You are on page 1of 3

VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG

Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam gắn liền với vai trò của tập thể các chiến sĩ cách mạng
Việt Nam mà người có công đầu là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Vai trò của bác trong sự ra đời của
Đảng ta được thể hiện:
Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta đó là con đường cách mạng vô sản
Trong bối cảnh đất nước ta bị thực dân Pháp xâm lược, Với truyền thống yêu nước và tinh thần
quật cường dân tộc.Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, lại
sớm được tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của nhân loại về “tự do, bình đẳng, bắc ái” được
truyền đến Việt Nam, với tầm nhìn chiến lược và phương pháp tư duy sáng tạo đã sớm hình
thành ý chí cứu nước, cứu đồng bào ở Người. Người nhận thấy những bất cập và bế tắc của con
đường cứu nước của thế hệ cha anh đang tiến hành và yêu cầu bức bách đối với dân tộc là phải
tìm kiếm con đường cách mạng mới và Người đã đảm đương trọng trách đó. Ngày 5/6/1911,
từ Bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành sang phương Tây tìm đường cứu nước.
Tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác- Leenin vào trong nước và chuẩn bị những điều kiện
cho sự thành lập Đảng
+ Về chính trị:
 Viết các sách báo tố cáo tội ác man rợ của bọn đế quốc thực dân qua đó thức tỉnh các
tầng lớp nhân dân đứng lên đấu tranh : Người tố cáo thực dân Pháp đã bắt dân bản xứ
phải đóng "thuế máu" cho chính quốc... để "phơi thây trên chiến trường châu Âu"; "đày
đọa" phụ nữ, trẻ em thuộc địa; các thống sứ, quan lại thực dân "độc ác như một bầy thú
dữ" v.v...
 Người hoạt động tích cực trong phong trào công nhân, phong trào giải phóng dân tộc,vừa
nghiên cứu lý luận, vừa học hỏi kinh nghiệm cách mạng các nước -> dần hình thành tư
tưởng về con đường cứu nước giải phóng dân tộc
 Tích cực tiến hành công tác truyền bá chủ nghĩa Mác-Leenin qua sách báo, truyền miệng
 Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác Leenin vào VN :
+ 1921: Ra tờ báo riêng của Hội liên hiệp thuộc địa và lấy tên là : Người cùng khổ
+ 1922: Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp được thành lập, NAQ được
cử làm trưởng tiểu ban nghiên cứu về Đông Dương
+ 1923 : người đã viết nhiều bài báo cho các tạp chí của Liên Xô: Tạp chí thư tín quốc tế
+ 1924: Viết báo sự thật
+ 1925: viết tác phẩm nổi tiếng : “Bản án chế độ thực dân Pháp” với nội dung tố cáo tội
ác tàu trời của thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa và nêu rõ quan điểm cơ bản của
Người về chiến lược, sách lược của cách mangj thuộc địa
+ 1927: những bài giảng của người trong các lớp huấn luyện được in thành sách lấy tên
là Đường Kách mệnh. Tác phẩm chỉ ra vấn đề then chốt có tác dụng lớn không chỉ đối
với Việt Nam, mà còn đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước
thuộc địa Phương Đông. Những vấn đề đó là: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng,
chủ yếu là công nông, vì vậy phải tổ chức quần chúng lại; cách mạng muốn thành công
phải có một Đảng Cộng sản lãnh đạo; phải có đường lối và phương pháp cách mạng
đúng; cách mạng giải phóng dân tộc phải liên hệ chặt chẽ với cách mạng vô sản thế
giới…
+ 1929 : Chủ nghĩa Mác-Lê nin vào VN
+ Về tổ chức :
 Nguyễn Ái Quốc đã dày công chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô
sản của giai cấp công nhân Việt Nam. Đó là huấn luyện, đào tạo cán bộ, từ các lớp huấn
luyện do Người tiến hành ở Quảng Châu (Trung Quốc) để vừa chuẩn bị cán bộ, vừa
truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin. 
 1921: Lập ra Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa nhằm tập hợp lực lượng chống VN
thực dân
 1924: Thành lập hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á đông
 6-1925:Thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên để tập hợp các chiến
sĩ yêu nước Việt Nam: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã giúp cho những người
Việt Nam yêu nước xuất thân từ các thành phần, tầng lớp dễ tiếp thu tư tưởng cách
mạng của Người, phản ánh tư duy sáng tạo và là thành công của Người trong chuẩn
bị về mặt tổ chức cho Đảng ra đời
 Tổ chức huấn luyện, đào tạo hàng trăm chiến sĩ cách mạng. Đây là những "hạt giống
đỏ" là nguồn nhân lực đầu tiên vô cùng quí báu cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt
Nam.
Chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản
 Năm 1929: Nguyễn Ái Quốc đã chủ động  triệu tập Hội nghị hợp nhất, thực hiện
sứ mệnh lịch sử của người sáng lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Từ ngày
06/01/1930 đến ngày 07/02/1930, tại Cửu Long – Hồng Công (Trung Quốc),
Hội nghị hợp nhất đã được tiến hành dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc. Tham
dự Hội nghị có các đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng (2 đại biểu) và An
Nam Cộng sản Đảng (2 đại biểu) và 2 đại biểu hải ngoại (Hồ Tùng Mậu và Lê
Hồng Sơn). Còn Đông Dương Cộng sản Liên đoàn đã thành lập, song chưa có
liên hệ, nên chưa được triệu tập đại biểu đến dự (và ngày 24/02/1930, tổ chức
này được hợp nhất vào Đảng Cộng sản Việt Nam). Với sự nhất trí cao, Hội nghị
đặt tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua Chánh cương vắn tắt
của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Chương trình
tóm tắt của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Các văn kiện đã trở
thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Đây là bản Cương lĩnh chính trị
đầu tiên, hết sức đúng đắn của Đảng CSVN. Nhờ vậy ngay tư khi ra đời Đảng
đã có đường lối cách mạng rất đúng đắn, sáng tạo để lãnh đạo dân tộc và cách
mạng Việt Nam đi đến thắng lợi

 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử, có vai trò to lớn của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, thể hiện những nỗ lực hoạt động nhận thức, phát triển lý luận cách mạng gắn liền với hoạt
động thực tiễn không mệt mỏi của Người, đặc biệt là ở những luận điểm cách mạng độc đáo và
sáng tạo, xác lập. Nói cách khác, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự kết hợp của
Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu
nước..

You might also like