You are on page 1of 9

TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI:

Trong thương mại, đầu tư và các quan hệ tài chính quốc tế… đòi hỏi các quốc
gia phải thiết lập thanh toán với nhau. Vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới
đều có đồng tiền riêng của mình. Thanh toán giữa các quốc gia dẫn đến việc
trao đổi giữa các đồng tiền khác nhau, theo đó các khái niệm tỷ giá và tỷ giá hối
đoái đã ra đời: (i) Tỷ giá là số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ; (ii) Tỷ giá
hối đoái là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau. Từ các khái
niệm trên cho thấy, tỷ giá hối đoái là khái niệm dùng để biểu thị tương quan giá
cả của hai đồng tiền ở hai nước khác nhau. Có thể tổng quát rằng: Tỷ giá là giá
cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác
- