You are on page 1of 50

Quy trình –

Thủ tục hải quan

Th.S Huỳnh Đăng Khoa


2.1. Các nguyên tắc của Thủ tục hải quan

2.1.1. Khái niệm

“Thủ tục hải quan là các khâu công việc mà người xuất nhập
khẩu và cán bộ nhân viên hải quan phải thực hiện theo đúng
quy định của pháp luật đối với các đối tượng làm thủ tục hải
quan.”
Các bên liên quan khi thực hiện thủ tục hải quan
• Chủ đối tượng làm thủ tục hải quan: người sở hữu, người đại diện hợp pháp cho chủ sở hữu

• Đối tượng chịu sự kiểm tra giám sát của hải quan: hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện
vận tải, tiền tệ,...

• Người tiếp nhận và thực thi nghiệp vụ hải quan: nhân viên, cán bộ hải quan

• Đối tượng làm thủ tục hải quan bao gồm: Hàng kinh doanh xuất nhập khẩu; hàng tạm nhập
tái xuất; Hàng mua bán của các cư dân biên giới; Quà biếu; Hàng hóa xuất nhập khẩu theo
đường bưu điện; Hàng hóa trên phương tiện vận tải; Hàng hóa xuất nhập khẩu bằng phương
thức thương mại điện tử; Hàng quá cảnh; Hàng chuyển cửa khẩu; Tài sản di chuyển; Hành lý
của người xuất nhập cảnh; Hàng hóa của khu chế xuất, kho ngoại quan, khu mậu dịch tự do
2.1.2. Các nguyên tắc thực hiện thủ tục hải quan
• Đối với người khai hải quan:

- Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan;
trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan được
khai và gửi hồ sơ hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Hải quan;

- Đưa hàng hoá, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho việc kiểm tra
thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải;

- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
• Đối với công chức hải quan:

- Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan; trong trường hợp thực hiện thủ tục hải
quan điện tử, việc tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan được thực hiện thông
qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Hải quan;

- Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải;

- Thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;

- Quyết định việc thông quan hàng hoá, phương tiện vận tải.
Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra,
giám sát hải quan.
• Hàng hóa, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan;
vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian qua cửa khẩu hoặc các địa điểm khác theo quy định
của pháp luật

• Kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro

• Hàng hóa được thông quan, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh sau khi đã hoàn thành
thủ tục hải quan.

• Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quy định
của pháp luật.

• Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
CƠ SỞ PHÁP LÝ QUY ĐỊNH
• Luật Hải quan số 54/2014/QH13

• Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết Luật HQ

• Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi NĐ 08/2015/NĐ-CP

• Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về TTHQ, Thuế XK, NK và quản lý thuế

• Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi TT 38/2015/TT-BTC

• Thông tư 12/2015/BTC và TT 22/2019/BTC về thi, cấp chứng chỉ nhân viên ĐLHQ và Đại lý
làm TTHQ

• Thông tư 13/2015/TT-BTC về KT, GS hàng hóa được bảo vệ quyền SHTT

• Thông tư 13/2020/TT-BTC sửa đổi TT 13/2015/TT-BTC

• Thông tư 14/2015/TT-BTC về Phân loại hàng hóa


2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ QUY ĐỊNH

• Thông tư 39/2015/TT-BTC và thông tư 60/2019/TT-BTC về Trị giá Hải quan

• Thông tư 72/2015/TT-BTC và Thông tư 07/2019/TT-BTC về Doanh nghiệp ưu tiên

• Thông tư 49/2015/TT-BTC về TTHQ bưu phẩm, bưu kiện

• Thông tư 191/2015/BTC về TTHQ hàng hóa gửi CPN (TT. 56/2019/TT-BTC sửa đổi, BS)

• Thông tư 65/2017/TT-BTC và Thông tư 09/2019/TT-BTC về Danh mục hàng hóa XNK VN

• Thông tư 38/2018/TT-BTC và TT. 62/2019/TT-BTC quy định về nộp, kiểm tra C/O

• Thông tư 184/2015/TT-BTC về kê khai thuế, bảo lãnh thuế, thu, nộp thuế hàng hoá XNK

