You are on page 1of 11

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ - KINH DOANH


BÁO CÁO CUỐI KỲ


QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

PHÂN TÍCH CÁC BIỆN PHÁP ÁP DỤNG TRONG


CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA
CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hữu Nghĩa

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Trần Như Ngọc


Mã số sinh viên: 20612145
Lớp: 16CXN01
Mã lớp học phần: 010100073001

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 01 NĂM 2022


LỜI MỞ ĐẦU

Thương mại quốc tế là một hình thái phổ biến nhất của quan hệ kinh tế, phản ánh quá
trình hình thành và phát triển của nền kinh tế thế giới trong những thế kỷ vừa qua. Nó
đã trở thành một lĩnh vực quan trọng tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân
công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho các quốc gia. Mỗi quốc gia
khi gia nhập vào thị trường thương mại quốc tế chung ấy đều có những chính sách
thương mại quốc tế khác nhau , phù hợp với những mục tiêu và điều kiện phát triển
của mình. Chính sách thương mại quốc tế là một hệ thống những quan điểm, mục tiêu
nguyên tắc, công cụ và biện pháp thích hợp mà Nhà nước sử dụng để điều chỉnh cá
hoạt động thương mại quốc tế của mỗi quốc gia trong một thời kì nhất định, nhằm đạt
được các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó. Để thực
hiện các mục tiêu của chính sách thương mại quốc tế của mình, mỗi quốc gia sẽ sử
dụng các biện pháp: Thuế quan và phi thuế quan.

Kết cấu đề tài có 3 chương:


+ Chương 1: Cơ sở lý luận về các biện pháp áp dụng trong chính sách thương mại
quốc tế
+ Chương 2: Thực trạng các biện pháp áp dụng trong chính sách thương mại quốc tế
+ Chương 3: Nhận xét.

2
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP ÁP DỤNG TRONG CHÍNH
SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Nhóm biện pháp thuế quan.
1.1. Khái niệm thuế quan: Thuế quan là loại thuế đánh vào hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập
khẩu qua biên giới quốc gia. Lưu ý “ Thuế quan là một loại thuế gián thu, là thuế đánh vào hàng hóa,
thuế mà người tiêu dùng phải chịu. Hiện nay, thuế quan là công cụ minh bạch trong quan hệ mậu
dịch. Giảm thuế quan là biện pháp quan trọng để đẩy nhanh tiến độ hội nhập kinh tế khu vực và thế
giới.”
1.2. Tác dụng của thuế quan: Là công cụ để phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và gây áp
lực đối với các bạn hàng phải nhượng bộ trong đàm phán, điều tiết xuất khẩu và nhập khẩu, bảo hộ
thị trường nội địa, tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
1.3. Phân loại thuế quan:
1.3.1. Mục đích đánh thuế: Thuế quan bảo hộ: bảo hộ các ngành sản xuất trong nước, mức thuế
đánh cao. Thuế quan tài chính: mục tiêu tăng thu cho ngân sách quốc gia, mức thuế thường đánh ở
mức thấp.
1.3.2. Phương thức thu thuế: Thuế quan tính theo giá trị hàng hóa: tỷ lệ phần trăm so với giá trị
hàng hóa xuất nhập khẩu. Thuế quan tính theo số lượng hàng hóa: một lượng tiền nhất định trên một
đơn vị hàng hóa xuất nhập khẩu. Thuế quan hỗn hợp: thuế tính theo số lượng và giá trị.
1.3.3. Đối tượng đánh thuế: Thuế quan xuất khẩu và thuế quan nhập khẩu.
1.4. Biểu thuế quan: Biểu thuế quan là hệ thống các mức thuế quan đối với mỗi mặt hàng xuất khẩu,
nhập khẩu được quy định bởi cơ quan có thẩm quyền của nhà nước về quản lý xuất nhập khẩu đối
với mỗi thời kỳ nhất định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và bối
cảnh phân công lao động quốc tế. Biểu thuế quan có thể được xây dựng dựa trên phương pháp tự định
hoặc phương pháp thương lượng giữa các quốc gia. Có hai biểu thuế quan là biểu thuế quan đơn và
biểu thuế quan kép. Biểu thuế quan đơn là biểu thuế quan trong đó chỉ quy định một mức thuế quan
cho mỗi loại hàng hóa. Biểu thuế quan kép là biểu thuế quan trong đó mỗi loại hàng hóa quy định từ
hai mức thuế trở lên. Những loại hàng hóa có xuất xứ khác nhau sẽ chịu những mức thuế khác nhau.
2. Nhóm biện pháp phi thuế quan:
2.1. Các biện pháp hạn chế số lượng:
2.1.1. Cấm xuất nhập khẩu: Tùy thuộc vào chính sách kinh tế của mỗi nước mà nhà nước đưa ra
danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu. Đây là một biện pháp bảo hộ mậu dịch tuyệt đối . Ở
Việt Nam, danh mục cấm xuất nhập khẩu được quy định trong các văn bản luật sau: Luật thương mại
số 36/2005/QH11 ban hành ngày 14/6/2005, có hiệu lực ngày 01/01/2006, nghị định số 187/2013/NĐ-

