You are on page 1of 24

Form đề

Câu 1: đúng sai gthich ngắn gọn- 4c nhỏ


Đ/S đúng được 0,75 điểm còn giải thích được thêm 0,25
-Phân loại hàng hóa 6 cái quy tắc rồi là cái mã số hàng theo nhóm phân nhóm 8 số, 6
số (cấp 1, cấp 2)
- Các nguyên tắc phân loại hàng hóa
- Các pp trị giá tính thuế :6 pp
VD: Ký đơn giá trọn trong phương pháp trị giá khấu trừ chẳng hạn nó quy định là kết
trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhập khẩu .Bây giờ bán ra mình chọn trong thời
gian 90 ngày nhưng bây giờ nó chạy lại bảo là 120 ngày thì đúng hay sai thì phải chọn
là sai
- cái hồ sơ hải quan có các nhóm làm thuyết trình đấy nhưng tập trung hiểu về tờ
khai hải quan; giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; giấy chứng nhận số lượng chất
lượng hàng
- khai báo hải quan , kiểm tra hồ sơ chứng từ kiểm tra thuế
Câu 2: lựa chọn đáp án đúng- gthich-2c nhỏ
- phân loại hàng hóa Rồi trị giá hải quan về khai báo hải quan và một số những
cái liên quan đến chứng từ hải quan liên quan, các nguyên tắc khai báo hải
quan
Câu 3: tính thuế cho hàng hoá xnk- tập trung pp1 ( nếu có Vat, ttdb, mtrg) thì thứ tự là
thuế nk trc- ttdb- môi trg-vat Có trị giá hạ nhân với tỷ suất=> thuế nk
Câu 4: tình huống lquan đến thuế- hồ sơ hquan Đọc kỹ các pp xđịnh trị giá, nguyên
tắc ploai hh, hồ sơ hải quan, tài liệu thầy vừa gửi( ngtac khai báo hquan,..)
tài liệu về Thủ tục xnk hàng hóa
BÀI LÀM
Câu 1: Đ/S(3 điểm)
Hãy cho biết những nhận định dưới đây là đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn lý do
1. Tên chương, phần có giá trị pháp lý cao và có thể nhìn vào tên chương,
phần để biết được một mặt hàng được phân loại theo mã nào.
=> Sai.
Quy tắc 1:Tên của phần, chương hoặc phân chương đưa ra chỉ nhằm mục đích dễ tra
cứu. Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa phải được xác định theo nội
dung của từng nhóm và bất cứ chú giải của phần, chương liên quan và theo quy tắc
dưới đây nếu các nhóm hoặc các chú giải đó không có yêu cầu.
Vận dụng:
- Tiêu đề của phần, chương hoặc phân chương chỉ mang tính hướng dẫn
- Việc phân loại hàng hóa phải căn cứ vào nội dung của từng nhóm và chú giải của các
phần, chương liên quan
- Áp dụng cho việc phân loại đối với hàng hóa đã được định danh cụ thể, rõ ràng, phù
hợp với sự mô tả của hàng hóa trong danh mục
2. Khi sử dụng phương pháp trị giá hàng nhập khẩu giống hệt để xác định
trị giá tính thuế hàng NK, nếu chiếu đến nhiều trị giá của hàng giống hệt
thi phải sử dụng trị giá thấp nhất
→ Đúng
- Theo Điều 4 Thông tư 60/2019/TT-BTC quy định trị giá hải quan hàng hóa xuất
khẩu thì Phương pháp giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt:
‘Trường hợp tại cùng thời điểm xác định được hai trị giá của hàng hóa xuất khẩu
giống hệt trở lên thì trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt thấp
nhất, không sử dụng trị giá hải quan của các lô hàng giống hệt có nghi vấn trị giá khai
báo theo quy định.’
Cách 2 luật cũ : Theo Điều 8 Nghị định số 155/2005/NĐ-CP:
Khi xác định trị giá tính thuế mà xác định được từ hai giá trị giao dịch của hàng hoá
nhập khẩu giống hệt trở lên thì trị giá tính thuế là trị giá giao dịch thấp nhất, sau khi đã
điều chỉnh mức giá về cùng các điều kiện quy định.
3. Công ty A ở nước ngoài bán hàng hoá cho công ty B ở VN và A chỉ định
công ty C là công ty con của VN tiến hành giao hàng cho B. Việc giao hàng
giữa B và C không phải làm thủ tục hải quan
→ Sai
Vì đây là hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ, nên việc giao hàng giữa B và C vẫn phải
làm thủ tục hải quan=>đây là hoạt động xuất khẩu.
Mà hàng hóa xuất khẩu là đối tượng phải làm thủ tục hải quan
Xuất nhập khẩu tại chỗ là hoạt động mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp Việt Nam
với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương
nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
( Ở đây giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con là hợp đồng mua bán quốc tế, giữa
công ty A và B cũng là mua bán quốc tế)
4. Đối với mặt hàng gia công quốc tế khi đăng ký hợp đồng gia công, doanh
nghiệp phải nộp 2 bản hợp đồng gia công
→ Đúng
+ Hợp đồng gia công và các phụ lục hợp đồng (nếu có): nộp 02 bản chính (01 bản Hải
quan lưu và 01 bản trả lại cho doanh nghiệp sau khi đăng ký hợp đồng) và 01 bản dịch
tiếng Việt (nếu bằng tiếng nước ngoài, trừ tiếng Anh).
5. Khi làm thủ tục xuất khẩu cho lô hàng theo điều kiện CIF, người xuất
khẩu phải nộp cả B/L và Insurance Certificate để cơ quan hải quan tính
thuế xuất khẩu cho lô hàng.
→ Đúng
Để cơ quan hải quan tính thuế xuất khẩu cho lô hàng thì cơ quan phải tính trị giá hải
quan lô hàng
Đối với hàng hoá xuất khẩu: trị giá tính thuế là giá bán tại cửa khẩu xuất (giá FOB,
giá DAP) không bao gồm phí bảo hiểm I và phí vận tải F.
Giá CIF bao gồm tiền hàng, phí bảo hiểm, phí tàu vận chuyển hàng hoá. Nên khi tính
trị giá hải quan, khoản điều chỉnh trừ sẽ gồm phí vận tải và phí bảo hiểm
=> Vì vậy doanh nghiệp phải nộp cả B/L (giấy vận đơn) và Insurance Certificate
(Chứng từ nhận bảo hiểm) để cơ quan Hải quan tính trị giá tính thuế cho lô hàng
6. Doanh nghiệp nếu làm thủ tục hải quan thông qua Đại lý làm thủ tục hải
quan thì sẽ được ưu tiên khi giải quyết các vướng mắc hải quan danh sách
thủ tục hải quan
→Sai. Đại lý làm thủ tục hải quan là doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện theo quy
định, thay mặt người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (chủ hàng) thực hiện việc khai
hải quan; nộp, xuất trình bộ hồ sơ hải quan có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập
khẩu theo quy định và thực hiện toàn bộ hoặc một phần các công việc liên quan đến
thủ tục hải quan theo thỏa thuận trong hợp đồng ký với chủ hàng. Để trở thành đại lý
thủ tục hải quan, một công ty dịch vụ phải có ít nhất là 1 nhân viên được đào tạo và
được cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan.
=>Nên nếu doanh nghiệp làm thủ tục hải quan thông qua đại lý làm thủ tục hải quan
sẽ được nhân viên đại lý giải quyết các vướng mắc về thủ tục hải quan.
7. Công ty A của VN mua linh kiện điện tử từ công ty X ở Nhật để lắp ráp và
lấy nhãn hiệu của công ty Để bán hàng hoá trên thị trường Việt Nam.
Công ty A phải trả phí sử dụng nhãn hiệu cho công ty X. Vậy, chi phí này
phải cộng vào trị giá tính thuế khi xác định trị giá hải quan của lô hàng
→ Đúng
Chi phí trên là khoản tiền người mua (công ty A) phải thanh toán cho người bán (công
ty X) nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hoá đơn thương mại nên sẽ cộng vào khi
xác định trị giá tính thuế
Đây là Tiền bản quyền, phí giấy phép sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến
hàng hoá nhập khẩu mà người mua phải trả như điều kiện của việc mua bán hàng hoá
nhập khẩu
8. Thông thường, chỉ kiểm tra sau thông quan khi có dấu hiệu nghi ngờ vi
phạm pháp luật về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc theo
kết quả phân tích dữ liệu, hoạt động kiểm tra sau thông quan có thể tiến
hành 3 năm sau thời điểm thông quan
→ Sai
Các trường hợp kiểm tra sau thông quan:
- Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật
liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thực hiện kiểm tra sau thông quan trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.
- Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.
Thời hạn kiểm tra sau thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải
quan.

