You are on page 1of 41

Câu 1: Các biện pháp quản lý ngoại thương

- Gồm:
 Các biện pháp hành chính
 các biện pháp kiểm dịch
 Biện pháp phòng vệ thương mại
 Biện pháp kiểm soát khẩn cấp
 Các biện pháp phát triển ngoại thương

1
2
3
Biện pháp hành chính:

 Cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
 Hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu

+ Hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu

+ Hạn ngạch thuế quan

+ Chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu

+ Chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu

 Quản lý theo giấy phép, theo điều kiện xuất khẩu nhập khẩu
 Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
 Chứng nhận lưu hành tự to
 Các biện pháp quản lý hoạt động ngoại thương khác

+ Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu

+ Quá cảnh hàng hóa

+ Đại lý mua bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài

+ Ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu

4
+ Gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài và đặt gia công hàng hóa ở nước
ngoài

 Hoạt động ngoại thương với các nước có chung đường biên giới
 Quản lý hàng hóa đối với khu vực hải quan riêng

Biện pháp kỹ thuật kiểm dịch:

- Biện pháp kỹ thuật


- Biện pháp kiểm dịch: Kiểm dịch tv, đv, kiểm dịch y tế biên giới.
- Biện pháp kiểm tra

*Biện pháp kỹ thuật

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn
theo quy định của pháp luật.
2. Hàng hóa nhập khẩu có khả năng gây mất an toàn phải áp dụng các biện pháp quản lý
theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và các biện pháp quản lý theo quy định của pháp
luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
3. Hàng hóa nhập khẩu là thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm;
chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đã
có quy chuẩn kỹ thuật thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Hàng hóa nhập khẩu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực
phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói thực phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được
công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy
định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi
chất dinh dưỡng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ phải có giấy
chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế theo quy định của pháp luật.
6. Hàng hóa nhập khẩu là phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch
vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ
môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công
vụ khác khi nhập khẩu phải được kiểm soát theo quy định của pháp luậtvề đo lường.
7. Trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tiêu
chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm, đo lường.

*Kiểm dịch thực vật

1. Hàng hóa là vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu, nhập khẩu,
tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển cửa khẩu, gửi vào kho ngoại quan, quá
cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được kiểm dịch theo quy định của pháp luậtvề bảo vệ và
kiểm dịch thực vật.
2. Hàng hóa là giống cây trồng chưa có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản
xuất, kinh doanh tại Việt Nam, sinh vật có ích sử dụng trong bảo vệ thực vật tại Việt
Nam phải được kiểm dịch sau khi nhập khẩu tại khu cách ly kiểm dịch thực vật.
3. Nội dung, trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái
xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển cửa khẩu, gửi vào kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ
Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
5
*Kiểm dịch động vật:

1. Hàng hóa là động vật, sản phẩm động vật thuộc diện kiểm dịch trước khi xuất khẩu,
nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển cửa khẩu, gửi vào kho
ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được kiểm dịch theo quy định của pháp
luật về thú y.
2. Nội dung, trình tự, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trước khi xuất
khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển cửa khẩu, gửi vào
kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luậtvề
thú y.

*Kiểm dịch y tế biên giới:

1. Hàng hóa thuộc diện kiểm dịch y tế biên giới trước khi xuất khẩu, nhập khẩu, quá
cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được kiểm dịch theo quy định của pháp luậtvề phòng,
chống bệnh truyền nhiễm.
2. Nội dung, trình tự, thủ tục kiểm dịch y tế biên giới thực hiện theo quy định của pháp
luậtvề phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Biện pháp kiểm tra:

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là đối tượng phải kiểm tra bao gồm:

1. a) Hàng hóa phải áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch quy định tại các điều61, 62,
63 và 64 của Luật Quản lý ngoại thương
2. b) Hàng hóa có tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn hoặc hàng hóa có khả năng gây
mất an toàn theo thông tin cảnh báo từ các tổ chức quốc tế, khu vực, nước ngoài;
3. c) Hàng hóa mà cơ quan có thẩm quyền phát hiện không phù hợp và phải tăng cường
kiểm tra theo quy định của pháp luật.

Các biện pháp phòng vệ thương mại

Các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm

Biện pháp chống bán phá giá: bán phá giá là một hành vi của doanh nghiệp thuộc quốc gia
này bán sang quốc gia khác với giá quá thấp nhằm giành giật thị trường xuất khẩu.

biện pháp chống trợ cấp và

biện pháp tự vệ

do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt
Nam trong những trường hợp cụ thể.

Biện pháp kiểm soát khẩn cấp

Các trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa bao gồm:
6
1. Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra chiến tranh, tham gia
chiến tranh, xung đột hoặc có nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang trực tiếp hoặc gián
tiếp ảnh hưởng đến an ninh, lợi ích quốc gia của Việt Nam.
2. Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra thiên tai, dịch bệnh,
sự cố môi trường mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thông tin một cách
công khai hoặc chứng minh được là có đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người
tiêu dùng hàng hóa đó.
3. Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra sự cố, thiếu sót, sai
sót kỹ thuật mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thông tin một cách công
khai hoặc chứng minh được là có ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến an toàn, sức
khỏe của người tiêu dùng hàng hóa đó.
4. Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến môi trường, sinh thái, đa dạng sinh học của Việt Nam mà cơ quan có thẩm quyền
của Việt Nam có thông tin một cách công khai hoặc có cơ sở khoa học chứng minh
được sự ảnh hưởng đó.
5. Mất cân đối nghiêm trọng của cán cân thanh toán.
6. Các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác theo quy định của pháp luật.

Các biện pháp phát triển hoạt động ngoại thương

Nhà nước có chính sách phát triển hoạt động ngoại thương thông qua các biện pháp sau đây:

1. a) Hoạt động tín dụng do Chính phủ quy định phù hợp với điều ước quốc tế mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
2. b) Xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy hoạt động ngoại thương bao gồm hỗ trợ xây
dựng, bảo vệ, phát triển, quảng bá thương hiệu sản phẩm trong nước ra thị trường
nước ngoài; thiết lập và cung cấp hệ thống thông tin xúc tiến thương mại; kết nối
giao thương giữa các thương nhân nhằm thúc đẩy xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu quả
để phục vụ sản xuất trong nước hoặc gia công xuất khẩu;
3. c) Các biện pháp khác nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, nhập khẩu.

Câu 2: Các loại thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu: đối tượng nộp thuế, các bước
tính thuế và phương pháp tính thuế.
*Thuế xuất đối với hàng xuất khẩu:

− Đa phần đều bằng 0


− Các mặt hàng như khoáng sản ( than đá, quặng, kim loại…), da sống hoặc những sản
vật quý hiếm cần bảo vệ và hạn chế xuất khẩu thì phải chịu thuế xuất khẩu ( tùy từng
mức lên đến 40%)

*Thuế xuất đối với hàng nhập khẩu:


7
− Thuế XNK
− Thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp/ thuế tự vệ
− TTĐB
− BVMT
− VAT

*Đối tượng tính thuế:

− Hàng hóa XK, NK qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước và khu phi thuế quan, hàng hóa nhập
khẩu từ khu phi thuế quan vào trong nước.
- Hàng hóa XK, NK tại chỗ và hh XK, NK của doanh nghiệp thực hiện quyền xk, nk
quyền phân phối.
- Không áp dụng đối với
 Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển
 Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại
 HH XK từ khu phi thuế quan ra nước ngoài, nk từ nc ngoài vào khu phi thuế
quan và chỉ sử dụng trg khu phi thuế quan, chuyển từ khu ptq này sang khu
ptq khác
 Phần dầu khi được dùng để trả thuế tài nguyên cho nhà nước khi xuất khẩu

*Các bước tính thuế:

B1: Xác định có thuộc đối tượng chịu thuế XK, NK không

B2: Xác định mã HS

B3: Xác định thuế xk, nk: Biểu thuế XNK 2022 ( thuế xuất ưu đãi và thuế xuất ưu đã đặc
biệt, thuế xuất thông thường=150% thuế xuất ưu đãi)

B4: Xác định trị giá tính thuế ( trị giá hải quan ) :

+ trị giá hải quan NKlà chi phí thực tế tính đến của khẩu NK đầu tiên

+Trị giá hải quan XK: chi phí thực tế tính đến cửa khẩu NK cuối cùng

B5: xác định số tiền phải nộp

*Phương pháp tính thuế:

-Tính theo tỷ lệ phần trăm (%): xác định thuế theo % của trị giá tinh thuế hàng hóa XK,NK

- PP tuyệt đối: ấn định mọt số tiền thuế nhaát định cho mỗi đơn vị hàng hóa XK, NK

-PP hỗn hợp: %+ tuyệt đối

*Bài tập tính thuế:

8
Thuế nhập khẩu:

-Thuế chống bán phá giá: áp dụng khi hàng hóa nk vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra
thiệt hại đnág kể cho ngành sản xuất trong nước, hoặc ngăn cả ngành sản xuất trong nước

- Thuế chống trợ cấp: hàng hóa trợ cấp nhập khẩu vào VN gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt
hại cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thnahf của ngành sản xuất trong
nước

9
-Thuế tự vệ: trường hợp nhập khẩu hh quá mức gây ra……

- TTĐB

- BVMT

-VAT

Thuế NK= Thuế theo tỷ lệ % + thuế theo pp tuyệt đối

( trị giá tính thuế x thuế xuất %) ( slg hh x mức thuế tuyệt đối)

Thuế nhập khẩu bổ sung: Thuế tự vệ, chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp= trị giá tính
thuế NK x Thuế suất

Thuế TTĐB = giá trị tính thuế TTDB ( giá tính thuế NK+Thuế nhập khẩu ) x thuế suất tiêu
thụ ĐB

Thuế BVMT= số đơn vị hàng hóa tính thuế x mức thuế suất tuyệt đối trên một đơn vị hàng
hóa

Thuế GTGT của hàng NK= ( giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu ( nếu có) + thuế
tiêu thụ đặc biệt ( nếu có )+ thuế BVMT ( nếu có ) x Thuế suất GTGT.

