You are on page 1of 62

TRỊ GIÁ

HẢI QUAN

Th.S Huỳnh Đăng Khoa


1.1 Khái niệm trị giá hải quan
Theo khái niệm từ điều 4, luật Hải quan 2014 có đề cập đến Khái
niệm trị giá hải quan: “Trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu phục vụ cho mục đích tính thuế, thống kê hải
quan.”
• Ngày 29/12/2003, Hải quan Việt Nam bắt đầu thực hiện việc xác
định trị giá hải quan theo Hiệp định Trị giá GATT (General
Agreement on Tariff and Trade) của WTO.
• Trị giá hải quan là một trong những cam kết Việt Nam thực hiện, cơ
quan hải quan xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu theo Điều VII của Hiệp định
Đối tượng áp dụng
• Hàng hoá nhập khẩu có hợp đồng thương mại được xác định trị giá tính thuế bao gồm:
a - Hàng hoá nhập khẩu của doanh nghiệp, các bên hợp doanh thuộc đối tượng điều chỉnh của
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
b - Hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ các nước, vùng lãnh thổ, khối liên minh quốc gia mà Việt
Nam đã ký kết thực hiện xác định trị giá tính thuế theo nguyên tắc thực hiện Điều 7 Hiệp định
chung về thuế quan và thương mại GATT - (General Agreement on Tariff and trade 1994) và các
hàng hoá nhập khẩu khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
c - Hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng thương mại có xuất xứ từ các nước và các tổ chức
Quốc tế mà Việt Nam cam kết thực hiện trị giá tính thuế theo GATT, là đối tượng áp dụng trị giá
tính thuế.
d - Hàng nhập khẩu trong danh mục hàng hoá của Việt Nam để thực hiện hiệp định về ưu đãi
thuế quan có hiệu lực chung (CEPT - Common Efectiver Preferential Tariff Scheme) của các
nước ASEAN được áp dụng trị giá thuế theo Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm
2007 quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu.
1.2 Hiệp định trị giá hải quan của WTO
• Các quy tắc cơ bản của GATT 1994
* Các quy tắc chung
- Tối huệ quốc MFN: Yêu cầu mỗi thành viên phải áp dụng các quy tắc thuế quan một
cách công bằng cho tất cả các thành viên.
- Quy tắc đối xử quốc gia: Yêu cầu một nước phải đối xử các sản phẩm một cách
công bằng như những sản phẩm nội địa của họ một khi sản phẩm nước ngoài vào bên
trong biên giới nước này
* Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
- Phạm vi
Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện
theo quy định tại Điều ước quốc tế đó.
- Đối tượng
Hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam hoặc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Quy định nhằm mục đích tính thuế và thống kê đối với hàng hóa XNK
GATT quy định 6 phương pháp theo trình tự bắt buộc làm căn cứ
xác định trị giá hải quan: (1 PP chuẩn và 5 PP thay thế)

• Trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu (giá thực tế đã trả
hoặc sẽ trả): phương pháp chuẩn
• Trị giá giao dịch của hàng hoá giống hệt nhau
• Trị giá giao dịch của hàng hoá tương tự nhau
• Trị giá khấu trừ
• Trị giá tính toán
• Trị giá suy luận
Xác định trị giá hải quan: nguyên tắc và phương pháp

1. Đối với hàng hoá xuất khẩu, trị giá tính thuế là giá bán tại cửa khẩu
xuất (giá FOB, giá DAF) không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I) và
phí vận tải quốc tế (F).

2. Đối với hàng hoá nhập khẩu, trị giá tính thuế là giá thực tế phải trả
tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác định bằng cách áp
dụng tuần tự sáu phương pháp xác định trị giá tính thuế và dừng ở
phương pháp xác định được trị giá tính thuế.
Nhà Cảng xuất
Tàu
máy (Cát Lái)
Xác định trị giá FOB, không
bao gồm phí bảo hiểm quốc tế
(I) và phí vận tải quốc tế (F)

VD: Công ty FUJI xuất khẩu lô hàng máy ảnh với giá CIF

Nhà Cảng
Tàu Cảng xếp hàng
máy Cát Lái
VD: Công ty An Gia nhập khẩu lô hàng máy xay công nghiệp với giá FOB; giao hàng từng phần; công ty
mua bảo hiểm trị giá 110% giá FOB
Giá trên có phải là giá tính trị giá hải quan không? Bảo hiểm sẽ phân bổ như thế nào?
Trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu
• Khái niệm: trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu là trị giá đã trả hay sẽ trả cho
hàng hoá để xuất khẩu đến nước nhập khẩu và được điều chỉnh tại điều 8 của
Hiệp định.

• Các điều kiện để áp dụng:


+ Người mua được toàn quyền định đoạt hay sử dụng hàng hoá sau khi nhập
khẩu.
+ Giá bán không chịu bất kỳ một điều kiện nào mà theo đó không thể xác định
được giá trị của hàng hoá.
+ Sau khi định đoạt hay bán lại hàng hoá người mua không phải trả cho người
bán bất kỳ khoản tiền nào.
+ Người mua người bán không có bất kỳ mối quan hệ đặc biệt nào
Các mối quan hệ đặc biệt
• Cùng là nhân viên trong 1 công ty
• 1 người là nhân viên – người là chủ doanh nghiệp
• Những người góp vốn cùng KD
• Người bán có quyền kiểm soát người mua và ngược lại
• 2 bên cùng bị kiểm soát bởi bên thứ 3
• 2 bên cùng kiểm soát bên thứ 3
• Các mối quan hệ gia đình
• Các bên liên kết với nhau trong KD: đại lý độc quyền – công ty
Ví dụ
Công ty WIN Thái Lan

Bán lô Công ty WIN Nhật Bản,


hàng kiểm soát

Công ty WIN Việt Nam

DOANH NGHIỆP HẢI QUAN

Dầu gội: 4.8 USD/ chai Dầu gội: 8.5 USD/ chai

Nước súc miệng: 7.00 USD/ chai Nước súc miệng: 12.00 USD/ chai
Cách tính

Các
Trị Trị khoản
giá thực tế sẽ
giá giá điều
= = + thanh toán hay
tính giao chỉnh
đã thanh toán
thuế dịch theo
điều 8
Giá thực tế sẽ thanh toán hay đã thanh toán:
Giá ngày gồm các khoản:
• Khoản thanh toán trực tiếp
• Khoản thanh toán gián tiếp: những khoản không thể hiện trên hoá
đơn, nếu không thuộc khoản này thì người mua chịu.
• Các khoản chiết khấu.
– “Đã thanh toán”: số tiền người bán nhận được từ người mua tại
thời điểm nhập khẩu, bao gồm các khoản đặt cọc, ứng trước cho lô
hàng.
– “Sẽ phải thanh toán”: số tiền người mua sẽ phải trả cho người
bán, bao gồm khoản thanh toán ghi trên hóa đơn và không ghi trên
hóa đơn
Các khoản điều chỉnh
Các khoản phải cộng vào trị giá GD

a) Các chi phí dưới đây do người mua hàng hoá phải chịu nhưng chưa được tính vào trị giá giao dịch:
• Chi phí hoa hồng bán hàng và phí môi giới;
• Chi phí bao bì được coi là đồng nhất với hàng hoá nhập khẩu;
• Chi phí đóng gói, bao gồm cả chi phí vật liệu và chi phí nhân công.

b) Trị giá của hàng hoá, dịch vụ do người mua cung cấp cho người bán miễn phí hoặc giảm giá, bao
gồm:
• Nguyên vật liệu, bộ phận cấu thành hàng hoá, các phụ tùng và các chi tiết tương tự;
• Các công cụ, khuôn mẫu, khuôn rập và các chi tiết tương tự;
• Nguyên liệu, nhiên liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất hàng hoá nhập khẩu;
• Thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, kế hoạch triển khai, thiết kế mỹ thuật, thiết kế mẫu, sơ đồ và
phác hoạ được thực hiện ở nước ngoài và cần thiết trong quá trình sản xuất hàng hoá nhập khẩu.
c) Tiền bản quyền, phí giấy phép sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ liên quan
đến hàng hoá nhập khẩu mà người mua phải trả như điều kiện của việc mua
bán hàng hoá nhập khẩu;
d) Các khoản tiền mà người mua thu được sau khi định đoạt, sử dụng hàng
hoá nhập khẩu được chuyển dưới mọi hình thức cho người bán hàng nhập
khẩu;
đ) Chi phí vận tải, bốc hàng, dỡ hàng, chuyển hàng có liên quan đến việc vận
chuyển hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập;
e) Chi phí bảo hiểm để vận chuyển hàng hoá nhập khẩu đến cửa khẩu nhập.
VÍ DỤ:
Công ty F, nhập khẩu 1 lô hàng với điều kiện EXW; giao hàng 2 lần; I = 110% giá
FOB
Hỏi: Phân bổ phí bảo hiểm như thế nào? Phí bảo hiểm là khoản điều chỉnh gì?

Phí bảo hiểm là “khoản phải cộng”  2 lần  DN tự phân bổ theo từng lần

Tổng công ty điện lực Miền Nam tiến hành nhập 1 dây chuyền thiết bị đồng bộ để
lắp đặt hệ thống cáp điện 110KV.
Hệ thống này gồm có Hệ thống, Thiết kế bản vẽ công trình và chi phí cho Kĩ sư
nước bạn lắp đặt tại VN.

Tổng trị giá lô hàng = Hệ thống dây chuyền + Thiết kế bản vẽ công trình + Chi
phí lắp đặt tại VN
Công ty lọc hoá Nhập khẩu dung
Anh Quốc
dầu Dung Quất môi xăng dầu

Giá bán là giá FOB và được biết do cầu cảng của Dung Quất đang sửa chữa, nên lô hàng sẽ được
quá cảnh tại HK trong 3 tháng. Tính trị giá hải quan?

Trị giá hải quan = Trị giá lô hàng (FOB) + Phí VC Anh – HK + Phí lưu tàu tại HK trong 3 tháng + Phí VC HK - VN

Công ty An Phước Nhập khẩu Đài Loan


nguyên phụ liệu
theo ĐK: EXW

Xác định trị giá hải quan?