• Thông tư 274/2016/TT-BTC về quản lý, thu phí HQ


Các loại chứng từ cần thiết khi thực hiện thủ tục hải quan
Nhập khẩu Xuất Khẩu
• Thỏa thuận lưu khoang (Booking Note): để lấy thông tin
• Bộ vận đơn (Bill of Lading)
tên tàu, số chuyến, cảng xuất
• Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract)
• Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract)
• Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
• Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
• Bản kê chi tiết hàng hoá (Packing List)
• Bản kê chi tiết hàng hoá (Packing List)

• Giấy chứng nhận xuất xứ (CO - Certificate of Origin) • Phơi phiếu xác nhận container đã hạ bãi cảng: để lấy số
container, số seal (chì)
• Ngoài ra còn một số giấy tờ khác như: chứng nhận

chất lượng (CQ), chứng nhận phân tích (CA), đơn • Ngoài ra còn một số giấy tờ khác như: chứng nhận chất

bảo hiểm, hun trùng, kiểm dịch,... lượng (CQ), chứng nhận phân tích (CA), đơn bảo hiểm,
hun trùng, kiểm dịch,...
• Giấy phép nhập khẩu (đối với 1 số hàng hoá)
• Giấy phép xuất khẩu (đối với 1 số hàng hoá đặc thù)
Hợp đồng ngoại thương
Định nghĩa: Đó là văn bản thỏa thuận (hợp đồng) giữa người mua và người bán ở 2 nước khác nhau về việc mua
bán hàng hóa (ngoại thương).

Bên bán hàng gọi là nhà xuất khẩu, bán hàng cho bên kia để thu tiền hàng.

Bên mua hàng gọi là nhà nhập khẩu, chuyển tiền cho bên xuất khẩu và nhận hàng.

Nội dung chính của hợp đồng ngoại thương

Những nội dung cơ bản trên hợp đồng thương mại quốc tế. Trong đó, có một số điều khoản quan trọng và bắt buộc
(theo Luật thương mại 2005) như:

Commodity: mô tả hàng hóa

Quality: phẩm chất hàng

Quantity: Số lượng, trọng lượng hàng

Price: đơn giá hàng, kèm theo điều kiện thương mại (vd: FOB cảng xếp)

Shipment: thời hạn, địa điểm giao hàng

Payment: phương thức, thời hạn thanh toán

Bên cạnh đó, để hợp đồng đầy đủ, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của các bên, còn có những điều khoản quan trọng khác
như:

Packing & Marking: quy cách đóng gói, và ghi nhãn hiệu hàng hóa

Warranty: bảo hành hàng hóa (nếu có)

Force Maejure: bất khả kháng

Claime: khiếu nại

Arbitration: trọng tài

Other conditions: các quy định khác


• Hợp đồng thương mại là một trong những chứng từ bắt buộc phải
xuất trình nếu tờ khai luồng Vàng hoặc Đỏ.
• Cần 1 bản chụp của hợp đồng
Lưu ý: bản chụp là bản photocopy, có chữ ký & con dấu đỏ trên
đó.
• Khi làm thủ tục, hải quan sẽ để ý kỹ những thông tin sau trên hợp
đồng:
Hàng hóa: tên hàng, số lượng, đơn giá…
Điều kiện cơ sở giao hàng: FOB, CNF…
Phương thức thanh toán: T/T, D/A, L/C…
HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI
Nội dung chính của hóa đơn thương mại

Số & ngày lập hóa đơn

Tên, địa chỉ người bán & người mua

Thông tin hàng hóa: mô tả, số lượng, đơn giá, số tiền

Điều kiện cơ sở giao hàng

Điều kiện thanh toán

Cảng xếp, dỡ

Tên tàu, số chuyến…

Mục đích của hóa đơn thương mại: mục đích chính của
hóa đơn thương mại là để làm chứng từ thanh toán: người
bán đòi tiền người mua
Một số lỗi phổ biến cần tránh
• Hóa đơn không thể hiện điều kiện giao hàng như FOB (kèm tên cảng xuất),
hay CIF (kèm tên cảng nhập).