Câu 3: Hợp đồng thương mại: hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa, hình thức hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế; đọc hiểu các nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế
-Hợp đồng thương mại: là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại.

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ, đầu tư xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi
khác.

Các loại hoạt động thương mại:

- HĐ mua bán hh
- HĐ cc dv
- HĐ dv khuyến mãi
- HĐ dv quảng cáo thương mại
- HĐ dv trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
- HĐ dịch vụ hội trợ, triển lãm thương mại
- HĐ môi giới thương mại
- HĐ đại diện cho thương nhân
- HĐ môi giới thương mại
- HĐ ủy thác mua bán hàng hóa
- HĐ đại lý
- HĐ dv Logistics
10
- HĐ khác: gia công, dv tổ chức đấu hàng hóa…

Hình thức hợp đồng:

- Lời nói, văn bản or hành vi cụ thể


- Tương đương vb: điện báo, fax, telex, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo
khoản 15, điều 3, Luật thương mại
- Thông điệp ngữ là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu dữ bằng phương tiện
điện tử ( khoản 5, điều 3, Luật thương mại )

Nội dung cơ bản của hợp đồng:

- Đối tượng HĐ
- Số lượng, chất lượng
- Gía, phương thức thanh toán
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện HĐ
- quyền và nghĩa vụ các bên
- trách n do vi phạm hợp đồng
- phạm vi HĐ ( 2005) phương thức giải quyết tranh chấp ( 2015)
- khác

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Phải đc lập bằng vb hoặc hình thức tương đương với vb:

 XK, NK
 Tạm nhập tái xuất : là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực
đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy
định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm
thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.

 tạm xuất tái nhập: là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo
quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục
nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.

 chuyển khẩu: là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước,
vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt
Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam…
 Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu
không qua cửa khẩu Việt Nam
 có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu
 Có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển
hàng hoá tại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam
và không làm thủ tục xuất khẩu
11
Câu 4: Incoterms: nội dung các điều kiện Incoterms 2020 (hướng dẫn sử dụng, nghĩa
vụ, chi phí và rủi ro của người mua và người bán). Những thay đổi của Incoterms 2020
so với Incoterms 2010.

VD:

EXM, F + XK + Quốc Gia (XK) + Incorterm 2020

C, D+ NK ( kho bãi, bến cảng , nhà ga, sân bay của nc NK)+ QG (NK) + incoterm 2020

*Nhóm F

Hãy nhớ F là “free” nghĩa là không có trách nhiệm, không có trách nhiệm với việc vận
chuyển từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng. cơ sở chính là trách nhiệm vận chuyển hàng
từ cơ sở của người bán lên tàu:

2.1 FCA – Free Carrier – Giao hàng cho người chuyên chở

12
Nghĩa là người bán sẽ chỉ phải bốc hàng lên phương tiện vận tải của người mua gửi đến
nếu vị trí giao hàng nằm trong cơ sở của người bán, còn nếu nằm ngoài thì người mua sẽ
phải chịu trách nhiệm bốc hàng lên xe. Rủi ro được chuyển từ thời điểm giao cho người
chuyên chở

⇒ Khi nói đến FCA Free Carrier là miễn trách nhiệm vận chuyển.

2.2 FAS – Free alongside – Giao hàng dọc mạn tàu:

Người bán phải thuê phương tiện vận chuyển để đưa hàng xếp dọc mạn tàu. Để nhớ đặc tính
này hãy nhớ từ Free Alongside – Miễn trách nhiệm đến khi đã xếp dọc mạn tàu.

2.3 FOB – Free on Board-Giao hàng lên tàu

người bán phải giao hàng lên tàu nghĩa là chịu trách nhiệm về việc cẩu hàng lên tàu an toàn.
Từ Free on Board nói lên điều đó – Miễn trách nhiệm khi đã giao hàng lên tàu.

FCA-FAS-FOB

Nhóm C

Ở nhóm E, người bán chỉ giao hàng, còn chịu mọi trách nhiệm về chi phí và rủi ro sẽ do
người mua chịu. Đến nhóm F, trách nhiệm của người bán có được tăng lên, đề cập đến trách
nhiệm chuyên chở. Đến nhóm C, trách nhiệm của người bán lại tăng lên đó là đảm nhận
luôn việc chuyên chở đến cảng dỡ (cảng của nước nhập khẩu) cho người mua. Từ gợi nhớ
đến nhóm C là từ Cost – Cước phí.

3.1 CFR – Cost and Freight -Tiền hàng và cước phí

Đơn giản là người bán phải chịu thêm chi phí chuyên chở đến cảng dỡ hàng, còn chi phí dỡ
hàng do người mua chịu nếu có thỏa thuận.

Giá CFR = Giá FOB + F (Cước phí vận chuyển)

3.2 CIF – Cost – Insurance and Freight – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí

CIF giống CFR về việc bên bán thuê phương tiện vận tải và trả cước phí, chuyển rủi ro,
nhưng ở CIF người bán phải chịu thêm chi phí mua bảo hiểm cho lô hàng.

Bí quyết để nhớ CIF đối chiếu với các điều kiện khác là chữ I – Insurance – Bảo hiểm.

Giá CIF = Giá FOB + F (cước vận chuyển) + I (phí bảo hiểm).

3.3 CPT – Carriage paid to – Cước phí trả tới

CPT= CFR + F(Cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ
định).

Đặc điểm nổi bật của CPT là ở chỗ đó, giống hệt CFR, ngoài ra còn thêm cước phí vận
chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định

13
3.4 CIP – Carriage and insurance paid to – Cước phí và bảo hiểm trả tới

CIP = CIF + (I+F)(Cước phí vận chuyển và bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng
do người bán chỉ định)

= CPT+I (Cước phí bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định)

Như vậy trong nhóm C, có các lưu ý sau :

Trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu thuộc người mua.

Trách nhiệm người bán tăng dần CFR ⇒ CIF ⇒ CPT ⇒ CIP

CIF, CFR chỉ áp dụng phương tiện vận tải thủy

CPT, CIP áp dụng đường sắt, đường bộ, đường hàng không, và cả vận tải đa phương thức

4. Nhóm D

Đối với nhóm E, F, C thì việc bàn giao hàng hóa diễn ra ở nước xuất khẩu. Còn đặc trưng
của nhóm D là việc bàn giao hàng hóa diễn ra ở nước nhập khẩu.

4.1 DAT – Delireres at terminal – Giao hàng tại bến

Nghĩa là người bán giao hàng, khi hàng hóa đã dỡ khỏi phương tiện vận tải đến tại 1 bến
theo quy định. Ở đây người bán chỉ chịu rủi ro đến khi hàng hóa được giao.

Trường hợp muốn người bán chịu rủi ro và chi phí vận chuyển hàng từ bến đến địa điểm
khác thì nên dùng điều kiện DAP hoặc DDP, vậy thì làm thế nào để phân biệt DAP và
DDP…., câu trả lời nằm ở rủi ro và chi phí thông quan nhập khẩu.

Nếu các bên muốn người mua chịu mọi rủi ro và chi phí thông quan nhập khẩu thì nên
sử dụng DAP.

Nếu các bên muốn người bán làm thủ tục thông quan nhập khẩu, trả thuế và chi phí liên
quan đến nhập khẩu thì sử dụng DDP

4.2 DAP – Delivered at place – Giao hàng tại nơi đến

Người bán chịu mọi rủi ro cho đến khi hàng đã được đặt dưới sự định đoạt của người mua
trên phương tiện vận tải đến và sẵn sàng để dỡ tại nơi đến.