Trị giá hải quan = Phí vận tải quốc tế tính đến cảng đầu tiên + Phí vận nội địa Đài Loan + Các chi phí nội địa
Đài Loan
• Phí THC
• Phí Bill
• Phí thủ tục Hải quan
Công ty D&H nhập khẩu 1 lô hàng điện thoại di động từ Huawei
ở khu chế xuất Tân Thuận, với điều kiện giao hàng là EXW.

Hỏi cước phí vận chuyển từ khu chế xuất về lại kho ở Bình
Thuận có tính vào trị giá hải quan không?
Trả lời: Chi phí vận tải nội địa : KHÔNG phải cộng vào trị giá tính thuế

Công ty ABC DHL Mỹ


Hàng mẫu
500USD

Khai báo hải quan trị giá hải quan là 500$  Hải quan chịu không?

• Nếu 500 USD = Giá hàng + Cước phí vận tải  Doanh nghiệp không cần phải khai bổ sung
• Nếu 500 USD = Chứng từ không thể hiện cước phí vận chuyển  Doanh nghiệp phải khai bổ sung
Các khoản phải giảm trừ
a) Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hoá;
b) Chi phí vận chuyển, bảo hiểm trong nội địa phát sinh sau khi nhập
khẩu;
c) Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước tính trong
giá mua hàng nhập khẩu;
d) Tiền lãi phải trả liên quan đến tiền thanh toán mua hàng
e) Các khoản giảm giá thực hiện trước khi xếp hàng lên phương tiện
vận chuyển ở nước xuất khẩu hàng hoá. Phải khai trước nguyên
giá  Lập hồ sơ  hải quan chấp nhận điều chỉnh giảm trừ 
Hoàn thuế
Công ty điện tử Fos VN nhập khẩu 1 lô hàng máy móc dùng để phục vụ sản xuất trong nhà máy
• Trị giá lô hàng: 17.000 USD
• Chi phí lắp đặt: 1.000 USD
Trị giá hải quan ở đây là bao nhiêu?

Chi phí lắp đặt là khoản điều chỉnh phải trừ  Trị giá hải quan là 17.000 USD

Công ty Hiệp Trị giá 40.000 USD Công ty yêu cầu thêm
Phát nhập khẩu chuyên gia sang lắp đặt
dây chuyền SX Phí chuyên gia: 3000 USD

Trị giá giao dịch?

Trị giá giao dịch = 40.000 USD


• Nhập khẩu lô hàng với điều khoản CPT
Công ty Trị giá hải quan?
Damco VN • Hợp đồng ghi rõ cước vận chuyển nhà
máy và quốc tế

Trị giá hải quan phải trừ ra khoản chi phí vận tải nội địa

Công ty Rain K Nhập lô hàng có khoản giảm giá Trị giá hải quan?
Discount 20% từ trị giá lô hàng

Trị giá hải quan phải trừ ra khoản giảm giá


Phân bổ các khoản giảm trừ
1. Theo số lượng
2. Theo trọng lượng
3. Theo thể tích
4. Theo trị giá hoá đơn
VD: Công ty ABC mua bảo hiểm trọn gói cho 1 năm nhập khẩu tất
cả hàng hoá về VN
• Bảo hiểm hàng hải: Mức phí 0.02%
15 triệu USD x 0.02% x 23.000 = 69 tr VND
• Bảo hiểm chiến tranh: Mức phí 0.01%
15 triệu USD x 0.01% x 23.000 = 34.5 tr VND
• Bảo hiểm đồng bộ: Mức phí 0.006%
15 triệu USD x 0.006% x 23.000 = 20.7 tr VND
 Khi công ty có 1 lô hàng nhập theo CFR (Chưa có bảo hiểm):
trị giá 5 triệu USD => Phân bổ như thế nào?
• Ví dụ về các khoản thanh toán gián tiếp (không ghi trên hóa đơn):
Công ty A ( Việt Nam) mua 2000 máy tính của công ty B (Singapore)
Giá hóa đơn: 450USD/chiếc
– Lô hàng trước công ty B giao thiếu hàng nên hóa đơn lần này đã
được trừ 25USD/chiếc
–Lô hàng trước nữa công ty B giao một số máy tính không đạt chất
lượng theo thỏa thuận nên hóa đơn lần này được khấu trừ thêm
20USD/chiếc
– Để mua được lô hàng với giá này, công ty A đã chuyển 10.000USD
cho công ty C. Đó là khoản tiền mà công ty B nợ công ty C
 Giá thực tế: (450+25+20)x2000 + 10.000= 1.000.000 USD
Trị giá giao dịch của hàng hoá giống hệt nhau
• Khái niệm: là phương pháp tính trị giá giao dịch của lô hàng dựa trên
trị giá của lô hàng khác giống về mọi phương diện, đặc trưng về thực
chất, vật chất và uy tín...
• Điều kiện để sử dụng phương pháp.
- Hàng cùng loại với hàng nhập.
- Được sản xuất tại cùng một nước với hàng nhập.
- Có cùng cấp độ thương mại, danh tiếng và cùng số lần bán.
- Được xuất khẩu vào cùng thời gian.
Giống hệt về đặc điểm vật lý:
• Giống nhau về: bề mặt, hình dáng, vật liệu cấu thành, phương pháp
chế tạo, tính năng, mục đích sử dụng của hàng hóa
VD: Hai chiếc xe đạp cùng kích cỡ, kiểu dáng, mẫu mã, vật liệu. Một
chiếc khi nhập về đã lắp ráp hoàn chỉnh, một chiếc ở dạng linh kiện
chưa lắp
 Không giống hệt vì khác nhau mục đích sử dụng
*: Hàng hóa trong quá trình sử dụng phải tháo lắp thường xuyên, đơn
giản thì dù có NK ở dạng hoàn chỉnh hay rời vẫn không vi phạm.
VD: NK 2 lô bình xịt tưới cây, 1 lô có phần vòi xịt và bình tách rời, 1 lô
được lắp vào hoàn chỉnh.
 2 lô này được vẫn được coi là hàng giống hệt
Giống hệt về chất lượng và danh tiếng:
• Chất lượng: căn cứ vào những tiêu chuẩn chung được thừa nhận rộng
rãi
• Danh tiếng: thường liên quan khá chặt chẽ với nhãn hiệu sản phẩm