• Người xuất khẩu bán hàng theo giá giao hàng (giá CIF chẳng hạn) nhưng chỉ
ghi hóa đơn theo giá FOB tại nơi xếp hàng, và cũng không ghi những chi phí
tiếp theo sau.

• Người giao hàng nước ngoài bán hàng có chiết khấu nhưng trên hóa đơn chỉ
ghi giá thực thu mà không thể hiện số tiền chiết khấu.

• Mô tả hàng hóa không rõ ràng, thiếu một số thông tin yêu cầu, gộp nhiều mặt
hàng vào cùng một loại v.v...
PACKING LIST
Nội dung chính của Phiếu đóng gói:

Về cơ bản sẽ gồm những nội dung chính sau:

Số & ngày lập hóa đơn (thường người ta không hay dùng số Packing List)

Tên, địa chỉ người bán & người mua

Cảng xếp, dỡ

Tên tàu, số chuyến…

Thông tin hàng hóa: mô tả, số lượng, trọng lượng, số kiện, thể tích

Điều này sẽ giúp nhà XK/ NK tính toán được:

Cần bao nhiêu chỗ để xếp dỡ, chẳng hạn 1 container 40’ loại cao;

Có thể xếp dỡ hàng bằng công nhân, hay phải dùng thiết bị chuyên dùng như xe
nâng, cẩu…;

Phải bố trí phương tiện vận tải bộ như thế nào, chẳng hạn dùng xe loại mấy tấn,
kích thước thùng bao nhiêu mới phù hợp;

Sẽ phải tìm mặt hàng cụ thể nào đó ở đâu (pallet nào) khi hàng phải kiểm hóa,
trong quá trình làm thủ tục hải quan.
VẬN ĐƠN – Chức năng, vai trò của vận đơn
BILL OF LADING đường biển
1. Vận đơn là biên lai hàng hóa, do thuyền trưởng hoặc
Vận đơn là chứng từ do người được ủy quyền của người vận tải ký.

người vận chuyển hoặc đại 2. Vận đơn là bằng chứng của hợp đồng vận
chuyển giữa người vận chuyển và người gửi hàng.
diện được ủy quyền của
3. Vận đơn là chứng từ sở hữu đối với hàng hóa ghi
người vận chuyển (thuyền trên chứng từ này. Đây là chức năng hay đặc tính quan
trưởng, đại lý) ký phát cho trọng nhất của vận đơn trong thương mại quốc tế hiện
nay. “Chứng từ sở hữu” là chứng cho phép người chủ
người gửi hàng, trong đó
hợp lệ có quyền sở hữu đối với hàng hóa. Quyền sở
xác nhận việc nhận hàng để hữu này có thể được chuyển nhượng bằng cách ký

vận chuyển từ cảng khởi hậu vận đơn (đối với loại vận đơn có thể chuyển
nhượng, chi tiết trong phần dưới đây).
hành đến cảng đích.
Nội dung chi tiết trên B/L
Tên & logo của hãng vận tải

Số vận đơn (B/L No.)

Số lượng bản gốc (No. of Originals)

Người gửi hàng (Shipper)

Người nhận hàng (Consignee)

Người thông báo (Notify Party)

Tên tàu & Số chuyến (Vessel & Voyage No.)

Cảng xếp (Port of Loading), cảng dỡ (Port of Discharge)

Số container, chì (Container No.; Seal No.)

Mô tả bao kiện, hàng hóa (Descripton of Packages and Goods)

Trọng lượng toàn bộ (Gross Weight), Dung tích (Measurement)

Cước và phí (Freight and Charges)

Ngày và địa điểm phát hành B/L (Place and Date of Issue)

Nội dung khác...