4.3 DDP – Delivered duty paid – Giao hàng đã thông quan nhập khẩu

Nghĩa là người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng đến nơi đến và có nghĩa vụ thông
quan nhập khẩu ⇒ DDP thể hiện nghĩa vụ tối đa của người bán.

5. Một số lưu ý:

5.1 Trách nhiệm thuê phương tiện vận tải:

14
 Nhóm E,F: Người mua – Địa điểm giao hàng tại nơi đến.

 Nhóm C,D: Người bán – Địa điểm giao hàng tại nơi đi.

4 điều kiện chỉ áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa: FAS, FOB, CFR, CIF
– Địa điểm chuyển giao hàng là cảng biển.

5.2 Trách nhiệm về mua bảo hiểm đối với hàng hóa:

 Nhóm E, F: Người mua.

 Nhóm D: Người bán.

 Nhóm C:

+ CIF, CIP: người bán.

+ CFR, CPT: người mua.

5.3 Trách nhiệm về làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa.

Xuất khẩu:

 EXW: Người mua.

 10 điều kiện còn lại: Người bán.

Nhập khẩu :

 DDP: Người bán.

 10 điều kiện còn lại là người mua.

15
*Khác

− Mức bảo hiểm của CIF và CIP


+ 2010: mua bh ở mức tối thiểu điều kiện C và có thể thỏa thuận để mua ở mức cao
hơn
+2020: mua bảo hiểm tối đa theo đk A và có thể thỏa thuận mua ở mức thấp hơn.
- Thay thế đk: DAT=DPU
+ DAT ( dilivered at Terminal) : Giao hàng tại cảng nơi đến, yêu cầu người bán phải
chịu trách nhiệm về các loại chi phí bao gồm chi phí vận tải và chi phí hải quan cho
đến khi hàng hóa được giao đến ga, cảng biển, cảng hàng không,…
+ DPU ( delivered at place Unloaded): Giao hàng đã dỡ ở nơi đến, yêu cầu người bán
phải chịu các loại chi phí bao gồm chi phí vận tải, chi phí hải quan cho đến khi hàng
hóa được giao đến địa điểm đã thỏa thuận mà không phải là các loại ga vận tải.
+ DPP (Delivered at Place Paid) được hiểu là yêu cầu người bán phải chịu các loại
chi phí bao gồm chi phí vận tải, chi phí hải quan cho đến khi hàng hóa được giao đến
địa điểm đã thỏa thuận mà không phải là các loại ga vận tải.
- Sửa đổi FOB và CIF:
+ Trong INCOTERMS 2010 FOB và CIF được quy định là không sử dụng cho hàng
hóa vận chuyển bằng container. Trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng
container thì sẽ được chuyển sang các điều kiện khác tương ứng là FCA và CIP.
+ Trong INCOTERMS 2020, 2 điều kiện FOB và CIF : vận chuyển bằng container.
- thêm tùy chọn ‘ On-Board’ vào FCA

16
Trong INCOTERM 2020 dùng FCA (Free Carrier), người mua hàng và người bán có
thể thỏa thuận với nhau và yêu cầu xuất trình vận đơn on-board sau khi hàng hóa đã
được xếp lên tàu để thanh toán với ngân hàng.

Câu 5: Bộ luật hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13:


Chương 1 - Các quy định chung: đối tượng áp dụng, nguyên tắc áp dụng pháp luật khi
có xung đột pháp luật liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa, quyền thỏa thuận
trong hợp đồng)

Chương 7 – Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển: Khái niệm, phân loại,
các bên liên quan trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển; Chứng từ
trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng biển; Cơ sở trách nhiệm của người vận
chuyển; Giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển; Thời hạn trách nhiệm của người
vận chuyển; Nghĩa vụ của người gửi hàng và giao hàng; Thông báo tổn thất; Giải
quyết tranh chấp.

CHƯƠNG 1: CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Bộ luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài liên
quan đến hoạt động hàng hải tại Việt Nam.

Điều 3. Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật

1. Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến quyền sở hữu tài sản trên tàu biển, hợp
đồng thuê tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên, hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý,
phân chia tiền công cứu hộ giữa chủ tàu cứu hộ và thuyền bộ của tàu cứu hộ, trục vớt tài sản
chìm đắm ở vùng biển quốc tế, các vụ việc xảy ra trên tàu biển khi tàu đang ở vùng biển
quốc tế thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch.

2. Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tổn thất chung thì áp dụng pháp luật nơi tàu
biển kết thúc hành trình ngay sau khi xảy ra tổn thất chung đó.

3. Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va, tiền công cứu hộ, trục vớt tài
sản chìm đắm xảy ra tại nội thủy hoặc lãnh hải của quốc gia nào thì áp dụng pháp luật
của quốc gia đó.

Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va hoặc cứu hộ xảy ra ở vùng biển
quốc tế thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà Trọng tài hoặc Tòa án của quốc gia đầu
tiên đã thụ lý giải quyết tranh chấp.

Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra ở vùng biển quốc tế giữa các tàu biển có cùng quốc tịch
thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch.

4.Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa thì áp dụng
pháp luật của quốc gia nơi hàng hóa được trả theo hợp đồng.

17
Điều 5. Quyền thỏa thuận trong hợp đồng

1. Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải có quyền thỏa thuận
riêng, nếu Bộ luật này không hạn chế.

2. Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải mà trong đó có ít nhất
một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì có quyền thỏa thuận áp dụng luật nước
ngoài hoặc tập quán hàng hải quốc tế trong quan hệ hợp đồng và chọn Trọng tài, Tòa án ở
một trong hai nước hoặc ở một nước thứ ba để giải quyết tranh chấp.

3. Trong trường hợp Bộ luật này có quy định hoặc các bên có thỏa thuận trong hợp đồng,
luật nước ngoài có thể được áp dụng tại Việt Nam đối với quan hệ hợp đồng liên quan đến
hoạt động hàng hải, nếu luật đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam.

CHƯƠNG 7: HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người
vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển
do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng
đến cảng trả hàng.

Điều 146. Các loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.

Điều 147. Các bên liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

18
1. Người thuê vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp
đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người vận chuyển. Trường hợp hợp đồng
vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, người thuê vận chuyển được gọi là người giao hàng.

2. Người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng
vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển.

3. Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ
hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

4. Người giao hàng là người tự mình hoặc được người khác ủy thác giao hàng cho người
vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

5. Người nhận hàng là người có quyền nhận hàng quy định tại Điều 162 và Điều 187 của
Bộ luật này.

Điều 148. Chứng từ vận chuyển

1. Chứng từ vận chuyển bao gồm vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường
biển và chứng từ vận chuyển khác. Mẫu vận đơn, vận đơn suốt đường biển do doanh nghiệp
phát hành và phải được gửi, lưu tại cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải.

2. Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận
hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển
đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là
bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

3. Vận đơn suốt đường biển là vận đơn ghi rõ việc vận chuyển hàng hóa được ít nhất hai
người vận chuyển bằng đường biển thực hiện.

4. Giấy gửi hàng đường biển là bằng chứng về việc hàng hóa được nhận như được ghi trong
giấy gửi hàng đường biển; là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển. Giấy gửi hàng đường biển không được chuyển nhượng.

5. Chứng từ vận chuyển khác là chứng từ do người vận chuyển và người thuê vận chuyển
thỏa thuận về nội dung, giá trị.

Điều 150. Nghĩa vụ của người vận chuyển

Người vận chuyển phải mẫn cán để trước và khi bắt đầu chuyến đi, tàu biển có đủ khả năng
đi biển, có thuyền bộ thích hợp, được cung ứng đầy đủ trang thiết bị và vật phẩm dự trữ; các
hầm hàng, hầm lạnh và khu vực khác dùng để vận chuyển hàng hóa có đủ các điều kiện
nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hóa phù hợp với tính chất của hàng hóa.

Điều 151. Miễn trách nhiệm của người vận chuyển

1. Người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với mất mát, hư hỏng
hàng hóa do việc tàu biển không đủ khả năng đi biển, nếu đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ

19
quy định tại Điều 150 của Bộ luật này. Trong trường hợp này, người vận chuyển có nghĩa vụ
chứng minh đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán.

