You are on page 1of 50

KIỂM TRA

GIÁM SÁT
HẢI QUAN

Th.S Huỳnh Đăng Khoa


Các khái niệm chung
• Kiểm tra hải quan: kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ liên quan và kiểm
tra thực tế hàng hóa , phương tiện vận tải
• Giám sát hải quan: biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng  đảm
bảo sự nguyên trạng của hàng hóa, phương tiện vận tải.
• Kiểm soát hải quan: các biện pháp tuần tra, điều tra hoặc biện pháp nghiệp
vụ khác do cơ quan hải quan áp dụng để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển
trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải
quan.
• Thông quan: là việc cơ quan hải quan quyết định hàng hóa được xuất khẩu,
nhập khẩu, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh
Các nguyên tắc kiểm tra giám sát hải quan
1. Nguyên tắc tiến hành thủ tục, giám sát hải quan
• Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải
xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh  phải được làm  thủ tục
hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, vận chuyển đúng
tuyến đường, qua cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
• Kiểm tra hải quan được thực hiện trên cơ sở: phân tích thông
tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức
độ rủi ro
• Hàng hóa, phương tiện vận tải được thông quan sau khi đã
làm thủ tục hải quan.
2. Nguyên tắc kiểm tra hải quan:
- Kiểm tra hải quan được thực hiện trong quá trình làm thủ tục
hải quan và sau thông quan;

- Kiểm tra hải quan được giới hạn ở mức độ phù hợp kết quả
phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ
hàng, mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan;

- Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi tiếp nhận hồ sơ hải quan
quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan.
Kiểm tra khi chấp nhận tờ khai hải quan
• Doanh nghiệp có bị nợ thuế trên 90 ngày
• Doanh nghiệp có bị xử lý về hành vi buôn lậu không?
• Doanh nghiệp có bị xử phạt hành chính quá 2 lần/ năm không?

Kiểm tra:
Không vi Tiếp nhận tờ
- Tính đầy đủ Cấp số tờ khai
phạm khai
- Tính phù hợp
Nội dung kiểm tra giám sát hải quan
1. Kiểm tra Hồ sơ hải quan.
2. Kiểm tra tư cách pháp lý của chủ đối tượng theo các quy định của luật
pháp.
3. Kiểm tra tính hợp pháp của lô hàng, phương tiện xuất nhập khẩu.
4. Kiểm tra tính đồng bộ và hợp lệ của các giấy tờ chứng từ kèm theo tờ khai
hải quan.
5. Kiểm tra thực tế hàng hoá
- Do nhân viên hải quan thực hiện, sự có mặt của người khai hải quan hay người
đại diện hợp pháp của chủ hàng
5.1. Hình thức kiểm tra:

a- Căn cứ để xác định hình thức kiểm tra

- Kết quả phân tích thông tin, đánh giá mức độ rủi ro trong quá trình
quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

- Thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan

- Lựa chọn ngẫu nhiên để đánh giá mức độ tuân thủ của đối tượng
quản lý hải quan
b- Các hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá
- Miễn kiểm tra thực tế hàng hoá đối với:
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan;
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu sau đây của các chủ hàng khác:
 Hàng hoá xuất khẩu (trừ hàng hoá xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu hoặc có
điều kiện theo quy định về quản lý xuất khẩu hàng hoá);
 Máy móc thiết bị tạo tài sản cố định thuộc diện miễn thuế của dự án đầu tư nước ngoài và đầu
tư trong nước;
 Hàng hoá từ nước ngoài đưa vào khu thương mại tự do, cảng trung chuyển, kho ngoại quan;
hàng hoá quá cảnh; hàng hoá cứu trợ khẩn cấp theo quy định; hàng hoá chuyên dùng phục vụ
trực tiếp cho an ninh quốc phòng; hàng hoá viện trợ nhân đạo; hàng hoá tạm nhập - tái xuất có
thời hạn quy định.
 Hàng hoá thuộc các trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
 Hàng hoá khác không thuộc các trường hợp trên được miễn kiểm tra thực tế khi kết quả
phân tích thông tin cho thấy không có khả năng vi phạm pháp luật hải quan (trừ hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu của chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật hải quan).
• Kiểm tra thực tế tới toàn bộ lô hàng đối với:
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật
hải quan;

Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra thực tế, nhưng cơ
quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan;

Hàng hoá xác định có khả năng vi phạm pháp luật hải quan qua kết quả phân
tích thông tin của cơ quan hải quan.

