You are on page 1of 6

Họ và tên: Huỳnh Thị Mai Duyên

Lớp :44K01.1

----------------------------------------------------------------------------------------------------

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ ĐẾN
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA MỘT QUỐC GIA VÀ CHO VÍ DỤ MINH
HỌA.

 Cán cân thanh toán quốc tế là ghi chép kế toán về các giao dịch của người cư
trú ở quốc gia với phần còn lại của thế giới.

 Ảnh hưởng của cán cân thanh toán quốc tế đến hoạt động xuất khẩu của một
quốc gia
 Ảnh hưởng đến nguồn cung xuất khẩu (sản lượng, chất lượng, giá cả sản
phẩm)
_ Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh giao dịch quốc tế của một quốc gia. Khi
thặng dư cán cân thanh toán quốc tế càng cao, mức độ giao dịch cũng như giá
trị giao dịch cao, nhiều cơ hội khiến việc xuất khẩu hàng hóa trở nên dễ dàng
hơn.

_Cán cân thanh toán quốc tế thể hiện việc dịch chuyển vốn dài hạn, ngắn hạn.
Có nhiều nguồn vốn đầu tư vào trong nước, làm gia tăng sản lượng sản phẩm
cũng như chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều cơ hội cho việc xuất khẩu sản
phẩm.
Ví dụ: Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế - mở rộng đầu tư vào việc sản xuất
sản phẩm công nghệ sản xuất phát triển hơn điều kiện sản xuất sản phẩm dễ
dàng hơn hay việc liên kết với tổ chức quốc tế nhằm hỗ trợ việc xuất khẩu sản
phẩm.

_ Cán cân thanh toán quốc tế là biến số quan trọng ảnh hưởng đến tỷ giá hối
đoái của một quốc gia, thể hiện tình trạng tài chính của quốc gia. Nếu như tài
chính của một nước bắt đầu từ sự tăng giá cao hơn so với nước khác, tài khoản
vãng lai hay cán cân thương mại cũng sẽ giảm trong trường hợp các yếu tố khác
bằng nhau.
Ví dụ: Khi giá trị đồng tiền của Việt Nam giảm so với Mỹ, hàng hóa xuất khẩu
của Việt Nam vào Mỹ tăng, trong trường hợp đồng tiền Việt Nam mạnh thì lúc
này nó sẽ giảm nhu cầu hàng hóa, giá bán đắt sẽ hạn chế người mua, làm giảm
sản lượng xuất khẩu.

_ Cán cân thanh toán tổng thể có mối quan hệ chặt chẽ với thay đổi
mức cung tiền, do đó có quan hệ chặt chẽ với công tác điều hành chính sách
tiền tệ, lạm phát từ đó ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất.
Ví dụ: Cung tiền tăng, chi tiêu nhiều hơn dẫn đến tỷ lệ lạm phát tăng, làm gia
tăng chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm.Tỷ lệ lạm phát của một quốc gia
cao hơn so với các nước khác có quan hệ mậu dịch, làm giảm sức cạnh tranh
của hàng hóa nước này ở trên thị trường quốc tế thì nó làm cho khối lượng xuất
khẩu giảm. 

Những công cụ tác động của chính phủ hay những chính sách thay đổi của
doanh nghiệp thông qua đánh giá cán cân thanh toán cũng thể hiện rõ sự
ảnh hưởng đến cung xuất khẩu.
Chính phủ
_ Dựa vào các chỉ số cán cân thanh toán quốc tế, chính phủ có thể đánh giá về
tỷ lệ, mức độ các giao dịch hàng hóa từ đó đưa ra các chính sách thương mại
phù hợp. Chẳng hạn như để cải thiện thặng dư cán cân thương mại, chính phủ
ban hành các chính sách ưu đãi về thuế cũng như về thủ tục xuất khẩu sản
phẩm… do đó làm sản lượng xuất khẩu sẽ tăng lên.
Ví dụ: Để đạt chỉ tiêu về sản lượng xuất khẩu Thanh Long của quý III, chính
phủ Việt Nam đã đưa ra chính sách hỗ trợ về giá, trang thiết bị, việc làm các thủ
tục xuất khẩu từ đó sản lượng Thanh Long trong quý sẽ được xuất khẩu nhiều
hơn.

