You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


Môn: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Giảng viên: Cô ĐỖ LÂM HOÀNG TRANG


Mã lớp học phần: 22D1HIS51002602
TP Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 05 năm 2022

ĐỀ BÀI Bằng những kiến thức đã học từ học phần Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam, anh, chị hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Sự thất bại của những phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Nam
vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã đặt ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt
Nam? Nhiệm vụ đó đã được Nguyễn Ái Quốc giải quyết như thế nào? (5
điểm).
Sau sự thất bại của những phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam vào cuối
TK XIX, đầu thế kỷ XX đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân,
bồi đắp thêm cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đặc biệt thúc đẩy những nhà yêu nước,
nhất là lớp thanh niên trí thức tiên tiến chọn lựa một con đường mới, một giải pháp cứu
nước, giải phóng dân tộc theo xu thế của thời đại. Nhiệm vụ cấp thiết đặt ra cho thế hệ
yêu nước đương thời là cần phải có một tổ chức cách mạng tiên phong, có đường lối cứu
nước đúng đắn để giải phóng dân tộc.
Trước yêu cầu cấp thiết giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, với nhiệt huyết
cứu nước, với nhãn quan chính trị sắc bén, vượt lên trên hạn chế của các bậc yêu nước
đương thời, năm 1911, Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước, giải
phóng dân tộc. Người nhận thức một cách rạch ròi: “Dù màu da có khác nhau, trên đời
này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”, từ đó xác
định rõ kẻ thù và lực lượng đồng minh của nhân dân các dân tộc bị áp bức.
Người nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn cách mạng đã có trên thế giới như
cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp, đồng thời tham gia lao động và đấu tranh trong hàng
ngũ giai cấp công nhân và nhân dân lao động thuộc đủ các màu da. Người nhận thấy các
cuộc cách mạng tư sản Mỹ và Pháp "chưa đến nơi" vì quần chúng nhân dân vẫn đói khổ.
Năm 1917, thắng lợi CMT10 Nga đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của Nguyễn Tất
Thành – đây là cuộc “Cách mạng đến nơi”.
Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành tham gia Đảng Xã hội Pháp, một chính đảng tiến
bộ nhất lúc đó ở Pháp. Tháng 6 1919, tại hội nghị Vécxay, Nguyễn Tất Thành đã lấy tên
Nguyễn Ái Quốc thay mặt Hội những người An Nam yêu nước ở Pháp gửi tới Hội nghị
bản Yêu sách của nhân dân An Nam. Những yêu sách đó không được đáp ứng tại hội
nghị nhưng sự kiện này đã được báo chí tiến bộ của Pháp công bố rộng rãi và đã tạo tiếng

1
vang lớn trong dư luận quốc tế. Đó được coi như đòn tấn công đầu tiên của Nguyễn Ái
Quốc vào bọn trùm đế quốc, từ đó càng hiểu rõ hơn bản chất của đế quốc và thực dân.
Tháng 7 – 1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề
dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lenin. Sau khi bỏ phiếu tán thành Quốc tế III,
Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những thành viên sáng lập của Đảng Cộng Sản
Pháp và là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam, đánh dấu bước chuyển biến quyết định
trong tư tưởng và lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến
chủ nghĩa cộng sản: mở ra hướng giải quyết đúng đắn cho con đường giải phóng dân tộc
của Việt Nam ta.
Sau khi xác định được con đường Cách mạng đúng đắn, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục
khảo sát, tìm hiểu đề hoàn thiện nhận thức về đường lối cách mạng vô sản, đồng thời tích
cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam.
Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng:
- Về tư tưởng: Từ giữa năm 1921, tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà cách
mạng của các nước thuộc địa khác tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa. sau đó
sáng tạo ra tờ báo Le Paria (Người cùng khổ).
Năm 1922. Ban nghiên cứu thuộc địa được thành lập. Vừa nghiên cứu, vừa tham gia
hoạt động thực tiễn phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đồng thời Người tiến hành
tuyên truyền tư tưởng về con đường cách mạng vô sản, con đường cách mạng theo lý
luận Mác — Lênin, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những người cộng sản và nhân
dân lao động Pháp với các nước thuộc địa và phụ thuộc.
Năm 1927, Nguyễn Ái Quốc khẳng định “ Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm
cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy."
- Về chính trị: Người khẳng định rằng, con đường cách mạng của các dân tộc bị áp
bức là giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự
nghiệp của chủ nghĩa cộng sản.
Đối với các dân tộc thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ: trong nước nông nghiệp lạc
hậu, nông dân là lực lượng đông đảo nhất, bị đế quốc, phong kiến áp bức, bóc lột nặng
nề, vì vậy phải thu phục là lôi cuốn được nông dân, phải xây dựng khối liên minh công
nông làm động lực Cách mạng: “công nông là gốc của Cách mệnh; còn học trò nhà buôn
nhỏ, điền chủ nhỏ...là bầu bạn cách mệnh của công nông”. Do vậy, người xác định rằng,
cách mạng “là việc chung của cả dân chúng chứ không phải là việc của một hai người”.

