You are on page 1of 22

Kỹ thuật kiểm tra hồ sơ hải quan, chứng từ thương mại

- Kỹ thuật kiểm tra hồ sơ hải quan là quá trình công chức hải quan kiểm tra tờ khai
hải quan và các chứng từ đi kèm tờ khai hải quan và các chứng từ đi kèm tờ khai
hải quan nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật hải quan.

- Kiểm tra hồ sơ hải quan được thực hiện tại trụ sở cơ quan Hải quan và trụ sở
doanh nghiệp. trong đó kiểm tra hồ sơ hải quan tại trụ sở cơ quan Hải quan thực
hiện bằng cách đối chiếu, so sánh giữa nội dung khai tại hồ sơ hải quan với các
thông tin nghiệp vụ hải quan và các quy định của pháp luật có liên quan; kiểm tra
tại trụ sở doanh nghiệp được thực hiện bằng cách đối chiếu, so sánh giữa sổ kế
toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính và các chứng từ khác có liên quan đến
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu với nội dung khai hải quan.

- Khi kiểm tra hồ sơ hải quan, chứng từ thương mại công chức hải quan cần kiểm
tra các chứng từ sau: hợp đồng thương mại, chứng từ vận chuyển, chứng từ bảo
hiểm, bảng kê chi tiết hàng hoá, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá, giấy chứng
nhận phẩm chất. Nội dung cụ thể khi kiểm tra các chứng từ thương mại này được
thực hiện như sau:
a. Kiểm tra hợp đồng thương mại
- Hợp đồng thương mại hay (Commercial contract) còn gọi là hợp đồng mua bán
hàng là văn bảng ghi nhận sự thoả thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu
về những quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý.
- Khi kiểm tra hợp đồng thương mại, công chức hải quan cần kiểm tra cụ thể các nội
dung chủ yếu sau:
+ Tên hàng hoá:
Tên thương mại của hàng hoá trên hợp đồng có liên quan tới nghiệp vụ xác định
tên của hàng hoá (tên hàng hoá trong hệ thống hài hoà- HS). Việc xác định chính
xác tên hàng hoá sẽ là căn cứ để xác định chính xác loại thuế suất thuế GTGT và
thuế xuất nhập khẩu cho hàng hoá đó . Việc ghi tên thưogn mại của hàng hoá trên
hợp đồng có liên quan trực tiếp tới nghiệp vụ định danh thương phẩm trong các
chứng từ thương mại và xác định thuế suất của hàng hoá. Thông thường hàng hoá
được ghi theo tên thương mại nhưng cũng có thể ghi them tên khoa học và các đặc
điểm kỹ thuật nổi bật, ví dụ Tivi LCD Samsung 42”, xe ô tô Civic 2.0 AT Nhật
Bản, vải 100% cotton của Hồng Kông…

Kinh nghiệp thực tế của Hải quan các nước, cũng như của hải quan Việt Nam cho
thấy, miêu tả sai hàng hoá là một trong những thủ đoạn gian lận thương mại tương
đối phổ biến hiện nay, việc miêu tả sai hàng hoá này lại có nguồn gốc chính là từ
hợp đồng thương mại, bởi vì các chứng từ thương mại khác nhau như: Thư tín
dụng, hoá đơn thương mại, khai báo của chủ hàng trên tờ khai về tên hàng hoá đều
phải căn cứ vào hợp đồng thương mại.

Ví dụ như trường hợp, một đơn vị ở nước ta nhập khẩu khoá cửa (có mức thuế
suất thuế nhập khẩu là 35%) nhưng do đặc tính của loại khoá cửa này có gắn
thêm nam châm, trong khi mặt hàng nam châm lại có mức thuế suất thuế nhập
khẩu là 0%, nên chủ hàng hoá cố tình miêu tả sai tên hàng hoá trên hợp đồng là
nam châm để trốn thuế nhập khẩu.

Thực tế cho thấy tên gọi của hàng hoá nhập khẩu được thể hiện nhất quán trên
các chứng từ sau:
- Hợp đồng thương mại.
- Thư tín dụng (nếu thanh toán bằng phương
thức tín dụng chứng từ).
- Chứng từ thương mại.
- Khai báo của chủ hàng trên tờ khai hải quan.
- Chứng thư giám định (nếu có).
- Kết quả kiểm hoá và áp mã tính thuế của hải quan.
- Các hồ sơ ghi chép của người mua hàng nhập khẩu.
Khi kiểm tra 7 loại chứng từ trên, tên gọi và đặc tính thương phẩm chính thức
của hàng hoá của 6 loại chứng từ đầu đều thống nhất với nhau, nhưng lại không
thống nhất với chứng từ thuộc nhóm thứ 7, công chức hải quan phải nghĩ ngày
đến sai sót của cán bộ hải quan hoặc là chủ hàng gian lận thương mại. Quay trở
lại ví dụ trên, nếu trong chứng từ kiểm hoá và áp mã tính thuế của cơ quan hải
quan vẫn miêu tả thống nhất đó là mặt hàng nam châm, khi kiểm tra trên chứng
từ bán hàng của doanh nghiệp cho các khách hàng trong nước lại thể hiện là khoá
cửa. Công chức hải quan sẽ dễ dàng nhận biết ngay được các sai sót của cán bộ
kiểm hoá và gian lận thương mại của chủ hàng.
+ Số lượng:
Số lượng của hàng hoá có liên quan trực tiếp đến trị giá tính thuế, đặc biệt là đơn
vị tính của hàng hoá luôn gắn liền với đơn giá. Tuy nhiên, có một số mặt hàng
hạn chế nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện thì việc kiểm tra số lượng hàng
hoá lại càng phải chặt chẽ hơn, bởi vì các mặt hàng Nhà nước hạn chế nhập khẩu
(ví dụ như thuốc tân dược đặc chủng) lại là những mặt hàng đem lại lợi nhuận
cao, thậm chí gây ảnh hương không tốt về nhiều mặt đối với sức khoẻ con người
và đối với xã hội.
Khi kiểm tra số lượng của hàng hoá, công chức hải quan cũng cần đặc biệt chú
trọng đến đơn vị tính của hàng hoá, từ đó làm căn cứ xác định giá trị lô hàng và
xác định mức thuế cho lô hàng. Công chức hải quan phải phân biệt được các đơn
vị đo lường theo hệ mét (m^2, m^3,kg, tấn mét TM...) với đơn vị đo lường theo
hệ Anh, đơn vị tập hợp (lInch = 2,54cm, 1Dozen = 12 cái, tấn ngắn short ton =
907,184 kg, tấn dài - long ton = 1.016,047 kg). Việc kiểm tra số lượng hàng hoá
cần bắt đầu từ hợp đồng và sau đó là 7 bước chứng từ nêu trên.
+ Quy cách phẩm chất:
Quy cách chất lượng hàng hoá có liên quan trực tiếp tới việc xác định thuế hàng
hoá, công chức hải quan cần phải xem xét kỹ để xác định chính xác mức thuế
suất của loại hàng hoá. Thực tế cho thấy, mỗi mặt hàng có cách ghi quy cách
chất lượng khác nhau, ví dụ như máy móc thiết bị có thể ghi theo công suất, công
dụng hay đặc tính kỹ thuật như là ổn áp 5000 KVA, hoá chất thì ghi tên hoá học
và hàm lượng như là H2SO4 98%, gạo thì ghi màu tự nhiên (trắng đục) và tỉ lệ
tấm, xi măng thì ghi mác P300, P400... Để kiểm tra và xác định chính xác mức
thuế suất của loại hàng hoá, luôn luôn đòi hỏi công chức hải quan phải tìm hiểu
tính chất các loại mặt hàng.
+ Giá cả
Giá cả của hàng hoá là thông tin hết sức quan trọng vì nó liên quan trực tiếp tới
trị giá hải quan. Việc xác định trị giá hải quan của hàng hoá xuất nhập khẩu được
thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật. Tuy nhiên trong công tác
KTSTQ, công chức hải quan phải lưu ý thông tin về giá cả có liên quan trực tiếp
tới giá trị của hợp đồng.