VD1: 2 lô hàng áo lụa nhập khẩu, đều được sản xuất từ 100% vải tơ tằm,
kiểu dáng giống nhau, phương pháp chế tạo giống nhau. 1 lô hàng do
Dior sản xuất, 1 lô hàng do 1 nhà may không có danh tiếng sản xuất
 Hai lô hàng không giống hệt

VD2: Cũng 2 lô hàng giống nhau về đặc điểm vật lý trên, 1 lô do Dior sản
xuất còn lô kia do Pierre Cardin sản xuất
 Hai lô hàng này giống hệt
Điều kiện về thời gian xuất khẩu
• Lô hàng nhập khẩu giống hệt phải được xuất khẩu đến Việt Nam cùng ngày hoặc trong vòng 60
ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế
Điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng:
• Lô hàng nhập khẩu giống hệt có giao dịch mua bán ở cùng cấp độ hoặc đã được điều chỉnh về
cùng cấp độ bán buôn hoặc bán lẻ; có cùng số lượng hoặc đã được điều chỉnh về cùng số lượng
với lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế. (FOB = FOB; CIF = CIF)
*Nếu không tìm được lô hàng NK cùng cấp độ thương mại, cùng số lượng thì lựa chọn lô hàng khác
theo thứ tự ưu tiên như sau:
• Cùng cấp độ thương mại nhưng khác số lượng
• Khác cấp độ thương mại nhưng cùng số lượng
• Khác cấp độ thương mại, khác số lượng
Điều kiện về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm:
• Lô hàng NK giống hệt có cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển hoặc đã được điều
chỉnh về cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển giống như lô hàng đang được xác định trị
giá tính thuế
Chứng từ; tài liệu xác định trị giá hải quan
• Tờ khai HQ nhập khẩu
• Hợp đồng vận tải
• Hợp đồng bảo hiểm
• Bảng giá bán (Nhà sản xuất)
• Bộ chứng từ ngoại thương
• Hợp đồng
• Hoá đơn thương mại
• C/O
• Vận đơn,...
• Chứng từ thanh toán qua NH
Phương pháp xác định trị giá tính thuế
Trị giá tính thuế của lô hàng đang cần xác định trị giá = Trị giá
giao dịch của hàng hoá NK giống hệt đã được xác định trị giá theo
phương pháp trị giá giao dịch của hàng NK (phương pháp 1)
Chú ý
• Chỉ sử dụng phương pháp 2 khi không xác định được trị giá tính thuế
theo phương pháp 1
• Nếu không có lô hàng NK giống hệt được sản xuất bởi cùng một nhà
sản xuất thì mới xét đến hàng hoá được sản xuất bởi nhà SX khác
• Khi xác định được từ hai giao dịch của hàng hoá NK giống hệt trở
lên thì trị giá tính thuế là trị giá giao dịch thấp nhất.
Trị giá giao dịch của hàng hoá tương tự nhau
• Khái niệm:
Là phương pháp xác định trị giá dựa vào trị giá giao dịch của một lô hàng tương tự.
Hàng tương tự là hàng có những đăc điểm tương đương và các vật liệu cấu thành tương
đương cho phép chúng có thể thực hiện những chức năng tương tự nhau hoặc thay thế
nhau về mặt thương phẩm.
• Điều kiện áp dụng: 4 điều kiện
• Xác định tính tương tự căn cứ vào:
1. Đặc điểm vật chất
2. Cùng chức năng và cách sử dụng.
3. Cùng vật liệu chế tạo.
4. Có thể thay thế cho nhau về mặt thương mại.
• Nguyên tắc xác định hàng hoá tương tự:
1. Các cấp độ thương mại và số lượng.
2. Lựa chọn giá trị giao dịch thấp nhất làm cơ sở tính thuế.
3. Hàng hoá phải được xuất khẩu trong kỳ với lô hàng nhập khẩu.
Công ty Damaco Nhập khẩu 31 tấn nhựa phế liệu với đơn giá
TPHCM trên Hoá đơn:
• Đơn giá: 80 USD/ tấn: CIF HCM
• Mã HS: 3915.10.90
Tính mức thuế mà DN phải nộp? • Thuế NK: 10%
Với tỷ giá 1USD = 23.000 VND • Thuế VAT: 10%