PHÂN BIỆT HOUSE BILL VÀ MASTER BILL
Master Bill of Lading House Bill of Lading
• Master Bill of Lading là Vận đơn đường biển cho hãng • House Bill of Lading là vận đơn đường biển do công ty giao
tàu phát hành, dịch là Vận đơn chủ, và thường được viết nhận vận tải (freight forwarder) phát hành, dịch là Vận đơn
tắt là MBL hay MB/L.
nhà, thường được viết tắt là HBL, HB/L, hay House Bill.
• Mỗi lô hàng chỉ phát hành 1 MBL, gồm nhiều liên (cùng
• Ở nước ngoài, HBL còn có thể do 1 loại công ty vận chuyển
nội dung)
có tên là chủ tàu không tàu - NVOCC (Non Vessel Ocean
• Trên Master Bill, người gửi hàng là Công ty giao nhận
Common Carrier) phát hành. Nhưng ở Việt Nam chưa thấy
vận tải ở nước xuất khẩu (không phải là công ty xuất
loại hình này. Thế nên HB/L được hiểu là của Forwarder
khẩu), còn người nhận hàng là Công ty giao nhận vận tải
cấp.
ở nước nhập khẩu. Thường 2 công ty giao nhận ở 2
nước có mối quan hệ đại lý, hoặc công ty mẹ con. • Sau khi chủ hàng đóng hàng và giao cho công ty giao nhận,

• Các bên đứng tên trên vận đơn: Forwarder nước XK => làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu, và nộp một số phí liên
Hãng tàu => Forwarder nước NK quan, công ty giao nhận sẽ phát hành HBL cho khách hàng.
GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA –
CERTIFICATE OF ORIGIN (C/O)

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là một chứng từ


quan trọng trong xuất nhập khẩu, cho biết nguồn gốc
xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ,
hay quốc gia nào.

• Yếu tố quan trọng nhất là C/O hợp lệ sẽ giúp NNK


được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu

• Còn về mặt quản lý Nhà nước, giấy chứng nhận xuất


xứ có một số vai trò liên quan đến chính sách
chống phá giá, trợ giá, thống kê thương mại và
duy trì hệ thống hạn ngạch
Các loại chứng từ
có liên quan khác
Booking Note
Những thông tin cần thiết trên booking như sau:
- Tên người gửi hàng (công ty xuất khẩu), người phụ
trách, số điện thoại/fax
- Tên hãng tàu
- Cảng đi, cảng đến, ngày tàu chạy
- Điều khoản thanh toán cước: trả trước (freight
prepaid) hay trả sau (freight collect)
- Giá mua, giá bán, các phụ phí liên quan…
Quy trình lấy booking hàng hóa xuất nhập khẩu
Bước 1: Sau khi chốt lịch xuất hàng, nhà xuất khẩu gửi
yêu cầu lấy booking bao gồm các thông tin của lô hàng
như cảng đi, cảng đến, số lượng, loại cont, ngày dự định
đi, yêu cầu về chỗ cấp cont rỗng- hạ cont, về free time
cảng đi, cảng đến…
Bước 2: Sau khi hãng tàu kiểm tra chỗ và đồng ý cấp
booking, họ sẽ gửi booking confirmation và parking list,
theo form của hãng.
Bước 3: Duyệt lệnh tại văn phòng của hãng tàu sau đó
rấy container rỗng đóng hàng.
2. Tiếp nhận,
1. Khai báo hải 3. Phân luồng
QUY quan
đăng ký tờ khai
hải quan
kiểm tra hải quan

TRÌNH
THỦ 6. Kiểm tra
5. Kiểm tra thực
TỤC 4. Kiểm tra hồ sơ
tế hàng hóa
chuyên ngành
(KD,KTCL,ATTP)

HẢI
QUAN 8. Thông
9. Xác nhận qua
7. Nộp thuế, lệ quan/Giải phóng
khu vực giám sát
phí hải quan hàng/Đưa hàng
hải quan
về bảo quản
B1. KHAI BÁO HẢI QUAN

1. Các hệ thống khai báo điện tử


2. Người khai HQ
3. Thời gian khai, nộp Tờ Khai Hải Quan
4. Địa điểm làm Thủ tục HQ
5. Hình thức khai HQ
6. Nguyên tắc khai HQ
NGƯỜI KHAI HẢI QUAN
Đ.5-NĐ08 ; NĐ59

1/ Chủ hàng

2/ Người được chủ hàng ủy quyền


(Hàng PMD, đầu tư miễn thuế)