Giá trị của hợp đồng sẽ được quyết định bởi hai yếu tố đó là đơn giá và số lượng
hàng hoá. Tuy nhiên đối với một số mặt hàng người mua ký hợp đồng thương
mại với số lượng lớn, nhưng có điều kiện giao hàng làm nhiều đợt, hoặc do
những biến cố khách quan ảnh hưởng đến số lượng hàng hoá cần phải giao nên
trị giá trên hoá đơn sẽ ít hơn trị giá trên L/C. Trong trường hợp này, để kiểm tra
chính xác về trị giá hải quan của lô hàng, công chức hải quan cần phải kiểm tra
thông tin trên chứng từ ngân hàng và sổ sách kế toán của đơn vị, cùng với những
giải thích bằng chứng từ có liên quan khác của chủ hàng.
+ Phương thức thanh toán:
Phương thức thanh toán là một cách thức tiến hành nhất định, thông qua đó thoả
mãn yêu cầu của cả hai bên; trong đó nhà nhập khẩu trả tiền và nhận hàng; còn
nhà xuất khẩu giao hàng và nhận tiền.

Hiện nay, trong thương mại quốc tế các phương thức thanh toán được sử dụng
phổ biến: phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng
chứng từ và phương thức thanh toán hỗn hợp.

Cho dù doanh nghiệp áp dụng phương thức thanh toán nào, nhiệm vụ của công
chức hải quan phải xác định được chính xác số tiền mà doanh nghiệp đã thanh
toán cho người bán.
+ Địa điểm và thời gian giao hàng:
Hiện hay, hàng hoá nhập vào nước ta được tiến hành giao hàng tại các cảng biển,
đường hàng không và biên giới. Trong đó, các lô hàng nhập khẩu từ các nước có
chung đường biên giới đất liền với Việt Nam như Lào, Trung Quốc, Campuchia
thường chấp nhận điều kiện giao hàng tại biên giới DAF, những hàng hoá
đượcvận chuyển bằng đường biển thường giao hàng tại các cảng biển, những
hàng hoá đơn lẻ có khối lượng không lớn nhưng giá trị kinh tế cao điều kiện bảo
quản khó và cần vận chuyển nhanh thường được giao theo đường hàng không.

Thực tế cho thấy, địa điểm giao hàng sẽ quyết định trị giá của lô hàng, bởi vì
khoảng cách địa lý giữa nơi xuất hàng và địa điểm giao hàng sẽ quyết định chi
phí vận chuyển và phí bảo hiểm cho lô hàng. Nếu không có những thay đổi lớn
về điều kiện giao hàng, số lượng chủng loại hàng hoá thì không có sự khác biệt
đáng kể về trị giá hàng hoá giữa hợp đồng và các thông tin trước đó. Hiện nay,
các doanh nghiệp có thể áp dụng điều kiện giao hàng được chỉ ra trong Incoterms
2000, Incoterms 2010.

Với các kỹ thuật trong kiểm tra nội dung hợp đồng thương mại ở trên sẽ mang
tính định hướng cho các thông tin cơ bản cần tiếp tục kiểm tra ở các bước sau.
Tuy nhiên ngoài các nội dung chủ yếu trên, các bên có thể thoả thuận các nội
dung khác trong hợp đồng ví dụ như điều khoản phạt, công chức hải quan cũng
cần phải lưu ý thêm những trường hợp này.

b. Kiểm tra chứng từ vận chuyển


Trong thương mại quốc tế, chứng từ vận chuyển (Transportation documents) có
giá trị pháp lý cao nhấtvì đó là chứng từ thứ ba độc lập với bên mua và bên bán.
Trong quá trình kiểm tra sau thông quan vận đơn đường biển giúp công chức hải
quan xác nhận những vấn đề cơ bản sau:
- Xác định cước phí: một khoản chi phí phải tính vào trị giá hải quan.
- Tham khảo xác định xuất xứ hàng hoá.
- Tham khảo, xác định số lượng, chủng loại hàng hoá, vì vận đơn đường biển thể
hiện số lượng và tình trạng hàng hoá, đó là căn cứ để để người nhập khẩu theo
dõi việc thực hiện hợp đồng mua bán đã ký kết.