- Kiểm tra xác suất để đánh giá việc chấp hành pháp luật hải quan của
chủ hàng tối đa không quá 5% tổng số tờ khai hải quan.
Nội dung kiểm tra chứng từ:
• Kiểm tra tên hàng, mã số hàng hoá theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài
chính hướng dẫn phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
• Kiểm tra về lượng hàng hoá;
• Kiểm tra về chất lượng hàng hoá: giấy chứng nhận
• Kiểm tra xuất xứ hàng hoá
• Kiểm tra mức thuế suất (áp thuế phù hợp không) – thực hiện chính sách
thuế
• Kiểm tra trị giá hải quan
• Kiểm tra giấy phép nhập khẩu
Các công việc kiểm tra cụ thể
a. Kiểm tra tên và mã hàng hoá

- Đối chiếu tên hàng, mã số hàng hóa ghi rõ trên Tờ khai hải quan và
các chứng từ khác có liên quan với hàng hóa thực tế kiểm tra

- Đối với hàng hóa không thể mô tả được tên hàng, đặc tính trực tiếp
bằng mắt thường: hàng sẽ được lấy mẫu hoặc lấy tài liệu kỹ thuật
gửi cho trung tâm phân tích.
b. Kiểm tra lượng hàng hoá
Phương pháp thủ công hoặc thiết bị của cơ quan hải quan không xác
định được lượng hàng (như hàng lỏng, hàng rời, lô hàng có lượng
hàng lớn...)
Cơ quan hải quan căn cứ vào kết quả giám định của thương nhân kinh
doanh dịch vụ giám định (Bên thứ 3)
c. Kiểm tra phẩm chất
• Hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá phải kiểm tra chất lượng:
+ Đối với hàng hoá nhập khẩu: cơ quan hải quan căn cứ:
• Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hoặc
• Giấy thông báo miễn kiểm tra lô hàng hoặc
• Giấy thông báo kết luận lô hàng đạt chất lượng hàng nhập khẩu của cơ quan
kiểm tra
+ Đối với hàng hoá xuất khẩu: cơ quan hải quan căn cứ:
• Giấy thông báo kết luận lô hàng đạt chất lượng hàng xuất khẩu của cơ quan
kiểm tra
• Hàng hoá không thuộc Danh mục hàng hoá phải kiểm tra chất lượng:
• Trường hợp bằng phương tiện và thiết bị của mình, cơ quan hải quan không xác định được chất
lượng hàng hoá  cùng với chủ hàng lấy mẫu hoặc yêu cầu chủ hàng cung cấp tài liệu kỹ thuật 
thống nhất lựa chọn thương nhân giám định.
• Trường hợp người khai hải quan và cơ quan hải quan không thống nhất được trong việc lựa chọn
thương nhân giám định  cơ quan hải quan lựa chọn tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra phục vụ
quản lý nhà nước hoặc thương nhân giám định
d. Kiểm tra xuất xứ hàng hoá
- Nếu xuất xứ thực tế của hàng hoá nhập khẩu khác với xuất xứ khai báo của người khai
hải quan, nhưng vẫn thuộc nước, vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc với Việt
Nam thì vẫn áp dụng thuế suất ưu đãi theo quy định
- Nếu nghi ngờ về xuất xứ hàng hoá  Hải quan  yêu cầu người khai hải quan cung cấp
thêm các chứng từ để chứng minh hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước xuất
khẩu xác nhận  chờ kết quả kiểm tra, hàng hoá không được hưởng ưu đãi thuế quan
nhưng vẫn được thông quan theo thủ tục hải quan thông thường
- Trường hợp người khai hải quan nộp C/O cấp cho cả lô hàng  chỉ nhập khẩu một phần
của lô hàng  hải quan chấp nhận C/O đó đối với phần hàng hoá thực nhập
e. Kiểm tra trị giá hải quan và phần tự tính thuế
- Kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hoá không thuộc đối tượng
chịu thuế
- Kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hoá thuộc đối tượng miễn
thuế, xét miễn thuế, giảm thuế.
- Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp, việc
tính toán số tiền thuế phải nộp trong trường hợp hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế.
f. Kiểm tra giấy phép nhập khẩu
- Hàng nhập đúng tên hàng, số lượng trên giấy phép
Kiểm tra thực tế hàng hoá
• Ưu tiên kiểm tra qua máy soi containers
• Viên chức hải quan sẽ trực tiếp kiểm tra
• Lấy mẫu xác suất 5%: kiểm tra 1 phần
• Kiểm tra toàn phần
Các chế độ kiểm tra đặc biệt
1. Kiểm tra hàng hoá tại kho ngoại quan
• Hàng hóa của tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài gửi kho ngoại
quan
• Thời hạn gửi hàng hóa tại kho ngoại quan không quá 12 tháng, kể từ ngày
hàng hóa được gửi vào kho ngoại quan
2. Kiểm tra hàng hoá tại kho bảo thuế
• Chỉ những hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu sản xuất của chủ kho bảo thuế
mới được đưa vào kho bảo thuế.
3. Kiểm tra hàng hoá tại KCX
Việc kiểm tra hàng hóa được thực hiện khi có hàng hóa ra vào khu chế xuất
thông qua thực hiện các thủ tục hải quan cho lô hàng, thủ tục thanh khoản
nguyên vật liệu vật tư của doanh nghiệp chế xuất, thanh lý máy móc thiết bị,
phương tiện vận chuyển tạo tài sản cố định
4. Kiểm tra hàng hoá tại Khu mậu dịch tự do