3/ Đại lý làm thủ tục hải quan

4/ DN bưu chính quốc tế, CPN quốc tế

5/ Người thực hiện dịch vụ quá cảnh,


trung chuyển

6/ Chủ phương tiện, người điều khiển PTVT


XC, NK, QC hoặc người được ủy quyền
Thời hạn nộp tờ khai hải quan
Đ.25- LHQ

XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU

+ Sau khi tập kết hàng + Trước khi hàng đến


+ Trước 4h - PTVTXC cửa khẩu
+ CPN: Trước 2h + Trong 30 ngày hàng
đến cửa khẩu

25
Địa điểm
làm thủ tục hải quan

• Điều 22 – LHQ

• Điều 4 – NĐ 08/2015/NĐ-CP

• Điều 1- NĐ 59/2018/NĐ-CP

• Điều 19; Điều 58 – TT38/2015/TT-BTC

• QĐ 15/2017/QĐ-TTG
Hàng Xuất Khẩu:
• Chi cục HQ nơi DN có trụ sở /CSSX
• Chi cục HQ nơi tập kết hàng hóa XK
• Chi cục HQCK xuất hàng

Hàng Nhập Khẩu:


• Chi cục HQCK nơi lưu giữ hàng hóa, cảng đích
• Chi cục HQ ngoài cửa khẩu (Nơi DN có trụ sở hoặc nơi hàng được
chuyển cửa khẩu đến)
Hàng hóa gia công, SXXK
Nhập khẩu
• Chi cục HQ nơi có trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh hoặc cơ sở
sản xuất;
• Chi cục HQCK hoặc Chi cục HQ cảng nội địa;
• Chi cục HQ quản lý hàng GC, SXXK thuộc Cục HQ nơi có CSSX
hoặc nơi có CK nhập.

Xuất khẩu

• Được lựa chọn Chi cục HQ thuận tiện


Hàng hóa của DN chế xuất

Nhập khẩu
• Chi cục HQ Quản lý Doanh nghiệp chế xuất
• Hàng hóa NK theo quyền NK: Thực hiện theo quy định hàng NKD

Xuất khẩu
• Được lựa chọn Chi cục HQ thuận tiện
• Hàng hóa bảo hành, sửa chữa: Chi cục HQ Quản lý Doanh nghiệp
chế xuất
HÀNG HÓA CHUYỂN PHÁT NHANH

 HH gửi qua bưu chính, CPN

 HH thuộc QĐ 15/QĐ-TTg

 HH quá cảnh gửi qua bưu chính, CPN


HÀNG HÓA TNTX, TXTN

1- Phương tiện chứa hàng hóa quay


CHI CỤC HQ CỬA KHẨU
vòng (cont rỗng, bồn chứa)

• CHI CỤC HQ CỬA KHẨU


2- Phương tiện chứa hàng hóa khác
• CHI CỤC HQ QL HÀNG GC, SXXK

3- Tàu biển, tàu bay TN-TX, TX-TN


sửa chữa, bảo dưỡng CHI CỤC HQ CỬA KHẨU

4- MMTB, linh kiện, phụ tùng tạm • CHI CỤC HQ CỬA KHẨU,
nhập, tạm xuất sửa chữa tàu biển, • CHI CỤC HQ CPN
tàu bay
HÀNG HÓA TNTX, TXTN

5- Hàng hóa phục vụ công việc trong thời hạn • CHI CỤC HQ CỬA KHẨU
nhất định • CHI CỤC HQ CPN

6- MMTB, PTVT, khuôn, mẫu TN-TX, TX-TN để • CHI CỤC HQ CỬA KHẨU, CPN
SX, XD, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, • CHI CỤC HQ NƠI CÓ CSSX, DỰ ÁN
thử nghiệm • CHI CỤC HQ THUẬN TIỆN

• CHI CỤC HQ CỬA KHẨU, CPN


7- Hàng hóa dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu • CHI CỤC HQ NƠI HỘI CHỢ, TRIỂN
sản phẩm LÃM, GIỚI THIỆU SP
• HQ QL DNCX
HÀNG HÓA TNTX, TXTN

