You are on page 1of 3

Cán cân thương mại là gì?

-Cán cân thương mại (tiếng anh là Balance Of Trade-BOT) là thuật ngữ ghi lại sự
chênh lệch giữa giá trị nhập khẩu và xuất khẩu tại 1 thời điểm nhất định của 1 quốc
gia.
-Là số liệu qtrong, đc sd để đánh giá skhoe và trình độ pt và là thành phần lớn nhất
trong cán cân thanh toán quốc gia.
-Đồng thời còn đc biết đến vs các cách gọi khác như xuất khẩu ròng hay thặng dư
thương mại.
Có 2 yếu tố chính tác động đến CCTM:
-Nhập khẩu & Xuất khẩu
Xen lẫn vào đó cũng có 3 tác động cơ bản chính đến CCTM:
-Tỷ giá hối đoái
-Chính sách thương mại
-Tình trạng lạm phát
●Tỷ giá hối thoái:
-Đc xác định dựa trên sự cân bằng giữa cung và cầu về các tỷ lệ giá trị giữa một
đơn vị tiền tệ của một quốc gia so với đơn vị tiền tệ của một quốc gia khác.
- Khi đồng tiền nội địa tăng giá trị thì giá cả hàng nhập khẩu sẽ rẻ hơn, hàng xuất
khẩu trở nên đắt đỏ với người nước ngoài, gây bất lợi cho xuất khẩu, từ đó cán cân
thương mại giảm.
-Ngược lại, giá trị tiền nội tệ giảm thì sẽ thuận lợi cho xuất khẩu, bất lợi cho nhập
khẩu khiến thặng dư thương mại.
VD: Một sản phẩm D tại Việt Nam có mức giá 200.000 VND và cũng một sản
phẩm tương tự ở Trung Quốc có mức giá 58 Nhân dân tệ. Tỷ giá lúc này rơi vào
3.400 VND = 1 Nhân dân tệ thì suy ra sản phẩm Trung Quốc chỉ được bán với mức
giá 197.000 VND, con số này cho thấy rẻ hơn so với sản phẩm Việt Nam. Vì vậy,
sản phẩm trong nước sẽ bị kém cạnh tranh hơn so với thị trường quốc tế.
●Chính sách thương mại:
-Đc Chính Phủ và Nhà nước ban hành.
-Các chính sách đều có tác động rất lớn đến mọi hoạt động xuất nhập khẩu của
một quốc gia.
-Mọi mặt hàng đều sẽ được quy định, hỗ trợ và hạn chế ở một số chi tiết và sự thay
đổi về giá cả khác nhau.
-Các chính sách cũng được xem là cách thức kiểm soát cán cân thương mại ổn
định ở các quốc gia, đặc biệt trong cách quy định và sử dụng thuế.
VD: Điển hình, Chính phủ cho thực hiện chính sách hỗ trợ nông nghiệp thông qua
việc giảm mức chi phí trong việc canh tác và khuyến khích gia tăng sản xuất nhiều
hơn. Nhờ đó, giá bán ra được hạ và sản lượng xuất khẩu cũng được tăng cao.
●Tình trạng lạm phát:
-Lạm phát là hình tượng khi xảy ra có thể tác động rất lớn đến nền kinh tế nói
chung và xuất nhập khẩu nói riêng.
-Khiến đồng nội tệ mất giá .
-Đồng thời có thể khiến giá thành sản xuất thay đổi dẫn đến những biến động trong
những giá trị xuất khẩu khác.
VD: Cụ thể như tình trạng lạm phát xảy ra khiến giá gạo tăng cao lên và đương
nhiên các sản phẩm làm từ gạo, liên quan đến gạo cũng theo đó mà tăng giá. Mọi
vấn đề từ đó làm sản phẩm mất đi lợi thế cạnh tranh trong nước và ngoài nước với
các quốc gia khác.
►Nhìn chung, cán cân thương mại là một phần phản ánh rất rõ mối quan hệ xuất
nhập khẩu giữa Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới trong thị trường
nói chung.

You might also like