So sánh giá lô hàng tương


Hải quan dựa vào cơ sở
tự của Đại Đồng Tiến vừa 120 USD/ tấn CIF HCM
dữ liệu giá của mình
nhập tuần trước

HQ điều chỉnh
120USD/ tấn

Thuế NK: 8.556.000 VND; Thuế VAT: 9.411.600 VND; Tổng thuế: 17.967.600 VND

Chênh lệch thuế: (17.967.600 – 11.978.400 = 5.989.200 VND)


Ví dụ
1. Có hai lô hàng ruột xe (săm) cao su cùng cỡ, được nhập khẩu từ hai nhà sản
xuất khác nhau ở cùng một nước. Mỗi nhà sản xuất dùng một nhãn mác khác
nhau, nhưng ruột xe của họ đạt cùng tiêu chuẩn và có cùng chất lượng, có
cùng uy tín sản phẩm và được nhà chế tạo ô tô nước nhập khẩu sử dụng.
Hỏi: Có là mặt hàng tương tự không?
2. Có một lô hàng gồm hai kiện Phomai (Rocquefort) hiệu khác nhau, cả hai đều
là phomai xanh, được sản xuất từ sữa cừu. Một loại được sản xuất bằng
phương pháp chà xát nấm mốc trong quá trình ủ. Đó là nguyên nhân dẫn đến
khi cắt miếng phomai, nó bị bở vụn, chỉ dùng nấu ăn, trộn salát, nước cốt. Loại
pho mai kia sản xuất bằng phương pháp không chà xát trong quá trình ủ, vì
vậy, nấm mốc không thấm qua khối phomai, loại này có thể cắt thành miếng
nhỏ mà không bị bở vụn và dùng dưới dạng lát mỏng.
Hỏi mặt hàng trên có phải là hàng hoá tương tự không?
Trị giá khấu trừ
Khái niệm: Là phương pháp xác định trị giá tính thuế dựa trên cơ sở giá bán hàng
nhập khẩu tương tự hay đồng loại ở nước nhập khẩu.
Điều kiện áp dụng:
• Mức giá bán ra với số lượng lớn nhất.
• Cùng thời gian với lô hàng nhập khẩu.
• Cùng điều kiện như lô hàng nhập hàng hoá.
• Các bên không có quan hệ đặc biệt.
Các chi phí khấu trừ:
• Chi phí vận tải, bảo hiểm chặng quốc tế, các chi phí vận tải nội địa.
• Tiền hoa hồng, các khoản lợi nhuận và chi phí quản lý của người nhập khẩu.
• Các loại thuế đã nộp ở VN.
Trường hợp KHÔNG ÁP DỤNG

• Chưa có loại hàng hoá nhập khẩu đó bán ở thị trường nước nhập khẩu

• Có nhập khẩu  đang được bán  nhưng không được hạch toán theo
quy định về kế toán nội địa

• Các khoản trợ giúp, giảm trừ


Chứng từ, tài liệu để xác định giá
• Hoá đơn bán hàng
• Hợp đồng đại lý bán hàng
• Bảng giải trình doanh thu bán hàng
• Chứng từ sổ sách kế toán
• Tờ khai Hải quan
• Tài liệu khác theo từng trường hợp
Từ Ví dụ của Damaco, nhưng do lô hàng tương tự của Đại Đồng
Tiến đã trên 90 ngày, nên cơ quan hải quan sử dụng so sánh giá
với nhựa Duy Tân. Giá bán của 1 tấn nhựa = 130 USD/ tấn, trong
đó:
• Phí vận tải nội địa, bảo hiểm: 6 USD/ tấn
• Thuế (NK; VAT): 9 USD/ tấn
• Lợi nhuận: 10 USD/ tấn
Tính trị giá hải quan của doanh nghiệp Duy Tân?

TGHQ = 130 USD – 6 – 9 – 10 = 105 USD


Trị giá tính toán
Khái niệm: là phương pháp xác định trị giá dựa trên các chi phí liên quan
đến sản xuất và bán hàng đến nước nhập khẩu.
Điều kiện áp dụng:
• Phải được Chính phủ các nước sản xuất đồng ý cho thẩm tra.
• Được nhà sản xuất cung cấp thông tin.
Các chi phí được tính:
• Giá nguyên liệu sản xuất.
• Lợi nhuận và chi phí chung.
• Chi phí vận tải, bảo hiểm và chi phí khác có liên quan đến vận chuyển.
Công thức tính:
Trị giá hải quan = Giá thành sản xuất +
Chi phí chung +
Chi phí vận tải; bảo hiểm XK +
Lợi nhuận bán hàng

• Giá thành sản xuất = Chi phí NVL + Chi phí của quá trình SX

• Chi Phí chung = Chi phí trực tiếp/ gián tiếp để đưa hàng hoá đến nước nhập khẩu