• CHI CỤC HQ CỬA KHẨU, CPN


8 - Hàng hóa bảo hành, sửa chữa, thay • CHI CỤC HQ NƠI CÓ CSSX, DỰ ÁN
thế • CHI CỤC HQ THUẬN TIỆN

9- Hàng hóa kinh doanh TNTX • CHI CỤC HQ CỬA KHẨU

• CHI CỤC HQ CỬA KHẨU


10- Hàng hóa TNTX khác
• CHI CỤC HQ NƠI CÓ CSSX, DỰ ÁN
Hình thức khai hải quan

KHAI TỜ KHAI KHAI TKHQĐT


HẢI QUAN HOẶC TKHQ GIẤY
ĐIỆN TỬ (Kh.2,Đ.25,NĐ.08)
Hệ thống thông quan hàng hóa tự động.
Hệ thống thông tin tình báo Hải quan.
KHAI TKHQ TRÊN VNACCS

1/ IDA/EDA: Đăng ký trước thông tin hàng hóa XK,NK

2/ IDB/EDB:
• Sửa đổi thông tin đăng ký trước
• Tra cứu thông tin hóa đơn đã khai trước
• Tra cứu vận đơn đã khai trước

3/ IDC/EDC: Khai chính thức TKHQ


Đăng ký trước thông tin HH XK,NK
(IDA/EDA)

• Khai trên hệ thống VNACCS

• 01 TKHQ chỉ khai được 50 dòng hàng

• Được sửa IDA/EDA nhiều lần

• Lưu trên VNAACS 07 ngày

• DN khai các chỉ tiêu thông tin TKHQ phải theo quy định Phụ lục 2 –
TT39

• Lưu ý: Các tiêu chí TKHQ


KHAI CHÍNH THỨC TKHQ
IDC/EDC

• DN kiểm tra thông tin IDA/EDA do Hệ thống VNACCS phản hồi

• Thực hiện khai chính thức- IDC

• Trường hơp thông tin khai IDA khác IDC thì phải khai điều chỉnh

• Thời điểm áp dụng chính sách XNK, thuế là thời điểm khai chính thức
- IDC
ĐĂNG KÝ TỜ KHAI HẢI QUAN
Đ.30-LHQ; Đ.26-NĐ08; Đ.19-TT38,TT39

KHAI HQ ĐIỆN TỬ:


• Hệ thống điện tử tự động kiểm tra, đăng ký TKHQ
• Không đủ điều kiện đăng ký TKHQ: Hệ thống thông báo cho NKHQ

KHAI TKHQ GIẤY:


• CCHQ kiểm tra, đăng ký TKHQ
• Thời hạn: Ngay khi DN nộp đủ HS
• Không đủ điều kiện đăng ký TKHQ: CCHQ thông báo cho NKHQ
bằng văn bản
ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ TKHQ
Đ.19-TT38, TT39

• Không bị cưỡng chế

• Không thuộc DN giải thể, phá sản, mất tích, tạm dừng hoạt động

• Khai đầy đủ, phù hợp thông tin TKHQ

• Khai đầy đủ thông tin liên quan chính sách quản lý hàng hóa XNK,
chính sách thuế
PHÂN LUỒNG TỜ KHAI HQ
Đ.26-NĐ08, NĐ59; Đ.19-TT38,TT39

THỜI ĐIỂM PHÂN LUỒNG:


• Hệ thống thông báo phân luồng ngay sau khi tiếp nhận, đăng ký
TKHQ
• Khi hàng đến cửa khẩu: Hệ thống phân luồng lại nếu có thay đổi về
thông tin QLRR

KHAI TKHQ GIẤY:


• Chi cục trưởng HQ nơi đăng ký quyết định kết quả phân luồng TK
PHÂN LUỒNG TỜ KHAI HQ
Đ.26-NĐ08, NĐ59; Đ.19-TT38,TT39

LUỒNG XANH: Miễn kiểm tra hồ sơ và miễn kiểm


tra thực tế hàng hóa

LUỒNG VÀNG: Kiểm tra hồ sơ, miễm kiểm tra


thực tế hàng hóa

LUỒNG ĐỎ: Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế


hàng hóa
CHUYỂN LUỒNG

Chuyển luồng Vàng => Đỏ:


