You are on page 1of 5

Tiểu luận

Chính sách TMQT xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang EU
III. Các biện pháp quản lý nhập khẩu
1. Thuế quan:
- Là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu hay nhập
khẩu của mỗi quốc gia.
❖ Thuế nhập khẩu:
- Là thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng nhập khẩu, theo đó
người mua trong nước phải trả cho hàng nhập khẩu một
khoản tiền lớn hơn mức mà người xuất khẩu ngoại quốc
nhận được.

Thuế nhập khẩu = Giá trị hàng hóa nhập khẩu x Thuế suất

Trong đó:
+ Giá trị hàng hóa nhập khẩu bao gồm: tiền hàng, chi
phí đóng gói, chi phí để làm thủ tục xuất khẩu, nộp
thuế xuất khẩu (nếu có), chi phí để lập bộ chứng từ
xuất khẩu, cước vận tải đến cảng và phí bảo hiểm.
+ Thuế suất phụ thuộc vào loại hàng và xuất xứ của
hàng nhập khẩu
- Tại Việt Nam, có ba loại thuế suất tùy theo đối tác thương mại đó là:
+ Thuế suất ưu đãi: áp dụng với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ
từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ thực hiện MFN
(Nguyên tắc tối huệ quốc) trong quan hệ thương mại với Việt
Nam.
+ Thuế suất ưu đãi đặc biệt: áp dụng với hàng hóa nhập khẩu có
xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu
đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam.
+ Thuế suất thông thường: áp dụng với hàng hóa nhập khẩu có
xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực
hiện MFN và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập
khẩu với Việt Nam.
- Biện pháp áp dụng thuế quan có những tác động tích cực như:
+ Bảo hộ thị trường nội địa: Các doanh nghiệp sản xuất hồ tiêu
nội địa có thể cạnh tranh về giá với hàng nhập khẩu khi Nhà
nước đánh thuế vào hàng nhập khẩu. Điều này đã giúp các
doanh nghiệp nội địa có thể tăng doanh số, lợi nhuận và việc
làm.
+ Tăng doanh thu cho ngân sách Nhà nước: Thuế nhập khẩu là
một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước
với chi phí thu thuế thấp hơn nhiều hình thức thu thuế gián thu
khác do dễ kiểm soát và tính toán được chính xác lượng hàng
hóa khi đi qua lãnh thổ hải quan.
- Tuy nhiên, cũng có các tác động khác như hạn chế tiêu dùng trong
nước, hạn chế lượng hàng nhập khẩu, kích thích đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài,...
2. Phi thuế quan:
Các biện pháp hạn chế định lượng là những quy định của nhà nước về số
lượng hay giá trị hàng hóa được xuất đi hay nhập về từ một thị trường nào
đó. Gồm có 4 biện pháp chính:
a) Hạn ngạch (Quota):
- Là quy định của Nhà nước về số lượng hoặc giá trị hàng hóa
cao nhất được phép nhập khẩu trong một thời gian nhất định.
- Nhằm đảm bảo cam kết giữa các chính phủ, dự đoán trước
lượng hàng nhập khẩu vào thị trường nội địa, bảo hộ sản xuất
trong nước, hướng dẫn tiêu dùng và tiết kiệm ngoại tệ.
b) Hạn ngạch thuế quan (Tariff Quota):
- Là chế độ trong đó quy định sẽ áp dụng một mức thuế bằng 0
hoặc thấp đối với những hàng hóa được nhập khẩu theo đúng số
lượng quy định.
- Để đảm bảo mở cửa thị trường ở mức độ nhất định, hạn ngạch
thuế quan cho phép sử dụng hai mức thuế suất: một mức thấp
cho khối lượng trong hạn ngạch, mức thứ hai cao hơn cho nhập
khẩu ngoài hạn ngạch. Áp dụng mức thuế cao để bảo hộ các
nhà sản xuất trong nước khi hàng hóa nhập khẩu vượt quá số
lượng quy định.
c) Cấp giấy phép nhập khẩu (Import Licensing Procedures)
- Đây được coi là thủ tục hành chính quy định rằng việc kinh
doanh nhập khẩu phải được Nhà nước cho phép bằng cách cấp
cho nhà nhập khẩu giấy phép kinh doanh.
- Có 2 loại giấy phép nhập khẩu:
