You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

KHOA MARKETING
------

BÁO CÁO
GIỮA KÌ MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG

Đề thi: Anh/ chị hãy phân tích vai trò của HVNCMTN đối với
sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Phân tích HVNCMTN tiền thân của Đảng CSVN.
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN LÊ BẢO TRÂM
Lớp: MK20A1A
ID: 51588
Giảng viên: Th.s Đặng Thị Thùy Dương
Lời mở đầu
Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước có một trái tim nhân hậu,
luôn sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập của Tổ quốc, vì tự do, ấm no, hạnh
phúc của nhân dân. Bởi vậy, khi nhìn thấy cảnh ngộ đối lập giữa cuộc sống
nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột, đọa đày của nhân dân mình, đồng bào mình với
cuộc sống xa hoa, đồi trụy, những tội ác dã man, tàn bạo của những tên thực
dân, Người đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Trong quá trình bôn ba
tìm đường cứu nước và hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh không những đã
nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của một chính đảng cách mạng, mà
còn chuyển nhận thức đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Với nhận thức đó,
từ rất sớm, trong những hoạt động thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc luôn quan tâm
chú ý đến việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập
một chính đáng cách mạng ở Việt Nam. Trong đó, công lao của Người không
thể không nói đến đó là thành lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên vào
năm 1925- tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, không
phải ai cũng hiểu hết được vai trò và tầm quan trọng của Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên đối với sự ra đời của Đảng
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời (6/1925) và sau đó là phong trào
“Vô sản hóa” vào những năm 1928-1929 của hội viên Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên đã dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở đất nước ta:
Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (8/1929),
Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (9/1929). Đảng Cộng sản Việt Nam sau đó
đã ra đời vào ngày 3/2/1930 từ sự hợp nhất ba tổ chức cộng sản này.

1. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời.


Trong hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã trải qua một sự
chuyển biến từ tình yêu nước đến sự tán thành với chủ nghĩa Mác – Lênin.
Người đã khám phá ra hướng dẫn giải phóng dân tộc, hành trình này đưa
Người theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga và lối đi của cách mạng
vô sản. Nguyễn Ái Quốc tìm ra lý thuyết cách mạng cho công cuộc giải phóng
dân tộc, nhưng Người đã thấu hiểu rằng để cách mạng thành công, sự tổ chức
lãnh đạo là không thể thiếu.

Kể từ năm 1920, từ lúc bắt đầu nghiên cứu bản Sơ thảo lần đầu tiên về vấn đề
dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I Lênin, cho đến năm 1930 khi Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời, có một quá trình dài dằng dặc để chuẩn bị các cơ sở chính
trị, tư tưởng và cơ cấu cho việc hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam do
Nguyễn Ái Quốc lãnh đạo. Từ các tổ chức tiền thân đầu tiên cho đến các tổ
chức mật danh và hoạt động tập trung, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình cách mạng.

Ngay khi còn hoạt động tại Pháp – đất nước của kẻ áp bức dân tộc, Nguyễn Ái
Quốc đã tích cực thiết lập và phát triển các tổ chức cách mạng. Người đã định
hình lại vai trò và phương thức hoạt động của Hội người Việt yêu nước tại
Pháp, tham gia vào việc sáng lập và tham gia Đảng Cộng sản Pháp. Đồng thời,
Người đã thành lập và tham gia điều hành Hội Liên hiệp thuộc địa. Nhờ qua
những tổ chức đầu tiên này, Nguyễn Ái Quốc đã thu thập được những kinh
nghiệm quan trọng về cách tổ chức các cuộc vận động, đồng thời cảm nhận
được những yêu cầu và khát vọng của các dân tộc bị áp bức, và sức mạnh khi
họ đoàn kết lại.

Vào giai đoạn những năm 1920, khi thế kỷ XX mới bắt đầu, Nguyễn Ái Quốc
không thể thực hiện việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam ngay, do nhiều
nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân quan trọng là dân chúng ở Việt
Nam còn thiếu hiểu biết và ý thức về chủ nghĩa cộng sản. Điều này định hình
rằng việc tạo ra một đảng xã hội dân tộc, với các lãnh đạo dẫn dắt nhằm dần
dần đưa hội viên của nó hướng tới chủ nghĩa Mác, là mục tiêu cấp bách. Điều
quan trọng đầu tiên là xây dựng một tổ chức cách mạng có xu hướng Mác – xít,
sau đó lan truyền các quan điểm và lý thuyết của Mác – Lênin vào Việt Nam,
giúp quần chúng, đặc biệt là giai cấp công nhân, thấu hiểu vị trí lịch sử và trách
nhiệm của họ trong cuộc hành trình giải phóng dân tộc.