• Chi phí vận tải, bảo hiểm: Từ nước XK – NK

• Lợi nhuận bán hàng: Lợi nhuận phát sinh trong hoạt động bán hàng của người XK - NK
Chứng từ; tài liệu xác định trị giá tính toán
• Bản giải trình của các nhà sản xuất về các chi phí liên quan
• Hoá đơn bán hàng
• Chứng từ về các chi phí vận tải bảo hiểm

Căn cứ: Số liệu của nhà sản xuất căn cứ trên số liệu ghi chép và phản
ánh trên chứng từ sổ sách kế toán của nhà sản xuất  Rất khó tiếp cận
• Số liệu này phải tương ứng với hàng hoá cùng loại
• VD:
• Apple  Iphone  Số liệu tương ứng
• BlackBerry  ĐT  Số liệu tương ứng
 Tương ứng với số liệu của ngành
Trị giá suy luận
Là phương pháp sử dụng khi trị giá hàng hoá không thể áp dụng các phương
pháp từ 1 đến 5.
Thường là sẽ áp dụng linh hoạt, hoặc gộp 3 phương pháp phổ biến:
• PP: Trị giá giao dịch
• PP: Hàng hoá tương tự
• PP: Suy luận
Khái niệm: phương pháp suy luận là phương pháp xác định trị giá hợp lý
nhất quán với các quy định của GATT trên cơ sở nguồn tài liệu sẵn có của
nước nhập khẩu
Điều kiện áp dụng.
1. Xác định trị giá bằng một cách hợp lý theo các nguyên tắc của GATT.
2. Thu thập dữ liệu ở nước nhập khẩu
Các trị giá không được sử dụng theo nguyên tắc này
• Giá bán trên thị trường nội địa của mặt hàng cùng loại được sản xuất
ở VN
VD: Iphone – Bphone: 10tr/ SP  Không được sử dụng để suy luận

• Giá bán hàng hoá trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu
VD: Iphone: giá bán ở US: 800 USD  Không sử dụng được

• Giá bán hàng hoá để xuất khẩu đến nước khác


VD: Iphone xuất từ US qua Japan với giá: 820 USD  Không sử dụng
được
Công ty Gà Nhập khẩu Cơ sở dữ liệu giá của HQ So sánh với mặt hàng
Bình Minh tương tự của công ty CP
- Đùi gà: 0.2 USD/ kgs - Đùi gà: 0.45 USD/ kgs - Đùi gà: 0.33 USD/ kgs
- Cánh gà: 1.9 USD/ Kgs - Cánh gà: 2.6 USD/ Kgs - Cánh gà: 2.25 USD/ Kgs

Cơ quan hải quan đã bác bỏ trị giá của doanh nghiệp  vận dụng PP suy luận
 Điều chỉnh:
• Đùi gà: 0.33 USD/ kgs
• Cánh gà: 2.25 USD/ kgs
 Nếu doanh nghiệp thấy rằng cơ quan hải quan áp dụng chưa có cơ sở; Doanh nghiệp có quyền khiếu nại, tố cáo
Công ty Nhập khẩu Cơ sở dữ liệu giá của So sánh với mặt hàng
Phương HQ tương tự của Cty Thái
Trang Minh
- Bột ngọt: 720 USD/ - Bột ngọt: 1400 USD/ - Bột ngọt: 1359 USD/
tấn tấn tấn

Cơ quan hải quan đã bác bỏ trị giá của doanh nghiệp  vận dụng PP suy luận
 Điều chỉnh mức giá:
• Bột ngọt: 1290 USD/ tấn
Tình huống
• Ví dụ 1: Người mua A ở Việt nam ký một hợp đồng mua 500 tấn
hoá chất của một công ty B ở Singapore. Hàng hoá do người
sản xuất ở Ấn độ, là bạn hàng của công ty B, chuyển từ ấn độ
đến Việt nam.
• Ví dụ 2: Người mua A ở Việt Nam mua 200 thùng dầu dừa của
một người bán B cũng ở Việt nam. Hàng hoá được chuyển đến
cảng Sài gòn từ xí nghiệp sản xuất của B ở Thái lan.
Câu hỏi: Giao dịch nào được coi là giao dịch bán để XK đến
VN để xem xét trị giá giao dịch?

HĐ 1 là giao dịch bán hàng để xuất khẩu


HĐ 2 không được coi là giao dịch bán hàng để xuất khẩu
Trị giá hải quan đối với phần mềm
• Khái niệm phần mềm:
Là các dữ liệu, chương trình được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã khi
chuyển tải và một thiết bị xử lý dữ liệu có khả năng làm cho thiết bị đó thực
hiện 1 công việc cụ thể.
Phương tiện trung gian: bất kì phương tiện nào lưu trữ phần mềm

Trị giá hải quan = Trị giá của phần mềm + Trị giá phương tiện trung gian
VD: Công ty P&G nhập khẩu phần mềm điều khiển
Trị giá hải quan = Trị giá phần mềm + Đĩa CD lưu trữ
Phí bản quyền; phí giấy phép
• Phí bản quyền là khoản tiền mà người mua phải trả để được
chuyển giao quyền sở hữu/ sử dụng quyền sở hữu.
• Quyền tác giả
• Quyền liên quan đến quyền tác giả
• Quyền sở hữu công nghiệp
Trả phí bản quyền
• Phí giấy phép là khoàn tiền mà người mua phải trả để được thực
hiện một số hoạt động nằm trong các quyền thuộc quyền sở hữu
công nghiệp.
 Phí bản quyền; phí giấy phép là các khoản điều chỉnh cộng
vào trị giá HQ
Điều kiện điều chỉnh cộng phí bản quyền