9. Tất cả các hàng hoá xuất nhập khẩu, khi làm thủ tục hải quan đều phải
được kiểm tra thực tế hàng hóa (kiểm hoá) để phòng tránh gian lận
thương mại
→ Sai .
Vì có một số hàng hóa thuộc đối tượng miễn kiểm tra thực tế
Hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây được miễn kiểm tra thực tế:
a) Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp;
b) Hàng hóa chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh;
c) Hàng hóa thuộc trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của Thủ tướng Chính
phủ”.

10. Phúc tập hồ sơ chính là công đoạn kiểm tra sau thông quan
=> Đúng
Phúc tập hồ sơ hải quan là nghiệp vụ kiểm tra, đối chiếu các chứng từ trong hồ sơ hải
quan của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan nhằm xác định việc tuân thủ
pháp luật về hải quan của người khai hải quan và cán bộ, công chức trong quá trình
làm thủ tục hải quan.
Mục đích : Phát hiện chính xác, kịp thời những sai sót, không hợp lệ giữa khai hải
quan và các chứng từ trong hồ sơ hải quan, các dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải
quan của người khai hải quan, và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình làm
thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá; là cơ sở ban đầu và nguồn thông tin quan
trọng phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan.
11. Nếu hàng hóa phải giám định mà chưa có kết quả giám định thì nhất định
phải lưu giữ hàng hóa tại địa điểm làm thủ tục hải quan, ko cho phép giải
phóng hàng hóa
=> Sai
Người khai hải quan vẫn được giải phóng hàng hóa trong thời gian chờ kết quả giám
định Và đối với trường hợp giải phóng hàng chờ kết quả giám định, phân loại hàng
hóa,trách nhiệm của người khai hải quan
– Khai thông tin đề nghị giải phóng hàng trên Tờ khai hải quan theo hướng dẫn khai
báo tại phụ lục II kèm Thông tư này; Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan
giấy thì ghi “Đề nghị giải phóng hàng” tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan;
– Thực hiện nộp thuế hoặc bảo lãnh đối với số tiền thuế tự kê khai, tự tính thuế;
– Thực hiện khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư 39/2018/TT-BTC.
12. Chỉ kiểm tra sau thông quan khi có dấu hiệu nghi ngờ về vi phạm pháp
luật trong hải quan
=> Sai
Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
(1) Các trường hợp kiểm tra sau thông quan:
- Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật
liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, bao gồm cả trường hợp đã kiểm tra tại trụ
sở cơ quan hải quan nhưng cơ quan hải quan phát hiện có thông tin mới hoặc dấu hiệu
vi phạm khác, có rủi ro về thuế.
- Thực hiện kiểm tra sau thông quan trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.
- Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.
- Thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với các trường hợp hồ sơ thuế, hải quan quá
thời hạn kiểm tra sau thông quan và các trường hợp đã kiểm tra tại trụ sở người khai
hải quan nhưng phát hiện có thông tin mới hoặc vụ việc có tính chất phức tạp hoặc có
dấu hiệu vi phạm khác

13. Đại lý làm thủ tục hải quan muốn đc cấp thẻ hoạt động phải có ít nhất một
nviên hải quan có đủ trình độ và kinh nghiệm làm việc ít nhất ba tháng tại
một đại lý hải quan đã đc cấp thẻ hoạt động
=> Đúng
Theo điều 2, điều 3 nghị đinh 14/2011/NĐ-CP
Điều 2. Điều kiện làm đại lý hải quan
Đại lý hải quan phải có đầy đủ các điều kiện sau:
1. Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Có ngành nghề kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng xuất khẩu, nhập khẩu hoặc dịch
vụ khai thuê hải quan ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Có ít nhất một (01) nhân viên đại lý hải quan.
4. Đáp ứng điều kiện nối mạng máy tính với cơ quan Hải quan để thực hiện thủ tục hải
quan điện tử tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố (sau đây gọi chung là Cục Hải quan
tỉnh) đã thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Điều 3. Điều kiện làm nhân viên đại lý hải quan
1. Nhân viên đại lý hải quan phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Là công dân Việt Nam.
b) Có bằng từ trung cấp trở lên thuộc các ngành kinh tế, luật.
c) Có chứng chỉ về nghiệp vụ hải quan.
d) Có thời gian làm việc cho đại lý hải quan nơi được cấp thẻ ít nhất là 03 (ba) tháng.
2. Đại lý hải quan khi cấp thẻ nhân viên đại lý hải quan cho nhân viên của mình phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này
14. một lô hàng thiết bị điện tử đồng bộ đc nk về bao gồm thiết bị chính, thiết
bị phụ, vật tư, nvl… thì khi phân loại, áp mã hàng hóa sẽ được phân theo
thiết bị chính
(chú ý phần vật tư, nvl)
=> Sai
Thông tư số 156/2011/TT-BTC,Nếu lô hàng thiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ nhập bao
gồm cả vật tư, nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu, nhiên liệu, nhà xưởng, ô tô thì không áp
dụng nguyên tắc phân loại theo máy chính đối với vật tư, nguyên liệu, vật liệu, phụ
liệu, nhiên liệu, nhà xưởng, ô tô.
15. Hàng hóa đc chuyển từ cảng Hải Phòng đến Vladivostok của Nga, trên
đường vận chuyển do gặp sự cố và bão nên phải cập cảng Yokohama của
Nhật, hàng hóa đc đưa vào kho ngoại quan tại cảng Yokohama, sau khi tàu
sửa chữa xong lại tiếp tục đc vận chuyển đến Nga, việc vận chuyển này vẫn
đc coi là đáp ứng điều kiện vận tải thẳng trong các quy tắc về xuất xứ
=> Đúng
Quy tắc vận chuyển trực tiếp
Hàng hóa khi đáp ứng được các yêu cầu về xuất xứ, để được hưởng ưu đãi thuế và các
ưu đãi khác nếu có thì nó phải tuân thủ quy tắc về vận chuyển trực tiếp giữa các bên
tham gia hiệp định. Trong trường hợp hàng hóa phải quá cảnh ở một hoặc nhiều quốc
gia ngoài hiệp định thì phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
– Việc quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lý hoặc do yêu cầu đặc biệt liên quan đến vận
tải.
– Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại nước quá cảnh
– Hàng hóa không trải qua bất kỳ công đoạn gia công nào khác: Ngoài việc dỡ và bốc
xếp lại hoặc những công đoạn cần thiết để đảm bảo hàng hóa trong điều kiện tốt
=> Căn cứ vào quy định về vận chuyển thẳng thì trường hợp trên đg vận chuyển do
gặp sự cố và bão nên phải cập cảng Yokohama của Nhật, hàng hóa đc đưa vào kho
ngoại quan tại cảng Yokohama, sau khi tàu sửa chữa xong lại tiếp tục đc vận chuyển
đến Nga,thuộc TH việc quá cảnh là cần thiết vì lý do yêu cầu đặc biệt liên quan đến
vận tải nên vẫn được coi là vận chuyển thẳng theo quy tắc xuất xứ
16. thời gian làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nk chậm nhất là 8h kể từ
khi hàng hóa về cửa khẩu nhập đầu tiên
=> Sai
Vì Đối với hàng hóa nhập khẩu, việc nộp tờ khai hải quan được thực hiện trước ngày
hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa
khẩu. Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày đăng ký”
17. cty B của VN ký hợp đồng nhập khẩu hhhh một lô hàng của cty E ở Hoa Kỳ.
trong hđ quy định khi bán hàng nk ở VN, cty B chỉ đc phân phối hàng hóa ở
thị trg phía nam. Trong giao dịch này, trị giá của lô hàng sẽ đc tính theo pp
trị giá giao dịch.
=> Đúng
Vì đây là giao dịch bán hàng để xuất khẩu đến nước nhập khẩu. Trong giao dịch này,
trị giá của lô hàng sẽ được tính theo pp trị giá giao dịch vì nó thỏa mãn các điều kiện
theo quy định (Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá
sau khi nhập khẩu, ngoại trừ các hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hoá sau khi nhập khẩu)