Để xác nhận 3 vấn đề trên, công chức hải quan cần kiểm tra những nội dung
chính của chứng từ vận chuyển đường biển sau đây:
+ Tên tàu biển: Chứng từ vận chuyển, hoá đơn thương mại, chứng từ bảo hiểm
phải ghi rõ người phát hành, theo quy định của UCPDC.
Quy định này nhằm ngăn chặn tình trạng lừa đảo, không giao hàng và vẫn lập
chứng từ nhận tiền, tức là công chức hải quan phải nghĩ ngay đến B/L giả nếu
chủ hàng xuất trình vận đơn không có tên tàu.
+ Cảng xuất phát, cảng xếp hàng: Đây là thông tin quan trọng khi kiểm tra xuất
xứ hàng hoá và cước phí vận tải. Thông thường cảng xếp hàng là cảng của nước
xuất xứ hàng hoá - nước của người bán hàng (tuy nhiên cũng có trường hợp là
một nước khác) và bắt đầu tính cước vận tải. Khi hai thông tin này không trùng
khớp nhau thì phải kiểm tra kỹ, trường hợp cần thiết, công chức hải quan phải
yêu cầu chủ hàng giải trình.
+ Cảng đến, cảng dỡ hàng: Khi kiểm tra thông tin này thể hiện không phải là
cảng của nước ta, công chức hải quan cần phải kiểm tra tính liên tục của quá
trình vận chuyển từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng để tránh tình trạng chủ hàng
khai báo ít cước phí hơn thực tế để làm giảm trị giá hải quan của lô hàng.
+ Ngày và nơi ký phát vận đơn: Thông tin này thường cho thấy ngày ký phát vận
đơn thường trùng với ngày bốc hàng lên tàu, các hãng vận tải thường chỉ cấp B/L
sau khi đã thật sự nhận hàng để chuyên chở hoặc bốc hàng lên tàu.
+ Người lập chứng từ vận chuyển ký phát chứng từ: thường là người chuyên chở,
thuyền trưởng hoặc đại ký của người chuyên chở.
+ Ký mã hiệu của lô hàng, số hiệu các Container, các kiện hàng.
+ Số lượng kiện/contaniner/bao hàng.
+ Miêu tả hàng hoá không được mâu thuẫn với tên gọi hàng hoá trong L/C và các
chứng từ thương mại khác.
+Trọng lượng hàng hoá.
+ Các ghi chú về cước phí đã trả hay trả sau.
+ Trên B/L không ghi chú gì về hàng hoá và bao bì thì được coi là B/L sạch và
hoàn hảo.
Một số mẫu vận đơn thường sử dụng trong thương mại quốc tế tham khảo tại Phụ
lục IV
c. Kiểm tra hoá đơn thương mại
Hoá đơn thương mại (Commercial invoice) là chứng từ do người bán lập để đòi
tiền người mua phải trả số tiền cho hàng hoá đã giao.
Hoá đơn thương mại là một chứng từ thương mại cơ bản được coi là trung tâm
của bộ chứng từ. Trong trường hợp không sử dụng hối phiếu để thanh toán thì
hoá đơn thương mại được sử dụng làm cơ sở để thanh toán tiền hàng.
Nội dung chủ yếu của hoá đơn thương mại thể hiện tên người mua, người bán, số
hiệu, ngày và nơi lập, mô tả về hàng hoá, đơn giá và tổng giá cả hàng hoá, điều
kiện giao hàng và thanh toán.
Hiện nay ngoài hoá đơn thương mại thông thường, trong thương mại còn có các
loại hoá đơn đặc thù như:
- Hoá đơn tạm (Provisional invoice): có nội dung yết giá tạm tính hoặc giá trị từng
phần của giao hàng.
- Hoá đơn chính thức (Final invoice): được sử dụng để yết giá tổng giá trị hàng
hoá phải thanh toán khi hoàn thành hợp đồng.
- Hoá đơn tham chiếu (Pro-forma invoice): được sử dụng tương tự như thư chào
hàng, không ký mã hiệu hàng hoá được giao.
- Hoá đơn hải quan (Customs invoice): đây là chứng từ xác nhận hoàn tất thủ tục
hải quan.
- Hoá đơn lãnh sự (Consular invoice): Hoá đơn này do lãnh sự quán của bên nhập
khẩu tại nước bên xuất khẩu cấp để chứng nhận bên xuất khẩu không bán phá
giá; hàng hoá phù hợp với quy định luật pháp nước sở tại và làm cơ sở để tính
thuế nhập khẩu.
Trong công tác kiểm tra sau thông quan khi kiểm tra hoá đơn thương mại công
chức hải quan cần lưu ý:
- Miêu tả hàng hoá trên hoá đơn thương mại phải phù hợp với miêu tả hàng hoá
trong thư tín dụng, các chứng từ thương mại khác có thể miêu tả chung chung
nhưng không được mâu thuẫn với thư tín dụng. Trừ trường hợp thư tín dụng quy
định khác còn nói chung hoá đơn thương mại phải do người thụ hưởng lập, người
mua hàng ghi trong hoá đơn là người mở thư tín dụng và hoá đơn có thể không
cần ký.
- Trừ trường hợp có quy định khác, nhìn chung ngân hàng không chấp nhận hoá
đơn thương mại có giá trị vượt quá giá trị của thư tín dụng.
- Các bên tham gia trong giao dịch, trong đó đặc biệt chú ý tới sự tham gia của bên
thứ ba để công chức hải quan có thể phân biệt được giao dịch gián tiếp và trực
tiếp.
- Điều điện giao hàng: điều kiện giao hàng là một trong những nội dung qua trọng
cần kiểm tra bởi vì điều kiện giao hàng sẽ quyết định giá trị hàng hoá và các
khoản phí cần phải cộng hoặc trừ khi xác định trị giá hải quan của lô hàng.
- Địa điểm giao hàng: đây là thông tin để giúp công chức hải quan kiểm tra để xác
định các yếu tố chi phí vận chuyển cũng như thẩm định xuất xứ của hàng hoá.
- Đơn giá hàng hoá: đây là một thông số cần kiểm tra để xác định giá trị của hàng
hoá để có căn cứ xác định trị giá của lô hàng.
Tham khảo mẫu Hoá đơn thương mại tại Phụ lục V
d. Kiểm tra chứng từ bảo hiểm
Chứng từ bảo hiểm (Insurance documents) là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp
để điều chỉnh quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm. Trong
mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm bồi thường cho những tổn thất xảy ra vì
những rủi ro nhất định đến với người mua bảo hiểm.
Chứng từ bảo hiểm hàng hoá ngoại thương gồm: Đơn bảo hiểm (hợp đồng bảo
hiểm) và chứng thư bảo hiểm (giấy chứng nhận bảo hiểm). Cả 2 loại này đều có
khả năng chuyển nhượng như vận đơn đường biển: cho phép bên được bảo hiểm
chuyển nhượng cho người khác quyền đòi bồi thường bảo hiểm bằng cách ký hậu
để trống hay ký hậu theo lệnh.
Nội dung về chứng từ bảo hiểm được quy định tại UCPDC, trong quá trình kiểm
tra công chức hải quan cần lưu ý một số quy định sau:
- Chứng từ bảo hiểm do người môi giới bảo hiểm ký không có giá trị (trừ trường
hợp thư tín dụng cho phép).
- Thời gian có hiệu lực hoặc ngày phát hành chứng từ bảo hiểm không được sau
ngày bốc hàng lên tàu (giao hàng), hoặc ngày nhận hàng để gửi đi.
- Trừ khi thư tín dụng cho phép còn nói chung loại tiền bảo hiểm ghi trong chứng
từ bảo hiểm phải là loại tiền của thư tín dụng.
- Trừ khi thư tín dụng quy định khác, số tiền đền bù tối thiểu mà bảo hiểm phải
ghi là trị giá CIF hay CIP cộng 10% nhưng chỉ khi trị giá CIF hay CIP được thể
hiện trên bề mặt chứng từ. Nếu không ngân hàng sẽ chấp nhận một số tiền tối
thiểu là 110% trên số tiền phải thanh toán hoặc 110% số tiền của các hoá đơn, số
tiền nào lớn hơn sẽ được chọn. Như vậy từ phí bảo hiểm có thể tìm ra giá trị của
lô hàng, từ thời gian ghi trên chứng từ bảo hiểm có thể suy ra thời gian của
chứng từ vận chuyển, đây là quy định rất quan trọng, giúp cho công chức hải
quan xác minh trị giá hải quan.
Khi xác định trị giá cần bảo hiểm, công chức hải quan cần lưu ý: Nếu người mua
bảo hiểm chỉ mua theo giá CIF hoặc CIP thì khi xảy ra rủi ro quyền lợi của người
được bảo hiểm sẽ không được bảo hiểm vì phần lãi dự tính không được bồi
thường, muốn được bồi thường cả phần lãi này, theo thông lệ thương mại quốc tế
trị giá bảo hiểm của hàng hoá bằng giá CIP/CIF hoặc CIP/CIF cộng 10%
Như vậy, Trị giá bảo hiểm = 100% Trị giá CIF/CIP, ta có công thức:
V = (C+F)/(1 - R)
Trong đó:
V: Trị giá bảo hiểm
F: Cước phí vận chuyển
C: Trị giá FOB (thông thường nhà nhập khẩu
mua theo giá FOB, nếu mua theo giá EXW thì
C = EXW + Phí vận chuyển từ xưởng tới mạn tàu)
R: Tỷ lệ phí bảo hiểm
Trong trường hợp này Trị giá hải quan = V
Nếu trị giá bảo hiểm có tính thêm % lãi dự tính ta có công thức:
V = {(C+F)(a + 1)}/(1 - R)
Trong đó:

a: Số % lãi ước tính (thông thường 0<a<= 10%)