3
CP ban hành ngày 20/11/2013 quy định chi tiết thi hành Luật thương mại, có hiệu lực ngày
20/02/2014.ăn kiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Các mặt hàng cấm xuất khẩu khỏi Việt
Nam: vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự; di
vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu Nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
xã hội; gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước; động vật, thực vật hoang dã quý hiếm
và giống vật nuôi, cây trồng quý hiếm... Các mặt hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam: vũ khí, đạn
dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự; văn hóa độc hại; hàng
tiêu dùng đã qua sử dụng; vật tư, phương tiện đã qua sử dụng; hóa chất độc...
2.1.2. Cấp giấy phép xuất nhập khẩu: Hàng hóa xuất nhập khẩu phải được cơ quan có thẩm quyền
cho phép bằng việc cấp giấy phép. Có 2 loại giấy phép: giấy phép tự động, giấy phép không tự động.
2.1.3. Hạn ngạch (quota): Là quy định của nhà nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay
một nhóm hàng được phép xuất khẩu hay nhập khẩu từ một thị trường nhất định trong một thời gian
nhất định (thường là một năm).
2.1.4. “Tự nguyện” hạn chế xuất khẩu: Quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải tự
nguyện hạn chế số lượng hàng hóa xuất khẩu sang nước mình, nếu không họ sẽ áp dụng các biện
pháp trả đũa.
2.2. Các biện pháp tài chính - tiền tệ:
2.2.1. Đặt cọc nhập khẩu (ký quỹ nhập khẩu): Là biện pháp nhà nước nhập khẩu quy định chủ
hàng nhập khẩu phải đặt cọc một khoản tiền cho nhà nước trước khi được cấp giấy phép nhập khẩu.
Mức đặt cọc được tính bằng tỷ lệ so với giá trị lô hàng nhập khẩu, nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ
bảo hộ với mặt hàng nhập khẩu và xuất xứ nhập khẩu của hàng hóa.
2.2.2. Hệ thống thuế nội địa: Bên cạnh thuế xuất nhập khẩu, Nhà nước sử dụng hệ thống thuế nội
địa để điều tiết xuất nhập khẩu (thuế sử dụng tài nguyên, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt…)
2.2.3. Quản lý ngoại hối: Là hình thức nhà nước đòi hỏi mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền
liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện thông qua tổ chức tín dụng được
phép để Nhà nước kiểm soát được các nghiệp vụ thu chi thanh toán ngoại tệ của các doanh nghiệp
kinh doanh xuất nhập khẩu, qua đó điều tiết ngoại thương.
2.2.4. Nâng giá hoặc phá giá nội tệ: Nâng giá nội tệ sẽ khuyến khích nhập khẩu và gây khó khăn
cho xuất khẩu. Phá giá nội tệ sẽ khuyến khích xuất khẩu và gây khó khăn cho nhập khẩu.
2.2.5. Trợ cấp xuất khẩu: Là việc nhà nước dành cho doanh nghiệp xuất khẩu những ưu đãi mà
trong điều kiện thông thường doanh nghiệp không thể có được. Phân loại theo cách thức trợ cấp, có
thể chia trợ cấp xuất khẩu ra làm hai loại: trợ cấp trực tiếp và trợ cấp gián tiếp. Trợ cấp trực tiếp: là
hình thức nhà nước bằng những ưu đãi về tài chính hỗ trợ nhà xuất khẩu trực tiếp giảm chi phí kinh