Với mục tiêu tập hợp những thanh niên Việt Nam xuất sắc, giàu lòng yêu nước,
có khát vọng tìm đường cứu nước chính xác, Người đã quyết định tại Quảng
Châu thành lập một nhóm bí mật. Đây là một bước quan trọng để hình thành
một tập thể nhân sự sẽ trở thành hạt nhân cho sự phát triển lớn hơn trong tương
lai. Thông qua một khoá học kéo dài 3 tháng về cách tổ chức, vào tháng 2 năm
1925, Người thành lập Cộng sản Đoàn, gồm những nhân vật tiêu biểu như Lê
Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu…

Vào tháng 6 năm 1925, dựa trên nền tảng của Cộng sản Đoàn, Người thành lập
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Hội được tổ chức theo cấp bậc, bao gồm
Tổng bộ, kỳ bộ, tỉnh bộ, huyện bộ và chi bộ. Mục tiêu của Hội là “Hi sinh cuộc
sống, quyền lợi, tư tưởng để thực hiện cuộc cách mạng dân tộc (đánh bại thực
thể thực dân Pháp và giành lại độc lập cho quê hương) và tiến tới cuộc cách
mạng toàn cầu (lật đổ chế độ đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản)

2. Vai trò của Hội VNCMTN đối với sự ra đời của Đảng Cộng Sản
Việt Nam
2.1 Vai trò trong việc chuẩn bị về đường lối cho sự ra đời của Đảng
Năm 1927, Bộ Tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản
tác phẩm Đường cách mệnh (tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở lớp
huấn luyện chính trị của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên). Đường cách
mệnh chỉ rõ tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng giải
phóng dân tộc mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hai cuộc cách mạng này có
quan hệ mật thiết với nhau; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng là việc
chung cả dân chúng chứ chu không phải việc một hai người, do đó phải đoàn
kết toàn dân. Nhưng cái cốt của nó là công- nông và phải luôn ghi nhớ rằng
công nông là người chủ cách mệnh, công nông là gốc cách mệnh ). Về lực
lượng cách mạng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cũng chỉ rõ: Công nông là người
chủ cách mệnh, là vì công nông bị áp bức mạnh hơn, là vì công nông là đồng
nhất cho nên sức mạnh hơn hết, là vì công nông là tay không chân rồi, nếu thua
thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới, cho nên họ gan
góc”. “Học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không
cực khổ bằng công nông; 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông
thôi”. Người đã căn cứ vào điều kiện cụ thể của đất nước, thái độ của các giai
cấp trong xã hội, đối với cách mạng để vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa Mác
- Lênin cho phù hợp, không giáo điều, máy móc.

Vì vậy, lực lượng cách mạng vừa đông, vừa mạnh, nhưng vẫn đảm bảo vai trò
lãnh đạo của giai cấp công nhân. Về lãnh đạo cách mạng: do Đảng lãnh đạo và
để cách mạng thành công thì Đảng đó phải theo chủ nghĩa Mác. Người khẳng
định: Muốn giải phóng dân tộc thành công “Trước hết phải có đảng cách mạng,
để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp
bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng
như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”.

Về đoàn kết quốc tế, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ rằng, cách mạng Việt Nam phải
đoàn kết với các lực lượng cách mạng thế giới: “Chúng ta cách mệnh thi cũng
phải liên lạc tất cả những đảng cách mệnh trong thế giới để chống lại tư bản và
đế quốc chủ nghĩa (như Đệ tam quốc tế)”. Người đưa ra những dẫn chứng cụ
thể đầy sức thuyết phục để xác định lực lượng đồng minh quốc tế của cách
mạng Việt Nam “An Nam muốn cách mệnh thành công, thì tất phải nhờ Đệ
tam quốc tế). Cách mạng Việt Nam cũng phải liên minh với cách mệnh Pháp
và có thể thành công trước cách mệnh Pháp. "An Nam dân tộc cách mệnh
thành công thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì công nông Pháp làm giai
cấp cách mệnh cũng dễ”. Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mạng Việt Nam là bộ
phận của cách mạng thế giới. Ai làm cách mệnh trên thế giới cũng đều là đồng
chí của nhân dân Việt Nam. Đã là đồng chí thì sung sướng cực khổ phải có
nhau.