Trong trường hợp này Trị giá hải quan = V/(1 +a)
Nội dung trong chứng từ bảo hiểm cần quan tâmtrong KTSTQ là:
- Số lượng bản chính.
- Tên tổ chức đã cấp chứng từ bảo hiểm, lưu ý ngân hàng không chấp nhận
chứng từ bảo hiểm do các môi giới cấp.
- Chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức cấp chứng từ bảo hiểm nếu không
có chữ ký ngân hàng sẽ không thanh toán.
- Lộ trình vận chuyển và các phương tiện vận chuyển.
- Số tiền bảo hiểm: thường tương đương 100%, hoặc 110% trị giá CIF tuỳ theo
quy định của L/C.
- Loại tiền mua bảo hiểm: thông thường cùng với loại tiền của L/C.
- Loại hình bảo hiểm phải phù hợp với loại hình do L/C chỉ định.
Khi kiểm tra chứng từ bảo hiểm, cán bộ kiểm tra sau thông quan có thể thu thập
được những thông tin cơ bản sau đây:
- Phí bảo hiểm: một bộ phận cấu thành của trị giá tính thuế CIF
- Từ phí bảo hiểm và tỷ lệ phí có thể tính ra trị giá tính thuế
Xác định tính hợp lý, xác thực của một số chứng từ khác về mặt thời gian thông
qua xét đoán ngày phát hành chứng từ bảo hiểm.
Tham khảo mẫu Chứng từ bảo hiểm tại Phụ lục VI.
e. Bảng kê chi tiết
Bảng kê đóng gói (Packing list) liệt kê chi tiết những hàng hoá được đóng gói
trong một kiện hàng, cùng với thông tin về chất liệu dùng làm bao bì đóng gói.

Nội dung chi tiết của tờ kê đóng gói thường ghi rõ: tên hàng, số lượng, trọng
lượng tịnh, trọng lượng cả bì, kích cỡ, số lượng kiện hàng, số hiệu container...

Tờ kê đóng gói không phải là chứng từ bắt buộc mà thư tín dụng nào cũng yêu
cầu nhưng tờ kê đóng gói lại ghi nhận những thông tin cơ bản nhất, đầy đủ nhất
về số lượng, chủng loại hàng hoá nhập khẩu, vì vậy trong công tác KTSTQ, cán
bộ hải quan không được bỏ qua việc kiểm tra loại chứng từ này. Có thể nói thông
tin về hàng hoá trên “tờ kê đóng gói” được coi là những thông tin chính thức làm
chuẩn để so sánh đối chiếu với các thông tin hàng hoá ghi trên các chứng từ
khác.
Tham khảo mẫu Bảng kê chi tiết tại Phụ lục VII

f. Giấy chứng nhận phẩm chất


Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of quality) là chứng từ xác định phẩm
chất quy cách của một lô hàng. Giấy chứng nhận này có thể do người sản xuất
cấp, cũng có thể do cơ quan giám định độc lập hay người bán hàng cấp
Thông thường giấy chứng nhận phẩm chất có 2 loại:
- “Giấy chứng nhận phẩm chất theo tiêu chuẩn” xác nhận chất lượng hàng hoá
phù hợp với tiêu chuẩn đã được quy định.
- “Giấy chứng nhận phẩm chất theo hợp đồng” xác nhận chất lượng của hàng hoá
phù hợp với chất lượng mà hợp đồng mua bán đã quy định.
Tuy nhiên, có trường hợp người nhập khẩu yêu cầu giấy chứng nhận kiểm tra
(giám định), đây là loại chứng từ có thể do người sản xuất hoặc người thứ ba độc
lập kiểm tra tuỳ theo yêu cầu của L/C. Một số trường hợp phải kiểm tra bằng các
phương pháp và thiết bị khác, người mua phải có yêu cầu trước và được thể hiện
trong L/C.

Trong công tác KTSTQ, giấy chứng nhận phẩm chất là căn cứ để cán bộ hải quan
xác định xem chủ hàng có miêu tả sai hàng hoá hay không?
Tham khảo mẫu giấy chứng nhận phẩm chất tại Phụ lục IIX.
g. Giấy chứng nhận xuất xứ
Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin) là văn bản do tổ chức thuộc quốc
gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoá cấp dựa trên những quy định và yêu
cầu liên quan về xuất xứ, chỉ ra nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá đó.

Việc xác định xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, hàng hoá nhập khẩu để được hưởng
chế độ ưu đói về thuế quan và phi thuế quan được áp dụng theo các Điều ước
quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và các văn bản quy phạm pháp luật có
liên quan quy định chi tiết việc thi hành các Điều ước này.

Việc xác định xuất xứ hàng hoá xuất khẩu để được hưởng chế độ ưu đãi thuế
quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác được thực hiện theo quy tắc xuất
xứ của nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi này.
Chủ hàng khai báo sai xuất xứ hàng hoá chủ yếu nhằm đạt được các mục đích
như:
- Trốn tránh các hạn chế của hạn ngạch xuất nhập khẩu, người xuất khẩu (có thể
theo yêu cầu của người nhập khẩu) thường cố ý khai báo sai lệch nguồn gốc xuất
xứ của hàng hoá.
- Người nhập khẩu cố tình khai báo sai lệch nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá để
tránh các cuộc điều tra áp dụng thuế phụ thu, thuế chống bán phá giá.
- Vì lý do an ninh mà hàng hoá có xuất xứ từ một số nước phải qua các thủ tục
kiểm tra chặt chẽ hơn, nên người xuất khẩu khai báo sai xuất xứ hàng hoá để
tránh các khó khăn hạn chế này.
- Theo các hiệp định thương mại song phương và đa phương, nước nhập khẩu có
thể dành chế độ ưu đãi thuế quan đặc biệt cho một nước nào đó và theo sự thoả
thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại của Việt Nam với một số
nước thì hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước này được hưởng mức
thuế suất ưu đãi và ưu đãi đặc biệt. Lợi dụng quy tắc này, các nhà nhập khẩu cố
tình khai sai xuất xứ của hàng hoá dưới mọi hình thức để nhằm mục đích hưởng
hưởng mức thuế suất ưu đãi. nên người xuất khẩu khai báo sai xuất xứ hàng hoá
để tránh các khó khăn hạn chế này.
- Theo các hiệp định thương mại song phương và đa phương, nước nhập khẩu có
thể dành chế độ ưu đãi thuế quan đặc biệt cho một nước nào đó và theo sự thoả
thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại của Việt Nam với một số
nước thì hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước này được hưởng mức
thuế suất ưu đãi và ưu đãi đặc biệt. Lợi dụng quy tắc này, các nhà nhập khẩu cố
tình khai sai xuất xứ của hàng hoá dưới mọi hình thức để nhằm mục đích hưởng
hưởng mức thuế suất ưu đãi.

Giấy chứng nhận xuất xứ có các loại như Form A, Form S, Form D, Form F,
Form AK, Form E...

Trong quá trình kiểm tra xuất xứ hàng hoá, công chức hải quan cần kiểm tra kỹ
các thông tin như: mối quan hệ về nước xuất xứ hàng hoá xuất khẩu với cảng bốc
xếp hàng lên tàu, so sánh giữa giấy chứng nhận xuất xứ của lộ hàng đang kiểm
tra với giấy chứng nhậnxuất xứ của các lô hàng có cùng xuất xứ. Trong một số
trường hợp cần thiết, cán bộ hải quan có thể yêu cầu sự giúp đỡ của các chuyên
gia mặt hàng hoặc cơ quan giám định. Với những thông tin kinh tế tài chính có
liên quan đến người thứ ba. Ví dụ để thẩm định lại xuất xứ hàng hoá là của
ASEAN (thuế suất ưu đãi đặc biệt) hay xuất xứ Nhật Bản (thuế suất ưu đãi) công
chức hải quan có thể gửi văn bản đến phòng thương mại và công nghiệp của các
nước này để kiểm tra hoặc có thể kiểm tra thực tế tại người mua.

Bằng các kỹ thuật kiểm tra hồ sơ và chứng từ thương mại, công chức hải quan đã
thẩm định được sự phù hợp của các chứng từ thương mại trong bộ hồ sơ hải
quan. Tuy nhiên để khẳng định và xác định chính xác số tiền nhà nhập khẩu thực
thanh toán cho nhà xuất khẩu cũng như số thuế mà doanh nghiệp khai báo trên tờ
khai hải quan, công chức hải quan phải kiểm tra chứng từ ngân hàng, chứng từ,
sổ kế toán của doanh nghiệp.
Tham khảo Mẫu giấy chứng nhận xuất xứ tại Phụ lục IX.

3.2.5. Kỹ thuật kiểm tra chứng từ ngân hàng


Để xác định số tiền thực tế chuyển ra nước ngoài để thanh toán cho các lô hàng
nhập khẩu thì kỹ thuật kiểm tra chứng từ ngân hàng là một trong những kỹ thuật
nghiệp vụ quan trọng được sử dụng trong công tác kiểm tra sau thông quan.

Để thực hiện tốt kỹ năng kiểm tra chứng từ ngân hàng, công chức hải quan cần
nắm rõ các phương thức thanh toán quốc tế và các chứng từ ngân hàng phát sinh
trong từng phương thức.
Theo quy định hiện nay, các chứng từ ngân hàng phát sinh có liên quan đến quá
trình thanh toán của nhà nhập khẩu cho nhà xuất khẩu gồm:
- Lệnh chuyển tiền;
- Điện chuyển tiền cho người hưởng lợi không phải là ngân hàng (mẫu MT 100,
MT 103);
- Điện thư tín dụng sử dụng trong phương thức tín dụng chứng từ;
- Giấy đề nghị ký hậu/bảo lãnh nhận hàng;
- Điện chuyển tiền của ngân hàng cho ngân hàng (mẫu MT 202);
- Sổ hạch toán chi tiết của ngân hàng (sổ phụ);
- Phiếu chuyển khoản;
- Bảng sao kê tài khoản.
Kỹ năng cụ thể khi kiểm tra các chứng trên được thực hiện như sau:
a. Lệnh chuyển tiền
Khi kiểm tra Lệnh chuyển tiền công chức hải quan phải chú ý đến nội dung chủ
yếu sau:
- Người ra lệnh chuyển tiền (thường là người
nhập khẩu), người nhận tiền thường là người xuất khẩu.
- Thời gian chuyển tiền phải phù hợp với điều kiện thời điểm thanh toán được chỉ
ra trong hợp đồng thương mại hoặc L/C (chuyển tiền trước hoặc sau khi
nhận hàng hoặc một phần trước, một phần sau).
- Số tiền thực chuyển: Theo MT 100 hoặc MT 103 số tiền thực chuyển không
vượt quá số tiền ghi trên chứng từ (ví dụ như trường hợp thanh toán một phần
trước một phần sau khi nhận hàng, theo MT 202 thì số tiền thực chuyển phải hợp
lý và phù hợp L/C cũng như các chứng từ thương mại khác.
- Lý do chuyển: Nội dung mà bất cứ lệnh chuyển tiền cũng phải ghi rõ khi thanh
toán là thanh toán cho mục đích gì, thanh toán cho chứng từ nào, đây là căn cứ
để công chức hải quan đối chiếu tính đồng bộ của chứng từ cũng như xác định trị
giá hải quan của lô hàng.
b. Điện chuyển tiền cho người hưởng lợi không phải là ngân hàng - mẫu MT
100, MT 103
Để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài mà
không phải là ngân hàng, ngân hàng phải sử dụng mẫu điện của SWIFT là
MT100 VÀ MT103

Khi kiểm tra các điện chuyển tiền thuộc loại này, công chức hải quan phải
kieemr tra tính nhất quán về số tiền và lý do chi trả qua các kênh số liệu sau:

- Ngày chuyển tiền;


- Nguyên tệ;
- Số tiền đã chuyển;
- Người ra lệnh;
- Người nhận tiền;
- Nội dung thanh toán.

Các thông số trên được lưu tại cuống điện tại ngân hàng và doanh nghiệp phải
thống nhất với các thông số trong Lệnh chuyển tiền cũng như với số tiền mà
doanh nghiệp đã khai báo với Hải
c. Điện thư tín dụng được sử dụng trong phương thức tín dụng chứng từ
Theo quy định của SWIFT (Hiệp hội liên lạc viễn thông tài chính liên ngân hàng
toàn cầu), những mẫu điện được sử dụng trong phương thức tín dụng
chứng từ gồm:
- MT 700: Thư tín dụng (L/C có nội dung dài không quá 10.000 kí tự);
- MT 701: Phần tiếp nối khi thư tín dụng có trên 10.000 kí tự;
- MT 707: Điều chỉnh thư tín dụng;
- MT 730: Điện thông báo xác nhận đã nhận thư tín dụng của ngân hàng thông
báo;
. MT 734: Điện từ chối chứng từ sai sót của ngân hàng phát hành gửi ngân hàng
đòi tiền;
- MT 202: Điện chuyển tiền thanh toán thư tín dụng
Trong các mẫu điện trên, mẫu MT 700, MT 202 là các mẫu điện bắt buộc trong
mọi trường hợp thanh toán theo thư tín dụng. Các mẫu điện còn lại được sử dụng
tuỳ theo từng trường hợp. Trong công tác KTSTQ, công chức hải quan phải có
những phân tích xét đoán để yêu cầu doanh nghiệp xuất trình hết các mẫu điện
trong phương thức này.

- Để tránh kiểm tra sót thông tin, trong quá trình KTSTQ công chức hải quan cần
yêu cầu doanh nghiệp xuất trình mẫu điện MT 701 (nếu có).
- Mọi nội dung điều chỉnh của thư tín dụng được ghi nhận ở mẫu điện MT 707,
khi kiểm tra L/C công chức hải quan yêu cầu doanh nghiệp xuất trình mẫu điện
MT 707, thay vì kiểm tra mẫu điện MT 700.
- Điện chuyển tiền mẫu MT 202 ghi nhận số tiền thực tế đã chuyển cho cho
người xuất khẩu, và đây là chứng từ quan trọng giúp công chức hải quan kiểm tra
trị giá của lô hàng.
Khi kiểm tra mẫu điện MT 700, công chức hải quan phải chú ý các thông tin sau:

40A (FORM OF DOCUMENTARY CREDIT. Loại L/C): Nếu là L/C không


huỷ ngang, thì mọi thay đổi huỷ bỏ đều phải có sự chấp nhận của người xuất
khẩu và ngân hàng phát hành. Nếu mã số 40A ghi chữ Revocable là thư tín dụng
có thể huỷ ngang, người mở thư tín dụng có quyền đơn phương điều chỉnh huỷ
bỏ không cần chấp nhận của các bên. Nếu không có mã số
này hoặc số này trống không ghi gì thì thư tín dụng mặc nhiên được coi là thư tín
dụng không huỷ ngang (Điều 3 UCPDC 500).