4
doanh, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới. (TD: trợ lãi suất vay vốn
kinh doanh, trợ giá, bù lỗ xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp bán phá giá để giành thị trường, nhà nước
đảm bảo tín dụng xuất khẩu, nhà nước thực hiện tín dụng xuất khẩu...). Trợ cấp gián tiếp: là hình thức
nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế vĩ mô kết hợp bảo hộ bằng các biện pháp quản lý hành chính
để hỗ trợ xuất khẩu. (VD: giảm hoặc miễn thuế xuất khẩu, giúp các nhà xuất khẩu tìm kiếm thị trường,
đầu tư vào khoa học kỹ thuật...)
2.2.6. Bán phá giá: Là bán sản phẩm ra nước ngoài với giá thấp hơn giá thành sản xuất hoặc giá cả
tại thị trường nội địa.
2.3. Biện pháp kỹ thuật (Hàng rào kỹ thuật – Technical Barriers to Trade TBT ): Các nước đưa
ra yêu cầu đối với hàng nhập khẩu phải tuân thủ các tiêu chuẩn bắt buộc (quy cách, mẫu mã, chất
lượng, vệ sinh thú y, môi trường, an toàn lao động…).
2.4. Hiệp định mậu dịch: Hiệp định mậu dịch là văn bản thỏa thuận giữa hai hay nhiều nước về các
vấn đề thương mại. Đây là công cụ thực hiện mậu dịch quốc tế có tính chất điều tiết hoạt động theo
nguyên tắc cùng thúc đẩy–phát triển thương mại đồng thời có thể bảo đảm về lợi ích quốc gia.
3. Đặc điểm chính sách thương mại quốc tế của các nước trên thế giới:
3.1. Đặc điểm chính sách thương mại quốc tế của các nước phát triển: Giảm vai trò của thuế
quan truyền thống đồng thời tăng cường vai trò của các biện pháp phi thuế quan nhằm tiến tới mục
tiêu siêu bảo hộ mậu dịch. Trong hệ thống thuế quan truyền thống, giảm mạnh vai trò của thuế quan
xuất khẩu để nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu bành trướng lợi ích quốc gia ra nước ngoài đồng
thời vẫn duy trì chế độ thuế quan bảo hộ, tuy nhiên mức độ và số lượng áp dụng có xu hướng giảm
dần. Tăng cường tự do hóa mậu dịch trong nội bộ các nước phát triển, tự do hóa mậu dịch đối với
thành phẩm, bán thành phẩm công nghiệp. Tăng cường bảo hộ mậu dịch trong quan hệ buôn bán với
các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi, tăng cường bảo hộ mậu dịch đối với
hàng nông sản, tăng cường bảo hộ mậu dịch tập thể quốc tế thông qua các hiệp định thương mại
thương lượng lẫn nhau song phương và đa phương.
3.2. Đặc điểm chính sách thương mại quốc tế của các nước đang phát triển: Coi trọng các biện
pháp thuế quan hơn các biện pháp phi thuế quan để đạt tới mục tiêu và chính sách. Trong mục tiêu,
coi trọng thay thế nhập khẩu hơn khuyến khích xuất khẩu. Mang tính thụ động và chắp vá (phân tán,
manh mún do không có nguồn hàng chủ lực). Thể hiện tính kém liên kết trong việc phối hợp chính
sách thương mại quốc tế của các nước đang phát triển với nhau do thực lực kém và sự chi phối của
các nước mạnh.