2. Người vận chuyển được miễn hoàn toàn trách nhiệm, nếu tổn thất hàng hóa xảy ra trong
trường hợp sau đây:

a) Lỗi của thuyền trưởng, thuyền viên, hoa tiêu hàng hải hoặc người làm công của người vận
chuyển trong việc điều khiển hoặc quản trị tàu

b) Hỏa hoạn không do người vận chuyển gây ra

c) Thảm họa hoặc tai nạn hàng hải trên biển, vùng nước cảng biển mà tàu biển được phép
hoạt động

d) Thiên tai

đ) Chiến tranh

e) Hành động xâm phạm trật tự và an toàn công cộng mà bản thân người vận chuyển không
gây ra

g) Hành động bắt giữ của người dân hoặc cưỡng chế của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền khác

h) Hạn chế về phòng dịch

i) Hành động hoặc sự sơ suất của người giao hàng, chủ sở hữu hàng, đại lý hoặc đại diện của
họ

k) Đình công hoặc các hành động tương tự khác của người lao động do bất kỳ nguyên nhân
nào làm đình trệ hoàn toàn hoặc một phần công việc

l) Bạo động hoặc gây rối

m) Hành động cứu người hoặc cứu tài sản trên biển

n) Hao hụt về khối lượng, trọng lượng hoặc mất mát, hư hỏng khác của hàng hóa xảy ra do
chất lượng, khuyết tật ẩn tỳ hoặc khuyết tật khác của hàng hóa

o) Hàng hóa không được đóng gói đúng quy cách

p) Hàng hóa không được đánh dấu ký, mã hiệu đúng quy cách hoặc không phù hợp

q) Khuyết tật ẩn tỳ của tàu biển mà những người có trách nhiệm không phát hiện được,
mặc dù đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán

r) Bất kỳ nguyên nhân nào khác xảy ra mà người vận chuyển không có lỗi hoặc không cố ý
gây ra tổn thất hoặc không phải do người làm công, đại lý của người vận chuyển có lỗi gây
ra. Trường hợp có người được hưởng quyền miễn hoàn toàn trách nhiệm của người vận
chuyển theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận ghi trong hợp đồng thì người đó

20
phải chứng minh rằng người vận chuyển đã không có lỗi, không cố ý hoặc những người làm
công, đại lý của người vận chuyển cũng không có lỗi hoặc không cố ý gây ra sự mất mát, hư
hỏng của hàng hóa.

3. Chậm trả hàng là việc hàng hóa không được trả trong khoảng thời gian đã thỏa thuận theo
hợp đồng hoặc trong khoảng thời gian hợp lý cần thiết mà người vận chuyển mẫn cán có thể
trả hàng đối với trường hợp không có thỏa thuận. Người vận chuyển không phải chịu trách
nhiệm đối với việc chậm trả hàng trong trường hợp sau đây:

a) Đi chệch tuyến đường khi đã có sự chấp thuận của người giao hàng

b) Nguyên nhân bất khả kháng

c) Phải cứu người hoặc trợ giúp tàu khác đang gặp nguy hiểm khi tính mạng con người trên
tàu có thể bị đe dọa

d) Cần thời gian để cấp cứu cho thuyền viên hoặc người trên tàu.

Điều 152. Giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển

1. Trong trường hợp tính chất, giá trị của hàng hóa không được người giao hàng khai báo
trước khi bốc hàng hoặc không được ghi rõ trong vận đơn, giấy gửi hàng đường biển hoặc
chứng từ vận chuyển khác thì người vận chuyển chỉ có nghĩa vụ bồi thường mất mát, hư
hỏng hàng hóa hoặc tổn thất khác liên quan đến hàng hóa trong giới hạn tối đa tương đương
với 666,67 đơn vị tính toán cho mỗi kiện hoặc cho mỗi đơn vị hàng hóa hoặc 02 đơn vị
tính toán cho mỗi kilôgam trọng lượng cả bì của số hàng hóa bị mất mát, hư hỏng tùy theo
giá trị nào cao hơn.

Đơn vị tính toán quy định trong Bộ luật này là đơn vị tiền tệ do Quỹ tiền tệ quốc tế xác định
và được quy ước là Quyền rút vốn đặc biệt.

Tiền bồi thường được chuyển đổi thành tiền Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm thanh toán
bồi thường.

2. Khi container hoặc công cụ tương tự được dùng để đóng hàng hóa thì mỗi kiện hoặc đơn
vị hàng hóa đã ghi trong chứng từ vận chuyển, đã đóng vào công cụ được coi là một kiện
hoặc 01 đơn vị hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp chứng từ vận chuyển
không ghi rõ số kiện hoặc đơn vị hàng hóa thì container hoặc công cụ đó chỉ được xem là
01 kiện hoặc 01 đơn vị hàng hóa.

3. Trong trường hợp chủng loại và giá trị hàng hóa được người giao hàng khai báo trước
khi bốc hàng và được người vận chuyển chấp nhận, ghi vào chứng từ vận chuyển thì người
vận chuyển chịu trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa trên cơ sở giá trị đó
theo nguyên tắc sau đây:

a) Đối với hàng hóa bị mất mát thì bồi thường bằng giá trị đã khai báo

21
b) Đối với hàng hóa bị hư hỏng thì bồi thường bằng mức chênh lệch giữa giá trị khai báo
và giá trị còn lại của hàng hóa.

Giá trị còn lại của hàng hóa được xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm và địa điểm
dỡ hàng hoặc lẽ ra phải dỡ hàng; nếu không xác định được thì căn cứ vào giá thị trường tại
thời điểm và địa điểm bốc hàng cộng thêm chi phí vận chuyển đến cảng trả hàng.

4. Trách nhiệm của người vận chuyển đối với việc chậm trả hàng được giới hạn số tiền
bằng hai phẩy năm lần giá dịch vụ vận chuyển của số hàng trả chậm, nhưng không vượt
quá tổng số giá dịch vụ vận chuyển phải trả theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển.

Điều 153. Mất quyền giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển

1. Người vận chuyển mất quyền giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển quy định tại
Điều 152 của Bộ luật này nếu người khiếu nại chứng minh được mất mát, hư hỏng hàng
hóa là hậu quả do người vận chuyển đã có hành vi cố ý gây mất mát, hư hỏng, chậm trả
hàng hoặc cẩu thả và biết rằng việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm trả hàng đó có thể xảy ra.n

2. Người làm công, đại lý của người vận chuyển thực hiện với chủ định gây ra mất mát, hư
hỏng hàng hóa, chậm trả hàng hoặc cẩu thả và biết rằng việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm
trả hàng đó có thể xảy ra cũng không được giới hạn trách nhiệm quy định tại Mục này.

Điều 154. Nghĩa vụ của người giao hàng

1. Người giao hàng phải bảo đảm hàng hóa được đóng gói và đánh dấu ký, mã hiệu theo quy
định. Người vận chuyển có quyền từ chối bốc lên tàu biển những hàng hóa không bảo
đảm tiêu chuẩn đóng gói cần thiết.

2. Người giao hàng phải cung cấp trong một thời gian thích hợp cho người vận chuyển các
tài liệu và chỉ dẫn cần thiết đối với hàng hóa dễ nổ, dễ cháy và các loại hàng hóa nguy hiểm
khác hoặc loại hàng hóa cần phải có biện pháp đặc biệt khi bốc hàng, vận chuyển, bảo quản
và dỡ hàng.

Người giao hàng phải bồi thường các tổn thất phát sinh do việc cung cấp chậm trễ, thiếu
chính xác hoặc không hợp lệ các tài liệu và chỉ dẫn cần thiết.

Người giao hàng dù cố ý hoặc vô ý đều phải chịu trách nhiệm đối với người vận chuyển,
hành khách, thuyền viên và các chủ hàng khác về những tổn thất phát sinh do khai báo hàng
hóa không chính xác hoặc không đúng sự thật, nếu người vận chuyển chứng minh được
là người giao hàng có lỗi gây ra tổn thất đó.

Điều 156. Miễn trách nhiệm của người giao hàng

Người giao hàng được miễn trách nhiệm bồi thường về các mất mát, hư hỏng xảy ra đối với
người vận chuyển hoặc tàu biển, nếu chứng minh được rằng mình hoặc người làm công, đại
lý của mình không có lỗi gây ra tổn thất đó.

22
Câu 6: Các nội dung cơ bản của quy tắc Hague (1924), Hague-Visby (1968), Hambug
(1978):
Phạm vi điều chỉnh; Trách nhiệm và miễn trách nhiệm của người chuyên chở; Giới
hạn trách nhiệm của người chuyên chở; Thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở;
Nghĩa vụ của người gửi hàng.