20 (DOCUMENTARY CREDIT NUMBER - Số hiệu L/C): Số thư tín dụng ví


dụ 1200ILS04060018, số hiệu này còn được sử dụng trong nhiều trường hợp
nhận dạng chứng từ, điện điều chỉnh, chứng từ chuyển tiền, hối phiếu thanh toán.

31C (DATE OF ISSUE Ngày phát hành L/C): Cho biết ngày phát hành của
L/C, đây là căn cứ để đối chiếu với ngày ghi trên các chứng từ thương mại. Tuy
nhiên theo Điều 22.C của UCPDC 500 thì ngày tháng ghi trên chứng từ thương
mại có thể trước ngày phát hành thư tín dụng nhưng thời gian giao hàng và thời
gian xuất trình chứng từ thanh toán vẫn phải phù hợp với chỉ thị của thư tín
dụng. Trên thực tế trường hợp này rất ít khi xảy ra và nếu có thì công chức hải
quan phải nghĩ tới trường hợp người bán và người mua có quan hệ đặc biệt.

31D (DEATE AND PLACE EXPIRY - Thời hạn hiệu lực của L/C): Cho biết
ngày hết hạn của L/C, đây là mốc thời gian có giá trị ràng buộc người xuất khẩu
về thời hạn xuất trình chứng từ thanh toán. Việc so sánh các mốc thời gian này sẽ
giúp cho công chức hải quan có những xét đoán quan trọng trong quá trình kiểm
tra.

50 APPLICANT: Tên và địa chỉ người mở thư tín dụng, thường là người nhập
khẩu, hoặc người được uỷ thác nhập khẩu.

59 BENEFICCIARY: Tên và địa chỉ người hưởng lợi thường là người xuất
khẩu.

32B CURRENT CODE, AMOUNT: Trị giá và nguyên tệ tín dụng.

42C DRAFT AT SIGHT FOR 100% OF INVOICE VALUE: Cho biết trong
bộ chứng từ thanh toán của ngân hàng có sử dụng hối phiếu, trị giá các hối phiếu
trị giá hoá đơn.

43P PARTIAL SHIPMENTS: Cho biết, có được phép giao hàng từng phần, chỉ
thị này liên quan trực tiếp tới mối quan hệ về số lượng hàng hoá và trị giá của
hoá đơn thương mại với các đại lượng tương ứng của L/C.

44A ON BOARD/DISP/TAKING CHARGE AT: Cho biết cảng bốc hàng lên
tàu. Đây là căn cứ để kiểm tra xuất xứ hàng hoá.
44B FOR TRANSPORTATION: Cho biết tên của cảng dỡ hàng.

44C LATEST DATE OF SHIPPMENT: Cho biết thời hạn cuối cùng phải giao
hàng.

45A DESCRIPTION OF GOODS &/OR SERVICES: Miêu tả đặc tính thương


phẩm và số lượng chủng loại hàng hoá.

46A DOCUMENTS REQUIRED: Cho biết các chứng từ thương mại người
xuất khẩu phải xuất trình thì ngân hàng mới thanh toán tiền. Trong trường hợp
này, công chức hải quan phải lưu ý các thông tin như: Hoá đơn thương mại phải
có chữ ký, vận đơn đường biển phải ghi rõ số thư tín dụng, chứng từ bảo hiểm
tính theo 110% trị giá hoá đơn, giấy chứng nhân phẩm chất do người xuất khẩu
cấp, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá do phòng thương mại và công nghiệp
nước sở tại cấp, tờ kê đóng gói.

47A ADDITIONAL CONDITIONS: Những điều kiện đặc biệt khác như: Cho
biết số hiệu của thư tín dụng và ngày phát hành thư tín dụng phải được in lên
toàn bộ các chứng từ của lô hàng, chứng từ phải được phát hành bằng tiếng
Anh...

78 INSTRUCTION TO PAYG/ACCEPTG/NEGOTG BANK: Những chỉ dẫn


thanh toán, đồng ý hay thương lượng của ngân hàng: như trong toàn bộ chứng từ
thanh toán của ngân hàng có yêu cầu hối phiếu, nhất quán với quy định tại mã số
42C, các khoản tiền đã thanh toán của L/C này phải được xác nhận ở mặt sau (ký
hậu)...

Có thể nói, các nội dung chính của L/C được nêu ở trên là chỉ thị của người mở
L/C (người nhập khẩu) mà người thụ hưởng (người xuất khẩu) có nghĩa vụ phải
tuân theo vô điều kiện. Đây là cơ sở để công chức hải quan kiểm tra xét đoán
chứng từ thương mại, những chứng từ không thoả mãn các điều kiện của L/C
không phải là chứng từ của lô hàng.

Bằng các biện pháp nhận dạng các chứng từ thương mại, kết hợp với phương
pháp kiểm tra so sánh và đối chiếu, công chức hải quan cần có kiến thức tổng
hợp một cách logic để có những kết luận chính xác trong bước kiểm tra chứng tư
thương mại này, từ đó làm cơ sở cho bước kiểm tra tiếp theo: kiểm tra chứng từ
ngân hàng.
d. Giấy đề nghị ký hậu/bảo lãnh nhận hàng
Ký hậu được hiểu là ký vào mặt sau của vận đơn để chuyển quyền sở hữu lô
hàng thuộc vận đơn theo lệnh của ai.

Đơn xin ký hậu/bảo lãnh nhận hàng thường được sử dụng chủ yếu trong phương
thức L/C hoặc trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ D/A hoặc D/P.

• Đối với phương thức tín dụng chứng từ


Nếu trong L/C mã số 46A (các chứng từ yêu cầu) phần chỉ dẫn lập vận đơn có
chỉ dẫn người nhận hàng trên vận đơn không phải là người nhập khẩu mà là theo
lệnh của ngân hàng, hoặc vận đơn được lập theo lệnh của người mua. Thuộc các
loại chỉ dẫn này trong L/C có các trường hợp sau:

- L/C có quy định một vận đơn gốc được gửi thẳng đến người mua hàng. Khi
hàng hoá đã về đến nơi quy định nhưng bộ chứng từ giao hàng chưa về đến ngân
hàng phát hành. Người mua sẽ đến ngân hàng phát hành làm thủ tục ký hậu vận
đơn để đi nhận hàng. Trong đơn xin ký hậu người mua phải cam kết thanh toán
vô điều kiện khi bộ chứng từ đòi tiền về đến ngân hàng phát hành kể cả trường
hợp bộ chứng từ này có sai sót hoặc không hợp thức.

- L/C quy định toàn bộ vận đơn gốc được gửi thẳng về ngân hàng, kể cả trường
hợp vận đơn được lập theo lệnh của người mua, hàng đã về đến nơi quy định
nhưng chứng từ chưa về đến ngân hàng phát hành. Người mua có thể mang một
bản vận đơn copy (do người vận chuyển phát hành nhưng không phải là bản gốc)
hoặc photocopy vận đơn do người bán cung cấp cùng với đơn xin bảo lãnh để
yêu cầu ngân hàng phát hành “Bảo lãnh nhận hàng không có vận đơn gốc”.
Trong đơn xin bảo lãnh người mua phải cam kết chấp nhận thanh toán vô điều
kiện khi bộ chứng từ đòi tiền về đến ngân hàng phát hành.

- L/C quy định toàn bộ vận đơn gốc về qua đường ngân hàng, nhưng mà bộ
chứng từ gửi kèm có sai sót, người mua muốn nhận hàng phải chấp nhận những
sai sót này ngân hàng mới ký hậu cho đi nhận hàng.

Vậy trong các trường hợp ký hậu/bảo lãnh nhận hàng đối với phương thức tín
dụng chứng từ khi kiểm tra các chứng từ thanh toán, công chức hải quan cần
phải đối chiếu thời điểm thanh toán L/C với thời điểm nhận hàng. Trường hợp
người nhập khẩu đã cam kết thanh toán vô điều kiện cho ngân hàng, bộ chứng từ
thương mại không đồng nhất hoặc có mâu thuẫn với L/C, người nhập khẩu phải
chịu trách nhiệm giải trình trước Hải quan và các cơ quan chức năng khác.
• Đối với phương thức nhờ thu kèm chứng từ
điều kiên D/P

Ngân hàng chỉ ký hậu các trường hợp vận đơn được gửi từ ngân hàng người bán
đến để nhờ thu, không ký hậu các trường hợp vận đơn do người bán cung cấp
trực tiếp cho người mua, kể cả trường hợp vận đơn được lập theo lệnh của ngân
hàng người mua. Theo URC 522, đối với các vận đơn thuộc các bộ chứng từ nhờ
thu phải được lập theo lệnh của ngân hàng người mua phải được ngân hàng này
đồng ý.

• Đối với phương thức nhờ thu kèm chứng từ điều kiên D/A

Ngân hàng sẽ chỉ ký hậu khi người mua chấp nhận thanh toán khi đến hạn và ký
quỹ 100% hoặc phải được sự đồng ý của ngân hàng gửi chứng từ (ngân hàng
người bán) cho phép ký hậu và giao cho người mua khi người mua chấp nhận
thanh toán.

Như vậy trong tất cả các trường hợp người mua xin ký hậu vận đơn bảo lãnh
nhận hàng, bộ hồ sơ xin ký hậu được lưu giữ tại ngân hàng. Trong công tác
KTSTQ, công chức hải quan phải đối chiếu các thông số về thời gian (thời điểm
thanh toán sau thời điểm ngân hàng ký hậu/bảo lãnh nhận hàng, thời điểm nhận
hàng), thông số về vận đơn, thông số về trị giá và thông tin về lý do thanh toán
trên đơn xin ký hậu với các chứng từ thương mại khác lưu trữ tại doanh nghiệp
khẳng định tính thống nhất của các loại chứng từ cũng như xác định được số tiền
mà người mua chấp nhận thanh toán cho người bán.

e. Điện chuyển tiền của ngân hàng chongười thụ hưởng là ngân hàng - mẫu
điện MT 202

MT 202 được sử dụng trong các trường hợp chuyển tiền giữa các ngân hàng để
thanh toán L/C và nhờ thu. Trong trường hợp bộ chứng từ người xuất khẩu
lập và gửi theo chỉ định của L/C mà không có sai sót, hoặc trong trường hợp
người mua chấp nhận thanh toán mặc dù chứng từ có sai sót thì ngân hàng phát
hành tiến hành trả tiền bằng cách phát hành điện MT 202.

Khi cần kiểm tra đối chiếu giữa chứng từ ngân hàng mà doanh nghiệp xuất trình
trong một số trường hợp cần thiết, công chức hải quan sẽ đối chiếu với MT202
tại ngân hàng (vì MT 202 là tài liệu riêng của ngân hàng mà doanh nghiệp không
có quyền lưu bản chính). Các thông số về số L/C, ngày tháng. số nguyên tệ và số
tiền thực chuyển thể hiện trên MT 202 là nhưng thông số quan trọng mà công
chức hải quan cần đối soát với các chứng từ mà doanh nghiệp xuất trình.

f. Sổ hạch toán chi tiết của ngân hàng (sổ phụ)

Đây là sổ để ghi nhận số tiền thực tế đã thu chi qua ngân hàng của một doanh
nghiệp. Về hình thức các mẫu sổ chi tiết của ngân hàng không giống nhau nhưng
nội dung và chức năng của sổ thì giống nhau.

Những trường hợp phản ánh số tiền chuyển đến cho doanh nghiệp được thể hiện
ở Cột ghi Có. Vậy trong trường hợp kiểm tra số phát sinh Có của sổ phụ tài
khoản gửi VNĐ chúng ta sẽ có được những thông tin về giá bán của hàng hoá
trên thị trường trong nước. Kiểm tra số phát sinh Có của sổ phụ tài khoản tiền
gửi ngoại tệ của doanh nghiệp ta có những thông tin về giá của hàng xuất khẩu
cũng như phí gia công do nước ngoài thanh toán.

Những trường hợp phản ánh số tiền chuyển đi của doanh nghiệp được thể hiện ở
Cột ghi Nợ. Kiểm tra số phát sinh Nợ của sổ phụ tài khoản tiền VNĐ chúng ta sẽ
có được những thông tin về giá mua trong nước của những mặt hàng xuất khẩu.
Kiểm tra số phát sinh Nợ của sổ phụ tài khoản tiền gửi ngoại tệ, tài khoản ký quỹ
ngoại tệ, tài khoản vay ngoại tệ của doanh nghiệp sẽ giúp cho công chức hải
quan có được những thông số về số tiền, về thời gian, về địa chỉ người thụ hưởng
cho việc thanh toán các lô hàng nhập khẩu.

g. Phiếu chuyển khoản


Phiếu chuyển khoản là một trong những chứng từ ngân hàng ghi nhận số tiền
thực tế đã thu (phí gia công, tiền bán hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa...)
hoặc đã chi (thanh toán tiền mua hàng nhập khẩu).

Phiếu chuyển khoản được lập khi:


- Doanh nghiệp có yêu cầu trả tiền cho đơn vị khác. Cùng với Phiếu chuyển
khoản ngân hàng sẽ chuyển cho doanh nghiệp một Giấy Báo Nợ ghi cùng mệnh
giá.
- Doanh nghiệp nhận tiền bán hàng nội địa và
xuất khẩu, phí gia công do nước ngoài chuyển trả. Cùng
với phiếu chuyển khoản ngân hàng sẽ gửi Phiếu chuyển
tiền và giấy Báo Có ghi cùng mệnh giá.

Tóm lại, bằng các kỹ thuật kiểm tra chứng từ ngân hàng, công chức hải quan đã
ghi nhận được số tiền thực tế đã chuyển cho nhà xuất khẩu từ nhà nhập khẩu, tuy
nhiên để xác định số tiền thực tế nhà nhập khẩu đã trả chính thức cho lô hàng
đang thực hiện kiểm tra sau thông quan, công chức hải quan cần phải kiểm tra
chứng từ, sổ kế toán.

