You are on page 1of 3

1.

Khái niệm xuất khẩu


Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó không phải là hành vi bán
hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu
lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng
bước nâng cao mức sống của nhân dân. Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu
quả đột biến.
Trong tính toán tổng cầu, xuất khẩu được coi là nhu cầu từ bên ngoài (ngoại nhu).
Mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập
khẩu và tổng thu nhập quốc dân. Đối với những nền kinh tế mà cầu nội địa yếu, thì xuất
khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế, nhiều nước đang phát
triển theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu.

2. Các hình thức xuất khẩu


Xuất khẩu trực tiếp: việc xuất khẩu các loại hàng hóa và dịch vị do chính doanh
nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng nước
ngoài thông qua các tổ chức của mình.
Xuất khẩu ủy thác: là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị XNK đóng vai trò là người
trung gian thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu, tiến hành làm các
thủ tục cần thiết để xuất khẩu do đó nhà sản xuất và qua đó được hưởng một số tiền nhất
định gọi là phí uỷ thác.
Buôn bán đối lưu (Counter - trade): là một trong những phương thức giao dịch xuất
khẩu trong xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán hàng đồng thời là người
mua, lượng trao đổi với nhau có giá trị tương đương. Trong phương thức xuất khẩu này 3
mục tiêu là thu về một lượng hàng hoá có giá trị tương đương. Vì đặc điểm này mà phương
thức này còn có tên gọi khác như xuất nhập khẩu liên kết, hay hàng đổi hàng.
Xuất khẩu hàng hóa theo nghị định thư: là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thường là
để gán nợ) được ký kết theo nghị định thư giữa hai Chính phủ. Đây là một trong những hình
thức xuất khẩu mà doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí trong việc nghiên cứu thị
trường: tìm kiếm bạn hàng, mặt khách không có sự rủi ro trong thanh toán. Hình thức này
chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ.
Xuất khẩu tại chỗ: là hình thức kinh doanh mới nhưng đang phát triển rộng rãi, do
những ưu việt của nó đem lại. Đặc điểm của loại hình xuất khẩu này là hàng hoá không cần
vượt qua biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn mua được. Do vậy nhà xuất khẩu không cần
phải thâm nhập thị trường nước ngoài mà khách hàng tự tìm đến nhà xuất khẩu.
Gia công quốc tế: là một phương thức kinh doanh trong đó một bên gọi là bên nhận
gia công nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công)
để chế biến ra thành phẩm giao cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công).
Tạm nhập tái xuất: là một hình thức xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hoá
trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất qua hợp đồng tái xuất bao gồm
nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về số ngoại tệ lớn hơn số ngoại tệ đã bỏ ra ban
đầu

3. Vai trò của xuất khẩu


Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc
công nghiệp hóa đất nước đòi hỏi cần phải có một nguồn vốn rất lớn để nhập khẩu máy
móc, thiết bị, các công nghệ tiên tiến phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn
vốn cho việc nhập khẩu có thể có được từ các nguồn như liên doanh đầu tư với nước ngoài,
vay nợ, viện trợ,... Tuy nhiên, nguồn vốn có được từ các nguồn này cũng phải được trả lại
dù bằng cách này hay cách khác. Trong khi việc xuất khẩu có thể đem lại một nguồn tiền
lớn, làm nguồn vốn chủ yếu cho việc nhập khẩu.
Đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Khi hoạt
động xuất khẩu ngày càng phát triển, đồng thời đem lại một nguồn lợi lớn làm cho hoạt động
sản xuất ngày càng phát triển góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng
ngoại.
Tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi. Ví dụ khi ngành
công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu (lúa gạo, chè, cà phê,...) phát triển thì có thể kéo
theo sự phát triển của ngành nông nghiệp và các ngành công nghiệp sản xuất thiết bị, vật
liệu cho việc tạo ra sản phẩm.
Tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, khai thác tối đa sản xuất trong nước.
Khi xuất khẩu thì thị trường tiêu thụ lúc này không còn là một thị trường trong nước nữa mà
sẽ mở rộng ra thị trường thế giới, đem lại nguồn lợi lớn hơn kích thích việc sản xuất trong
nước.
Tạo những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất
hàng hóa trong nước. Khi xuất khẩu, các hàng hóa sẽ tham gia cạnh tranh với nhiều sản
phẩm trên thị trường. Việc cạnh tranh này đòi hỏi các tổ chức phải luôn nâng cao trình độ
sản xuất, luôn đổi mới và hoàn thiện sản phẩm với chất lượng cao và hạ giá thành sản
phẩm. Đồng thời phải luôn thay đổi để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tạo thêm việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Khi hoạt động xuất khẩu ngày
càng mở rộng thì hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu ngày càng phát triển góp phần tạo
nhiều công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống của người dân.