+ Cấp giấy phép nhập khẩu tự động: loại giấy phép này
nhằm mục đích phục vụ cho công tác thống kê của nhà
nước để quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và sẽ được xét
duyệt và cấp ngay lập tức cho doanh nghiệp.
+ Cấp giấy phép nhập khẩu không tự động: Doanh nghiệp
phải xin cấp và đáp ứng đủ các điều kiện nhất định.
d) Cấm nhập khẩu ( Import Prohibitions):
- Là biện pháp quản lý của Nhà nước trong đó Nhà nước cấm
nhập khẩu những mặt hàng nhất định vào thị trường nội địa.
- Có 2 hình thức cấm:
+ Cấm theo mặt hàng (VD: ma túy, các chất độc hại, văn
hóa phẩm đồi trụy,...)
+ Cấm theo thị trường (VD: cấm nhập khẩu gia cầm từ các
nước đang bị dịch cúm gia cầm,...)
- Nhằm bảo vệ An ninh quốc gia, bảo vệ đạo đức xã hội, bảo vệ
sức khỏe con người, động thực vật, bảo hộ sản xuất trong nước.
V. Đề xuất giải pháp phát triển mặt hàng hồ tiêu của Việt Nam ở EU
1. Chính sách đẩy mạnh sản xuất mặt hàng hồ tiêu theo hướng chất lượng
cao:
- Ưu tiên đầu tư đổi mới và nâng cao các trang thiết bị công nghệ sản
xuất và chất lượng máy móc đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế.
- Thúc đẩy phát triển mối liên kết giữa các doanh nghiệp cung ứng và
các doanh nghiệp sản xuất.
- Xây dựng và áp dụng những chính sách về tiêu chuẩn môi trường và
vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
- Nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo, các tổ chức chứng nhận đạt
tiêu chuẩn và có các quy định về nhãn hiệu hàng hóa thân thiện với
môi trường.
2. Tăng cường xúc tiến thương mại và tìm kiếm thông tin thị trường:
- Phối hợp với các cấp Trung ương, các Bộ, tham tán thương mại tại
các nước EU nhằm cung cấp và kết nối các doanh nghiệp địa phương
xuất khẩu vào thị trường EU.
- Ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp về
thông tin thương mại EU thông qua phát triển hệ thống thông tin thị
trường, tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, phân tích, dự
báo thị trường và nghiên cứu để tăng hiệu quả chuỗi cung ứng và giá
trị mặt hàng hồ tiêu tại khu vực EU.
- Các doanh nghiệp cần chú trọng đến cả những sự thay đổi trong chính
sách xuất nhập khẩu và các quy định về thủ tục hải quan của các nước
EU.
3. Đưa công nghệ truy xuất nguồn gốc trong các giai đoạn tạo ra sản
phẩm:
Năm 2005, EU đã xác định truy xuất nguồn gốc là quy định bắt buộc cho các
nước thành viên. Vì vậy, các thị trường phát triển rất chú trọng vào việc truy
xuất nguồn gốc, đặc biệt trong ngành thực phẩm.
- Sử dụng công nghệ thông tin và các thiết bị điện tử để giúp cho việc
cập nhật thông tin, quản lý dữ liệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm
được thuận lợi. Nhờ đó, các doanh nghiệp sản xuất có thể đưa thông
tin lên hệ thống từ những khâu đầu của chuỗi sản xuất đến khâu đóng
gói sản phẩm.
- Các doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn hàng, nâng
cao sức cạnh tranh thông qua việc xây dựng kế hoạch dài hạn, tuân
thủ chặt chẽ các quy định về truy xuất nguồn gốc, đồng thời bảo vệ
được thương hiệu để thúc đẩy mặt hàng xuất khẩu sang EU bền vững.

Tóm lại: Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn và sức ép cạnh tranh lớn trên thị
trường EU, một thị trường với những quy định khắt khe về kiểm dịch thực vật,
quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thì Việt Nam cần có chiến lược cụ
thể tiếp cận thị trường EU và đổi mới quy mô sản xuất, chú trọng về chất lượng
cũng như xúc tiến thương mại, phát triển thị trường để có thể thâm nhập sâu hơn
vào thị trường khó tính tại EU.

You might also like