5
CHƯƠNG 2. CÁC BIỆN PHÁP ÁP DỤNG TRONG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC
TẾ CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.
1. Các biện pháp áp dụng trong chính sách thương mại quốc tế của các nước trên thế giới:
1.1. Biện pháp đối với hoạt động xuất nhập khẩu: Việt Nam tập trung định hướng các hoạt động
xuất nhập khẩu phù hợp với mụctiêu phát triển bền vững, khuyến khích và tạo điều kiện cho các mặt
hàng xuất khẩu thân thiện với môi trường. Khuyến khích nhập khẩu các công nghệ phục vụ cho quá
trình phát triển các ngành công nghiệp phù hợp với phát triển bền vững, chẳng hạn như điện gió và
năng lượng mặt trời
1.2. Kí kết các hiệp định thương mại: Mở rộng giao thương thông qua con đường ký kết các hiệp
định thương mại tựdo song phương, đa phương. Tham gia 3 hiệp định FTA gồm: hiệp định khu vực
tựdo ASEAN, hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc, hiệp định thươngmại tự do ASEAN
- Hàn Quốc… Việt Nam cam kết thực hiện cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung CEPT của các nước
ASEAN tiến tới cắt bỏ thuế quan hoàn toàn quy định tại thông tư 45/2005/TT - BCT ngày 6/6/2005của
Bộ Tài Chính, dỡ bỏ hạn ngạch dệt may vào Hoa Kì… trong chính sách thươngmại của Việt Nam thì
các hàng rào phi thuế quan sẽ dần được loại bỏ như quota hạn ngạch, giấy phép. Tuy nhiên, Việt Nam
vẫn duy trì danh mục một số mặt hàng cấmxuất nhập khẩu và một số mặt hàng hạn chế xuất nhập
khẩu.Việt Nam cam kết sẽ miễn giảm thuế xuất, nhập khẩu trên cơ sở không phân biệt đối xử và sẽ
không gắn việc miễn giảm thuế với yêu cầu về xuất khẩu hay nội địa hóa, giảm mức thuế nhập khẩu
bình quân từ 17,4% xuống còn 13,4 % trong 5 - 7năm tới. Trong đó, mức thuế nhập khẩu nông sản
giảm từ 23,4% xuống còn 20,9%, mức thuế nhập khẩu hàng công nghiệp giảm từ 16,8% xuống còn
12,6%.
1.3.. Các biện pháp về thuế quan và hàng rào phi thuế quan: Chuyển việc cấm xuất khẩu một số
mặt hàng hiện nay sang áp dụng điều chỉnh bằng thuế xuất khẩu, tiếp tục giảm và thu hẹp dần mặt
hàng chịu thuế xuất khẩu. Mở rộng diện các nhóm hàng hoá dịch vụ xuất khẩu được hưởng thuế suất
thuếGTGT 0% nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu tăng độ mở của nền kinh tế tạo điềukiện để nước ta
mở rộng và phát triển thị trường ở nước ngoài. Ngoài ra chúng ta còn dỡ bỏ hạn ngạch đối với một
số mặt hàng, không áp dụnghạn ngạch thuế quan với những hàng hoá nhập khẩu thoả mãn các điều
kiện được hưởng thuế suất CEPT theo quy định tại thông tư 45/2005/TT - BCT ngày 6/6/2005của Bộ
Tài Chính, dỡ bỏ hạn ngạch dệt may vào Hoa Kì… trong chính sách thươngmại của Việt Nam thì các
hàng rào phi thuế quan sẽ dần được loại bỏ như quota hạn ngạch, giấy phép. Tuy nhiên, Việt Nam
vẫn duy trì danh mục một số mặt hàng cấm xuất nhập khẩu và một số mặt hàng hạn chế xuất nhập
khẩu.Việt Nam cam kết sẽ miễn giảm thuế xuất, nhập khẩu trên cơ sở không phân biệt đối xử và sẽ
không gắn việc miễn giảm thuế với yêu cầu về xuất khẩu hay nội địa hóa, giảm mức thuế nhập khẩu