1. Chưa được tính trong giá thực tế đã thanh toán hàng hoá
nhập khẩu

2. Người mua phải trả phí liên quan đến hàng hoá nhập khẩu

3. Phí bản quyền; phí giấy phép phải thực hiện trên hợp đồng
Ví dụ: Công ty SE, TPHCM
• Nhập 1 lô hàng từ Singapore là linh kiện dùng cho dây chuyền sản
xuất linh kiện và máy in
• Trong đó có mặt hàng: “Bản quyền kết nối phần mềm lập trình
và máy cắm linh kiện” – SP này là 1 đoạn mã Code kèm theo lô
hàng, chứa Pass để đăng nhập hệ thống và sử dụng; giá trị: 11.139
USD.
Hỏi: Khoản này cty phải khai báo như thế nào? Có đưa vào điều
chỉnh cộng không?
 Đối chiếu thì khoản này phải thoả 3 điều kiện  Phí bản
quyền 11.139 USD được xem là điều khoản cộng
Trị giá hải quan đối với 1 số trường hợp đặc biệt
• Hàng chưa có giá chính thức:
Trị giá hải quan là GIÁ TẠM TÍNH do người khai hải quan khai báo trên
cơ sở chứng từ; tài liệu có liên quan; tại thời điểm tính giá.
 Sau đó, khi có giá chính thức  lô hàng sẽ được khai bổ sung, và trị
giá hải quan được xác định theo 6 PP GATT
• Trị giá hàng hoá đã quan sử dụng/ chuyển loại hình; chuyển mục
đích.
Căn cứ trị giá khai báo tại thời điểm nhập khẩu sau đó khấu trừ qua các
năm: đối với hàng hoá là xe ô tô, mô tô.
Căn cứ trị giá tại thời điểm chuyển đổi mục đích sử dụng được xác định
theo 6 PP GATT
• Hàng hoá gia công/ sửa chữa ở nước ngoài
Trị giá hải quan = Trị giá NVL sử dụng gia công + Tiền thuê gia công

• Hàng hoá đưa ra nước ngoài để sửa chữa:


Trị giá hải quan = Chi phí thực trả để sửa chữa hàng hoá đó.

• Hàng hoá nhập khẩu là hàng đi thuê


Trị giá hải quan = Chi phí thực trả để thuê hàng hoá đó

• Hàng hoá XNK không có hợp đồng mua bán: Hàng mẫu hoặc hàng
quà biếu, tặng
Trị giá hải quan = Trị giá DN tự khai báo  Hải quan thấy ko phù hợp 
Xác định lại theo 6 PP GATT
Công ty TNHH Làm hộ 1 nhà thầu thủ tục Dự án hoàn thành
xây dựng số 1 hợp đồng tạm nhập – tái xuất Nhà thầu quyết định
1 số máy móc; thiết bị để thi tặng lại cho CTy xây
công dựng số 1

Thông báo cho chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm
nhập – tái xuất
Doanh nghiệp có thể khai là hàng quà biếu
Căn cứ vào 2 cách:

1.Doanh nghiệp tự khai báo


2.Căn cứ vào giá trị sử dụng còn lại
Hàng mẫu
Công ty cổ phần Nhập 1 lô hàng mẫu về VN nhằm để
thương mại Việt kiểm tra chất lượng trước khi nhập
đại trà
Cường

• Nếu trị giá hàng mẫu < 5 triệu VND: Do Doanh nghiệp tự khai báo

• Nếu trị giá hàng mẫu > 5 triệu: phân loại:


- Máy móc, xe ô tô, xe máy: trị giá tính thuế theo 6 PP GATT
- Hàng hoá khác: trị giá khai báo
Tham vấn trị giá hải quan
• Khi mức giá của Doanh nghiệp đưa ra để xác định trị giá hải quan nhỏ hơn
mức mà Hải Quan có thông tin  Diễn ra quá trình tham vấn trị giá  gọi
tắt là tham vấn giá
• Tham vấn là quá trình đối thoại giữa hải quan và DN, trong đó 2 bên sẽ
đưa ra những thông tin; tài liệu làm bằng chứng để chứng minh mức giá
của mình là phù hợp.
• Kết thúc buổi tham vấn  hải quan sẽ ra quyết định:
• CHẤP NHẬN TRỊ GIÁ KHAI BÁO
• BÁC BỎ TRỊ GIÁ KHAI BÁO
Quá trình tham vấn – Doanh nghiệp
Chấp nhận/
Nhận giấy mời Lập biên bản
Bác bỏ
tham vấn tham vấn
TGHQ