3.2.6. Kỹ thuật kiểm tra chứng từ, sổ kế toán


Khi kiểm tra chứng từ và sổ kế toán, công chức hải quan phải hiểu được hệ thống
chứng từ, sổ kế toán của doanh nghiệp. Các thông tin này đã được tìm hiểu một
phần trong bước khảo sát trước khi kiểm tra. Trong quá trình kiểm tra công chức
hải quan phải tra các loại chứng từ và so sánh các thông tin trong chứng từ với
các giấy tờ liên quan khác, theo tiến trình của mỗi giao dịch từ việc thương
lượng, ký kết hợp đồng, tiếp nhận hàng hoá, thanh toán và bán lại.

Hệ thống chứng từ kế toán là thống nhất và bắt buộc, do đó phương pháp lập
được thống nhất cho mọi thành phần kinh tế. Chứng từ kế toán là căn cứ để ghi
sổ kế toán và cũng là đối tượng chủ yếu để kiểm tra trong quá trình KTSTQ.
Trong quá trình kiểm tra, công chức hải quan chỉ quan tâm tới những chứng từ
có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc xác định số lượng, giá trị hàng hoá
nhập khẩu hoặc bán lại hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa.

Những kỹ thuật kiểm tra chứng từ, sổ kế toán trong quá trình KTSTQ cần phải
kể đến là:
- Khi xác minh giá nhập khẩu hàng hoá bắt đầu từ việc phân tích giá bán hàng
nhập khẩu trên thị trường nội địa, công chức hải quan phải sử dụng hoá đơn bán
hàng để kiểm tra. Khi kiểm tra hoá đơn bán hàng, công chức hải quan phải kiểm
tra thông tin trên cả các liên của hoá đơn. Từ giá bán ghi trên hoá đơn, có thể
phân tích tìm ra giá nhập khẩu hàng hoá.

- Khi kiểm tra hoá đơn cước vận chuyển, công chức hải quan phải phân tích tính
hợp lý của chi phí của các chi phí liên quan trực tiếp tới quá trình nhập khẩu. Vì
chi phí vận chuyển được tính trực tiếp vào giá vốn hàng bán và có liên quan mật
thiết đến quá trình xác định trị giá hàng nhập khẩu. Nếu trị giá hải quan khai báo
thấp hơn so với thực tế, chi phí vận chuyển sẽ có xu hướng tăng cao để bù đắp
phần chênh lệch giữa giá khai báo với giá trị thực của hàng hoá.

- Kiểm tra các thông tin về trị giá hàng bán, xuất xứ hàng hoá, chủng loại hàng
hoá ghi ở Biên bản giao nhận tài sản cố định với các khai báo của người khai hải
quan trong trường hợp nhập khẩu những tài sản có giá trị lớn như: ô tô, xe tải,
máy móc thiết bị...

- Khi kiểm tra phiếu nhập kho, công chức hải quan phải kiểm tra số lượng, chủng
loại hàng hoá thực nhập. Các thông tin về số lượng hàng hoá và đơn giá hàng hoá
thể hiện trong phiếu nhập kho sẽ được so sánh với số lượng hàng hoá và đơn giá
trong bộ hồ sơ hải quan mà doanh nghiệp đã khai báo. Nếu có sự chênh lệch,
công chức hải quan có quyền yêu cầu doanh nghiệp giải trình.

- Khi kiểm tra phiếu xuất kho, công chức hải quan cũng kiểm tra thông số về số
lượng hàng hoá và giá trị hàng hoá. Đây sẽ là thông tin để thẩm định ngược lại
tính chính xác của các thông số thể hiện trong phiếu nhập kho cũng như các khai
báo trong bộ hồ sơ hải quan của doanh nghiệp.

Trong quá trình xét đoán chứng từ, công chức hải quan phải xét đoán tính hợp
pháp, tính hợp lệ, tính hợp lý của chứng từ. Sau quá trình xét đoán chứng từ,
công chức hải quan sẽ kiểm tra các sổ kế toán thông qua các tài khoản kế toán.
Tuỳ theo mục đích chính của quá trình kiểm tra mà các chứng từ kế toán, sổ kế
toán và tài khoản kế toán được công chức hải quan lựa chọn để kiểm tra trong
quá trình KTSTQ.

- Tài khoản Tiền mặt và Tài khoản Tiền gửi ngân hàng được sử dụng để kiểm tra
các khoản chi trả tiền nhập khẩu hàng hoá và các khoản chi có liên quan
trực tiếp tới hàng hoá nhập khẩu.

- Tài khoản Nguyên liệu, vật liệu được sử dụng để kiểm tra trị giá hàng hoá nhập
khẩu về làm nguyên liệu phục vụ trực tiếp cho doanh nghiệp.

- Tài khoản Hàng hoá được sử dụng để kiểm tra trị giá hàng nhập khẩu kinh
doanh khi doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên.

- Tài khoản Phải thu của khách hàng, được sử dụng để xác minh giá bán hàng
nhập khẩu trên thị trường nội địa, một cách phân tích ngược từ giá bán hàng trên
thị trường nội địa để tính ra giá nhập khẩu.

- Tài khoản Phải trả cho người bán được sử dụng để kiểm tra số tiền thực tế đã
trả hay sẽ phải trả cho người xuất khẩu, mục đích để kiểm tra trị giá hải quan của
hàng nhập khẩu.

- Tài khoản Mua hàng được sử dụng để kiểm tra trị giá hàng nhập khẩu khi
doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

- Tài khoản Giá vốn hàng bán, được sử dụng để phân tích trị giá thực tế của hàng
nhập khẩu. Tuy nhiên trong quá trình phân tích sẽ phải tổng hợp thêm những yếu
tố chi phí từ tài khoản Chi phí bán hàng, Tài khoản Chi phí quản lý doanh
nghiệp.

Tương tự như kỹ thuật kiểm tra chứng từ kế toán, trong quá trình kiểm tra sổ kế
toán công chức hải quan chỉ qua tâm tới các sổ kế toán có liên quan trực
tiếp tới việc ghi chép hạch toán các lô hàng XNK. Bên cạnh những sổ cái của các
tài khoản kế toán nêu trên, công chức hải quan sẽ kiểm tra thêm một số sổ kế
toán như: Sổ chi tiết bán hàng; sổ chi tiết thanh toán với người bán, người mua;
sổ chi tiết nguyên vật liệu, sổ chi tiết hàng hoá, sổ tài sản cố định.

Sau quá trình kiểm tra hồ sơ hải quan, chứng từ thương mại, chứng từ và sổ kế
toán. Công chức hải quan sẽ tổng hợp phân tích để xác định chính xác tính trung
thực của các khai báo trong bộ hồ sơ hải quan. Phương pháp phân tích và tổng
hợp để kiểm tra này có thể được thực hiện theo 2 cách sau:
Để thực hiện bước tổng hợp kiểm tra theo phương pháp nào sẽ tuỳ thuộc vào
năng lực của đoàn kiểm tra, sao cho công việc kiểm tra đạt hiệu quả cao.

Có thể nói, bằng các phương pháp và kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng trong quá
trình kiểm tra sau thông quan, công chức hải quan sẽ đưa những kết luận chính
xác về kết quả của quá trình kiểm tra. Tuy nhiên, thời gian hoàn thành công việc
trong quá trình kiểm tra sau thông quan sẽ tuỳ thuộc vào năng lực của đoàn kiểm
tra cũng như khả năng hợp tác trong quá trình kiểm tra từ phía doanh nghiệp
được kiểm tra cũng như các doanh nghiệp liên quan khác.

You might also like