18. lô hàng nc hoa đc nk về VN để đc đóng thành từng lọ nhỏ và bán tặng kèm
vs sp dầu gội đầu nhân dịp 20.11, trong trường hợp này, mã hàng của lô
hàng nc hoa đc áp mã theo mã của lô hàng dầu gội đầu.
→ Sai. Chỉ khi sản phẩm nước hoa và dầu gội đầu được bán theo bộ : là một bộ sp
bọc cùng nhau
Và được nhập khẩu cùng lô

19. cty MV của Thái Lan sx dầu cọ có mã 1511100000 đến HQuốc, để đc hưởng
thuế suất ưu đãi đb theo AK-FTA thì phải xuất trình C/O form AK.
=> Đúng
Vì Thái Lan là 1 nước thuộc khu vực ASEAN. C/O form AK là hàng xuất khẩu sang
Hàn Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định
ASEAN-Hàn Quốc. Vì vậy để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo AKAFTA thì
công ty phải xuất trình CO form AK
20. sp ghim dập có mã 7415.10.20 là phân nhóm 8 số ở cấp độ 2 gạch.
=> Đúng
Vì sản phẩm ghim dập có mã HS 7415.10.20 được chi tiết từ phân nhóm 6 số cấp 1
(7415.10 - có chữ số cuối cùng là chữ số 0 nên thuộc phân nhóm 6 số cấp 1) sẽ bắt
đầu bằng cấp độ 2 vạch (- -) tại cột mô tả hàng hóa.

21. cty hải tiến đã nhập khẩu giấy carton phủ polyetilen sử dụng để sx lót cốc
bằng giấy. dạng cuộn vs chiều rộng không quá 10cm ,có mã 481159000 từ
trung quốc, cty Hải Tiến sẽ đc hưởng thuế suất ưu đãi đb theo ACFTA nếu
xuất trình đc C/O form D
=> Sai.
cty Hải Tiến sẽ đc hưởng thuế suất ưu đãi đb theo ACFTA nếu xuất trình đc C/O form
E. Vì CO form E là Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E, phát hành theo Hiệp định khung
về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), xác nhận hàng hóa có
nguồn gốc xuất xứ từ nước thành viên của hiệp định này.
22. Sản phẩm đc coi là có xuất xứ CEPT/AFTA nếu tổng giá trị nguyên vật
liệu có xuất xứ phải đạt ít nhất 40% hàm lượng ASEAN tính theo giá CIF
=> Đúng
Một sản phẩm được coi là có xuất xứ từ quốc gia thành viên ASEAN nếu trong nội
dung của sản phẩm đó chứa ít nhất 40% hàm lượng có xuất xứ từ một quốc gia thành
viên ASEAN.

23. cty A của VN mua linh kiện đtử của cty X ở Nhật để lắp ráp và lấy nhãn hiệu
của công ty X để bán hàng hóa trên thị trg VN, vì vậy cty A phải trả phí sử
dụng nhãn hiệu cho cty X và chí phí này phải tính vào trị giá tính thuế
=> Đúng
Phần chi phí sử dụng nhãn hiệu, bản quyền sẽ được tính vào các khoản điều chỉnh
cộng khi xác định trị giá tính thuế. Nó liên quan trực tiếp đến hàng hóa trao đổi nên nó
được tính vào các khoản điều chỉnh cộng.

24. đvs hàng hóa nhập khẩu xác định trị giá theo ppháp khấu trừ mà đơn giá khấu
trừ lại khác nhau khi bán lại hàng hóa ở các số lg khác nhau thì lựa chọn đơn
giá của hàng hóa đc bán ra vs số lg lớn nhất sau khi nk.
= > Đúng
vì: Giá bán hàng hóa nhập khẩu trên thị trường Việt Nam được xác định theo những
nguyên tắc sau:
Mức giá bán tính trên số lượng bán ra lớn nhất và đủ để hình thành đơn giá. Mức giá
bán ra tính trên số lượng bán ra lớn nhất là mức giá mà hàng hóa đã được bán với số
lượng tổng cộng lớn nhất trong các giao dịch bán hàng hóa ở cấp độ thương mại đầu
tiên ngay sau khi nhập khẩu.

25. một hàng hóa đã qua sử dụng có thời gian sử dụng là 5 năm., đá x khấu hao hết
4 năm, đc nk vào VN, theo quy định của VN, trị giá tính thuế nk sẽ bằng 90%
trị giá khai báo tại thời điểm đký tờ khai hải quan
=> Sai
Giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu
nhập đầu tiên theo hợp đồng, được xác định theo quy định của pháp luật về trị giá hải
quan đối với hàng hoá nhập khẩu.
Như vậy, trị giá tính thuế sẽ dựa trên giá trị còn lại của hàng hóa. Cho nên giá trị còn
lại là 1-(⅘)=20%. Vậy giá tính thuế nhập khẩu là 20%*trị giá khai báo tại thời điểm
khai báo hải quan.
26. hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm
là đối tượng không chịu thuế XNK
=> Đúng.
Về nộp thuế: Hàng hóa tạm nhập để triển lãm thương mại không phải nộp thuế GTGT
và thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu.
(Căn cứ Khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định
về các trường hợp miễn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu)

27. hàng mua bán của cư dân biên giới khi làm thủ tục hải quan thì k cần nộp

=> Đúng.
Theo Thông tư liên tịch về hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung
biên giới, hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới không phải nộp Giấy
chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mà việc xác định xuất xứ căn cứ vào kiểm
tra thực tế của công chức hải quan.

28. chỉ ktra sau thông quan khi có dấu hiệu nghi ngờ vi phạm pluật về hải quan đvs
hàng hóa xnk
=> Sai
Các trường hợp cần kiểm tra sau thông quan
- Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của
pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thực hiện kiểm tra sau thông quan trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.
- Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.
29. khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa, cần nộp L/C 1 bản chính

30. HÀng gia công được miễn thuế


Đúng. Nghị định 18 18/2021/NĐ-CP giải thích rõ trường hợp miễn thuế nhập khẩu
đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công thành sản phẩm gia công xuất khẩu. Theo đó,
sản phẩm gia công xuất khẩu bao gồm sản phẩm gia công (i) xuất khẩu ra nước ngoài
hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan (ii) xuất khẩu tại chỗ cho tổ chức, cá nhân tại
Việt Nam theo chỉ định của bên đặt gia công.
31. Hợp đồng HQ = tiếng anh phải có bản dịch công chứng kèm theo
Đúng
+ Hợp đồng gia công và các phụ lục hợp đồng (nếu có): nộp 02 bản chính (01 bản Hải
quan lưu và 01 bản trả lại cho doanh nghiệp sau khi đăng ký hợp đồng) và 01 bản dịch
tiếng Việt (nếu bằng tiếng nước ngoài, trừ tiếng Anh).
Câu 2 trắc nghiệm
Hãy chọn một phương án đúng nhất
1. Một bộ đồ làm móng, bao gồm các sản phẩm: kéo thuộc nhóm 82.13; bấm móng
tay, chân thuộc nhóm : 82.14; dũa móng thuộc nhóm 82.14, túi da thuộc nhóm 42.02.
Bộ sản phẩm này có mã HS là:
A. Thuộc nhóm 82.13
B. Thuộc nhóm 82.14
C. Thuộc nhóm 42.02
D. Mỗi sản phẩm sẽ được phân theo mã riêng, hộp sản phẩm này không có mã
chung
→ Chọn B
Theo quy tắc 3b). Những sản phẩm hỗn hợp, sản phẩm cấu tạo từ nhiều nguyên liệu
khác nhau hoặc sản phẩm được làm từ nhiều bộ phận cấu thành khác nhau và những
hàng hóa ở dạng bộ để bán lẻ, nếu không phân loại được theo quy tắc 3(a), thì phân
loại theo nguyên liệu hoặc bộ phận cấu thành tạo ra đặc tính cơ bản của chúng.
Trong bộ đồ làm móng, bấm móng tay, chân tạo nên đặc tính cơ bản của bộ dụng cụ.
Do vậy, bộ đồ làm móng được phân loại vào Nhóm 82.14

2. Thuế suất thông thường là


A. Thuế suất áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu từ các nước hoặc khối nước không
ký hiệp định thương mại với VN
B. Thuế suất áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu từ các nước hoặc khối nước không
có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam
C. Thuế suất áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ các nước hoặc khối
nước có thỏa thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt
Nam
D. Không phương án nào đúng
→ chọn C
Thuế suất thông thường Áp dụng đối với hàng hóa: Nhập khẩu có không xuất xứ
từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc (MFN)
trong quan hệ thương mại với Việt Nam

3. Một lô hàng nhập khẩu có các thông số về chi phí như sau: giá nguyên vật liệu để
sản xuất là 30 USD/sp, chi phí nhân công sản xuất là 40 USD/sp, chi phí I và F vận
chuyển đến nước nhập khẩu tương ứng là 2 USD/sp và 5 USD/sp; giá bán lại sản
phẩm trên thị trường nước nhập khẩu là 95 USD/sp, lợi nhuận dự kiến của nhà nhập
khẩu là 7 USD/sp, tổng chi phí bán hàng và chi phí vận chuyển nội địa là 8 USD/sp.
Theo phương pháp khấu trừ thì đơn giá lô hàng nhập khẩu này sẽ là:
A. 70 USD
B. 95 USD
C. 77 USD
D. 80 USD
→ Chọn D
Giá bán trên thị trường là 95 USD
Các khoản khấu trừ :
+ Chi phí bán hàng và chi phí vận chuyển nội địa là 8 USD
+ Lợi nhuận dự kiến của nhà nhập khẩu là 7 USD
→ Theo pp khấu trừ trị giá tính thuế là 95 - 8 - 7 = 80
4. Hàng hoá nào sau đây không phải làm thủ tục hải quan khi đi qua các cửa khẩu
A. Hàng bán tại cửa hàng miễn thuế
B. Cả 3 loại trên đều không phải làm thủ tục hả.
C. Hàng là quà biếu, quà tặng
D. Hàng tạm nhập tái xuất quan
E. Tất cả các phương án trên đều sai SK
→ Chon E
Tất cả các trường hợp trên đều phải làm thủ tục hải quan

Hàng hóa là quà biếu, tặng phải được làm thủ tục hải quan; nếu là hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu có điều kiện phải thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện.
Tạm nhập tái xuất là Việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc
biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực Hải quan riêng theo quy định
của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục
xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.
Doanh nghiệp phải có trách nhiệm thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa để
đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế theo quy định tại Chi cục Hải quan quản lý cửa
hàng miễn thuế,
5. Trên một C/O có ghi: "Issued Retroactively". Điều này có nghĩa là:
A. C/O này là C/O gốc và được cấp trước khi giao hàng, có hiệu lực từ ngày cấp
C/O
B. C/O này là bån sao và được cấp trước khi giao hàng, có hiệu lực từ ngày giao
hàng
C. C/O này là bản gốc và được cấp sau khi giao hång, có hiệu lực từ ngày giao
hàng
D. C/O này là bản sao và dược cấp sau khi giao hàng, có hiệu lực từ ngày cấp ℅
=> Chọn đáp án C
Điều 17. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp sau
1. Trong trường hợp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không được cấp vào thời
điểm xuất khẩu, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phép cấp sau và có giá trị
hiệu lực tính từ thời điểm giao hàng nhưng không quá 1 năm kể từ ngày giao hàng và
phải được đóng dấu “ISSUED RETROACTIVELY/ ISSUED RETROSPECTIVELY”
lên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
6. Đâu không phải là điều kiện đối với việc thành lập đại lý làm thủ tục hải quan
A. Có quyền được ưu tiên khi làm thủ tục hải quan và giải quyết các vướng mắc
liên quan đến hải quan
B. Phải có ít nhất 3 nhân viên đại lý làm thủ tục có kinh nghiệm làm việc ít nhất 1
tháng trong các cơ quan quan
C. Phải có bằng từ trung cấp kinh tế hoặc luật trở lên
D. Cå a, b và c đều là điều kiện thành lập ĐL
E. Cả a, b và c đều không phải là điều kiện để thành lập ĐL
=> Chọn đáp án E
Theo điều 2, điều 3 nghị đinh 14/2011/NĐ-CP
Điều 2. Điều kiện làm đại lý hải quan
Đại lý hải quan phải có đầy đủ các điều kiện sau:
1. Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Có ngành nghề kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng xuất khẩu, nhập khẩu hoặc dịch
vụ khai thuê hải quan ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Có ít nhất một (01) nhân viên đại lý hải quan.
4. Đáp ứng điều kiện nối mạng máy tính với cơ quan Hải quan để thực hiện thủ tục
hải quan điện tử tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố (sau đây gọi chung là Cục Hải
quan tỉnh) đã thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Điều 3. Điều kiện làm nhân viên đại lý hải quan
1. Nhân viên đại lý hải quan phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Là công dân Việt Nam.
b) Có bằng từ trung cấp trở lên thuộc các ngành kinh tế, luật.
c) Có chứng chỉ về nghiệp vụ hải quan.
d) Có thời gian làm việc cho đại lý hải quan nơi được cấp thẻ ít nhất là 03 (ba) tháng.