_ Cán cân thanh toán còn liên quan đến đẩy mạnh việc xuất khẩu do sự thiếu
hụt nguồn cung ngoại tệ. Cụ thể, khi cán cân tổng thể bị thâm hụt (-), chính phủ
đưa ra các biện pháp nhằm tăng nguồn cung ngoại tệ như đẩy việc xuất khẩu
một số sản phẩm đến những quốc gia cụ thể để có được nguồn cung ngoại tệ từ
ngoài nước. Do đó, sự can thiệp, các hoạt động điều tiết của chính phủ có thể
ảnh hưởng đến sản lượng một số sản phẩm xuất khẩu nhất định.
Ví dụ: Do sự thiếu hụt về đồng Won Hàn Quốc, chính phủ sẽ tạo điều kiện cho
các sản phẩm chuyên xuất khẩu sang Hàn Quốc. Do đó, các mặt hàng xuất
khẩu phổ biến, chủ lực của Việt Nam sang Hàn Quốc như sản phẩm dệt may,
điện thoại và linh kiện điện tử, thủy sản, gỗ…để được lợi.
_ Mặc khác, dựa vào cán cân thanh toán quốc tế, chính phủ có thể biết được các
khoản thu, chi phí phát sinh trong các giao dịch về các sản phẩm, dịch vụ giữa
người dân trong nước với các cá nhân, doanh nghiệp ở các quốc gia khác để có
chính sách xuất nhập khẩu phù hợp.
Ví dụ: Khi chi tiêu của người dân cho các sản phẩm nước ngoài cao, điều này
chứng tỏ một phần năng lực sản xuất của các doanh nghiệp nội địa còn hạn chế.
Thông qua đó, các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ để đảm bảo nguồn cung trong
nước cũng như tăng sản lượng cung ứng hàng hóa để thực hiện việc xuất khẩu.

_ Ngoài ra, bằng cách nghiên cứu cán cân thanh toán quốc tế và các thành phần,
chính phủ sẽ có thể xác định các xu hướng có thể có lợi hoặc có hại cho nền
kinh tế. Từ đó, đưa ra các giải pháp, chiến lược xuất khẩu phù hợp.
Ví dụ: Vào thời kì dịch bệnh COVID – 19, nhận thấy chi tiêu cho các sản phẩm
về y tế như khẩu trang, bao tay y tế tăng, chính phủ sẽ tiến hành hỗ trợ các
doanh nghiệp về vốn, nhân công, công nghệ …để đảm bảo đủ lượng hàng cần
thiết phục vụ trong nước cũng như hỗ trợ về thủ tục, thuế để tạo điều kiện cho
doanh nghiệp tăng doanh thu ngoại cũng như tăng lượng giá trị hàng hóa xuất
khẩu trong nước.

_ Nghiên cứu về cán cân thanh toán, chính phủ sẽ có những chính sách phù hợp
cho việc mở rộng nguồn đầu tư nước ngoài, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ
cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng cạnh tranh.
Ví dụ: Cho phép các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư các nhà máy hay thực
hiện các hình thức liên doanh, chuyển nhượng…để học hỏi công nghệ.

Doanh nghiệp
_ Cán cân thanh toán cung cấp thông tin quan trọng để phân tích và đánh giá
mức độ giao dịch kinh tế của một quốc gia với các quốc gia khác. Từ đó doanh
nghiệp có thể có những chính sách mở rộng thị trường sang nhiều quốc gia, làm
gia tăng sản lượng xuất khẩu.
Ví dụ: Khi cán cân thanh toán quốc tế thặng dư, mức độ giao dịch giữa các
quốc gia lớn, có thể giao dịch với nhiều quốc gia từ đó có thể có những cơ hội
tiếp cận với nhiều thị trường mục tiêu, nhiều khách hàng mục tiêu hơn. Do đó
có thể gia tăng cơ hội xuất khẩu, tăng sản lượng xuất khẩu.
__ Cán cân thanh toán quốc tế phản ảnh các khoản thu, chi phát sinh trong các
giao dịch về dịch vụ, sản phẩm. Từ việc phân tích, doanh nghiệp xuất khẩu có
thể đánh giá được xu hướng tiêu dùng hay sự phổ biến của các loại hình sản
phẩm, dịch vụ mà có những sự thay đổi trong chính sách xuất khẩu những sản
phẩm mới.
Ví dụ: Chẳng hạn như nhận thấy tiêu dùng các sản phẩm về nội thất gỗ ở Mỹ
gia tăng, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ở Việt Nam ngoài việc xuất khẩu gỗ thô
hay những sản phẩm về gỗ cơ bản, doanh nghiệp có thể sản xuất, gia công thêm
những đồ nội thất, đồ tiêu dùng gia đình bằng gỗ để tăng sản lượng xuất khẩu.