6
bình quân từ 17,4% xuống còn 13,4 % trong 5 - 7năm tới. Trong đó, mức thuế nhập khẩu nông sản
giảm từ 23,4% xuống còn 20,9%,mức thuế nhập khẩu hàng công nghiệp giảm từ 16,8% xuống còn
12,6%.
1.4 Đối với hàng nhập khẩu: Việt Nam có quy định những mặt hàng cấm nhập khẩu trong công
nghiệp quyđịnh này phù hợp với thông lệ quốc tế và các quy định của GATT. Áp dụng hạn ngạch đối
với một số mặt hàng công nghiệp việc sử dụng hạn ngạch cho phép nhập khẩu với một lượng nhất
định cho từng khoảng thời gian nhất định. Các mặt hàng công nghiệp nhập khẩu thường được áp dụng
hạn ngạch là:xăng dầu, linh kiện lắp ráp ô tô, xe máy… Việt Nam vẫn bảo lưu hạn ngạch thuếquan
với đường, trứng, gia cầm, thuốc lá và muối. Đối với các mặt hàng này mức thuế hiện hành là trứng
40%; đường thô 25%, đường tinh 40%; thuốc lá 30%; muối 30%.Cấp giấy phép để nhập khẩu: một
số mặt hàng công nghiệp khi nhập khẩu phảithực hiện việc xin cấp giấy phép như ô tô xe máy, sắt
thép, sản xuất giấy viết giáy in, xi măng… Bộ Thương Mại là cơ quan thay mặt nhà nước xét duyệt
cấp giấyphép này. Quy định đầu mối xuất nhập khẩu: cơ chế thị trường hiện nay cho phép xuấtnhập
khẩu rộng rãi hơn nhưng Nhà nước quy định đầu mối xuất nhập khẩu. Ngoài các mặt hàng cam kết
trong BTA, hiện nay nhà nước vẫn quy định doanh nghiệpNhà nước được phép xuất nhập khẩu như
than rượu dược phẩm vât tư và thiết bị hàng không.
2. Các biện pháp áp dụng chính sách thương mại của Trung Quốc:
2.1. Nhóm biện pháp thuế quan: Trung Quốc áp thuế lên hầu hết hàng hóa nhập khẩu, chủ yếu là
thuế giá trị. Mức thuế này được tính theo tổng giá trị giao dịch của hàng hóa, bao gồm phí đóng gói,
cước vận tải, đóng bảo hiểm và các phí dịch vụ khác phát sinh trước khi dỡ hàng tại điểm đến. Nhiều
mức thuế đã được giảm bớt kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO. Mức thuế bình quân giảm từ 15.3%
năm 2000 xuống còn 9.3% năm 2017.
2.2. Nhóm các biện pháp phi thuế quan: Trung Quốc phân hàng nhập khẩu làm ba loại: bị cấm, bị
hạn chế, và được phép nhập khẩu. Một số loại hàng hóa nhất định (ví dụ: chất độc, rác thải) bị cấm
nhập khẩu, còn những hàng hóa trong danh mục hạn chế nhập khẩu thì yêu cầu hạn ngạch hoặc giấy
phép. Hầu hết hàng hóa đều nằm trong danh mục được cho phép. Người nhập khẩu được tự do quyết
định thời gian và số lượng hàng hóa. MOFCOM đã áp dụng Hệ thống Cấp phép tự động (Automatic
Licensing System) để giám sát nhập khẩu một số hàng hóa (ví dụ: máy móc, đồ điện tử). Hàng hóa
khi nhập khẩu vào Trung Quốc cần xin giấy phép nhập khẩu. Đơn đăng ký hoặc xin cấp phép nhập
khẩu thường được gửi đến MOFCOM hoặc các đơn vị địa phương có thẩm quyền. Với một số loại
hàng hóa (ví dụ: máy móc, đồ điện tử), giấy phép sẽ được cấp tự động đến tất cả người đăng ký, và
chỉ được sử dụng để theo dõi quá trình nhập khẩu chính xác hơn. Các hàng hóa khác không được cấp
phép tự động. Một số giấy phép không tự động được sử dụng để kiểm soát quy trình nhập khẩu các