Đại diện doanh


Kết thúc tham
nghiệp làm Ra quyết định
vấn
việc với HQ

DN chứng Cơ quan hải


minh giá khai quan đối chiếu
báo với dữ liệu HQ
Quá trình tham vấn – Hải quan

Chưa đủ cơ
sở để bác Chấp nhận Thông quan
bỏ trị giá TGKB hàng hoá
khai báo
Đối chiếu
dữ liệu Kết quả
Cơ quan tham vấn DN khai bổ Thông quan
hải quan sung Hàng hoá
Yêu cầu
Bác bỏ trị
khai bổ
giá khai báo
sung Ra quyết
Không khai Thông quan
định ấn định
bổ sung hàng hoá
thuế
Công tác nghiên cứu hồ sơ của hải quan
12 vấn đề:
1. Hàng hoá nhập khẩu của doanh nghiệp
2. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
3. Đối tác của doanh nghiệp
4. Quá trình đàm phán và kí kết hợp đồng ngoại thương
5. Các yếu tố liên quan đến nghi vấn giá
6. Vấn đề về thanh toán
7. Chi tiết hàng hoá
8. Chính sách bán hàng sau nhập khẩu của DN
9. Điều kiện áo dụng trị giá giao dịch
10. Mâu thuẫn giữa các chứng từ
11. Mâu thuẫn giữa trị giá hải quan và chứng từ
12. Giải trình của doanh nghiệp
Bài Tập Trị Giá Tính Thuế Hải Quan
Bài 1: Công ty FUJI tại Nhật Bản kí hợp đồng bán thiết bị y tế cho công
ty dược phẩm Hà Tây tại Việt Nam với đơn giá là 8,56USD/chiếc.
Công ty FUJI kí thỏa thuận với nhà sản xuất SUKO tại Nhật để sản
xuất mặt hàng này. Nhà sản xuất SUKO đại diện cho công ty FUJI vận
chuyển hàng cho công ty dược phẩm Hà Tây. Giá bán của SUKO cho
FUJI là 8 USD/chiếc.
Có hoạt động bán hàng để xuất khẩu diễn ra hay không? Xác định trị
giá Hải quan cho mặt hàng nhập khẩu này.
Đáp án: Có hoạt động bán hàng để xuất khẩu diễn ra; Trị giá giao dịch:
8,56$
Bài 2: Lô hàng khung tranh được mua theo số lượng và bảng đơn
giá XK như sau:
• Loại A: 50 chiếc – 5 USD CIF
• Loại B: 75 chiếc – 4 USD CIF
• Loại C: 300 chiếc – 7 USD CIF
• Loại D: 95 chiếc – 8 USD CIF
• Loại E: 1000 chiếc – 6 USD CIF
Chúng được một nhà phân phối ở nước bạn nhập với giá giảm 25%
cho cấp độ thương mại, 2% do thanh toán bằng tiền mặt kỳ hạn 10
ngày
Giảm giá theo cấp độ thương mại Giảm giá theo số lượng

Bán buôn 20% 1-50

Phân phối 25% 51-100 10%

Bán lẻ 15% 101-500 20%

501-1000 25%

Trên 1000 30%

Xác định trị giá Hải quan từng loại khung? Đáp án: Trị Giá Hải Quan của
Loại A= 50.5.(1-25%-2%)=182,5
Loại B= 70.4.(1-25%-2%-10%)=176,4
Loại C= 300.7.(1-25%-2%-20%)=1113
Loại D= 95.8.(1-25%-2%-10%)=478,8
Loại E= 1000.6.(1-25%-2%-25%)=2880
Bài 3: Công ty thương mại thực phẩm Việt Nam nhập khẩu 8000 tấn
gạo với giá 100 USD/ tấn từ 1 công ty Thái Lan thông qua 1 công ty
môi giới. Tiền môi giới phải trả là 0,5% giá hóa đơn. Ngoài ra, công ty
môi giới còn cho công ty thực phẩm Việt Nam vay 800.000 USD để
thanh toán lô hàng và đòi thanh toán riêng 6% lãi cho số tiền vay trên.
Đồng thời, công ty môi giới đòi người xuất khẩu Thái Lan thanh toán
0,4% giá hóa đơn. Công ty Thái Lan thanh toán số tiền này mà không
ghi vào hóa đơn. Tính trị giá HQ của lô hàng nói trên.

Đáp án: 8000.100.(1+0,5%)= 804000 USD


Bài 4: Lô hàng nhập khẩu X đang được xác định trị giá tính thuế, mua
bán ở cấp độ bán lẻ với 300 sản phẩm, được hưởng chiết khấu về mặt
số lượng, đơn giá 50 USD/sản phẩm những không thỏa mãn điều kiện
áp dụng phương pháp trị giá giao dịch
• Lô hàng Y giống hệt mua bán ở cấp độ bán lẻ với 700 sản phẩm. Lô
hàng này được hưởng chiết khấu về mặt số lượng, đơn giá sau khi
chiết khấu là 49 USD/sản phẩm.
• Chế độ chiết khấu của người bán cho người mua như sau:
1-200 sản phẩm bằng giá niêm yết
201-500 sản phẩm 90% giá niêm yết
501-1000 sản phẩm 70% giá niêm yết
> 1000 sản phẩm 60% giá niêm yết

Tính trị giá Hải quan của lô hàng X?


Đáp án:
Giá niêm yết = 49:70%=70$; Trị Giá Hải Quan = 70.90%=63$

You might also like