 Ảnh hưởng đến việc chọn thị trường xuất khẩu


_ Cán cân thanh toán sẽ ảnh hưởng đến chính sách thương mại, mức độ hội
nhập và tự do của một quốc gia. Dựa vào đó, ta có thể lựa chọn được thị trường
phù hợp.
Ví dụ: Một số quốc gia hạn chế, quy định khắc khe về việc tiêu dùng rượu bia
như Brunei, Maldives, Ấn Độ, UAE, Pakistan…mà các quốc gia xuất khẩu
rượu bia cần cân nhắc trong việc chọn thị trường xuất khẩu.

_Khi cân nhắc xuất khẩu sản phẩm sang một quốc gia, họ sẽ có những bước lọc
thị trường dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có bước lọc liên quan đến
tài chính như cán cân thanh toán quốc tế, lãi suất, chỉ số lạm phát, sức mua của
người tiêu dùng để chọn ra thị trường tiềm năng nhất cho việc xuất khẩu sản
phẩm.
Ví dụ: Khi một doanh nghiệp chuyên các sản phẩm mỹ phẩm Nhật Bản muốn
xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Khi cân nhắc vể yếu tố tài chính
của thị trường Việt Nam, họ tiến hành đánh giá và phân tích cán cân thanh toán
quốc tế của Việt Nam liên quan đến các khoản giao dịch giữa doanh nghiệp ở
Việt Nam và doanh nghiệp ở Nhật Bản dựa vào cán cân dịch vụ – tài khoản
vãng lai. Nếu giá trị tài khỏan chi tiêu cho sản phẩm mỹ phẩm cao chứng tỏ
Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng cần được cân nhắc.

_ Trong trường hợp doanh nghiệp là nhà cung cấp sản phẩm, doanh nghiệp ở
một quốc gia có thể dựa vào cán cân thanh toán quốc tế để đánh giá về tần suất,
giá trị các giao dịch của sản phẩm doanh nghiệp từ đó tìm ra nhà nhập khẩu từ
một quốc gia phù hợp.
Ví dụ: Một doanh nghiệp Trung Quốc chuyên cung cấp nguồn nguyên liệu dệt
may như chỉ, vải, khung…Khi phân tích cán cân thanh toán quốc tế giữa các thị
trường mục tiêu họ hướng đến là Việt Nam, Úc, Canada ; họ nhận thấy chi tiêu
về sản phẩm nguyên liệu dệt may của Việt Nam cao hơn so với hai nước còn lại
do đó các nhà nhập khẩu từ Việt Nam sẽ là lựa chọn ưu tiên của doanh nghiệp.
Sau đó họ tiến hành tìm kiếm và liên lạc với những nhà nhập khẩu phù hợp các
tiêu chí của doanh nghiệp.
 Ảnh hưởng đến hợp đồng, các điều kiện trong hợp đồng xuất nhập khẩu
_ Cán cân thanh toán thể hiện mức độ giao dịch xảy ra giữa một quốc gia với
các quốc gia khác. Tùy vào mức độ giao dịch, quan hệ thương mại mà sẽ ảnh
hưởng đến cơ cấu hợp đồng.
Ví dụ: Khi mức độ giao dịch diễn ra ngày càng nhiều thì hợp đồng thường ít
quy định hơn, ít điều khoản hơn do hai bên có thể thương lượng tùy ý.

_ Bên cạnh đó, cán cân thanh toán quốc tế thể hiện tình trạng tài chính của một
quốc gia. Khi tài chính quốc gia đang có biến động, bất ổn, hợp đồng cần quy
định rõ ràng về phương thức, điều kiện thanh toán một cách rõ ràng và phù hợp.
Ví dụ: Nhà nhập khẩu có thể đề nghị phương thức thanh toán bằng L/C hay
D/A, D/P trong hợp đồng để tránh rủi ro không thanh toán.