Hague (1924) Hague-Visby (1968) Hambug (1978)


Phê chuẩn 50 24 20
Nhiều cương quốc về Phần lớn là các nước Chủ yếu là các nước
hàng hải như Anh, P, có nhành hàng hải đang phát triển
M, N- phần lớn là phát triển và là các ( chưa có nc nào
các nước chủ tàu nc ‘ chủ tàu ‘ thuộc ASEAN)
Phạm vi điều chỉnh HĐ chuyên chở hàng -Vận đơn cấp ở 1 nc Các hợp đồng
hóa bằng đường biển tham gia công ước, chuyên chở hàng hóa
có phát hành vận đơn hoặc hàng chuyên bằng đường biển,
( hoặc chứng từ sở chở từ một cảng một ngay cả khi không
hữu tđ) và vận đơn nc tham gia công phát hành vận đơn.
đc phát hành từ bất ước, hoặc khi hợp -Điều chỉnh cả việc
kỳ nc thành viên nào đồng vận chuyển quy chuyên chở hàng
-Trừ hàng hóa là định các quy tắc này hóa là động vật sống
động vật sống và hoặc luật pháp của và hàng hóa trên
hàng trên boong bất cứ quốc gia nào boong
tàu. Không vận quy định áo dụng các -Cảng bốc hàng/ dỡ
chuyển hàng hóa quy tắc này là quy hàng nằm ở một nc
nguy hiểm tắc điều chỉnh hợp tham gia công ước ,
đồng, bất kể quốc vận đơn ,chứng từ
tịch của chủ tàu, khác làm bằng chứng
người chuyên chở, từ một nc tham gia
người gửi, người công ước hoặc quy
nhận định ấp dụng công
-Trừ hàng hóa là ước.
động vật sống và
hàng trên boong
tàu. Không vận
chuyển hàng hóa
nguy hiểm
Cơ sở trách nghiệm -trc+lúc=> NCC cân =Hague -Người chuyên chở
của người chuyên cân mân thcíh phải chịu trách
chở đáng… nhiệm về nhứng thiệt
-Tiến hành một cách hạ do hàng hóa mất
hợp lý, thích đáng mát, hư hỏng hoặc
việc bốc xếp, châm giao hàng nếu
chuyêndịch, chuyên sự cố xảy ra trong
chở, lưu giữ, bảo thời hạn trách nhiệm
quản và dỡ hàng của người chuyên
-Không chịu trách chở. Công ước cũng
nghiệm về mất mát, quy định rõ thế nào
hư hỏng hàng hóa do được coi là chậm
tàu khoong có khả giao hàng và thời hạn
23
năng đi biển ( nếu khiếu nại về chậm
chứng minh đc mk giao hàng ( điều 5)
đã cân mân thích -Không liệt kê các
đnág)+ 17 th thích trường hợp người
đáng. chuyên chở đc miễn
- Không đề cập tới trách n ( trưd 2 th:
trách nhiệm nếu hh xảy ra do thi hành
chậm giao hàng các biện pháp cứu
sinh mạng hay tài ản
trên biểm, v/c động
vật sống )
Giới hạn trách nhiệm -Không quá 100 -Không quá -Không quá 12.500
của người chuyên bảng Anh/ kiện, đơn 100 fr/kiện, hoặc MU/kiện or 37.5
chở vị hàng hóa hoặc 30 30fr/kg hàng MU/kg ( 1mu=65.5
francs/kg hàng -Hoặc 666.67 SDR/ mg vàng)
(1f=65.5mg vàng) kiện, đơn vị hàng hóa -Hoặc 835 SDR/kiện
-Có thể thống nhất áp hoặc 2 SDR/kg or 2.5 SDR/kg
dụng mức bồi thường -Có quy định hàng -Phạt giao hàng
lớn hơn (khoản 5 hóa chở bằng cont, chậm:
điều 5) pallet hoặc công cụ 2.5 lầ tiền cước của
-Giới hạn trách vc tương tự lô hàng giao chậm
nhiệm không áp -có thể thống nhất áp nhưng k vượt quá
dụng nếu người dụng mức bồi thường tổng số tiền cước
chuyên chở cố ý lớn hơn theo hợp đồng.
hoặc bất cẩn gây tổn -Có quy định hh chở
thất dù biết rằng tổn bằng cont, pallet,
thất có công cụ vt tt ( hague
visby)
-Có thể thoóng nhất
áp dụng mức bồi
thường lớn hơn
Thời hạn trách nhiệm Kể từ khi hàng hóa =hague Từ khi nhận hàng ở
của người chuyên xếp xuống tàu đến cảng đi đến khi giao
chở khi dỡ hàng khỏi tàu hàng ở cảng đến
Nghĩa vụ của người Cung cấp hàng hóa =hague Người gửi hàng phải
gửi hàng cho người chuyên ghi ký hiệu hoặc dán
chở với nhứng mã ký nhan hiệu hàng hóa
hiệu được in, đóng đó là hàng nguy hiểm
dấu hoặc thể hiện rõ và phải tb cho người
ràng ( mô tả chính chuyên chở tính chất
xác như trong vận nguy hiểm của hàng
đơn). Phải cung cấp hóa và những biện
hàng đã đc đóng gói pháp phòng người
kỹ và không có tính phải đc thực hiện.
chất nguy hiểm
Vận đơn và nghĩa vụ -Vận đơn phải phát =hague -Phát hành vận đơn
chứng minh lỗi hàng theo yêu cầu hoặc chứng từ
của người gửi hàng tương tự.
và phải chứ thông tin -Trương hợp tranh

24
rõ ràng về hàng hóa chấp, người gửi hàng
-Trường hợp xảy ra phải chứng minh
mất mát hư hỏng do hàng hóa không phù
tàu không có khả hợp vận đơn hoặc
năng đi biển, người được vận chuyển
chuyên chở muốn đc trên boong không
miễn trách nhiệm cần đươc sự đồng ý của
chứng minh đã có mình. Trường hợp
sự cân mân chính hỏa hoạn, chậm giao
đáng, hoặc chứng hàng, tổn thất động
minh hàng hóa hư vật đóng: cần chứng
hỏng do trường hợp minh do sơ suất của
miễn trách. người chuyên chở.
- Trường hợp tổn thất
hàng hóa, ng chuyên
chở muốn thoát trách
nhiệm cần chứng
minh và những
người làm công/đại
lý đã áp dụng mọi
biện pháp hợp lý,
cần thiết
Thông báo tổn thất -Tổn thất rõ rệt: tb =hague -Tổn thất rõ rêt:
ngay cho người thông báo ngay cho
chuyên chở trc hoặc người chuyên chở
trg khi giao hàng ở không muộn hơn
cảng đến ngày làm việc sau
-Tổn thất không rõ khi gia hàng
rết: thông báo bằng -Tổn thất không rõ
văn bản kể từ 3 ngày rệt: thống báo bằng
kể từ khi nhận hàng văn bản trong vòng
15 ngày kể từ khi
giao hàng
-Giao hàng chậm:
thông báo trong vòng
16 ngày
Gỉai quyết tranh chấp -1 năm kể từ ngày 1 năm nhưng có thể 2 năm kể từ ngày
giao hàng hoặc đáng thỏa thuận kéo dài giao hàng hoặc ngày
lẽ phải giao hàng thời hạn đáng lẽ phải giao
Có thể đưa ra trọng hàng
tài xét xử, nếu xét xử Có thể thỏa thuận
qua trọng tài trong kéo dài
vòng 6 tháng thì phải
sử dụng quyền pháp
quết của tòa án tư
pháp

25
Câu 7 : Pháp luật về vận tải hàng không:
chứng từ trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, trách nghiệm và nghĩa
vụ của người chuyên chở và người gửi hàng.

Điều 129. Vận đơn hàng không và biên lai hàng hóa

1.Vận đơn hàng không :

+ chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

+bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, việc đã tiếp nhận hàng hóa

+Các điều kiện của hợp đồng.

2. Vận đơn hàng không phải được sử dụng khi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng
không. Trong trường hợp phương tiện lưu giữ thông tin về vận chuyển hàng hóa được sử
dụng thay thế cho việc xuất vận đơn hàng không thì theo yêu cầu của người gửi hàng, người
vận chuyển xuất biên lai hàng hóa cho người gửi hàng để nhận biết hàng hóa.

3. Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường cho người gửi hàng về thiệt hại do lỗi của
mình, nhân viên, đại lý của mình gây ra do việc nhập không chính xác, không đầy đủ hoặc
không đúng quy cách thông tin do người gửi hàng cung cấp vào các phương tiện lưu giữ
thông tin quy định tại khoản 2 Điều này.
26
Điều 131. Lập vận đơn hàng không

1.Vận đơn hàng không do người gửi hàng lập thành ba bản chính.

+Bản thứ nhất do người gửi hàng ký, được giao cho người vận chuyển.

+Bản thứ hai do người gửi hàng và người vận chuyển ký, được giao cho người nhận
hàng.

+Bản thứ ba do người vận chuyển ký, được giao cho người gửi hàng sau khi nhận hàng.

2. Chữ ký của người vận chuyển và người gửi hàng có thể được in hoặc đóng dấu.

3. Người vận chuyển lập vận đơn hàng không theo yêu cầu của người gửi hàng được coi là
hành động thay mặt người gửi hàng nếu không có sự chứng minh ngược lại.