Như vậy, về đoàn kết quốc tế, Hồ Chí Minh nêu 3 vấn đề lớn: 1) Cách mạng
Việt Nam phải đứng hắn về phía phong trào công nhân và phong trào giải
phóng dân tộc thế giới để đạp đổ tất cả để quốc chủ nghĩa trên thế giới. 2) Xác
định rõ quan hệ lợi ích dân tộc và cách mạng thế giới, giữa quyền lợi và trách
nhiệm, sự thống nhất của quan hệ này. 3) Xác định rõ quan hệ cách mạng thuộc
địa và cách mạng chỉnh quốc là tác động qua lại. Cách mạng thuộc địa không
thụ động ngồi chờ cách mạng chính quốc. Với những luận điểm trên, tác phẩm
đã đặt nền tảng đúng đắn cho đường lối quốc tế của đảng, và đặt cơ sở cho sự
giúp đỡ của quốc tế trong thời kỳ thành lập Đảng. Về phương pháp cách mạng,
Nguyễn Ái Quốc khẳng định rằng, phương pháp cách mạng giữ vai trò hết sức
quan trọng: “Sửa cái xã hội cũ đã mấy ngàn năm làm xã hội mới, ấy là rất khó.
Nhưng biết cách làm, biết đồng tâm hiệp lực mà làm thì chắc làm được”.

Đó là: Phải làm cho dân giác ngộ. Phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân
hiểu. Phải hiểu phong trào thế giới, phải bảy sách lược cho dân. Phải đoàn kết
toàn dân “Cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc của một
hai người"... “Đàn bà, trẻ con cũng giúp làm việc cách mệnh được nhiều. Dân
khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại. Phải biết tổ
chức dân chúng lại, tác giả nhấn mạnh vai trò của tổ chức: cách mạng phải có
tổ chức rất vững bền thì mới thành công. Tác giả đưa ra cách tổ chức quần
chúng như công hội, dân cây, hợp tác xã, thanh niên, phụ nữ, quốc tế cứu tế
đó ... Phải giành chính quyền bằng bạo lực cách mạng của quần chúng, phải
biết chọn thời cơ. Tóm lại, tác phẩm Đường cách mệnh đã đề cập những vấn đề
cơ bản của một cương lĩnh chính trị, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho việc
thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Đường cách mệnh có giá trị lý luận và thực
tiễn to lớn đối với cách mạng Việt Nam

2.2. Vai trò trong việc chuẩn bị về tư tưởng, lí luận cho sự ra đời của
Đảng
Sau khi thành lập, Hội đã phải người về nước để tuyển người sang Trung Quốc
dự các lớp huấn luyện ở Quảng Châu hay để gửi sang Liên Xô học tại Trường
Đại học Phương Đông. Từ đầu năm 1925 đến tháng 9 năm 1927, Hội đã tổ
chức được 10 khóa đào tạo cho các học viên được tuyển mộ. Dưới sự chỉ đạo
trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc, Hội xuất bản tuần báo tiếng Việt Thanh niên từ
tháng 6 năm 1925 phát hành trong số những người Việt Nam sống ở miền Nam
Trung Quốc cũng như đưa về nước và đưa sang Xiêm. Bảo này vừa tuyên
truyền đường lối cách mạng của Hội vừa phê phán những tồn tại ở các tổ chức
cách mạng khác như Việt Nam Quang Phục Hội và Việt Nam Quốc Dân Đảng.

