You are on page 1of 28

Chương 1:

Những vấn đề cơ bản về hải quan

Th.s Huỳnh Đăng Khoa


1.1 Những vấn đề hải quan thế giới và WCO
Lịch sử phát triển hải quan ở một số quốc gia

INFORLUM Donanes

DOGANA Zooliverwaltung

CUSTOMS Duana

CHEPOSEN 中国海关

Hǎi guān (海关) COSTOMS


Tóm tắt
 Sự hình thành và phát triển của Hải quan trên toàn thế giới là một quá trình phát triển khách
quan

 Hải quan ra đời, phát triển cùng với việc ra đời và phát triển của Nhà nước

 Thu thuế từ hoạt động ngoại thương từ các thương nhân

 Nhà nước cần có một cơ quan để quản lý, kiểm soát hoạt động này nhằm khuyếch trương
thuận lợi, kiểm soát, hạn chế những bất lợi.

 Hải quan là cơ quan thay mặt Chính phủ thực hiện việc kiểm tra, giám sát, các hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu, XNC phương tiện vận tải, hành lý, chống buôn lậu, gian lận thương mại và
thu thuế XNK.

 Ban đầu Hải quan chỉ đảm nhận chức năng thu thuế, nhưng do sự phát triển mạnh mẽ của
kinh tế, Hải quan đã phát triển và mở rộng thêm nhiều chức năng, nhiệm vụ mới.

 Sự phát triển của thương mại toàn cầu đòi hỏi phải thống nhất những quy định về hải quan
1.1.2. Tổ chức hải quan thế giới (WCO)
Tổ chức hải quan Thế giới (WCO)

•Thành lập năm 1952 - Hội đồng hợp tác hải quan (CCC)

•Là một tổ chức độc lập liên chính phủ với sứ mệnh tăng cường hiệu quả và hiệu suất
hành chính hải quan

•WCO có 183 nước thành viên toàn cầu, chiếm tới xấp xỉ 98% thương mại thế giới.
•WCO là tổ chức quốc tế duy nhất có chức năng gắn kết các vấn đề hải quan
toàn cầu và thể hiện tiếng nói chung cộng đồng hải quan quốc tế.
•Hội đồng là đơn vị quản lý của WCO phối kết hợp với Ban thư ký và một loạt các
ban tư vấn và kỹ thuật để thực thi sứ mệnh đề ra

•WCO có cơ chế hoạt động như một diễn đàn đối thoại và chia sẻ kinh nghiệm
giữa đại diện hải quan quốc gia.

•Trên cơ sở đề xuất các nước thành viên, WCO và các đối tác hỗ trợ tăng cường
năng lực để cải cách và hiện đại hoá
Phát biểu tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi
Tầm nhìn:
 Phân chia biên giới, kết nối hoạt động hải quan (Borders divide, Customs connects)
 Dẫn đầu hiện đại hóa và kết nối hoạt động trong một thế giới thay đổi nhanh chóng
(Dynamically leading modernization and connectivity in a rapidly changing world.)
Sứ mạng:
 WCO là một tổ chức quốc tế có chức năng liên quan đến các vấn đề: lãnh đạo, hướng dẫn và
hỗ trợ cho các cơ quan hải quan quốc gia để bảo đảm và tạo điều kiện cho thương mại hợp
pháp, đạt được các mục tiêu về các khoản thu, bảo vệ xã hội và hỗ trợ phát triển năng lực.
Giá trị cốt lõi
 WCO là một tổ chức phát triển dựa trên tri thức, kinh nghiệm và hướng đến hành động.
 WCO tin tưởng các thủ tục quản trị minh bạch, trung thực và có thể kiểm toán được.
 WCO hỗ trợ các nước thành viên, các đối tác liên quan về thương mại và xã hội.
 WCO tận dụng về công nghệ và đổi mới.
 WCO tin vào sự tập trung, đa dạng, đối xử công bằng và cơ hội cho tất cả các thành viên.
Mục tiêu chiến lược của WCO