7. Phôi để trục lái, trục khuỷu xe máy bằng thép được xếp vào mã nào nếu biết: xe
máy thuộc nhóm 87.11 phận, phụ tùng xe máy thuộc nhóm 87.14, sản phẩm bằng sắt,
thép khác thuộc nhóm 73.26
A. Thuộc nhóm 87.11
B. Thuộc nhóm 87.14
C. Thuộc nhóm 73.26
D. Cà a, b và c đều sai
=> Chọn đáp án B
Theo quy tăc 1

8. Một lô hàng nhập khẩu có các thông số về chi phí như sau: giá nguyên vật liệu để
sản xuất là 30 USD chi phí nhân công sản xuất là 40 USD/sp, chi phí I và F vận
chuyển đến nước nhập khẩu tương ứng 2 USD/sp và 5 USD/sp; giá bán lại sản phẩm
trên thị trường nước nhập khẩu là 95 USD/sp, lợi nhuận dự: của nhà nhập khẩu là 7
USD/sp, tổng chi phí bán hàng và chi phí vận chuyển nội địa là 8 USD/sp. Đơn giá
hàng nhập khẩu này là 77 USD/sp thi đơn giá này được tính theo phương pháp:
A. Trị giá giao dịch
B. Trị giá khấu trừ
C. Trị giá tính toán
D. Phương pháp dự phòng
=>Chọn đáp án C
Theo pp trị giá tính toán,
Trị giá tính thuế = CP NVL SX+ CP nhân công + I +F = 30+40+2+5 = 77 USD
9 . ông A đi gửi một gói bưu phẩm ra nước ngoài tại bưu điện trung tâm thành phố
hà nội, khi đó
A. gói bưu phẩm này không thuộc đối tượng làm thủ tục hải quan
B. gói bưu phẩm này thuộc đối tượng làm thủ tịch hải quan và ông A phải làm thủ
tục hải quan cho gói bưu phẩm
C. gói bưu phẩm này thuộc đối tượng làm thủ tục hải quan và bưu điện tp HN sẽ
thay mặt ông A làm thủ tục hải quan
D. gói bưu phẩm này thuộc đối tượng làm thủ tục hải quan nhưng ko ai phải làm
thủ tục hải quan cho mặt hàng này
=> Chọn đáp án C
Vì bưu phẩm thuộc đối tượng làm thủ tục hải quan và người khai hải quan sẽ là
doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế và trong trường hợp này là bưu
điện trung tâm thành phố Hà Nội sẽ thay mặt ông A làm thủ tục hải quan.
10. một lô hàng đc nk từ đài loan về việt nam, trong bộ hồ sơ xuất trình có
Invoice (trên đó có ghi Exporter: X Ltd., co. – Taiwan); C/O form E. cơ quan
Hải quan khi kiểm tra hai chứng từ này sẽ:
A. chấp nhận C/O form E và cho cty nk của Vn hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt
theo ACAFTA
B. chấp nhận C/O form E nhưng ko cho hưởng thuế suất ưu đãi đb theo ACAFTA
C. ko chấp nhận C/O form E và ko cho hưởng thuế suất đb theo ACAFTA
D. không chấp nhận C/O form E nhưng vấn hưởng thuế suất ưu đãi đb theo
ACAFTA
=> Đáp án B
CO form E là Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E, phát hành theo Hiệp định khung về
hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), xác nhận hàng hóa có
nguồn gốc xuất xứ từ nước thành viên của hiệp định này. Lô hàng nhập khẩu có C/O
mẫu E nhưng hóa đơn thương mại phát hành bởi các công ty nằm ngoài khu vực
ACFTA (Đài Loan) nên không được xem xét chấp nhận cho hưởng ưu đãi đặc biệt về
thuế.
11. hai lô hàng xk cà phê robusta sang Pháp được thu gom từ cùng một vùng
nguyên liệu như nhau, cùng cấp độ như nhau, cùng đc sx theo quy trình như
nhau, có cùng hương vị như nhau, một lô hàng dán nhãn cà phê Trung Nguyên,
lô kia dãn nhãn cà phê Tây Nguyên. Tại nc nk, 2 lô hàng đc coi là
A. hàng giống hệt
B. hang tương tự
C. hai hàng hóa độc lập
D. ko thể kết luận đc
=> Đáp án A
Hàng được coi là là hàng giống hệt là những hàng hoá mà giống nhau về mọi
phương diện- Tính chất và đặc điểm về thể vật chất. - Chất lượng hàng hoá - Danh
tiếng hàng hoá + Được sản xuất ở cùng một nước với hàng hoá đang được xác
định trị giá. + Do cùng một hãng sản xuất + Những khác biệt khác nhỏ bé bề
ngoài, về màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng mà không ảnh hưởng tới việc xác định các
hàng hoá đó thì cũng được coi là mặt hàng hóa giống hệt .

12. Lọ gốm nhiều kiểu dáng đựng kẹo gôm sẽ đc phân vào mã nào nếu biết : bình gốm
thuộc nhóm 69.09, kẹo gôm thuộc nhóm 17.04, bộ đồ ăn, đồ gia dụng thuộc nhóm
69.12
A. thuộc nhóm 69.09
B. thuộc nhóm 17.04
C. thuộc nhóm 69.12
D. a b c đều sai
=> Đáp án A.
Bởi theo quy tắc 3a thì hàng hóa được phân loại vào nhóm có mô tả cụ thể, mang đặc
trưng cơ bản nhất sẽ phù hợp hơn xếp vào nhóm có mô tả khái quát. Trong trường
hợp này, lọ gốm nhiều kiểu dáng đựng kẹo gôm mang đặc trưng cơ bản của lọ gốm
nên sản phẩm được phân loại vào nhóm 69.09
13. một lô hàng nk có các thông số về chi phí như sau: giá nvl để sx là 30USD/sp, cp
nhân công sx là 40USD/sp, cp I và F vận chuyển đến nc Nk tương ứng là 10USD/sp
và 5USD/sp. Giá bán lại sp trên thị trg nc nk là 95USD, lợi nhuận dự kiến của nhà nk
là 7USD/sp. Tổng chi phí bán hàng và chi phí vận chuyển nội địa là 8USD/sp theo
phương pháp tính toán thì đơn giá lô hàng nk này sẽ là
A. 80 đô
B. 95 đô
C. 77 đô
D. 70 đô
14. một mặt hàng đồ gỗ mộc có mã số HS là 9403 đc sx ở TQuốc từ một nguyên liệu
tấm ván gỗ có mã số HS 4407 nk từ Lào, sau đó chuyển sang VN đánh vecni và sơn
phủ. Mặt hàng này sau đó đc xuất khẩu sang nha. Mhàng này có xuất xứ từ nước nào
A. trung quốc
B. Lào
C. việt nam
D. nga
E. ko xđịnh đc xuất xứ
(chọn A, do việc chế biến là thay đổi mã HS)

15. hàng hóa nào sau đây ko phải làm thủ tục hq khi đi qua các cửa khẩu: chọn d
A. hàng là quà biếu, quà tặng
B. hàng hóa mua bán của cư dân biên giới
C. túi lãnh sự
D. cả 3 lại trên đều ko phải làm thủ tục hq

16. hai chiếc túi vải, một chiếc màu trắng, một chiếc màu xanh, có cùng kích cỡ, kiểu
dáng, mẫu mã, clg như nhau, của cùng một cty sx. Tuy nhiên một chiếc khi nhập về đã
lắp ráp hoàn chỉnh, chiếc còn lại chưa lắp ráp hoàn chỉnh, các linh kiện vẫn xếp trong
một hộp nhựa, chia chiếc túi vải này được coi là:
A. hàng giống hệt
B. hàng tương tự
C. 2 hàng hóa độc lập
D. ko thể kl đc

17. cty X ở VN khi làm thủ tục nk một lô hàng A để sx hàng hóa xk. Tuy nhiên do đối
tác nước ngoài đơn phương từ chối nhận hàng nên cty X đã bán lại sp A cho một công
ty khác ở VN, lô hàng A:
A. phải nộp thuế nk
B. thuộc đối tg đc miễn thuế nk
C. lô hàng A đc giảm thuế
D. phải nộp thuế nk khi làm thủ tục nk và sau khi đc dùng để sx sp thì đc hoàn
thuế nk đã nộp
(A, do ko tái xuất nên ko đc miễn hoặc hoàn thuế)
18. không phải nộp C/O với
a. hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới
b. hàng nông sản của cư dân nước có chung đường biên giới với VN
c. hàng dưới 200 USD
d. cả 3 đáp án trên
e. nộp C/O với mọi hàng hóa