Tháng 2 năm 1927, Hội lại ra tờ Lính Cách mệnh để tuyên truyền giác ngộ binh
lính Việt Nam. Năm 1928, Hội thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, đưa hội viên
vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để rèn luyện lập trường, quan điểm giai cấp
công nhân; để truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin và lý luận giải phóng dân tộc
nhằm thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam, đặc biệt đối
với phong trào công nhân. Phong trào công nhân càng phát triển mạnh, trở
thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước, nổ ra tại các trung tâm
kinh tế, chính trị. Có thể thấy, vào cuối năm 1929, phong trào đấu tranh của
công nhân, nông dân, tiểu tư sản phát triển mạnh mẽ kết thành một làn sóng
dân tộc đấu tranh dân chủ lan rộng. Trước tình hình đó, HVNCMTN không có
đủ khả năng lãnh đạo phong trào, yêu cầu đặt ra là phải thành lập một ĐCS để
lãnh đạo công nhân, nông dân đấu tranh để chống đế quốc, tay sai giành độc
lập dân tộc. Tháng 3 năm 1929, với sự nhạy cảm về chính trị, một số hội viên
tiên tiến của HVNCMTN ở Bắn Ki họp tại số nhà 5D- phố Hàm Long- HN, lập
ra chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam gồm 7 người: Ngô Gia Tự, Nguyễn
Đức Cảnh, Trần Văn Cung (Bí thư chi bộ), Trịnh Đình Cửu, Dương Hạc Đinh,
Kim Tôn, Đỗ Ngọc Du. Chi bộ mở cuộc vận động để thành lập 1 ĐCS nhằm
thay thế HVNCMTN.

Tháng 5 năm 1929, tại Đại hội lần 1 HVNCMTN, Đại biểu Bắc Kì đề xuất ý
kiến thành lập Đảng nhưng không được chấp nhận nên đã bỏ về nước. Từ yêu
cầu thành lập ngay 1 ĐCS để thay thế HVNCMTN để đồng nhất trong
HVNCMTN nên đã dẫn đến sự phân hóa tích cực trong tổ chức này và cho ra
đời 3 tổ chức cộng sản (1929): 17/6/1929, thành lập Đông Dương Cộng sản
đảng tại số nhà 312 Khâm Thiên – HN. 8/1929, các đại biểu tiên tiến của
VNCM Thanh niên ở Nam Kì thành lập An Nam Cộng sản đảng. 9/1929, bộ
phận tiên tiến trong Tân Việt cách mạng đáng cũng thành lập Đông Dương
Cộng sản đảng liên đoàn. Tuy nhiên, 3 tổ chức cộng sản này lại hoạt động riêng
rẽ, tranh giành ảnh hưởng và công kích lẫn nhau làm cho phong trào cách mạng
trong nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt
Nam lúc này là phải có 1 ĐCS thống nhất trong cả nước. Với chức trách là phải
viên của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc chủ động triệu tập đại biểu Đông
Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng tại Cửu Long (Hương cảng-
Trung Quốc) để bàn về việc thống nhất Đảng. Hội nghị hợp nhất Đảng họp
ngày 6 tháng 1 năm 1930 tại Cửu Long (Hương cảng- Trung Quốc) do Nguyễn
Ái Quốc chủ trì với sự tham dự của Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh ( Đông
Dương cộng sản Đảng) và Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu (An Nam cộng
sản Đảng). Đến ngày 24 tháng 02 năm 1930 theo đề nghị của Đông Dương
cộng sản Liên đoàn, tổ chức này được gia nhập ĐCSVN.

2.3. Vai trò trong việc chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của ĐCSVN
Từ 1925-1927, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã mở các lớp huấn luyện
chính trị cho cán bộ cách mạng Việt Nam; xây dựng được nhiều cơ sở ở các
trung tâm kinh tế. Ngoài việc trực tiếp huấn luyện cán bộ của HVNCMTN,
Nguyễn Ái Quốc còn lựa chọn những thanh niên Việt Nam ưu tú gửi đi học tại
9 trường Đại học Phương Đông (Liên Xô) và trường Lục quân Hoàng Phố
(Trung Quốc) nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

Năm 1926, Hội có gần 300 hội viên, đến năm 1927: Hội có khoảng 1700 hội
viên. Hội đã xây dựng được các cơ sở của mình ở hầu khắp cả nước. Các cơ sở
của Hội đều được xây dựng ở Bắc ki, Trung Ki và Nam ki. Cở sở đầu tiên của
Hội được xây dựng ở tỉnh Phi Chịt, sau đó lan sang các tỉnh khác như: U Đọn,
Na Khon.....Năm 1928, Hội đã xây dựng được cơ sở của mình trong Việt Kiều
ở Xiêm (Thái Lan). Cũng vào năm này, Việt Nam Thanh niên Cách mạng
Đồng chí ở Nam Kỳ đã tổ chức đại hội ở phòng 5 khách sạn Tân Hòa, đại lộ
Bonard, nay là phòng 5 nhà số 88 đường Lê Lợi, phường Bến Thành, quận 1,
thành phố Hồ Chí Minh.

Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội do đồng chí Nguyễn Ái Quốc
sáng lập vào năm 1925, là một tổ chức có tính chất quá độ, chuẩn bị cho việc
thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã mở lớp
huấn luyện chính trị tại Quảng Châu để đào tạo cán bộ cho Hội. Tháng 10 năm
1926, sau khi học xong, đồng chí Phan Trọng Bình và đồng chí Nguyễn Văn
Lợi được cử về Sài Gòn hoạt động. Cuối năm 1926, Việt Nam Thanh niên
Cách mạng đồng chí hội ở Nam Kỳ ra đời. Sau khi tiếp nhận tổ chức Công hội
của đồng chí Tôn Đức Thắng, số hội viên khá đông nên Kỳ bộ lâm thời được
thành lập. Đồng chí Phan Trọng Bình giữ chức Bí Thư, Kỳ bộ tiếp tục cử người
đi học ở Quảng Châu và mở ngắn huấn luyện hội viên mới. Tài liệu huấn luyện
dựa vào quyển "Đường Kách mệnh" của đồng chí Nguyễn Ái Quốc.
Năm 1928, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội đã phát triển ở hầu
hết tỉnh Nam Kỳ nên tiến hành đại hội tại khách sạn Tân Hòa để bầu ra Kỳ bộ
chính thức. Đồng chí Phan Trọng Bình tiếp tục làm Bí thư. Sài Gòn - Chợ Lớn
và một số tỉnh có đông hội viên cũng lập ra tỉnh bộ. Thời gian này Kỳ bộ xuất
bản được vài kỳ tạp chí "Bôn-xê-vích" và báo "Công Nông Binh". Thực hiện
chủ trương "vô sản hóa", hội viên của Hội đã đi vào nhà máy, bến cảng làm
công nhân, phu khuân vác, kéo xe để tự rèn luyện và giác ngộ quần chúng.
Tháng 3 năm 1929, thi hành chỉ hành thị Tổng bộ, Việt Nam Thanh niên Cách
mạng đồng chí hội Nam kỳ bầu kỳ mới, Bí thư đồng chí Phạm Văn Đồng Qua
thời gian hoạt động, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội chuẩn bị
điều kiện để hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Vì vậy, sau đại hội toàn quốc tổ chức Hồng Kông, Việt Nam Thanh niên Cách
mạng đồng chí hội Nam kỳ cải tổ thành An Nam Cộng sản Đảng Cuối tháng
năm 1930, hai tổ chức hợp với Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn Thành Đảng
Cộng sản Việt Nam Trong năm hoạt động, Việt Nam Thanh niên Cách mạng
đồng chí hội đóng vai trò tích cực để chuẩn bị tư tưởng tổ chức cho việc thành
lập Đảng Cộng sản chân Việt Nam Sự đời Kỳ Việt Nam Thanh niên Cách
mạng đồng chí hội Nam kỳ đánh dấu lớn mạnh hội, giác ngộ quan điểm yêu
nước đường lối đấu tranh Thanh niên Nam Kỳ Như vậy, với việc chuẩn bị mặt
tổ chức ngày rộng rãi điều kiện thuận lợi góp phần tích cực vào đấu tranh
chung nhân dân nước
3. Sự kết thúc của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên:
Vào cuối tháng 3 năm 1929, một nhóm 7 người thuộc Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên đã họp tại Hà Nội và quyết định tự lập tổ chức Cộng sản đầu
tiên trong nước. Mục tiêu của họ là vận động biến Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên thành Đảng Cộng sản trong khuôn khổ Đại hội dự kiến tổ chức tại
Hồng Kông vào tháng 5 năm 1929.