Điều 134. Các trường hợp hàng hóa bị từ chối vận chuyển

1. Hàng hóa được vận chuyển không đúng với loại hàng hóa đã thoả thuận.

2. Người gửi hàng không tuân thủ điều kiện và hướng dẫn của người vận chuyển về bao
bì, đóng gói, ký hiệu, mã hiệu hàng hóa.

Điều 135. Trách nhiệm của người gửi hàng trong việc cung cấp thông tin

1. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin và tuyên bố liên quan đến hàng hóa
được ghi trong vận đơn hàng không hoặc được cung cấp để lưu giữ thông tin trong phương
tiện quy định tại khoản 2 Điều 129 của Luật này.

2. Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của cơ quan hải quan, công an và cơ
quan khác có thẩm quyền trước khi hàng hóa được giao cho người nhận hàng. Người vận
chuyển không có nghĩa vụ kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin hoặc tài liệu mà
người gửi hàng cung cấp.

3. Bồi thường thiệt hại gây ra cho người vận chuyển hoặc thiệt hại mà người vận chuyển
phải chịu trách nhiệm do đã cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ hoặc
không đúng quy cách.

Câu 8: Giải quyết tranh chấp:


Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải (khái niệm, nguyên tắc, điều kiện giải quyết tranh
chấp bằng hòa giải, đặc điểm); Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (khái niệm,
nguyên tắc, điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, đặc điểm); Giải quyết tranh
chấp bằng tòa án (khái niệm, nguyên tắc (xem luật tố tụng dân sự), đặc điểm); So sánh
giữa các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, trọng tài và tòa án

Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải (khái niệm, nguyên tắc, điều kiện giải quyết tranh
chấp bằng hòa giải, đặc điểm)

27
-Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa
thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp
theo quy định (Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại)

-Kết quả hòa giải thành là thỏa thuận giữa các bên tranh chấp về việc giải quyết một phần
hoặc toàn bộ tranh chấp phát sinh

- Hòa giải thương mại quy chế quy tắc hòa giải của tổ chức đó

Hòa giải thương mại vụ việc: thỏa thuận của các bên

-Nguyên tắc hòa giải:

 Các bên tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
 Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp
các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác
 Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái
đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ
ba
- Điều kiện hòa giản
 nếu các bên có thoả thuận hòa giải. Các bên có thể thỏa thuận giải quyết
tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời
điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp
 Thỏa thuận hòa giải có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản hòa giải
trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
 Thoả thuận hòa giải được xác lập bằng văn bản

*Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động
của trọng tài viên, với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt xung đột bằng việc
đưa ra một phán quyết buộc các bên tranh chấp phải thực hiện

*Điều kiện giải quyết tranh chấp:

 nếu các bên có thoả thuận trọng tài. được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
 Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong
hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
 Xác lập dưới dạng văn bản và các hình thức khác được coi là văn bản, thoả thuận
trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của
người đó, trừ có thoả thuận khác
 Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt
động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ
chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và
nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ có thoả thuận khác

28
Nguyên tắc:

 Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi
phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
 Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
 Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách
nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
 Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường
hợp các bên có thỏa thuận khác.
 Phán quyết trọng tài là chung thẩm

Điều kiện hủy phán quyết:

 Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
 Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả
thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật trọng tài thương mại;
 Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán
quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội
dung đó bị huỷ;
 Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán
quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một
bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết
trọng tài;
 Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam

Đặc điểm:

 TTTM là tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, hoạt động theo pháp
luật và quy chế trọng tài.
 Kết hợp giữa thỏa thuận và tài phán: thỏa thuận làm tiền đề cho phán quyết và
không thể có phán quyết thoát ly những yếu tố đã được thỏa thuận.
 Đảm bảo cho đương sự quyền tự định đoạt cao nhất, được lựa chọn trọng tài viên,
địa điểm giải quyết tranh chấp, quy tắc tố tụng….
 Phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm và không thể kháng cáo trước bất cứ
cơ quan, tổ chức nào.
 Không xét xử công khai, do đó ngoài nguyên đơn và bị đơn, trọng tài chỉ triệu tập
các đương sự khác khi cần thiết.
 Quy tắc tố tụng trọng tài của các quốc gia rất khác nhau, nhưng nhìn chung quy tắc
lựa chọn trọng tài viên và thủ tục của hầu hết các trung tâm trọng tài trên thế giới đều
theo khuôn mẫu của Quy tắc trọng tài mẫu UNCITRAL.

Gỉai quyết bằng tòa án

29
Giải quyết tranh chấp bằng tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động
của cơ quan tài phán Nhà nước, nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết
buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế

đặc điểm

 Ở hầu hết các nước trên thế giới, thủ tục tố tụng tòa án áp dụng cho các tranh chấp
trong kinh doanh được dựa trên nền tảng thủ tục tố tụng dân sự cùng với một số quy
định đặc thù cho phù hợp với hoạt động kinh doanh
 Tố tụng tòa án là thủ tục giải quyết tranh chấp của Tòa án – một cơ quan Nhà nước,
hoạt động xét xử của nó mang tính quyền lực Nhà nước nhằm thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước và đóng vai trò là cơ quan bảo vệ pháp luật.
 Phán quyết của tòa án được đảm bảo thi hành và thủ tục giải quyết của Tòa án rất
chặt chẽ, rất phức tạp và không thể thay đổi được. Phán quyết của tòa án có thể bị
kháng cáo, kháng nghị hoặc có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái
thẩm.
 Trong tố tụng tòa án, các phiên tòa xét xử thường được tổ chức công khai, bản án
được công bố rộng rãi

So sánh

Tiêu chí Thỏa thuận Trọng tài Tòa án


Tính pháp lý Tổ chức phí chính Cơ quan quyền lực
phủ, một tc mang nahf nc
tính chất xh- nghề
nghiệp, k dc nhà nc
qđ thành lập
Giai đoạn tố tụng Thỏa thuận giữa các Phán quyết có tính Có nhiều cấp xét xử
bên có thể thành or chung thẩm, không từ sơ thẩm đến phúc
không có kháng cáo, kháng thẩm; bản án của Tòa
nghị án có thể xem xét lại
theo giám đốc thẩm
=> quá trình giải hoặc tái thẩm
quyết nhanh chóng
Bảo mật Bí mật Bí mật Công khai
Tính linh hoạt Linh hoạt Thủ tục tố tụng đơn Trải qua nhiều thủ
giản, thuận tiện, đảm tục, trình tự nghiêm
bảo thời cơ kinh ngặt được quy định
doanh của các bên. trước, không được
Các bên có thể lựa phép thay đổi. Nhiều
chọn trình tự giải lúc trình tự này trở
quyết, địa điểm tiến nên rườm rà, khiến
hành. các yếu tố phù việc giải quyết tranh
hợp với mong muốn chấp bị trì hoãn, tốn
=> linh hoạt, mềm thời gian của các bên
dẻo

Chi phí Lớn Thấp


30
Phán quyết Phán quyết trọng tài Phán quyết của Tòa
là chung thẩm, tức là án thường có thể qua
phán quyết cuối thủ tục kháng nghị,
cùng. Tuy nhiên, kháng cáo nên có thể
cũng có trường hợp thay đổi.
phán quyết trọng tài
bị Tòa án tuyên hủy
theo quy định của
pháp luật.

điều kiện incoterm

NHÓM I: CÁC ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG TRONG MỌI PHƯƠNG THỨC HOẶC ĐA
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI

1. EXW – GIAO TẠI XƯỞNG


2. FCA – GIAO HÀNG CHO NGƯỜI CHUYÊN CHỞ
3. CPT – CƯỚC PHÍ TRẢ TỚI
4. CIP – CƯỚC PHÍ VÀ BẢO HIỂM TRẢ TỚI
5. DAP – GIAO HÀNG TẠI NƠI ĐẾN
6. DPU – GIAO HÀNG TẠI ĐỊA ĐIỂM DỠ HÀNG
7. DDP – GIAO HÀNG ĐÃ THÔNG QUAN NHẬP KHẨU

NHÓM II: CÁC ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG TRONG VẬN TẢI BIỂN VÀ THỦY NỘI ĐỊA

8. FAS – GIAO DỌC MẠN TÀU


9. FOB – GIAO HÀNG TRÊN TÀU
10. CFR – TIỀN HÀNG VÀ CƯỚC PHÍ
11. CIF – TIỀN HÀNG, PHÍ BẢO HIỂM VÀ CƯỚC PHÍ

31
Câu 7:

Chứng từ trong vận tải đường hàng không Vận đơn hàng không là chứng từ do người
chuyên chở phát hành để xác nhận việc nhận hàng để vận chuyển bằng máy bay. học kế toán
ở đâu tốt nhất

*Một số chức năng vận đơn hàng không

-Là chứng từ kê khai hải quan của hàng hóa

-Là bằng chứng của việc người chuyên chở hàng không đã nhận hàng

-Là giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không

-Là hướng dẫn cho nhân viên hàng không trong quá trình chuyên chở hàng hóa Vận đơn
hàng không thường không có chức năng sở hữu hàng hóa, vận đơn hàng không có thể do
hãng hàng không phát hành, cũng có thể do người khác, không phải hãng hàng không phát
hành.

