóng dân tộc nhưng vẫn không thành công.
Với xuất thân từ gia đình Nho giáo với truyền thống yêu nước và sự dẫn dắt của người
cha Nguyễn Sinh Sắc, được tạo điều kiện tiếp cận các tri thức, tư tưởng tiến bộ ở các nhà
trường, Nguyễn Ái Quốc còn trực tiếp chứng kiến và trải nghiệm hoàn cảnh của dân tộc
Việt Nam, biết được nỗi đau mà những con dân Việt Nam phải trải qua. Vì vậy mà người
có một lòng yêu nước và chí hướng cách mạng để giải phóng dân tộc vô cùng mạnh mẽ
dẫn đến quyết định ra đi để tìm đường cứu nước để cứu nước, cứu dân, đem lại độc lập tự
do cho Tổ quốc và cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam. Bằng việc nhận
ra nguyên nhân thất bại của các bậc tiền bối trong các phong trào cách mạng trước,
Nguyễn Ái Quốc đã xem xét cẩn thận các khía cạnh về đường lối cách mạng, nhiệm vụ
cách mạng, và lực lượng cách mạng thì Nguyễn Ái Quốc quyết định sang phương Tây để
tìm đường cứu nước.

Sự phát triển của các phong trào yêu nước Việt Nam mang khuynh hướng vô sản trong
nửa cuối năm 1929 đã dẫn đến sự hình thành của 3 tổ chức cộng sản gồm: Đông Dương
Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Tuy đây
là một bước tiến triển nhưng không tránh khỏi việc thiếu tính thống nhất và chia rẽ lực
lượng. Do vậy, việc thành lập một chính đảng cách mạng có đủ năng lực tập hợp các lực
lượng toàn dân tộc và đảm nhiện vai trò lãnh đạo đất nước giải phóng khỏi ách nô lệ
thuộc địa của bọn đế quốc phương Tây ngày càng trở nên cấp bách.
Nắm được tình hình của cách mạng Đông Dương, với vai trò là một tổ chức lãnh đạo
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Quốc tế Cộng sản đã chỉ thị cho những người
cộng sản ở Đông Dương về việc phải thành lập ngay một Đảng Cộng sản. Cuối năm
1929, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động tại Xiêm. Người vẫn thường xuyên theo dõi tình
hình của cách mạng Việt Nam. Sau khi nhận được tin tức về sự chia rẽ của cách mạng
Việt Nam, mặc dù chưa nhận được Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, song Nguyễn Ái Quốc
đã chủ động lên đường đi Trung Quốc, viết thư gửi các tổ chức cộng sản để bàn về vấn đề
hợp nhất. Thực tế là Hội nghị hợp nhất đã diễn ra rất sôi nổi với sự tranh luận gay gắt
giữa cả 2 nhóm đại biểu Đông Dương và An Nam. Trước tình hình đó, đồng chí Nguyễn
Ái Quốc, trên cương vị là người chủ trì Hội nghị, bằng tài trí và kinh nghiệm hoạt động
chính trị của mình, Người đã khéo léo tháo gỡ từng bất đồng, đưa Hội nghị đi đến thành
công.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là thành quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam; chứng tỏ giai cấp công nhân
Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng. Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam là một bước ngoặt vô cùng quan trọng của lịch sử cách mạng Việt Nam, quyết
định sự phát triển của dân tộc, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh
đạo của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đó là kết quả của sự vận động,
phát triển và thống nhất phong trào cách mạng trong cả nước; sự chuẩn bị công phu về
mọi mặt của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và sự đoàn kết nhất trí của những chiến sỹ tiên
phong vì lợi ích của giai cấp, của dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương
lĩnh chính trị đầu tiên đã mở ra thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam - thời kỳ đấu tranh
giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ra đời, đã
xác định được những nội dung cơ bản nhất của con đường cách mạng Việt Nam; đáp ứng
được những nhu cầu bức thiết của lịch sử và trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết thống
nhất các tổ chức cộng sản, các lực lượng cách mạng và toàn thể dân tộc.

You might also like