Tại Đại hội đó, 3 đại biểu đến từ nhóm mới thành lập do Trần Văn Cung (hay
còn gọi là Quốc Anh) dẫn đầu đã trình bày mục tiêu của họ, nhưng bị Tổng bộ
Hội từ chối. Tất cả 3 đại biểu từ Bắc Kỳ sau đó đã quyết định rời khỏi Đại hội
với quan điểm:

“Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng không thể được coi là một đảng thực sự
vì lợi ích của tầng lớp vô sản.”

Trong phản ứng với tình hình này, Hội đã ban hành một Nghị quyết liên quan
đến việc các đại biểu Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng Bắc Kỳ rời khỏi
Đại hội, trong đó có tuyên bố:

“Quyết định về việc các thành viên của nhóm Quốc Anh rời khỏi Đại hội… Đại
hội thống nhất rằng trong một cộng đồng cách mạng không thể chứa đựng
những cá nhân như họ, vì vậy quyết định trục xuất họ vĩnh viễn.”
Sự kiện này đánh dấu bước chia rẽ trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Sau Đại hội, Hội đã đề ra kế hoạch thành lập Đảng Cộng sản vào cuối năm
1930. Tuy nhiên, do tình hình phức tạp, với việc Đông Dương Cộng sản Đảng
đã được thành lập vào tháng 6 năm 1929 và sự bất ổn trong nước, Tổng bộ Hội
đã quyết định rằng Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng không còn lý do tồn
tại và đã chỉ đạo các thành viên trở về để xây dựng và kết nối các chi bộ cộng
sản để thành lập Đảng Cộng sản. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên sau Đại
hội toàn quốc đã chấm dứt hoạt động và tan rã.

4. Hội VNCMTN tiền thân của Đảng CSVN


Sau khi thành lập, Hội đã phái người về nước để tuyển người sang Trung Quốc
dự các lớp huấn luyện ở Quảng Châu hay để gửi sang Liên Xô học tại Trường
Đại học Phương Đông. Đồng thời, Hội tiến hành lập các chi bộ các cấp ở trong
nước. Từ đầu năm 1925 đến tháng 9 năm 1927, Hội đã tổ chức được 10 khóa
đào tạo cho các học viên được tuyển mộ. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc
cho các học viên sau đó được tập hợp lại thành tập sách Đường Cách mệnh.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc, Hội xuất bản tuần báo tiếng
Việt Thanh niên từ tháng 6 năm 1925 phát hành trong số những người
ViệtNamsống ở miền Nam Trung Quốc cũng như đưa về nước và đưa sang
Xiêm. Báo này vừa tuyên truyền đường lối cách mạng của Hội vừa phê phán
những tồn tại ở các tổ chức cách mạng khác như Việt Nam Quang Phục Hội và
Việt Nam Quốc dân Đảng.

Tác phẩm quan trọng nhất được viết trên cơ sở những bài giảng của Nguyễn Ái
Quốc tại lớp huấn luyện cán bộ ở Quảng Châu là cuốn Đường Kách mệnh. Đây
là cuốn sách giáo khoa chính trị đầu tiên của cách mạng Việt Nam, trong đó
tầm quan trọng của lý luận cách mạng được đặt ở vị trí hàng đầu như lời chỉ
dẫn của Lê nin mà Người viết trang trọng ở đầu cuốn sách “Không có lý luận
cách mệnh, thì không có cách mệnh vận động … Chỉ có theo lý luận cách
mệnh tiền phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền
phong”. Hội cũng tuyển người đi học quân sự để sau này thành lập một lực
lượng vũ trang cách mạng ở Việt Nam. Lê Hồng Phong được gửi tới
Leningradhọc về không quân. Một số khác được gửi tới Trường Quân sự
Hoàng Phố. Tháng 2 năm 1927, Hội lại ra tờ Lính Cách mệnh để tuyên truyền
giác ngộ binh lính Việt Nam.

Năm 1927, các kì bộ lần lượt ra đời, sau đó là tỉnh bộ, thành bộ và cuối cùng là
huyện bộ. Năm 1929, cơ cấu tổ chức của Hội gồm 5 cấp được thiết lập và phát
triển khắp đất nước. Số lượng hội viên lên tới 1.700 người và có cơ sở trong
Việt kiều ở Xiêm (Thái Lan). Hội đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá
chủ nghĩa Mác - Lênin trong nhân dân và trở thành hạt nhân lãnh đạo phong
trào đấu tranh của nhân dân chống Pháp.