• Phải có lý do cụ thể
• Cập nhật vào hệ thống VNACCS
• CCHQ đề xuất =>LĐCC phê duyệt

Chuyển luồng Đỏ => Vàng


• HH là PTVT đã xuất cảnh
• HH XNK tại chỗ
• HH tạm xuất nhưng bán, tặng ở nước ngoài
• HH giao nhận trước, đăng ký TKHQ sau (điện năng, hàng bán
trong khu cách lý, trên chuyến bay QT, xăng dầu cung cấp cho tàu
bay XK)
• HH khác không thể kiểm tra thực tế
• CCHQ đề xuất => LĐCC phê duyệt
HỒ SƠ HẢI QUAN

HỒ SƠ HẢI QUAN
HỒ SƠ HẢI QUAN
NỘP, XUẤT TRÌNH
DN PHẢI LƯU
KHI LÀM TTHQ
(Đ.16a-TT39)
(Đ.16-TT38, TT39)
HỒ SƠ XUẤT KHẨU

1/ Tờ khai hải quan dạng điện tử


2/ Giấy phép XK (nếu có)
3/ Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
4/ Hóa đơn thương mại (có thanh toán)
5/ Bảng kê lâm sản (gỗ nguyên liệu XK)
(TT27/2018/BNNPTNT)
6/ Chứng từ chứng minh đủ điều kiện XK
7/ Hợp đồng ủy thác (nếu có)
HỒ SƠ NHẬP KHẨU

1/ Tờ khai hải quan dạng điện tử


2/ Hóa đơn thương mại (có thanh toán)
3/ Vận tải đơn
4/ Chứng nhận xuất xứ (TT38/2018/BTC)
5/ Giấy phép nhập khẩu (nếu có)
6/ Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
7/ Tờ khai trị giá (Trừ: NKHQ áp dụng PP1 và đã khai thông
tin trị giá trên VNACCS)
HỒ SƠ NHẬP KHẨU

8/ Hợp đồng bán hàng cho đối tượng VAT 5%


9/ Chứng từ chứng minh đủ điều kiện NK
10/ Bảng kê chi tiết lượng gỗ nguyên liệu NK
11/ Danh mục MMTB phân loại theo máy chính; Danh mục
MMTB phân loại theo tháo rời
12/ Hợp đồng ủy thác (nếu có)
13/ Hồ sơ không chịu thuế, miễn, giảm, không thu thuế
Hàng hóa XK, NK Hàng hóa XK, NK Hàng hóa khác
Thương mại Phi mậu dịch (Không NK, XK)
1/ Hàng hóa XK, NK theo HĐMB 1/ Tài sản di chuyển 1/ Hàng hóa trung chuyển

2/ Hàng hóa GC, SXXK, DNCX 2/ Hàng hóa, hành lý khách XC, 2/ Hàng hóa quá cảnh
NC
3/ Hàng hóa kinh doanh TNTX; 3/ Quà biếu, quà tặng 3/ Hàng hóa KD chuyển
khẩu
4/ TX-TN, TN-TX khác 4/ Hàng hóa mua bán, trao đổi
của cư dân biên giới

5/ Hàng hóa NK của Dự án đầu tư 5/ Hàng hóa phục vụ yêu cầu


miễn thuế khẩn cấp, AN, QP

6/ Hàng hóa XK, NK tại chỗ 6/Túi ngoại giao, lãnh sự, hành lý,
PTVT của CQ, CN được ưu đãi,
miễn trừ
7/ Hàng hóa đưa vào, ra KNQ, CFS,
Kho bảo thuế, khu PTQ, CH miễn thuế
Những thông tin không được phép sửa
trên tờ khai hải quan điện tử
1. Số tờ khai;
2. Mã loại hình;
3. Mã phân loại hàng hóa;
4. Mã phương thức vận chuyển;
5. Cơ quan Hải quan;
6. Ngày khai báo (dự kiến);
7. Mã người nhập khẩu;
8. Tên người nhập khẩu;
9. Mã đại lý hải quan;
10. Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến.

You might also like