_ Cán cân thanh toán quốc tế ảnh hưởng đến mức độ đầu tư cho các cơ sở hạ
tầng kinh tế giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng, viễn thông). Tùy vào điều kiện cơ
sở hạ tầng mà hợp đồng sẽ có những điều kiện về giao nhận thích hợp.
Ví dụ: Do đội tàu, cảng của Việt Nam chưa thực sự phát triển nên các công ty
xuất nhập khẩu Việt Nam thường xuất khẩu theo điều kiện FOB để người mua
sẽ là người chở hàng hóa.

 Ảnh hưởng đến việc thanh toán trong việc xuất khẩu – bán hàng hóa
_ Bằng cách nghiên cứu cán cân thanh toán quốc tế và các thành phần của nó, ta
sẽ có thể xác định tình trạng tài chính và kinh tế của một quốc gia đó như qua
chỉ số L - vay IMF và các NHTW. Chẳng hạn như khi chỉ số này cao chứng tỏ
quốc gia đang rơi vào tình trạng bất ổn, rủi ro về tài chính, nợ xảy ra. Điều này
sẽ ảnh hưởng đến quá trình thanh toán giữa doanh nghiệp xuất khẩu và doanh
nghiệp ở nước nhập khẩu, đòi hỏi có sự tham gia của nhiều bên.
Ví dụ: - Để phòng các rủi ro tài chính như doanh nghiệp xuất khẩu hàng qua
nhưng không được thanh toán. đòi hỏi doanh nghiệp phải phát sinh thêm chi phí
như bảo hiểm rủi ro, thuê luật sư, nhờ ngân hàng...

 Ảnh hưởng đến phân phối sản phẩm đến thị trường nhập khẩu
_ Dựa vào cán cân vốn dài hạn, doanh nghiệp ở một quốc gia có thể đánh giá
được điều kiện - mức độ “mở” của một quốc gia cho các dòng đầu tư từ những
nước khác từ đó có thể chọn được hình thức phân phối. Nếu một quốc gia có
dòng vốn vào tăng, nó thể hiện một phần nào đó sự khuyến khích, ưu đãi của
quốc gia đó cho việc đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp sẽ
ưu tiên chọn kênh phân phối trực tiếp và ngược lại.
Ví dụ: Một doanh nghiệp dệt may Trung Quốc nhận thấy mức độ ưu đãi
khuyến khích cho việc đầu tư của chính phủ Việt Nam thông qua đánh giá các
chỉ số của cán cân vốn dài hạn. Doanh nghiệp sẽ chọn kênh phân phối trực tiếp
– xây dựng một đại lý ở Việt Nam bởi có thể có thêm kiến thức từ việc kinh
doanh đồng thời trực tiếp kiếm soát, nắm quyền điều phối kinh doanh. Ngược
lại doanh nghiệp sẽ phải chọn hình thức phân phối gián tiếp, đặt đại lý tại nước
sở tại – điều này khiến cho doanh nghiệp không học hỏi được kinh nghiệm, mất
kiểm soát hoạt động kinh doanh cũng như sự hạn chế nghĩa vụ quyền hạn của
đại lý gián tiếp cũng mang lại bất lợi.

_ Cán cân thanh toán quốc tế thể hiện mức độ đầu tư cho các cơ sở hạ tầng kinh
tế (gồm các điều kiện về giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng viễn thông, cơ sở hạ
tầng thương mại), nó sẽ ảnh hưởng đến việc phân phối sản phẩm thông qua hệ
thống kênh phân phối có sẵn (, kho bãi, bến…).
Ví dụ: Dịch vụ vận tải biển phát triển, doanh nghiệp xuất khẩu có thể phân
phối, giao hàng sản phẩm bằng tàu conntainer đến các đại lý một cách nhanh
chóng, an toàn, tiết kiệm.

_ Ngoài ra, cán cân thanh toán quốc tế cũng phản ảnh mức chi phí trong lưu
thông của nền kinh tế cũng tác động đến việc lựa chọn (lượng) điểm bán, kênh
phân phối.
Ví dụ: Chi phí vận chuyển cao, nên phân bố điểm bán gần nhau và gần với
khách hàng mục tiêu.

You might also like