 Mục tiêu 1: Thúc đẩy an ninh và tạo thuận lợi cho thương mại quốc
tế, bao gồm đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan.
 Mục tiêu 2: Thúc đẩy nguồn thu hải quan công bằng, hiệu suất và
hiệu quả.
 Mục tiêu 3: Bảo vệ sự an toàn xã hội và sức khỏe cộng đồng
 Mục tiêu 4: Tăng cường xây dựng năng lực
 Mục tiêu 5: Thúc đẩy trao đổi thông tin giữa tất cả các bên liên
quan
 Mục tiêu 6: Nâng cao năng lực và hình ảnh của Hải quan
 Mục tiêu 7: Nghiên cứu và phân tích
Các trụ cột chính của Chiến lược Hải quan
trong thế kỷ 21

 1- Phát triển mạng lưới hải quan toàn cầu


 2- Quản lý biên giới hiệu quả (CBM)
 3- Quản lý rủi ro dựa trên thông tin tình báo
 4- Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp
 5- Triển khai các phương pháp làm việc hiện đại
 6- Phát triển, ứng dụng công nghệ và giao diện tương tác
 7- Áp dụng luật, quy định
 8- Quy tắc nghề nghiệp, dịch vụ hải quan dựa trên tri thức
 9- Tăng cường năng lực
 10- Liêm chính hải quan
Thông điệp ngày Hải quan quốc tế năm 2021

WCO đang đề cử năm 2021 là năm dành để vinh


danh sự đóng góp của Hải quan hướng tới một tương
lai bền vững, với các nhu cầu xã hội, kinh tế, sức
khỏe và môi trường là trọng tâm của các hành động
của hải quan, bằng khẩu hiệu “Hải quan thúc đẩy
phục hồi, đổi mới và kiên định mục tiêu nhằm đảm
bảo chuỗi cung ứng bền vững”.
NHỮNG ƯU TIÊN CHIẾN LƯỢC 2019-2022

Quản lý biên giới phối hợp Chiến lược nâng cao năng lực

Công ước Kyoto sửa đổi (RKC) ngành hải quan

Thương mại điện tử Đo lường hiệu suất

An toàn và bảo mật Liêm chính

Hệ thống hài hòa (HS code) Phân tích dữ liệu và hải quan
kỹ thuật số
Công ước về Hệ thống Hài hòa về mô tả và
mã hóa hàng hóa (Công ước HS)

 Danh mục HS đã trở thành xương sống của WCO, với tầm ảnh hưởng rộng lớn đối
với hơn 98% giao dịch hàng hóa trên thế giới và được công nhận, áp dụng bởi tất
cả các thành viên của WCO.
Nội dung cơ bản của Công ước HS
Công ước HS bao gồm: Phần mở đầu, các phụ lục kèm theo và hệ thống
điều hòa (hệ thống HS)
Phần mở đầu:
 Phần mở đầu của Công ước gồm có 5 phần nhỏ tập trung giới thiệu
quá rình hình thành, biên soạn các định nghĩa cơ bản về hệ thống điều
hòa trong mô tả và mã hàng hóa, giải thích chi tiết về nội dung của
Công ước HS.
Các phụ lục kèm theo:
 Các phụ lục là một phần cấu thành của Công ước. Cho đến nay có 16
phụ lục kèm theo, đó là: Phụ lục A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K, L, M, N,
O, P, Q, R.
Hệ thống điều hòa (Hệ thống HS):
 Khái niệm:
Hệ thống điều hòa trong mô tả và mã hóa hàng hóa, sau đây được xem là
hệ thống điều hòa: là một danh mục bao gồm các nhóm, phân nhóm và
các số liên quan của chúng, các chú giải của phần, chú giải chương, chú
giải nhóm, phân nhóm, và các quy tắc chung diễn giải hệ thống điều hòa.
 Cấu trúc của Danh mục:
Danh mục hàng hóa được cấu trúc gồm 21 phần và được chia thành 97
chương, bao gồm 1241 nhóm hàng hóa và được phân xếp thành 5018
phân nhóm hàng hóa ở cấp độ 6 chữ số. Trong đó 5018 phân nhóm hàng
có 311 nhóm hàng không được phân tách thành những phân nhóm cụ thể.
 Trong mỗi chương chia ra các nhóm hàng (cấp độ 4 chữ số), trong mỗi
nhóm hàng có thể phân chia thành các phân nhóm hàng (cấp độ 6 chữ
số), và trong mỗi phân nhóm hàng có thể chia thành các mặt hàng (cấp
độ 8 chữ số).
1.2. Hải quan Việt Nam