• Hàng hoá đưa vào, đưa ra khu thương mại tự do chịu sự kiểm tra, giám sát
hải quan như sau:

• Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào khu thương mại tự do, hàng hóa đưa từ
khu thương mại tự do ra nước ngoài phải khai hải quan
• Hàng hoá từ khu thương mại tự do đưa vào nội địa phải làm thủ tục như đối với
hàng hoá nhập khẩu.
• Hàng hoá từ nội địa đưa vào khu thương mại tự do theo hợp đồng thương mại
phải làm thủ tục như đối với hàng hoá xuất khẩu.
• Hàng hoá chuyển từ khu thương mại tự do này sang khu thương mại tự do khác
thực hiện thủ tục hải quan như hàng chuyển cửa khẩu
Giám sát hải quan
Biện pháp nghiệp vụ của hải quan để đảm bảo sự nguyên vẹn hàng hoá XNK
và phương tiện vận tải XNC

Nguyên vẹn: Hàng hoá nước ngoài  VN  hoàn thành xong thủ tục hải
quan thì không có 1 yếu tố thứ 3 can thiệp vào.

Biện pháp:
• Giám sát bằng niêm phong HQ: giấy, kẹp chì
• Giám sát trực tiếp bằng công chức hải quan
• Giám sát bằng phương tiện kỹ thuật
Thời gian và địa điểm kiểm tra, giám sát hải quan.
1. Thời gian

- Hàng hóa, phương tiện xuất khẩu: tính từ khi kiểm tra đến khi thực
xuất ra khỏi lãnh thổ hải quan.

- Hàng hóa, phương tiện nhập khẩu: tính từ khi vào lãnh thổ hải quan
cho đến khi làm xong thủ tục hải quan.

- Hàng hóa, phương tiện quá cảnh: tính từ khi đến địa bàn hoạt động
hải quan cho tới khi ra khỏi lãnh thổ hải quan.
2. Địa điểm kiểm tra giám sát

a- Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu

- Cửa khẩu và địa điểm ngoài cửa khẩu do hải quan quy định

- Các địa điểm khác: trạm hàng lẻ - CFS, địa điểm tập kết hàng để
hải quan kiểm tra, chân công trình, nhà máy, địa điểm tiếp nhận
hàng viện trợ nhân đạo, địa điểm hội chợ, kho chuyên dụng.

b- Đối với phương tiện vận tải

- Các cửa khẩu mà phương tiện vận tải đi qua.


CƠ CHẾ QUẢN LÝ RỦI RO  Tiếp cận chuẩn mực thế giới

Dựa vào:
• Mức độ tuân thủ pháp luật:
• Tần suất vi phạm pháp luật/ năm
• Tính chất; mức độ vi phạm pháp luật