Câu 3
Câu 3: Bài tập
Công ty XNK Bình Minh nhập khẩu một lô hàng theo giá FOB Yokohama, bao gồm
150 máy giặt hiệu HITACHI, xuất xứ Nhật Bản, 5kg, giá 400 USD/chiếc mới 100%;
20 tủ lạnh HITACHI mới 100%, xứ Nhật Bản, giá 300 USD/chiếc.
Do mua nhiều máy giặt nên công ty được phía đối tác giảm giá 10% theo giá
FOB đối với máy giặt. Ngoài ra, trước khi giao hàng, Công ty Bình Minh đã gửi các
hộp carton và vật liệu xốp chèn lót hàng hoá đến cho công ty đối tác, trị giá tổng công
là 1000 USD. Chi phí này đã được tính vào trị giá hóa đơn. Ngoài ra, Công ty Bình
Minh còn trả thêm các phí như: Chi phí vận chuyển từ Yokohama về HP là 700 USD,
chi phí vận chuyển từ HP đến HN là 5 triệu VND, chi phí bảo hiểm cho lô hàng từ
Yokohama về HP là 300 USD.
Hãy xác định trị giá, thuế nhập khẩu và thuế GTGT của từng mặt hàng trên,
nêu biết:
Tỷ giá USD/VND = 20.000; thuế suất thuế nhập khẩu máy giặt: 27% và tú
lạnh là 25%, VAT: 10%
Chi phí chung được phân bổ đều cho 2 mặt hàng ( 50/50)
Giao dịch này đủ điều kiện để áp dụng phương pháp trị giá giao dịch
Giải
Tổng đơn giá đơn hàng máy giặt và tủ lạnh = 66 000
Mặt hàng máy giặt
1. Trị giá hóa đơn
- Đơn giá hóa đơn: Giá FOB =150 x 400 = 60.000 USD
2. Khoản điều chỉnh cộng:
- Phí vận chuyển đến biên giới: 700/2 = 350 USD
- Chi phí bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu: 300/2 = 150 USD
=> Tổng: 500 USD
3. Khoản điều chỉnh trừ:
- Giảm giá hóa đơn: 10 %* 60 000 = 6.000 USD
→ Trị giá tính thuế máy giặt
Trị giá hải quan (USD) = 60.000 + 500– 6.000 = 54 500 USD
Trị giá hải quan (VNĐ)= = 1 090 triệu VNĐ
=> Thuế nhập khẩu (VNĐ) = 27% x 1 090 triệu= 294,3 triệu VNĐ
Thuế GTGT = 1 090 triệu x 127% x 10% = 138,43 triệu VNĐ
Mặt hàng Tủ lạnh
1. Trị giá hóa đơn
- Đơn giá hóa đơn: 20 x 300 = 6.000 USD
2. Khoản điều chỉnh cộng:
- Phí vận chuyển đến biên giới: 700/2 = 350 USD
- Chi phí bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu: 300/2 = 150USD
=> Tổng: 500 USD
3. Khoản điều chỉnh trừ:
Không có khoản giảm trừ
→ Trị giá tính thuế Tủ lạnh
Trị giá hải quan (USD) = 6 000 + 500= 6 500 USD
Trị giá hải quan (VNĐ)= 130 triệu VNĐ
=> Thuế nhập khẩu (VNĐ) = 25% x 130 triệu= 32,5 triệu VNĐ
Thuế GTGT = 130 triệu x 125% ×10% = 16,25 triệu VNĐ

Câu 1: Công ty A Việt Nam nhập khẩu thiết bị sản xuất xi măng lò đứng của công ty
B Trung quốc, trong đó đơn giá hoá đơn là 6 triệu USD, giao hàng tại nhà máy của
người bán.Biết rằng:Thuế ưu đãi nhập khẩu thiết bị xi măng lò đứng là 5%; Giấy phép
nhượng quyền sản xuất xi măng chọn gói là 400.000 USD; Chi phí cho người môi giới
mua hàng là 0,75% theo giá giao dịch.

Chi phí giám định chất lượng tại cửa khẩu là 4000 USD do người mua trả cho người
bán trong hợp đồng, chưa tính trong giá hoá đơn; Tiền đặt cọc là 10% đơn giá hoá
đơn và được được trả trước 10 ngày.

Theo hợp đồng này, công ty A có trách nhiệm trả nợ thay công ty B là 500.000 USD
( khoản tiền này đã được người bán giảm trừ vào giá hoá đơn) cho công ty C tại Việt
Nam; Phí vận chuyển, bảo hiểm đến biên giới là 300.000 USD; Chi phí vận chuyển
từ biên giới về kho của công ty A là 1,6 tỷ VND ( tỷ giá 1 USD = 23000 VND); Chi
phí bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu là 3000 USD; Giảm giá do người bán thông báo là
2% giá hoá đơn( người mua có chứng từ hợp lệ); Chi phí lắp đặt, bảo dưỡng và hỗ trợ
kỹ thuật ( nằm trong trị giá giao dịch ) là 10.000 USD; Hợp đồng quy định người mua
được trả chậm 30% đơn giá hoá đơn sau 6 tháng kể từ khi giao hàng ( lãi suất hai bên
thỏa thuận là 0,25%/tháng ).

Hãy tính thuế nhập khẩu cho mặt hàng này biết rằng, hợp đồng nhập khẩu đủ điều
kiện để áp dụng phương pháp tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu.
1. Trị giá hóa đơn:

-Đơn giá hóa đơn: 6 000 000 USD

- Tiền đặt cọc: 10%*6000000 = 600 000 USD

-Trả nợ thay (khoản thanh toán gián tiếp): 500.000 USD

➡ Tổng : 7 100 000 USD

2. Khoản điều chỉnh cộng:

- Chi phí giảm định chất lượng: 4000 USD

- Giấy phép nhượng quyền: 400.000 USD

- Chi phí môi giới: 0.75%× 7.100.000=53.250 USD

- Phí vận chuyển đến biên giới: 300.000 – 3000 = 297 000 USD

- Chi phí bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu: 3000 USD

=>Tổng: 757250 USD

3. Khoản điều chỉnh trừ:

-Chi phí vận chuyển từ biên giới về kho của công ty A:0USD

-Giảm giá do người bán thông báo: 296*6.000 000 = 120 000 USD

- Chi phí lắp đặt bảo đường

- Lãi suất: 30%×6.000.000 ×0.25% 6 =27 000 USD

=> Tổng : 157.000 USD

. Trị giá tính thuế

Trị giá hải quan = 7100000 +757250 - 157.000= 7.700.250 USD

=>Thuế NK =7.700.250×23.000 ×5%=8 855 287 500 (VND)