*Phân loại vận đơn hàng không Vận đơn hàng không có 2 loại: -

32
House Air Waybill (vận đơn nhà) viết tắt là HAWB do người giao nhận cấp. Đây là vận đơn
do người giao nhận cấp cho chủ hàng lẻ khi nhận hàng để chủ hàng có vận đơn đi nhận hàng
ở nơi đến. Vận đơn này dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa người giao nhận và các chủ
hàng để nhận hàng hóa giữa người giao nhận và các chủ hàng

-Master Air Waybill (vận đơn chủ) viết tắt là MAWB do hãng hàng không cấp. Vận đơn này
dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở hàng không và người giao nhận và
làm chứng từ giao nhận hàng giữa người chuyên chở và người giao nhận k hnTrách nhiệm
và nghĩa vụ của người chuyên chở

Câu7: Pháp luật về vận tải đường bộ:


- Quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển, người gửi hàng và người nhận hàng

- Cơ sở pháp lý cho hoạt động vận tải bằng đường bộ xuyên biên giới (Việt –

Trung, Việt – Lào, Việt Nam – Campuchia): phạm vi hoạt động của vận tải hàng

hóa, thủ tục cấp giấy phép, thủ tục đối với phương tiện và người lái.

I, Quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển:

Chương VI, Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 quy quyền và nghĩa
vụ của người kinh doanh vận tải hàng hóa như sau:

Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hóa
1. Người kinh doanh vận tải hàng hóa có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu người thuê vận tải cung cấp thông tin cần thiết về hàng hóa để ghi vào giấy vận chuyển và
có quyền kiểm tra tính xác thực của thông tin đó;
b) Yêu cầu người thuê vận tải thanh toán đủ cước, phí vận tải và chi phí phát sinh; yêu cầu người thuê
vận tải bồi thường thiệt hại do vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Từ chối vận chuyển nếu người thuê vận tải không giao hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng;
d) Yêu cầu giám định hàng hóa khi cần thiết.

2. Người kinh doanh vận tải hàng hóa có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp phương tiện đúng loại, thời gian, địa điểm và giao hàng hóa cho người nhận hàng theo
thỏa thuận trong hợp đồng;
b) Hướng dẫn xếp, dỡ hàng hóa trên phương tiện;
c) Bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải do mất mát, hư hỏng hàng hóa xảy ra trong quá trình
vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng, trừ trường hợp miễn bồi thường thiệt hại theo quy định
của pháp luật;
d) Bồi thường thiệt hại do người làm công, người đại diện gây ra trong khi thực hiện công việc được
người kinh doanh vận tải giao;
đ) Chịu trách nhiệm về hậu quả mà người làm công, người đại diện gây ra do thực hiện yêu cầu của
người kinh doanh vận tải trái quy định của Luật này

II, Quyền và nghĩa vụ của người gửi hàng

1. Quyền hạn của người thuê vận tải hàng hóa


- Căn cứ Khoản 1, Điều 74, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định quyền hạn của người thuê vận
tải hàng hóa:

33
Từ chối xếp hàng hóa lên phương tiện mà phương tiện đó không đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Người
thuê vận tải hàng hóa có quyền yêu cầu người kinh doanh vận tải đảm bảo phải giao hàng đúng tiến độ
theo thời gian quy định.
Trong quá trình vận tải hàng hóa, nếu có vấn đề về hư hỏng hàng, mất hàng thì người thuê vận tải hàng
hóa yêu cầu bồi thường, thì bên đơn vị kinh doanh vận tải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại theo quy định
đền bù hợp đồng đã ký kết. Trong trường hợp bất khả kháng do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn thì phải có
giấy xác nhận của địa phương nơi xảy ra sự cố.
2. Nghĩa vụ của người thuê vận tải hàng hóa
- Căn cứ Khoản 2, Điều 74, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định nghĩa vụ của người thuê vận
tải hàng hóa:
Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hợp pháp về hàng hóa trước khi giao hàng hóa cho người kinh doanh vận tải;
đóng gói hàng hóa đúng quy cách, ghi ký hiệu, mã hiệu hàng hóa đầy đủ, rõ ràng; giao hàng hóa cho
người kinh doanh vận tải đúng thời gian, địa điểm và nội dung khác ghi trong giấy gửi hàng. Người thuê
vận tải hàng hóa có nghĩa vụ cung cấp đủ giấy tờ hợp pháp về hàng hóa trước khi giao hàng hóa cho
người kinh doanh vận tải và phải đảm bảo hàng hóa được đói gói đúng quy cách, ghi ký hiệu, mã hàng.
Thanh toán đủ cước, phí vận tải và chi phí phát sinh cho người kinh doanh vận tải hàng hóa;
Cử người áp tải hàng hóa trong quá trình vận tải đối với loại hàng hóa bắt buộc phải có người áp tải

Trong quá trình vận tải hàng hóa bên đối tượng thuê vận tải hàng hóa có nghĩa vụ chuyển cho bên đơn vị
nhận vận chuyển hàng đảm bảo xác nhận bên đơn vị vận chuyển đã nhận đầy đủ hàng. Bên thuê vận
chuyển phải đảm bảo lượng hàng hóa giao cho nhà vận chuyển phải đúng thời hạn, đúng địa điểm như
thỏa thuận theo hợp đồng. Hàng hóa phải được đóng gói đúng quy cách, ghi ký hiệu, mã hiệu đầy đủ và
rõ ràng như hợp đồng các bên đã thỏa thuận.
Bên thuê vận tải phải chịu phần chi phí bốc xếp hàng hóa, bên nhận vận tải chỉ có trách nhiệm hỗ trợ
nâng, hạ hàng hóa tại kho bãi tại kho của đơn vị vận chuyển. Hoặc nếu bên vận chuyển chịu phí bốc xếp
hàng, bên thuê vận chuyển phải thỏa thuận trước đơn vị kinh doanh vận chuyển. Các đơn vị kinh doanh
vận tải có quyền từ chối xếp hàng hóa lên phương tiện khi mà phương tiện đó không đúng thỏa thuận
trong hợp đồng.
III, Quyền và nghĩa vụ của người nhận hàng

1. Quyền của người nhận hàng


- Căn cứ Khoản 1, Điều 75, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định quyền của người nhận hàng:
Người nhận hàng có quyền nhận và kiểm tra hàng hóa nhận được theo giấy vận chuyển hoặc
chứng từ tương đương khác. Người nhận hàng phải chuẩn bị đầy đủ điều kiện để nhận hàng khi nhận
được thông báo của người vận chuyển về việc hàng đã đến đích.
Người nhận hàng phải thanh toán đầy đủ cước và các chi phí liên quan đến vận tải cho người
kinh doanh vận tải theo chứng từ vận tải.
Người nhận hàng có quyền yêu cầu người kinh doanh vận tải thanh toán chi phí phát sinh do giao
hàng chậm. Nếu người kinh doanh vận tải phải chịu trách nhiệm về tổn thất do việc giao trả hàng chậm
không phải là làm mất mát hay hư hỏng đối với hàng hóa đó thì trách nhiệm của người kinh doanh vận
tải được giới hạn trong số tiền không vượt quá số tiền tương đương với tiền cước vận chuyển theo hợp
đồng vận tải.
Người nhận hàng có quyền yêu cầu hoặc thông báo cho người thuê vận tải để yêu cầu người
kinh doanh vận tải bồi thường thiệt hại do mất mát, hư hỏng hàng hóa. Người kinh doanh vận tải không
chịu trách nhiệm về tổn thất do mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa hoặc do việc giao trả hàng chậm gây nên
và được coi là đã giao trả hàng hóa đủ và đúng như ghi trong chứng từ vận tải cho người nhận hàng, nếu
người nhận hàng không thông báo bằng văn bản cho người kinh doanh vận tải về các mất mát, hư hỏng
hàng hóa chậm nhất là một ngày tính từ ngày nhận hàng. Trường hợp hàng hóa bị mất mát, hư hỏng
không thể phát hiện từ bên ngoài, thì người nhận hàng phải thông báo bằng văn bản cho người kinh
doanh vận tải trong vòng 06 ngày (kể cả ngày lễ và ngày nghỉ), sau ngày hàng hóa đã được giao trả cho
người nhận hàng. Trường hợp hàng hóa đã được giám định theo yêu cầu của người nhận hàng hoặc người
kinh doanh vận tải trước khi giao trả hàng, thì không cần thông báo bằng văn bản.
Người nhận có quyền yêu cầu giám định hàng hóa khi cần thiết. Người kinh doanh vận tải phải
chịu trách nhiệm thanh toán chi phí giám định, ngay cả khi người nhận hàng yêu cầu giám định, nếu
không chứng minh được rằng hàng hóa bị mất mát, hư hỏng ngoài phạm vi trách nhiệm của mình. Trong
các trường hợp khác người yêu cầu giám định phải thanh toán chi phí giám định.