4. Các yếu tố tác động đến xuất khẩu


4.1. Các yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu. Và các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động xuất khẩu bao gồm: Quy mô nền kinh tế (GDP) của nước xuất khẩu,
thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu.
Đối với yếu tố quy mô nền kinh tế (GDP) của nước xuất khẩu, khi xét về thu nhập
của nước xuất khẩu thì có thể xét đến giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị đại diện
cho yếu tố cung hàng xuất khẩu. Khi tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong lãnh thổ
của một quốc gia càng tăng lên thì cơ hội xuất khẩu sẽ càng nhiều hơn. Tuy nhiên, không
phải bất kỳ nền kinh tế nào cũng chịu sự ảnh hưởng như nhau của yếu tố sản xuất trong
nước mà mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào từng nền kinh tế. Đối với nền kinh tế lấy xuất
khẩu làm động lực thì thu nhập quốc dân và xuất khẩu có mối liên hệ mật thiết, không thể
tách rời nhau nên khi giá trị sản xuất gia tăng sẽ đồng nghĩa với việc hàng xuất khẩu ngày
càng nhiều. Còn đối với các nền kinh tế không theo mục tiêu xuất khẩu thì thu nhập quốc
dân không có ảnh hưởng quá lớn đến giá trị xuất khẩu hàng hóa.
Nhu cầu của thị trường, đây là yếu tố có sự ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất
khẩu. Khi nhu cầu của thị trường đối với một mặt hàng tăng thì thúc đẩy tốc độ tăng trưởng
của hoạt động xuất khẩu, các mặt hàng đó sẽ có cơ hội xuất khẩu với số lượng lớn hơn, giá
thành cao hơn.
Với yếu tố thuế quan, thì đây là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng xuất khẩu được
Chính phủ ban hành nhằm quản lý xuất khẩu theo chiều hướng có lợi cho nền kinh tế trong
nước. Tuy nhiên, thuế quan có thể sẽ làm giảm lượng hàng hóa xuất khẩu đối với một số
loại hàng hóa. Với yếu tố hạn ngạch, quy định về số lượng hàng hóa tối đa được xuất khẩu
của một mặt hàng hay một nhóm hàng hóa được phép xuất khẩu trong khoảng thời gian
nhất định do nhà nước ban hành. Yếu tố này sẽ giới hạn số lượng hàng hóa được xuất khẩu
đối với một số mặt hàng nhà nước cần phải kiểm soát vì quyền lợi của quốc gia hay đó là
hàng hóa đặt biệt, nguyên liệu do nhu cầu trong nước còn thiếu.
Với yếu tố trợ cấp xuất khẩu, yếu tố này sẽ làm tăng mức độ xuất khẩu của các hàng
hóa trong nước tạo điều kiện cho hàng hóa có sức cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới.
4.2. Các yếu tố xã hội
Các yếu tố xã hội có thể đem lại sự ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động xuất khẩu của
một quốc gia. Một trong các yếu tố xã hội đó là văn hóa. Nền văn hóa của một quốc gia sẽ
tạo nên cách sống quyết định các thức sản xuất, tiêu dùng, thứ tự ưu tiên đối với nhu cầu cá
nhân. Những điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc mặt hàng nào được xuất khẩu, xuất khẩu nhiều
hay ít.

4.3. Các yếu tố chính trị


Yếu tố chính trị có thể đem lại ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đối với hoạt động xuất khẩu.
Các chính sách của Chính phủ có thể làm tăng sự liên kết giữa các thị trường làm gia tăng
tốc độ tăng trưởng của các hoạt động xuất khẩu bằng việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan, thiết
lập các mối quan hệ đối với các thị trường trên thế giới như kí kết các hiệp ước, hiệp định
thương mại đối với các nước. Đồng thời, các chính sách của chính phủ cũng dựa trên các
quy định quốc tế về xuất khẩu.

4.4. Các yếu tố về tự nhiên và công nghệ


Các yếu tố về tự nhiên như vị trí các nước, khoảng cách địa lý giữa các nước cũng ảnh
hưởng tới hoạt động xuất khẩu. Khoảng cách địa lý giữa các nước sẽ ảnh hưởng đến chi
phí vận tải, thời gian thực hiện, ký kết hợp đồng do đó nó sẽ ảnh hưởng tới việc lựa chọn
nguồn hàng , thị trường và mặt hàng xuất khẩu. Đồng thời vị trí của các nước cũng ảnh
hưởng đến việc lựa chọn nguồn hàng, thị trường tiêu thụ. Do đó các nước có vị trí địa lý
thuận lợi thì hoạt động xuất khẩu sẽ dễ dàng phát triển hơn. Bên cạnh đó thì các yếu tố như
khoa học công nghệ và đặt biệt là công nghệ thông tin ngày càng phát triển tạo điều kiện
thuận lợi cho việc sản xuất, theo dõi, điều khiển hàng hóa xuất khẩu, tiết kiệm chi phí sản
xuất cũng như các chi phí liên quan đến hoạt động xuất khẩu. Và nhờ vậy nên hoạt động
xuất khẩu ngày càng phát triển hơn.

4.5. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp


Ngoài các yếu tố kinh tế, xã hội, tự nhiên, công nghệ thì các nhân tố thuộc về doanh nghiệp
như tài chính, lao động, uy tín, hình ảnh hay các mối quan hệ của doanh nghiệp cũng là một
trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Khi một doanh nghiệp có nguồn tài
chính lớn có thể đầu tư vào kinh doanh, một nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao
kèm theo một thương hiệu, hình ảnh uy tín trên thị trường, cũng như có nhiều mối quan hệ
xã hội thì sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm nước ngoài làm cho
hoạt động xuất khẩu ngày càng phát triển.

You might also like