Các giai đoạn hình thành và phát


triển của hải quan Việt Nam

GIAI ĐOẠN 1945-1954

GIAI ĐOẠN 1954-1975

GIAI ĐOẠN 1975-1986

“CHUYÊN NGHIỆP, MINH BẠCH, HIỆU QUẢ” GIAI ĐOẠN 1986 đến nay
Cơ cấu tổ chức hải quan Việt Nam

Nguyên tắc tổ chức và hoạt


động của hải quan Việt Nam

“Tập trung - thống nhất”


Chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của
hải quan Việt Nam
Chức năng:

 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hải quan Việt Nam

 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan

 Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật hải quan

 Quy định về tổ chức và hoạt động của Hải quan

 Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức hải quan

 Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lý hải quan hiện đại

 Thống kê nhà nước về hải quan

 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan

 Hợp tác quốc tế về hải quan.


Nhiệm vụ:

 Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải

 Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới

 Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu

 Thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

 Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và
chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Phạm vi hoạt động:

 Lãnh thổ hoạt động

 Khu vực trong lãnh thổ Việt Nam

 Khu vực thuộc đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.

 Địa bàn hoạt động

 Các khu vực cửa khẩu quốc tế.

 Các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo
thuế, khu vực ưu đãi hải quan, bưu điện quốc tế.

 Các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ và trên vùng biển thực
hiện chủ quyền của Việt nam.

 Trụ sở doanh nghiệp


1.3. Xu hướng hải quan hiện đại trong
bối cảnh toàn cầu hóa
Các chiến lược của tổ chức hải quan Thế giới (WCO) trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay:

 Mục tiêu chiến lược 1 - Thúc đẩy an ninh và tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, bao gồm đơn

giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan: Gói cạnh tranh kinh tế.

 Mục tiêu chiến lược 2 - Thúc đẩy thu ngân sách công bằng, hiệu qủa và hiệu suất: Gói thu ngân

sách.

 Mục tiêu chiến lược 3 - Bảo vệ xã hội, sức khỏe và an toàn công cộng, và góp phần chống tội

phạm và khủng bố: Gói tuân thủ và thực thi

 Mục tiêu chiến lược 4 - Tăng cường xây dựng năng lực: Gói phát triển tổ chức
1.3. Xu hướng hải quan hiện đại trong
bối cảnh toàn cầu hóa

Các chiến lược của tổ chức hải quan Thế giới (WCO) trong bối cảnh

toàn cầu hóa hiện nay:

 Mục tiêu chiến lược 5 - Thúc đẩy công tác hải quan với sự hỗ trợ của

công nghệ và kỹ thuật số, đặc biệt trong công tác phối hợp Quản lý

biên giới và trao đổi thông tin giữa tất cả các bên liên quan

 Mục tiêu chiến lược 6 - Nâng cao hiệu suất và năng lực của Hải quan

 Mục tiêu chiến lược 7 - Tiến hành nghiên cứu và phân tích
Mục tiêu chiến lược 1 - Thúc đẩy an ninh và tạo thuận lợi cho thương mại
quốc tế, bao gồm đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan:
Gói cạnh tranh kinh tế.