34
2. Nghĩa vụ của người nhận hàng
- Căn cứ Khoản 2, Điều 75, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định nghĩa vụ của người nhận
hàng:
Người nhận hàng có nghĩa vụ nhận hàng hóa đúng thời gian, địa điểm đã thỏa thuận; xuất trình
giấy vận chuyển và giấy tờ tùy thân cho người kinh doanh vận tải trước khi nhận hàng hóa.
Người nhận hàng không đến nhận hàng hoặc từ chối nhận hàng hoặc trì hoãn việc dỡ hàng quá
thời hạn quy định của hợp đồng hoặc quy định của pháp luật, thì người kinh doanh vận tải đa phương
thức có quyền dỡ hàng, ký gửi vào nơi an toàn, xử lý và thông báo cho người gửi hàng biết. Đối với hàng
hóa mau hỏng, người kinh doanh vận tải đa phương thức có quyền xử lý ngay. Mọi chi phí và tổn thất
phát sinh do người nhận hàng chịu trách nhiệm.
Sau 90 ngày tính từ ngày phải nhận hàng theo hợp đồng vận tải đa phương thức, nếu không có người đến
nhận hàng ký gửi thì người kinh doanh kho bãi có quyền bán đấu giá hàng hóa. Tiền bán đấu giá hàng
hóa sau khi trừ chi phí hợp lý của các bên liên quan, số còn lại nộp vào ngân sách nhà nước.
Người nhận hàng có nghĩa vụ thanh toán chi phí phát sinh do nhận hàng chậm. Người nhận hàng
phải thanh toán đầy đủ cước và các chi phí khác liên quan đến vận tải cho người kinh doanh vận tải đa
phương thức theo chứng từ vận tải.
Nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức không được thanh toán các khoản tiền theo quy
định trong hợp đồng vận tải đa phương thức thì có quyền lưu giữ hàng hóa và thông báo bằng văn bản
cho người nhận hàng. Sau 60 ngày kể từ ngày thông báo mà người kinh doanh vận tải đa phương thức
vẫn không được thanh toán đầy đủ các khoản tiền nói trên thì có quyền ký hợp đồng ủy quyền bán đấu
giá hàng hóa đang lưu giữ. Tiền bán đấu giá hàng hóa đó được xử lý theo quy định hiện hành.
IV, Cơ sở pháp lý cho hoạt động vận tải bằng đường bộ xuyên biên giới (Việt –

Trung, Việt – Lào, Việt Nam – Campuchia):

4.1 Việt-Trung

4.1.1 Phạm vi hoạt động của vận tải hàng hóa:

Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 119/2021/NĐ-CP


- Đối với vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc, phương tiện hoạt động theo các tuyến
đường và cửa khẩu ghi trong Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.
- phương tiện không được phép vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách giữa 2 điểm trong lãnh thổ của 1
quốc gia thành viên khác; không được phép vận chuyển hàng hóa giữa các điểm trong lãnh thổ của quốc
gia quá cảnh

4.1.2:Thủ tục cấp giấy phép:

B1: Tổ chức, cá nhân, đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
phép. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra
B2:Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan có thẩm
quyền thực hiện cấp giấy phép theo Mẫu số 06 Phụ lục III của Nghị định 119/2021/NĐ-CP

B3:Việc trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc qua đường
bưu chính hoặc hình thức trực tuyến theo quy định

ÁP DỤNG
PHÂN
LOẠI

35
Cấp cho phương tiện vận tải hàng hóa có hiệu lực một lần đi và về trong năm, áp dụng
Loại C
cho phương tiện vận tải trên các tuyến giữa khu vực biên giới của hai nước.

Cấp cho phương tiện vận tải hàng nguy hiểm và hàng siêu trường, siêu trọng, có hiệu lực
Loại D
một lần đi và về trong năm

Cấp cho phương tiện vận tải hàng hóa, có hiệu lực một lần đi và về trong năm, áp dụng
Loại G
cho phương tiện vận tải trên các tuyến vào sâu trong lãnh thổ của hai nước.

. Thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc loại
A, B, C, E, F, G cho phương tiện của Việt Nam đối với phương tiện thương mại gồm:
-Giấy đề nghị cấp, cấp lại giấy phép theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định
119/2021/NĐ-CP;
-Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô hoặc bản sao giấy hẹn nhận Giấy chứng nhận đăng ký
xe ô tô của cơ quan cấp đăng ký hoặc bản sao từ sổ gốc của Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô.
-Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải phải xuất
trình thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản với tổ
chức, cá nhân hoặc hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã hoặc hợp đồng hợp tác kinh
doanh.
4.1.3.thủ tục đối với phương tiện và người lái.
Đối với phương tiện của Việt Nam
Do cơ quan quản lý có thẩm quyền của Trung Quốc cấp
DN, HTX đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy giới thiệu với cơ quan có thẩm quyền
của Trung Quốc
Hồ sơ đề nghị cấp giấy giới thiệu bao gồm: Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục VII của
Thông tư này, Giấy phép vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng hoặc hàng nguy hiểm của cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam cấp (bản sao chụp)
Sau khi có giấy giới thiệu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam DN, HTX mới lập hồ sơ đề nghị
cấp giấy phép vận tải loại D và nộp cho cơ quan quản lý có thẩm quyền của Trung Quốc để xin cấp giấy
phép vận tải loại D
Đối với phương tiện của Trung Quốc
-Đơn xin cấp giấy phép vận tải loại D theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII của Thông tư
23/2012/TT-BGTVT
-Giấy giới thiệu của cơ quan có thẩm quyền của phía Trung Quốc
-Giấy phép vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng hoặc hàng nguy hiểm của cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam cấp (bản sao chụp
-Giấy phép vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng hoặc hàng nguy hiểm của cơ quan có thẩm
quyền của Trung Quốc cấp
-Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
-Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba còn giá trị trên lãnh thổ Việt
Nam
4.2.Viet-Lao

Cơ sở pháp lý cho hoạt động vận tải đường bộ: Việt - Lào
 Phạm vi hoạt động của vận tải hàng hóa:
- Tuyến vận tải hành khách tuyến cố định liên vận Việt – Lào phải xuất phát và kết thúc trên lãnh thổ
Việt Nam tại bến xe khách từ loại 01 đến loại 04 hoặc bến xe loại 05 thuộc địa bàn huyện nghèo theo
quy định của Chính phủ.

36
- Phương tiện khai thác tuyến vận tải hành khách cố định giữa Việt Nam và Lào phải có lệnh vận
chuyển. Lệnh vận chuyển cấp cho từng chuyến xe lượt đi và lượt về (trường hợp chuyến xe thực hiện
trong nhiều ngày), cấp hàng ngày (trường hợp trong ngày thực hiện nhiều chuyến).
- Trình tự và thủ tục cấp,cấp lại giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam – Lào
a, Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam - Lào
Bước 1: Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa
Việt Nam và Lào đến một trong các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nêu tại khoản 3 Điều 23 Nghị
định 119/2021/NĐ-CP theo một trong các hình thức sau: trực tiếp, trực tuyến, đường bưu chính.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại
cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc qua đường bưu chính, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cập nhật thông
tin hồ sơ vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan có
thẩm quyền cấp giấy phép thực hiện cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Lào theo
Mẫu số 03 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 119/2021/NĐ-CP.
Bước 4: Việc trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc qua đường
bưu chính hoặc hình thức trực tuyến theo quy định.
b, Giấy phép liên vận giữa Việt Nam - Lào
Bước 1 : Tổ chức, cá nhân, đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp
giấy phép
Bước 2 :Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan có
thẩm quyền cấp giấy phép thực hiện cấp Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào theo Mẫu số 06 Phụ
lục IV của Nghị định này.
Bước 3: Việc trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc qua đường
bưu chính hoặc hình thức trực tuyến theo quy định
 Thủ tục đối với phương tiện và người lái

37
- 15 cặp cửa khẩu:

38
4.3. Việt – Campuchia

 Phạm vi hoạt động của vận tải hàng hóa:

- Phạm vi hoạt động: các phương tiện được phép hoạt động tại các tỉnh, thành phố của Bên ký kết kia
và qua lại các cặp cửa khẩu theo quy định Điều 3 Thông tư 39/2015/TT-BGTVT (được sửa đổi, bổ
sung bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 47/2019/TT-BGTVT).
- Phương tiện không được phép vận tải hàng hóa hoặc hành khách giữa hai điểm trong lãnh thổ của
Bên ký kết kia (trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết kia cho phép).

39
40
41

You might also like