• Phân loại rủi ro: THẤP; TRUNG BÌNH; CAO


• Chính sách thuế, quản lý Nhà nước
• Bản chất hàng hoá Xuất nhập khẩu
• Xuất xứ hàng hoá
• Tuyến đường, hành lý mà hàng hoá xuất nhập khẩu đi qua
Nghiệp vụ giám sát hải quan tại Việt Nam
Đối tượng giám sát hải quan
• Hàng hóa đã làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu nhưng chưa
thực xuất khẩu;
• Hàng hóa đã làm xong thủ tục hải quan nhập khẩu nhưng chưa
được thông quan;
• Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa làm thủ tục hải quan
được lưu trong kho, bãi thuộc phạm vi địa bàn hoạt động của
cơ quan hải quan;
• Hàng hoá quá cảnh, chuyển cửa khẩu, chuyển cảng
Nội dung giám sát hải quan
1. Giám sát việc xếp dỡ hành lý, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
đang trong phạm vi thi hành thủ tục hải quan:
- Xếp dỡ lên xuống phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
tại cửa khẩu
- Xếp dỡ lên xuống phương tiện vận tại nội địa được phép vận chuyển
hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo thủ tục chuyển tiếp và quy chế địa
điểm kiểm tra hải quan ngoài khu vực cửa khẩu hay các loại hình thủ
tục hải quan tương tự
- Xếp dỡ ra vào container hay phương tiện đóng gói tương tự.
2. Giám sát việc vận chuyển hàng hoá, hành lý xuất nhập khẩu
đang trong phạm vi thi hành thủ tục hải quan:
• Vận chuyển ra vào kho bãi tạm tại cửa khẩu với phương tiện vận
tải xuất cảnh, nhập cảnh.
• Vận chuyển qua lại cửa khẩu đến kiểm tra hải quan ngoài khu vực
cửa khẩu và hải quan nội địa, theo Quy chế thủ tục chuyển tiếp.
• Vận chuyển qua lại giữa các kho, bải trong phạm vi một dơn vị cửa
khẩu hay một địa điểm kiểm tra hải quan ngoài khu vực cửa khẩu
3. Giám sát kho, bãi chứa hàng xuất khẩu, nhập khẩu
• Giám sát hàng hoá ra vào kho bãi tại cửa khẩu
• Giám sát hàng hoá ra vào kho bãi tại dịa điểm kiểm tra hải quan ngoài
khu vực cửa khẩu và địa điểm được phép khác
4. Giám sát phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh lưu đậu và di
chuyển khi không cần thiết phải kiểm tra
• Phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh ra vào cửa khẩu
• Phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh lưu đậu trong phạm vi cửa
khẩu
• Tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh khi chuyển cảng
• Xe lửa liên vận quốc tế và phương tiện vận tải quá cảnh di chuyển trên
đường liên vận và quá cảnh trong phạm vi lãnh thổ quốc gia
• Phương tiện vận tải nội địa được phép vận chuyển hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu đang thi hành thủ tục hải quan và trong phạm vi kiểm
tra giám sát hải quan
Các phương thức giám sát hải quan
1. Giám sát trực tiếp bằng công chức hải quan
Giám sát trực tiếp bằng công chức hải quan là biện pháp dùng người thông qua trình độ
chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, đầu óc phán đoán và chế độ làm việc để theo dõi,
giám sát đối tượng hải quan
Một số yêu cầu khi thực hiện giám sát hải quan bằng công chức hải quan:
(1) Giám sát trực tiếp bằng công chức hải quan được cấp hải quan có thẩm quyền giao
nhiệm vụ giám sát một đối tượng, một mục tiêu cụ thể, với nội dung nhiệm vụ cụ thể.
(2) Phải thực hiện chế độ hai giám sát viên cùng làm nhiệm vụ giám sát trong một ca giám
sát một đối tượng giám sát
(3) Phải thực hiện chế độ giám sát theo ca kíp và chế độ giám sát để ghi nhận tình hình, kết
quả giám sát và bàn giao ca kíp.
2. Giám sát bằng niêm phong hải quan
Niêm phong là việc đóng kín đối tượng bằng các chất liệu thích hợp nếu muốn xâm nhập đổi tượng
phải phá huỷ niêm phong.
Giám sát bằng niêm phong là biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ đảm bảo sự nguyên trạng của đối tượng
niêm phong và nhằm phát hiện sự xâm nhập từ bên ngoài của con người vào đối tượng niệm
phong.
Đối tượng giám sát bằng niêm phong trong hải quan.
Các trường hợp sau đây phải niêm phong hải quan:
(1) Hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu
(2) Hàng hoá nhập khẩu chuyển cảng được dỡ xuống cửa khẩu nhập và xếp lên phương tiện vận
tải khác để vận chuyển đến cảng đích.
(3) Hàng hoá xuất khẩu được kiểm tra tại địa điểm ngoài cửa khẩu vận chuyển ra cửa khẩu xuất
(4) Hàng hoá xuất khẩu do hải quan cửa khẩu xuất kiểm tra thực tế
(5) Hàng hoá xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan được vận chuyển tới cửa khẩu xuất
Các loại niêm phong
1. Niêm phong bằng giấy
Giấy niêm phong là một loại ấn chỉ hải quan do Tổng cục hải
quan phát hành, với những thông số kỹ thuật nhất định để kiểm
tra, phòng ngừa làm giả, tuỳ theo khả năng và yêu cầu riêng của
mỗi nước.
Niêm phòng bằng cách dùng giấy và keo dán
Đây là hình thức niêm phong đang được áp dụng hổ biến tại hải
quan Việt Nam và các nước
Niêm phong bằng xi (Sealing wax)
• Niêm phong bằng xi được thực hiện bằng cách nấu xi thành chất
lỏng, đổ phủ kiến lên mối đai hay dây chằng buộc bao bì, kiện,
thùng, bao, gói, hàng hoá, hành lý, hiện vật cần được niêm phong
và chờ xi vừa đông đặc thì dùng dấu niên phong hải quan in lên trên
đó. Xi khô cứng nhanh (1-2 phút) và trờ thành dấu ấn hải quan trên
hiện vật được niêm phong.
• Niêm phong bằng xi cần phải dùng đến nguyên liệu xi và con dấu
nghiệp vụ niêm phong hải quan cùng dây niêm phong.
• Niêm phong bằng xi có sự bền chắc hơn niêm phong bằng giấy,
nhưng có nhược điểm là phức tạp và tốn thời gian
• Hình thức này không còn phổ biến trong ngành hải quan, mà chỉ còn
phổ biến trong ngành bưu điện và ngoại giao
Niêm phong bằng kẹp chì
Niêm phong bằng kẹp chì là việc hải quan dùng
đến hai loại nguyên liệu là chì để cấu tạo viên chì,
dây kẽm và phương tiện nghiệp vụ là chiếc kìm có
mã hiệu kiểm tra đúc nổi trên mặt của gọng kìm để
tạo thành niêm phong kẹp chì.
Kẹp chì là hình thức phổ biến trong niêm phong hải
quan Việt Nam và thế giới hiện nay (bền, chắc
không chịu ảnh hưởng của môi trường)
Hiện nay trong vận tải thương mại và hải quan
quốc tế còn sử dụng một loại kẹp chì bằng mã
khoá (Seal)
Giám sát hải quan bằng phương tiện kỹ thuật
nghe, nhìn hiện đại, phương tiện soi chiếu
Phúc tập hồ sơ hải quan