Năm 1928, Hội chủ trương "vô sản hóa", tuyên truyền vận động cách mạng,
nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Phong trào công nhân càng
phát triển mạnh, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước, nổ ra
tại các trung tâm kinh tế, chính trị.

Phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên xây dựng và
tổ chức đã tích cực đưa hội viên vào các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, nông
thôn để rèn luyện học tập nâng cao lập trường giai cấp công nhân, đồng thời
truyền bá lý luận Mác - Lênin, đường lối cách mạng đúng đắn vào phong trào
công nhân, giác ngộ họ, tổ chức họ đấu tranh cách mạng một cách tự giác, thúc
đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, tiến tới
sự ra đời của các tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, tạo điều kiện cho sự ra
đời của Đảng.

Cuối tháng 3 năm 1929, tại Hà Nội một nhóm Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên gồm 7 người đã họp nhau tự lập tổ chức Cộng sản đầu tiên trong nước.
Nhóm này đặt ra mục tiêu vận động chuyển Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên thành Đảng Cộng sản nhân dịp Đại hội lần thứ nhất của Hội dự kiến họp ở
Hồng Kông vào tháng 5 năm 1929.

Đến giữa năm 1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã bước vào giai
đoạn hoàn thành sứ mệnh lịch sử, truyền bá một cách rộng rãi chủ nghĩa Mác -
Lênin và các luận điểm cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc
vào Việt Nam, tập hợp và đào tạo được một đội ngũ cán bộ cách mạng, tạo nên
bước nhảy vọt và sự chuyển hóa của phong trào công nhân và phong trào yêu
nước, hướng vào quỹ đạo cách mạng vô sản.
Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội, 3 đại biểu của nhóm Cộng sản mới thành lập
do Trần Văn Cung (bí danh là Quốc Anh) dẫn đầu nêu vấn đề đã dự định,
nhưng bị Tổng bộ Hội bác bỏ. Cả 3 đại biểu của Bắc Kỳ liền bỏ ra về và cho
rằng:

"Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng không phải là một đảng chân chính vì
lợi ích của vô sản giai cấp." Đáp lại, Hội ra Nghị quyết về việc các đại biểu Hội
Việt Nam Thanh niên Cách mạng Bắc Kỳ bỏ Đại hội ra về, trong đó có ghi:

"Quyết nghị về tụi Quốc Anh bỏ Đại hội mà ra đi ... Đại hội nhận định rằng
trong một đoàn thể cách mạng không thể dung thứ được những phần tử như thế
nên quyết nghị vĩnh viễn khai trừ."

Sự kiện này đánh dấu sự phân liệt của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Sau Đại hội lần thứ nhất, Hội lên kế hoạch thành lập Đảng Cộng sản vào cuối
năm 1930. Nhưng trước tình hình, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập
vào tháng 6 năm 1929 và tình hình Hội bị đàn áp trong nước, Tổng bộ Hội cho
rằng Việt Nam Cách mạng Thanh niên "... không thể và không nên tồn tại nữa,
nên đã cử các đồng chí về nước tổ chức và liên kết các chi bộ cộng sản lại để
thành lập Đảng Cộng sản". Sau khi Đại hội toàn quốc của Việt Nam Thanh
niên Cách mạng Đồng chí Hội bế mạc, 6 ủy viên mới được bầu vào Tổng bộ là
Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Thiệu, Châu Văn Liêm, Nguyễn Sĩ Sách, Lê Hồng Sơn,
Phạm Vǎn Đồng đã họp bàn việc thành lập Đảng cộng sản, cử ra ban trù bị
gồm các đồng chí lãnh đạo Tổng bộ nói trên. Thực hiện chủ trương này, những
cộng sản đoàn còn lại trong ViệtNamthanh niên cách mạng đồng chí Hội đã
hình thành các chi bộ cộng sản. Ngoài hai chi bộ cộng sản ở Trung Kỳ và Nam
Kỳ còn có chi bộ cộng sản người ViệtNamở Thái Lan và một chi bộ ở Hồng
Kông (Trung Quốc).

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tan rã từ đây. Song các đảng viên của
Hội đã thành lập và tham gia các Đảng Cộng sản trong nước mà sau này hợp
nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

You might also like