Câu 3: Công ty Z của Việt Nam nhập khẩu từ Pháp theo phương theo giá CFR Hải
Phòng một lô hàng hóa bao gồm: 200 lọ nước hoa trị giá 80 USD/lọ, 400 chai rượu
Whisky trị giá 60 USD/chai
Người mua Z đã mua bảo hiểm cho hàng hóa từ Pháp về Việt Nam với chi phí là 200
USD/lô. Chi phí người mua trả cho môi giới mua hàng là 2.000 USD. Ngoài ra, trước
khi giao hàng, công ty Z đã chuyển cho người bán ở Pháp một khoản tiền là 1000USD
để người bán thực hiện việc dán nhãn và đóng gói hàng hóa theo thiết kế mẫu mã mã
của bên mua. Khoản tiền này chưa được tính trong trị giá hóa đơn.
Hãy xác định trị giá thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng của từng mặt hàng trên
nếu biết tỷ giá USD/VNĐ = 21000; thuế xuất nhập khẩu của nước hoa là 22%; rượu
Whisky 10%; VAT = 10%
Chi phí chung được phân bổ cho mặt hàng nước hoa là 60% và cho whisky là 40%
Giao dịch này đủ điều kiện để áp dụng những phương pháp trị giá giao dịch
Giải
Giá CFR = FOB + cước phí vận chuyển
Mặt hàng nước hoa
1. Trị giá hóa đơn
- Đơn giá hóa đơn: 200 x 80 = 16.000 USD
2. Khoản điều chỉnh cộng:
- Phí môi giới: 2000 x 60% =1 200 USD
- Chi phí bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu: 200 x 60% = 120 USD
- Chi phí nhãn dán và đóng gói thanh toán cho người bán: 1000 x 60% = 600 USD
=> Tổng: 1.920 USD
3. Khoản điều chỉnh trừ:
- Không có khoản trừ
→ Trị giá tính thuế máy giặt
Trị giá hải quan (USD) = 16 000 + 1.920 = 17 920 USD
Trị giá hải quan (VNĐ)= = 376 320 000 VNĐ = 376,32 triệu VNĐ
=> Thuế nhập khẩu (VNĐ) = 22% x 376 320.000 = 82.790.400 VND
Thuế GTGT = 376 320.000 x 122% x 10% = 45.911.040 VNĐ
Mặt hàng rượu Whisky
1. Trị giá hóa đơn
- Đơn giá hóa đơn: 400 x 60 = 24.000 USD
2. Khoản điều chỉnh cộng:
- Phí môi giới: 2000 x 40% =800 USD
- Chi phí bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu: 200 x 60% = 80 USD
- Chi phí nhãn dán và đóng gói thanh toán cho người bán: 1000 x 60% = 400 USD
=> Tổng: 1 280 USD
3. Khoản điều chỉnh trừ:
Không có khoản giảm trừ
→ Trị giá tính thuế Tủ lạnh
Trị giá hải quan (USD) = 24.000 + 1 280= 25 280 USD
Trị giá hải quan (VNĐ)= 530.880.000 VNĐ = 530,88 triệu VNĐ
=> Thuế nhập khẩu (VNĐ) = 10% x 530.880.000 = 53.088.000 VNĐ
Thuế GTGT = 130 triệu x 110% x 10% = 58.396.800 VNĐ
Câu 4: (2 điểm)
1.Cho nhận định sau, em hãy cho biết quan điểm của mình về vấn đề này
- Do thông quan điện tử nên đối với hàng hoá xuất nhập khẩu theo luồng đỏ chỉ
cần mất 20-30 phút để thông quan

Mức ba - luồng đỏ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, ngoài việc kiểm tra chi tiết hồ sơ,
hàng hoá sẽ bị kiểm tra trực tiếp (hay còn gọi là kiểm hóa).
Đối vs hàng hóa này theo pt truyền thống mất rất nhiều thời gian vậy mà h đây khi sử
dụng pt điện tử việc thông quan trở nên nhanh chóng , và tránh vấn đề làm khó của
một số nhân viên
Việc triển khai toàn diện thủ tục hải quan điện tử đã tạo ra bước cải cách đột phá cho
hoạt động xuất, nhập khẩu, thời gian làm thủ tục hải quan được rút ngắn thông qua
việc tiếp nhận thông tin tờ khai hải quan và phản hồi kết quả phân luồng tờ khai trong
vòng 1-3 giây. Qua đó giúp giảm thiểu chứng từ, giấy tờ và đơn giản hóa hồ sơ hải
quan.

Lợi ích đối với doanh nghiệp:

Một là, thực hiện thủ tục hải quan điện tử sẽ giúp giảm chi phí và tiết kiệm thời gian
và nhân lực cho doanh nghiệp do doanh nghiệp chỉ cần khai thông tin tờ khai điện tử
và gửi đến cơ quan hải quan, không phải đến cơ quan hải quan cửa khẩu để làm thủ
tục đăng ký tờ khai hải quan (khai báo hải quan). Nếu hàng hoá thuộc luồng xanh
(hàng hóa miễn kiểm tra thực tế) thì doanh nghiệp chỉ cần hoàn thành thủ tục qua
mạng và thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. Đối với hàng hoá thuộc luồng vàng và
đỏ thì thủ tục cũng không quá phức tạp. Việc này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí
và thời gian đi lại làm thủ tục, thông qua đó tăng cường khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp.

Hai là, các quy định, chính sách liên quan được công bố trên webiste Hải quan. Việc
này giúp cho doanh nghiệp chủ động trong các hoạt động xuất nhập khẩu của mình,
trong đó làm thủ tục hải quan.

Ba là, đối với những doanh nghiệp là thương nhân ưu tiên đặc biệt còn được hưởng
những lợi ích như được sử dụng tờ khai hải quan tạm để giải phóng hàng; được hoàn
thành thủ tục thông quan trên cơ sở sử dụng tờ khai điện tử một lần/01 tháng cho tất
cả hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thường xuyên với cùng một đối tác, cùng một loại
hình xuất khẩu, nhập khẩu, đã được giải phóng hàng theo các tờ khai tạm; được kiểm
tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hoá tại trụ sở của thương nhân ưu tiên đặc biệt
hoặc tại địa điểm khác do thương nhân ưu tiên đặc biệt đăng ký, được cơ quan hải
quan chấp nhận; được thực hiện thủ tục hải quan điện tử trong thời gian 24 giờ trong
ngày và 7 ngày trong tuần.
Lợi ích đối với Hải quan:

Một là, quy trình thủ tục hải quan điện tử đơn giản, hài hòa, thống nhất và phù hợp với
chuẩn mực quốc tế. Đây là yếu tố rất quan trọng góp phần giảm thời gian thông quan,
chi phí và thủ tục hành chính, giấy tờ cho doanh nghiệp, đồng thời tăng sức cạnh tranh
và tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thống nhất và hấp dẫn cho doanh nghiệp.

Hai là, thủ tục hải quan điện tử giúp nâng cao chất lượng cán bộ hải quan với trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ cao và tinh thần phục vụ doanh nghiệp văn minh, lịch sự, có
kỷ cương, kỷ luật và trung thực,… Việc này sẽ làm giảm phiền hà, sách nhiễu đối với
doanh nghiệp.

Ba là, nhờ thực hiện thủ tục hải quan hiện đại, trong thời gian tới, doanh nghiệp Việt
Nam sẽ dễ dàng tiếp cận và thuận lợi hơn trong việc thực hiện thông lệ, chuẩn mực
quốc tế. Đây là một yếu tố rất quan trọng khi doanh nghiệp có quan hệ hợp tác làm ăn
với nước ngoài và mở rộng thị trường quốc tế. Điều này đặc biệt cần thiết trong bối
cảnh kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều khó khăn như hiện nay.

2.Trình bày khái quát quy trình kiểm tra sau thông quan? Biện pháp để phát huy
vai trò của công tác kiểm tra sau thông quan?