2
- Về tổ chức: sau khi lựa chọn con đường cứu nước — cách mạng vô sản cho dân
tộc Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc thực hiện lộ trình “'đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ
chức họ, đoàn kết họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập”. Tháng 6-1925, Nguyễn
Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc).
Ở trong nước, từ đầu năm 1926, Hội đã bắt đầu phát triển cơ sở ở trong nước, đến đầu
năm 1927. các kỳ bộ được thành lập. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên chưa phải là
chính Đảng cộng sản nhưng chương trình hành động đã thể hiện quan điểm, lập trường
của giai cấp công nhân, là tổ chức tiền thân dẫn tới ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt
Nam.
Trong vòng nửa cuối năm 1929, sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản Đảng trên cả nước
(Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên
đoàn) đã khẳng định bước phát triển về chất của phong trào yêu nước Việt Nam theo
khuynh hướng cách mạng vô sản, phù hợp với xu thế và nhu cầu bức thiết của lịch sử
Việt Nam. Tránh phân tán về lực lượng và sự không thống nhất về tổ chức trên cả nước,
với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập đại biểu của
3 tổ chức trên tiến hành hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng
duy nhất ở Việt Nam. Ngày 3-2-1930, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ý nghĩa của việc lựa chọn con đường Cách mạng vô sản đối với Cách mạng ở Việt
Nam: Muốn cứu và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài cách mạng
vô sản. Đó là con đường gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn cách mạng Việt
Nam với xu thế thời đại.
2. Những nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX được Nguyễn Ái
Quốc giải quyết có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam đầu thế
kỷ XX và việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay? Từ vấn đề lịch
sử trên bạn rút ra cho mình được bài học kinh nghiệm gì? (5 điểm)
Nhiệm vụ cách mạng cấp thiết nhất đã được Nguyễn Ái Quốc giải quyết vào thời kỳ
đầu thế kỷ XX đó chính là việc Người đã tìm ra "con đường giải phóng" cho đồng bào,
cho dân tộc Việt Nam vào ngày 05/06/1911 tại Bến cảng Nhà Rồng. Chính tình yêu quê
hương, đất nước, nhân dân đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành lòng quyết tâm tìm con đường
cứu nước, cứu dân. Trong quá trình tìm đường cứu nước, khi đã tìm thấy chân lý cách
mạng và con đường giải phóng cho dân tộc mình, Người đã làm tất cả để tập hợp lực
lượng, gây dựng phong trào, đấu tranh cách mạng để mang lại nền độc lập cho dân tộc,
hạnh phúc cho nhân dân. Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời đầu năm 1930 mang nhiều ý nghĩa, đó là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh
dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới. Đảng Cộng sản Việt Nam