Khái niệm: Phúc tập hồ sơ hải quan là nghiệp vụ kiểm tra, đối
chiếu các chứng từ trong hồ sơ hải quan của lô hàng xuất
khẩu, nhập khẩu đã thông quan nhằm xác định việc tuân thủ
pháp luật về hải quan của người khai báo hải quan và cán bộ,
công chức hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan.
Quy trình phúc tập hồ sơ hải quan
Bước 1: Nhận hồ sơ để phúc tập

• Tiếp nhận hồ sơ theo từng loại hình, thứ tự, số lượng tờ khai; Kiểm tra hồ sơ về mặt hình thức (số loại, số
lượng, các giấy tờ của hồ sơ hải quan)

Bước 2: Phân loại hồ sơ

• Căn cứ vào các thông tin có được tại thời điểm phúc tập (nhất là các thông tin nhạy cảm, các chỉ đạo của cấp
trên), khối lượng công việc, để xác định: thời gian phúc tập và mức độ phúc tập với từng loại hồ sơ

Bước 3: Phúc tập hồ sơ

• Kiểm tra, rà soát lại toàn bộ công việc phải làm của người khai hải quan, của công chức hải quan xem đã thực
hiệc trong quá trình thông quan đầy đủ và đúng quy định chưa.

• Tiến hành phúc tập, phúc tập sâu những hồ sơ có độ rủi ro cao.
Bước 4 : Kết thúc phúc tập hồ sơ
• Ghi kết quả phúc tập vào mẫu phiếu - Hồ sơ hoàn hảo thì chuyển lưu trữ
• Hồ sơ còn thiếu: yêu cầu bộ phận làm thủ tục hải quan bổ sung
• Hồ sơ phát hiện có sai sót trong quá trình thông quan: yêu cầu cán bộ làm thủ tục
hải quan khắc phục, chấn chỉnh kịp thời
• Hồ sơ xác định có vi phạm: tổng hợp, báo cáo riêng hàng ngày về phòng Kiểm tra
sau thông quan.
• Cập nhật thông tin về kết quả phúc tập hồ sơ vào hệ thống cơ sở dữ liệu
• Tổng hợp báo cáo định kỳ về Phòng Kiểm tra sau thông quan 15 ngày 1 lần
Bước 5: Lưu trữ hồ sơ
• Sắp xếp, bảo quản, lưu trữ hồ sơ theo từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu của
tháng/ quý/ năm, một cách khoa học và thống nhất theo trật tự tờ khai;
• Hồ sơ lưu trữ phải đảm bảo thuận tiện cho việc tra cứu. Hồ sơ thanh khoản loại
hình nhập sản xuất xuất khẩu, gia công xuất khẩu lưu theo từng doanh nghiệp và
theo từng loại a, b, c, d ở bước 4.
3.2. Kiểm tra sau thông quan
Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan nhằm
thẩm định tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ mà chủ hàng,
người được chủ hàng uỷ quyền, tổ chức, cá nhân trực tiếp xuất khẩu, nhập
khẩu đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan đối với hàng hóa xuất
nhập khẩu đã được thông quan, để ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp
luật về hải quan, gian lận thuế, vi phạm chính sách xuất nhập khẩu đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan

* Chứng từ: chứng từ thương mại hải quan, chứng từ kế toán, ngân hàng của
các lô hàng
Sự cần thiết và vai trò của kiểm tra sau thông quan
• Tồn tại khách quan của những nguyên nhân vi phạm pháp luật
về hải quan.
• Bổ sung cho những khiếm khuyết của quá trình thông quan hải
quan.
Đặc điểm của KTSTQ:
Về đối tượng kiểm tra
• KTSTQ chỉ kiểm tra các đơn vị có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến
kinh doanh XNK đang hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
a) Các chủ thể liên quan trực tiếp đến kinh doanh XNK chính là các chủ hàng XNK
(doanh nghiệp và /hoặc cá nhân).
b) Các chủ thể liên quan gián tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu có thể là:
1. Các đại lý khai thuê/ môi giới hải quan
2. Các doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác
3. Các doanh nghiệp kho vận ngoại thương
4. Các hãng vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu
5. Các hãng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu
6. Các ngân hàng thương mại
7. Cơ quan thuế nội địa
8. Người mua hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa
9. Các cơ quan, tổ chức giám định hàng hóa,...
c) Đối tượng có liên quan trực tiếp đến thương mại quốc tế là đối tượng trực tiếp của
kiểm tra sau thông quan, các đối tượng khác có trách nhiệm hợp tác, giúp đỡ và
cung cấp các thông tin cần thiết
Phạm vi kiểm tra
KTSTQ chỉ kiểm tra xét đoán:
• Chứng từ thương mại Hải quan

• Các ghi chép kế toán ngân hàng (Accounting Banking Records) có


liên quan đến các lô hàng đã xuất hoặc nhập khẩu

Khẳng định chức năng riêng biệt chuyên ngành không thể thay thế
của kiểm tra thông quan