Quy trình kiểm tra sau thông quan


+) Bước 1- Chuẩn bị kiểm tra
+) Bước 2 - Ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan và quy định thời hạn kiểm
tra sau thông quan
+) Bước 3 - Công bố quyết định kiểm tra sau thông quan và tiến hành kiểm tra sau
thông quan
+) Bước 4- Lập biên bản kết luận kiểm tra
+) Bước 5 - Tổ chức thực hiện kết luận kiểm tra
Các biện pháp để phát huy vai trò của công tác kiểm tra sau thông quan:
- Các kiến thức cơ bản về kinh tế sẽ giúp cho nhân viên KTSTQ có phương pháp tư
duy kinh tế và dễ dàng tiếp cận các phương pháp kiểm tra, phân tích, xét đoán các
chứng từ thương mại, kế toán, ngân hàng (thuộc nghiệp vụ kiểm toán). Vì vậy cán bộ
nghiệp vụ KTSTQ nên chọn những người đã tốt nghiệp đại học thuộc khối kinh tế
như: Kinh tế quốc dân, Tài chính kế toán, Thương mại, ngoại thương...
- Đối tượng quản lý chủ yếu của Hải quan là hoạt động xuất nhập khẩu, vì vậy cán
bộ nghiệp vụ KTSTQ cần phải nắm được các thông lệ thương mại quốc tế, các kiến
thức nghiệp vụ ngoại thương cơ bản, các điều kiện và phương thức thanh toán quốc tế.
Không có những kiến thức này nhân viên KTSTQ không thể kiểm tra phân tích các hồ
sơ, chứng từ thương mại.
- Hầu hết hợp đồng, chứng từ thương mại, hồ sơ ngân hàng, thư từ điện tín đều sử
dụng tiếng Anh vì vậy cán bộ nghiệp vụ KTSTQ phải biết tiếng Anh, tối thiểu là phải
đọc được chứng từ, điện tín giao dịch thương mại.
- KTSTQ đòi hỏi mỗi nhân viên của mình phải có phương pháp tư duy của người
làm công tác kiểm tra trong lĩnh vực pháp luật kinh tế; Mặt khác KTSTQ là công việc
của ngành hải quan nên mọi nhân viên, cán bộ KTSTQ đều phải được đào tạo những
kiến thức cơ bản về nghiệp vụ Hải quan để tiếp thu vận dụng các kiến thức chuyên
ngành khác theo yêu cầu đặc điểm của ngành Hải quan.
3. Có ng cho rằng: hội nhập quốc tế về hải quan tạo đk thúc đẩy và phát triển hđ
thương mại quốc tế. nhận định trên theo bạn đúng hay sai. Quan điểm của bạn
về vấn đề trên
Theo em, nhận định trên là Đúng. Bởi vì Trong xu thế tăng cường liên kết khu vực và
thúc đẩy tự do thương mại toàn cầu, hợp tác và hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng sẽ
là cầu nối quan trọng để hải quan Việt Nam từng bước khẳng định vị thế trên trường
quốc tế, góp phần thúc đẩy ngoại thương và đảm bảo an ninh, tạo thuận lợi cho chuỗi
cung ứng thương mại toàn cầu. Để đảm bảo thực hiện các cam kết về tự do và tạo
thuận lợi cho thương mại tại các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết,
Hải quan Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong bức tranh chung về tạo thuận
lợi và đảm bảo an ninh, thương mại hợp pháp. Hải quan Việt Nam tích cực tham gia
các chiến dịch về chống buôn lậu toàn cầu cũng như trong khu vực của Tổ chức Hải
quan thế giới (WCO) nhằm kiểm soát các luồng thương mại bất hợp pháp. Tiếp nhận
và triển khai có hiệu quả các chương trình xây dựng năng lực về an ninh và thuận lợi
hóa thương mại của WCO tại khu vực...

Hải quan Việt Nam không ngừng hoàn thiện cơ sở pháp lý và hạ tầng kỹ thuật để mở
rộng trao đổi các dữ liệu điện tử và kết nối đến các nước thành viên trong Cơ chế một
cửa ASEAN góp phần hoàn thiện Cơ chế một cửa quốc gia. Hợp tác giữa Hải quan
Việt Nam và hải quan các nước khu vực ASEAN cũng được thực hiện thông qua việc
triển khai hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN (ACTS) nhằm tạo thuận lợi cho hàng
hóa quá cảnh đi qua các nước ASEAN, trong khuôn khổ Hiệp định khung ASEAN về
Tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh, thảo luận trong ASEAN về cơ chế hợp tác công
nhận doanh nghiệp ưu tiên…Hợp tác và hội nhập quốc tế của ngành hải quan Việt
Nam đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy hiện đại hóa hải
quan, tạo thuận lợi cho hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh qua biên
giới thông quan nhanh hơn thúc đẩy và phát triển hoạt động thương mại quốc tế.
Vai trò của hải quan trong hội nhập kinh tế:
- Thi hành và buộc thi hành các biện pháp liên quan tới ngoại thương: kiểm tra
hàng hóa, giám sát hải quan...
- Thống kê hải quan, phục vụ cho hoạt động quản lý kinh tế
- Giám sát việc thi hành các quan hệ tài chính với nước ngoài
- Chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép, buôn lậu qua biên giới
- Thi hành và giám sát thi hành các quy chế liên quan tới vệ sinh dịch tễ, kiểm
dịch động thực vật, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội…
Nhiệm vụ:
- Kiểm tra giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải
- Phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép
- Tổ chức thực hiện các luật về thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu
- Thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu
- Kiến nghị các chủ trương, các biện pháp quản lý nhà nước về biện pháp XNK,
chính sách thuế đối với hàng hóa XNK

4. Có người cho rằng : hoạt động hải quan điện tử hiện nay ở Vn chưa thật sự
mang tính “điện tử”, nhận định trên theo bạn đúng hay sai? Quan điểm của bạn
về vấn đề trên
Hải quan điện tử của Việt Nam vẫn còn một số hạn chế khiến nó thực sự chưa mang
tính chất "điện tử" ,tự động hóa , áp dụng công nghệ để thuận lợi hoá thủ tục hải quan.
Quá trình thực hiện TTHQĐT những năm qua tuy đã có những cải tiến, điều chỉnh, bổ
sung cả về hình thức và nội dung trong từng bước, từng giai đoạn, nhưng xét tổng thể
vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại, trong đó nổi lên là:

-Thứ nhất, tỷ trọng TTHQĐT trong tổng số Thủ tục hải quan hiện còn quá thấp. Trong
Danh mục được công bố với tổng số 114 TTHQ thì TTHQĐT chỉ chiếm trên 32 % với
37 thủ tục. Đã có tới 26 nhóm với 54 Thủ tục hải quan, trong đó hoàn toàn không có
một TTHQĐT nào kể cả Nhóm 13 (Xuất xứ), Nhóm 16 (Bưu chính), Nhóm 17
(Chuyển phát nhanh), Nhóm 18 (XNK Xăng dầu).

-Thứ hai, TTHQĐT chỉ mới được triển khai trong một phạm vi hạn hẹp. Trong các cấp
của ngành Hải quan, việc triển khai thực hiện TTHQĐT mới tiến hành ở cấp Chi cục
của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố.

-Thứ ba, so với Chuẩn mực hải quan hiện đại, những gì đã đạt được của TTHQĐT
cũng mới chỉ đáp ứng được một phần ít ỏi. Nếu coi chuẩn mực hải quan quốc tế là
những thước đo về chất thì rõ ràng rằng TTHQĐT Việt Nam còn khá nhiều việc phải
làm trong những năm tới.
Những thách thức đặt ra

Việt Nam đã có Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 (tại Quyết định số
448/QĐ-TTg), trong đó đặt mục tiêu xây dựng hải quan Việt Nam hiện đại, đạt trình
độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á. Từ thực trạng áp
dụng TTHQĐT trên đây, so với mục tiêu của Chiến lược phát triển hải quan Việt Nam
đến năm 2020, có thể xác định vấn đề đặt ra là phải hoàn thiện TTHQĐT Việt Nam
theo hướng áp dụng các chuẩn mực hải quan hiện đại đến năm 2020.

Từ vấn đề tổng thể đó, có thể xác định các vấn đề đặt ra cụ thể là: (i) Sửa đổi, bổ sung,
hoàn thiện khung pháp lý về TTHQĐT; (ii) Phát triển công nghệ thông tin cân xứng
với Ứng dụng công nghệ thông tin trong áp dụng TTHQĐT; (iii) Tiếp tục cải cách bộ
máy ngành Hải quan theo yêu cầu hoàn thiện TTHQĐT; (iv) Giải quyết bền vững việc
cung cấp nhân lực cấp cao của ngành Hải quan cho nhu cầu hoàn thiện TTHQĐT.

Vấn đề đặt ra trên đây đòi hỏi phải được nghiên cứu công phu, bài bản bằng những
công trình khoa học ở cấp độ thích hợp.

You might also like