7
mặt hàng nguy hiểm và thực thi hạn ngạch thuế quan (ví dụ: thuế hai giai đoạn (two-stage tariff), cho
phép áp dụng mức thuế thấp hơn khi nhập khẩu một số lượng hàng hóa nhất định ban đầu).
3.Các biện pháp áp dụng trong chính sách thương mại quốc tế tại Mỹ:
3.1. Nhóm các biện pháp thuế quan: Biểu thuế quan của Mỹ được chia làm 2 cột tương ứng với 2
nhóm nước.
CỘT 1: thuế quan tối huệ quốc, được áp dụng đối với những nước có quan hệ thương mại bình thường
với Mỹ với mức thuế được chia làm 2 loại:
Thuế quan thông thường: được áp dụng đối với những nước là thành viên của WTO và đã ký hiệp
định thương với Mỹ. Và thuế quan ưu đãi là mức thuế quan thấp dành cho các nước đã ký hiệp định
thương mại tự do với Mỹ. Các nước kém phát triển được hưởng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (
GSP )
CỘT 2: Thuế quan không tối huệ quốc: Được áp dụng với những nước chưa có thỏa thuận về quan
hệ thương mại bình thường với Mỹ và những nước bị cấm bạn với mức thuế quan cao gấp hàng chục
lần so với mức thuế quan tối huệ quốc. Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP): Được áp dụng đối
với những nước kém phát triển một cách đơn phương và không kèm theo các điều kiện ràng buộc.
Điều kiện đối với hàng hóa được vận chuyển thằng từ nước được hưởng GSP đến lãnh thổ hải quan.
Cụ thể là những hàng dóa đó không được phép bốc dỡ và sử dụng dọc đường. Điều kiện về xuất xứ
hàng hóa trong đó quy định tỷ trọng giá trị nguyên liệu đầu vào và các chi phí sản xuất trực tiếp khác
được hưởng GSP phải lớn hơn hoặc bằng 35% giá trị hàng hóa khi đưa vào lãnh thổ hải quan. Trong
điều kiện này, Mỹ áp dụng quy tắc xuất xứ gộp. Hàng hóa được sản xuất đáp ứng được các quy định
theo tiêu chuẩn của Mỹ. Nhóm các nước không được hưởng GSP là các nước theo chế độ cộng sản
trừ các nước là thành viên của vWTO, IMF và các nước không bị chế độ cộng sản khống chế, các
nước quốc hữu hóa tài sản, các nước không giành cho người lao động chế độ đãi ngộ được quốc tế
thừa nhận, các nước thuộc tổ chức OPEC và các tổ chức quốc tế khác không tự nguyện cung ứng
hàng hóa thiết yếu và thực hiện việc tăng giá một cách bất thường làm gián đoạn các hoạt động của
nền kinh tế thế giới, các nước không chịu thi hành trách nhiệm và nhiệm vụ theo sự phán quyết của
trọng tài quốc tế trong các vụ kiện quốc tế mà Mỹ là bên thắng kiện. Hàng năm các cơ quan TM của
Mỹ tiến hành đánh giá điều kiện áp dụng GSP đối với các nước kém phát triển, nếu nước được hưởng
được đánh giá là có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường thì sẽ không tiếp tục được hưởng GSP
nữa. Nước Mỹ có thể đơn phương hủy bỏ chế độ GSP với 1 nước cụ thể tùy theo điều kiện sản xuất
trong nước.
3.2. Nhóm các biện pháp phi thuế quan: Hạn ngạch của Mỹ chia làm 2 loại là:

8
- Hạn ngạch tuyệt đối: quy định phần hàng hóa vượt quá mứ hạn ngạch sẽ không được phép đưa vào
lãnh thổ hải quan Mỹ và bên xuất khẩu phải thuê kho hải quan chờ hạn ngạch năm sau hoặc tái xuất
khẩu.
- Hạn ngạch thuế quan: trong quy định của hạn ngạch này phần hàng hóa vượt quá mức hạn ngạch
cho phép vẫn có thể được đưa vào hải quan nhưng phải chịu mức thuế NK cao hơn so với phần hàng
hóa trong hạn ngạch. ( thường cao hơn 10 lần).
3.3. Biện pháp kĩ thuật:
- Quy định về an toàn và đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Đặc biệt là nhóm hàng công cộng bắt
buộc nước xuất khẩu phải thực hiện đầy đủ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn của hệ thống HACCP.
- Mỹ áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế đối với các nhà sản xuất xử dụng lao động theo độ tuổi được
phép đảm bảo quyền lợi và chế độ bồi thường cho người lao động và cho phép họ thực hiện quyền tự
do hội họp và tham gia vào cá hiệp hội khác nhau.
- Quy định về bảo vệ môi trường dựa theo tiêu chuẩn ISO 19000. Trong đó các nhà sản xuất phải tuân
thủ các yêu cầu về thực hiện trách nhiệm xử lý môi trường và việc sử dụng nguyên liệu không làm
mất cân bằng sinh thái và các sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo đạt các tính chất không gây ô nhiễm
môi trường.
- Quy định về tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa được áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9000. Đây cũng
không phải là tiêu chuẩn bắt buộc đối với hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ.
CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT
1. Đối với biện pháp thuế quan: Sau khi trình bày các biện pháp thuế quan của các nước như Việt
Nam, Trung Quốc, Mỹ ở chương 2 và tự tìm hiểu thêm thì theo tôi các nước thành viên WTO phải
thống nhất thực hiện những nguyên tắc cơ bản nhằm xóa bỏ hoặc giảm bớt những rào cản của thương
mại quốc tế. nên là các nước phát triển họ cũng nới lỏng hơn vấn đề thuế quan đối với các nước đang
phát triển và chậm phát triển.
2. Đối với biện pháp phi thuế quan: Trong khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ dần thì các nước lại
gia tăng rào cản phi thuế quan, đặc biệt là hàng rào kỹ thuật, chống trợ cấp, chống phá giá và tự vệ.
Việc các nước đặt ra TBT khắt khe đã đặt ra khá nhiều thách thức đối với xuất khẩu của Việt Nam.
Thống kê cho thấy, mỗi năm Việt Nam thiệt hại hơn 14 triệu USD, do hàng XK bị trả lại. Vụ kiện
chống phá giá cá basa XK vào thị trường Mỹ kéo dài 17 năm với 14 lần rà soát thuế. Trong giai đoạn
2002-2007, Việt Nam liên tục bị áp mức thuế chống phá giá chung ở mức 63,88% và mức thuế áp
cho bị đơn tự nguyện ở mức 47,02% (giai đoạn 2002-2005), đã khiến cho hoạt động xuất khẩu cá
basa của Việt Nam lao đao, giá cá giảm mạnh, nhiều hộ dân bỏ nuôi cá basa.