3
được lịch sử giao cho sứ mệnh nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt
Nam.
Sự ra đời của Đảng với hệ thống tổ chức chặt chẽ và cương lĩnh cách mạng đúng
đắn đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo cách mạng kéo dài mấy chục năm
đầu thế kỷ XX. "Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử
cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức
lãnh đạo cách mạng".
Đảng ra đời làm cho cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của
cách mạng thế giới. Từ đây giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam tham gia
một cách tự giác vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân thế giới. Từ đây, cách
mạng Việt Nam có đường lối đúng đắn, khoa học, sáng tạo
Sự ra đời của Đảng là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những
bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử tiến hoá của dân tộc Việt Nam, được mở
đầu bằng thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà.
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, người Việt Nam yêu nước tiên tiến đã tìm được
con đường giải phóng dân tộc đúng đắn, phù hợp với nhu cầu phát triển của dân tộc Việt
Nam và xu thế của thời đại. Người đã tiếp thu và phát triển học thuyết Mác - Lênin về
cách mạng thuộc địa, xây dựng hệ thống lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và tổ
chức truyền bá lý luận đó vào Việt Nam, ra sức chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức,
sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, vạch ra cương lĩnh chính trị đúng đắn nhằm dẫn
đường cho dân tộc ta tiến lên trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do, là sản phẩm của sự
kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
Việt Nam.
Ngay từ ngày mới thành lập "Đảng ta liền giương cao ngọn cờ cách mạng, đoàn kết
và lãnh đạo toàn dân ta tiến lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Màu cờ
đỏ của Đảng chói lọi như mặt trời mới mọc, xé tan cái màn đen tối, soi đường dẫn lối cho
nhân dân ta vững bước tiến lên con đường thắng lợi trong cuộc cách mạng phản đế, phản
phong".
Lòng yêu nước, thương dân, khát vọng độc lập của Người luôn soi đường cho các
thế hệ thanh niên Việt Nam. Trong giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất
nước, với tình yêu Tổ quốc cao cả, các thế hệ thanh niên Việt Nam đã sẵn sàng đi bất cứ
nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần, chiến đấu, cống hiến và hy sinh cho Tổ quốc,
tô thắm truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam anh hùng.

4
Từ những điều vĩ đại hết sức tuyệt vời ấy, bản thân mỗi người cũng như tất cả thanh
niên Việt Nam ngày hôm nay phải biết tiếp thu tinh thần cao cả đó. Mỗi người phải thực
sự chủ động trong các hoạt động của mình. Phải luôn có tinh thần đổi mới sáng tạo, luôn
trăn trở tìm hướng đi mới, cách tiếp cận mới đối với mỗi vấn đề mà thực tiễn cuộc sống
đặt ra, dấn thân vào những nhiệm vụ mới, khó.
Mỗi người trẻ chúng ta cần chủ động vươn lên trong học tập, cố gắng trao dồi thêm
kiến thức đề xuất các ý tưởng, sáng kiến, giải pháp, ứng dụng khoa học - công nghệ trong
thực hiện nhiệm vụ, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, lập nghiệp, khởi nghiệp, bảo đảm
quốc phòng an ninh, noi theo coi đường Bác đã đi, học tập, tìm tòi và cống hiến hết mình
cho Tổ quốc.
Kết hợp tiến bộ của nhân loại với những giá trị truyền thống cốt lõi của dân tộc để
từ đó tìm ra cái tốt và phù hợp nhất cho mình. Bài học của Bác tiếp tục truyền cảm hứng
cho thanh niên ngày nay phải luôn nỗ lực học tập, tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo những
trào lưu, các tiến bộ, cái tinh hoa của nhân loại vào thực tiễn xây dựng và phát triển đất
nước Việt Nam. Cả quá trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ cũng như suốt cuộc đời
hoạt động cách mạng của Người là tấm gương sáng ngời về nghị lực, ý chí vươn lên,
vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, không ngừng nỗ lực, phấn đấu, rèn luyện.
Tài liệu tham khảo:
Giáo trình Lịch sử Đảng Việt Nam (2019) - Đồng chủ biên PGS, NGND. Lê Mậu
Hãn - PGS,TS.Trình Mưu - GS,TS. Mạch Quang Thắng – tr.14-24, 28
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1998, t.1, tr. 536
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, t.10, tr. 8.

You might also like