Phân biệt KTSTQ với mọi loại hình kiểm tra, kiểm toán khác
Cụ thể:
Khi phát hiện có dấu hiệu các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan không hợp pháp, hợp lệ theo quy định về hình
thức, nội dung ghi chép, trình tự thời gian
Khi phát hiện có dấu hiệu khai trị giá tính thuế không hợp lý, không đúng chế độ quy định về quản lý giá tính
thuế của nhà nước như: Khai sai giá tính thuế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, giá thực tế phải thanh toán hoặc đã
thanh toán;
Phương thức và thời gian thanh toán thực tế không phù hợp với việc khai trên hồ sơ hải quan và không đúng
với quy định của nhà nước;
Bất hợp lý trong việc khai phương thức vận tải, phương tiện vận tải, quãng đường vận tải, tuyến đường vận
tải, cước phí vận tải;
Bất hợp lý trong việc khai phí bảo hiểm;
+ Thông tin về xuất xứ, giấy chứng nhận xuất xứ (C/O).
+ Có dấu hiệu gian lận trong việc hưởng ưu đãi về chính sách thuế, gian lận thương mại.
+ Lô hàng có dấu hiệu vi phạm chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của nhà nước.
+ Có thông tin về nội dung kết luận của chứng thư giám định, kết quả phân tích, phân loại lô hàng xuất khẩu,
nhập khẩu.
+ Có các dấu hiệu nghi vấn khác.
Nghĩa vụ và quyền của các bên trong kiểm tra sau thông quan
Nghĩa vụ và quyền của người kiểm tra
Nghĩa vụ:
• Xuất trình quyết định kiểm tra và chứng minh thư hải quan;
• Thực hiện đúng trình tự kiểm tra, thủ tục kiểm tra;
• Tuân thủ pháp luật, đảm bảo tính khách quan, chính xác;
• Không đưa ra các yêu cầu trái pháp luật, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm tra, các tổ
chức, cá nhân có liên quan;
• Không cố ý kết luận sai sự thật;
• Báo cáo người ký quyết định kiểm tra sau thông quan và kiến nghị các biện pháp giải quyết kết
quả kiểm tra;
• Chịu trách nhiệm trước pháp luật về biên bản kết luận kiểm tra;
• Chấp hành quy chế bảo mật; quản lý và sử dụng đúng mục đích các
chứng từ, tài liệu được cung cấp
Quyền của người kiểm tra:
• Yêu cầu đơn vị được kiểm tra xuất trình các chứng từ, sổ sách
kế toán, các chứng từ khác liên quan đến hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu đã được thông quan;
• Kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
• Lập biên bản kết luận kiểm tra, biên bản vi phạm đối với trường
hợp có vi phạm pháp luật và kiến nghị biện pháp giải quyết;
• Áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính theo quy định
của pháp luật.
Nghĩa vụ và quyền của đơn vị bị kiểm tra
Nghĩa vụ:
• Cử người có thẩm quyền làm việc với đoàn kiểm tra;
• Tạo điều kiện để người kiểm tra thi hành công vụ;
• Cung cấp đầy đủ các chứng từ, sổ sách kế toán và các chứng
từ khác có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo
yêu cầu của người kiểm tra;
• Đơn vị được kiểm tra phải chấp hành các quy định về kiểm tra
sau thông quan, quyết định kiểm tra, biên bản kết luận kiểm tra;
• Không cản trở hoạt động kiểm tra dưới mọi hình thức.
Quyền:
• Yêu cầu người kiểm tra xuất trình quyết định kiểm tra, chứng minh thư hải quan;
• Từ chối việc kiểm tra nếu quyết định kiểm tra không đúng với quy định của pháp
luật;
• Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người kiểm tra trong quá trình
kiểm tra;
• Được giải trình về biên bản kết luận kiểm tra, kiến nghị về biện pháp giải quyết của
người kiểm tra;
• Nhận biên bản kết luận kiểm tra;
• Yêu cầu cơ quan Hải quan bồi thường thiệt hại do việc xử lý kết quả kiểm tra
không đúng pháp luật gây ra.
Tính chất pháp lý của kiểm tra sau thông quan
• Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương ký quyết định kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu đã được thông quan khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan
• Đối với những trường hợp nội dung kiểm tra phức tạp, liên quan đến nhiều
đối tượng, dấu hiệu vi phạm liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều Cục Hải
quan tỉnh, thành phố thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định
kiểm tra sau thông quan.
• Quyết định 575/QĐ – TCHQ về quy trình kiểm tra sau thông quan sửa đổi,
bổ sung một số điều (hiệu lực 01/04/2019)
• Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan về Quy trình kiểm tra sau thông quan
Thời hạn kiểm tra sau thông quan
• Trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày thông quan, người có thẩm
quyền được quyền ra quyết định kiểm tra sau thông quan.
• Quyết định kiểm tra sau thông quan được thông báo bằng văn
bản cho đơn vị được kiểm tra ít nhất 05 ngày làm việc trước khi
tiến hành kiểm tra.
• Thời hạn kiểm tra trực tiếp tại đơn vị tối đa là 05 ngày làm việc.
• Nếu hết thời hạn kiểm tra mà chưa thực hiện xong có thể được
gia hạn nhưng không quá 05 ngày làm việc và chỉ được gia hạn
một lần.
Quy trình kiểm tra sau thông quan
Bước 1- Chuẩn bị kiểm tra:
• Căn cứ các thông tin thu thập được, lập kế hoạch kiểm tra nêu rõ mục đích, yêu
cầu kiểm tra, nội dung kiểm tra, phạm vi kiểm tra, thời gian thực hiện kiểm tra;
• Dự kiến nhân sự đoàn kiểm tra và trưởng đoàn kiểm tra phù hợp với yêu cầu
công việc;
• Chuẩn bị tài liệu có liên quan cho cuộc kiểm tra và nghiên cứu hồ sơ.
• Tiến hành xác minh một số thông tin, tài liệu có liên quan.
• Cơ quan Hải quan có thể mời đơn vị được kiểm tra đến trụ sở cơ quan hải
quan để giải trình, làm rõ các dấu hiệu vi phạm do cơ quan Hải quan phát hiện
được. Nếu đủ cơ sở kết luận về các dấu hiệu vi phạm này thì không phải tiến
hành kiểm tra sau thông quan tại đơn vị được kiểm tra.
Bước 2 - Ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan và
quy định thời hạn kiểm tra sau thông quan:
• Ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan với các nội
dung:
Căn cứ pháp lý và lý do kiểm tra;
Nội dung, phạm vi kiểm tra;
Thời hạn kiểm tra;
Trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra (gọi tắt là người kiểm
tra);
• Trách nhiệm của người kiểm tra và đơn vị được kiểm tra.
• Quyết định kiểm tra sau thông quan được thông báo bằng văn bản.
• Quyết định gia hạn thời gian kiểm tra sau thông quan.
Bước 3 - Công bố quyết định kiểm tra sau thông quan và tiến hành kiểm tra sau thông quan:

• Công bố quyết định kiểm tra sau thông quan.

• Tiến hành kiểm tra:

Căn cứ vào nội dung, phạm vi kiểm tra và dấu hiệu vi phạm pháp luật ghi trong quyết định kiểm tra sau thông quan tiến hành:

• Kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ, đồng bộ, chính xác, trung thực của hồ sơ hải quan lưu tại đơn vị kiểm tra, đối
chiếu với hồ sơ hải quan lưu tại cơ quan hải quan.

• Kiểm tra chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính có liên quan.

• Kiểm tra thực tế hàng hoá nếu xét thấy cần thiết và còn đang được lưu giữ tại đơn vị bị kiểm tra.

• Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thuế và thu khác; chính sách quản lý hàng hoá XNK và các quy định
khác;

• Kiểm tra các chứng từ khác có liên quan.

• Nếu kiểm tra và phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về hải quan thì lập biên bản. Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo ngay
với người ra quyết định kiểm tra sau thông quan về những những vi phạm pháp luật vượt quá thẩm quyền giải quyết của
mình để có các biện pháp xử lý kịp thời.

• Việc kiểm tra chứng từ, sổ sách, hàng hoá XNK đã được thông quan phải đảm bảo nguyên tắc:
• Chỉ kiểm tra các chứng từ thuộc diện phải được lưu giữ theo quy định của pháp luật.
• Chỉ kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan nếu hàng hoá đó còn đang được lưu giữ tại đơn vị bị kiểm tra.
Bước 4 - Lập biên bản kết luận kiểm tra:
• Kết thúc cuộc kiểm tra, đoàn kiểm tra phải lập biên bản kết luận kiểm tra.
• Biên bản kết luận kiểm tra có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra và người đứng đầu
đơn vị được kiểm tra hoặc người được người đứng đầu đơn vị được kiểm tra uỷ
quyền;
• Trường hợp không nhất trí với nội dung biên bản kết luận kiểm tra thì vẫn phải ký
biên bản kết luận kiểm tra và được quyền ghi rõ ý kiến của mình kèm theo các
chứng từ giải trình, chứng minh, nhưng vẫn phải chấp hành kết luận kiểm tra của đoàn
kiểm tra. Đồng thời, có quyền kiếu nại với người ký quyết định kiểm tra sau thông
quan;
• Trường hợp đơn vị được kiểm tra không chấp hành quyết định, không cung cấp đầy
đủ hồ sơ, tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các chứng từ khác có liên
quan cho đoàn kiểm tra, từ chối không ký biên bản thì trưởng đoàn kiểm tra ghi rõ ý
kiến của họ với sự chứng kiến của người làm chứng, đồng thời báo cáo người ký
quyết định kiểm tra để áp dụng các biện pháp xử lý.
Bước 5 - Tổ chức thực hiện kết luận kiểm tra:
• Trưởng đoàn báo cáo người ký quyết định kiểm tra sau thông quan.
• Căn cứ vào biên bản kết luận kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính, cấp có thẩm
quyền ra quyết định xử lý vi phạm, cụ thể:
• Đối với trường hợp hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan Hải quan.
• Đối với trường hợp hành vi vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan Hải quan.
• Đối với trường hợp phải truy thu thuế và/hoặc các khoản thu khác.
• Đối với trường hợp phải truy hoàn thuế và/hoặc các khoản thu khác.
• Đối với trường hợp có hành vi vi phạm ở mức độ phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

• Cục Hải quan nơi ký quyết định kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm:
• Theo dõi, đôn đốc, áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định.
• Báo cáo kết quả kiểm tra về Tổng cục Hải quan (Cục Kiểm tra sau thông quan) để theo dõi;
• Thông báo cho Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố, Chi cục Hải quan cửa khẩu có liên quan.

You might also like