9
3. Biện pháp kỹ thuật là biện pháp tinh vi:Trong thương mại quốc tế, các biện pháp kĩ thuật thực
chất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc
quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó
(sau đây gọi chung là các biện pháp kỹ thuật - biện pháp TBT). Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên
tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường,
an ninh... Vì vậy, mỗi nước thành viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ
thuật riêng đối với hàng hoá của mình và hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp
kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được sử dụng
vì mục tiêu bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hoá nước
ngoài vào thị trường nước nhập khẩu. Ví dụ về hàng rào kỹ thuật của Trung Quốc đối với Việt Nam:
Trung Quốc đã ban hành lệnh 249 về các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu và
lệnh 248 ban hành quy định về quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập
khẩu vào Trung Quốc. Hai lệnh này sẽ có hiệu lực thi hành kể từ đầu năm 2022.
KẾT LUẬN
Bài tiểu luận trên đây giúp chúng ta có cái nhìn khái quát hơn phần nào những biện pháp của chính
sách thương mại quốc tế và tác động của nó đối với mỗi quốc gia.Có thể nói, không một nước nào
trên thế giới lại từ bỏ việc áp dụng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan - những những để bảo
hộ sản xuất trong nước hay để đạt được một số mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định. Theo quy định
của WTO, các nước sẽ phải dần dần xóa bỏ một số hàng rào phi thuế, đặc biệt là các biện pháp hạn
chế định lượng. Tuy nhiên, cùng với tiến trình đó, việc tạo ra và sử dụng các biện pháp phi thuế mới
tinh vi hơn cũng như các biện pháp thuế quan mới đối với các mặt hàng xuất - nhập khẩu là điều
không thể tránh khỏi. Trong quá trình mở cửa, hội nhập Việt Nam càng cần phải hiểu rõ các biện
pháp thuế quan cũng như phi thuế quan hơn để vừa đẩy mạnh được xuất khẩu, vừa bảo hộ hiệu quả
các ngành sản xuất non trẻ trong nước.

10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Thương mại quốc tế, ĐH Kinh tế quốc dân – PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn.
2. Thư viện Pháp luật Việt Nam.
3. Tiểu luận “Các công cụ của chính sách thương mại” Học viện Ngoại Giao, Hà Nội 2020
4. Tiểu luận “Tính hai mặt của toàn cầu hóa kinh tế” Trường Đại học Ngoại thương, Hồ Chí Minh
14 tháng 8 năm 2018
5. Vtv.vn. “Thương mại quốc tế Trung Quốc đạt nhiều thành tích ấn tượng”.
6. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, “ Hệ thống ngắn gọn về WTO và các cam kết gia
nhập của Việt Nam.”
7. Tapchitaichinh.vn
8. Luatminhkhue.vn
9. Dhtn.hatinh.gov.vn

11

You might also like