Các hành động chiến lược:

 Phát triển, quản lý và thúc đẩy các công ước, hướng dẫn, tiêu chuẩn và công cụ về
an ninh và thuận lợi hóa thương mại

 Hỗ trợ triển khai hiệu quả các điều khoản FTA của WTO thông qua việc sử dụng các
kỹ thuật, công cụ và hỗ trợ của WCO

 Thúc đẩy hợp tác với các cơ quan biên giới khác để tăng cường hiệu suất và hiệu quả
biên giới.

 Thúc đẩy quan hệ đối tác với khu vực tư nhân


Mục tiêu chiến lược 2 - Thúc đẩy thu ngân sách công
bằng, hiệu qủa và hiệu suất: Gói thu ngân sách.

Các hành động chiến lược:

Phát triển, quản lý và thúc đẩy các tiêu chuẩn, hướng dẫn
và công cụ về thu ngân sách

Quản lý và thúc đẩy việc giải thích và áp dụng thống nhất


các Công ước và Thỏa thuận liên quan đến hoạt động thu
ngân sách
Mục tiêu chiến lược 3 - Bảo vệ xã hội, sức khỏe và an toàn công
cộng, và góp phần chống tội phạm và khủng bố:
Gói tuân thủ và thực thi

Hoạt động chiến lược:

 Phát triển, quản lý và thúc đẩy các tiêu chuẩn, hướng dẫn và công cụ để
chống buôn bán bất hợp pháp, góp phần chống tội phạm và khủng bố

 Quản lý năng lực trao đổi thông tin thực thi Hải quan và thông tin tình
báo

 Phối hợp và thực hiện các sáng kiến thực thi pháp luật hải quan và các
hoạt động vận hành.
Mục tiêu chiến lược 4 - Tăng cường xây dựng
năng lực: Gói phát triển tổ chức

Các hành động chiến lược:

 Xây dựng, triển khai, quản lý và thúc đẩy các hướng dẫn và công cụ về Năng lực
Hải quan

 Quản lý và thúc đẩy các bên liên quan

 Phát triển, thực hiện, quản lý và thúc đẩy các hướng dẫn và công cụ về Phát
triển nguồn nhân lực

 Phát triển, quản lý và thúc đẩy các công cụ liêm chính và các dự án liên quan
đến liêm chính
Mục tiêu chiến lược 5 - Thúc đẩy công tác hải quan với sự hỗ trợ của công
nghệ và kỹ thuật số, đặc biệt trong công tác phối hợp Quản lý biên giới và
trao đổi thông tin giữa tất cả các bên liên quan

Các hành động chiến lược:

 Hải quan điện tử: Cung cấp một khuôn khổ để củng cố việc phát triển, thúc
đẩy và triển khai các tiêu chuẩn, kỹ thuật, công cụ, hướng dẫn và hệ thống
liên quan đến Công nghệ thông tin WCO

 Thực hiện mạng lưới hải quan kết nối toàn cầu (GNC)

 Sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ phối hợp quản lý biên giới.

 Phát triển, quảng bá và quản lý các kỹ thuật và công cụ của WCO nhằm cung
cấp cơ sở pháp lý cho các cải cách công nghệ
Mục tiêu chiến lược 6 - Nâng cao hiệu
suất và năng lực của Hải quan

Các hành động chiến lược:

 Triển khai xây dựng năng lực theo nhu cầu của thành viên

 Phát huy vai trò của Hải quan và nâng cao hiệu quả hoạt động

 Tăng cường liên lạc, trao đổi qua lại với các bên liên quan mang tính
chiến lược

 Thúc đẩy các hoạt động và công cụ của WCO, tăng cường quan hệ đối
tác với các tổ chức quốc tế và các bên liên quan mang tính chiến lược

 Quản trị danh tiếng của Ban thư ký WCO


Mục tiêu chiến lược 7 - Tiến hành nghiên
cứu và phân tích

Các hành động chiến lược:

Thực hiện và phổ biến các nghiên cứu về chủ đề hải


quan và thương mại quốc tế

Tăng cường quan hệ đối tác nghiên cứu giữa WCO với
các học giả và những người có kinh nghiệm thực tiễn
Thanks
Any Questions?

You might also like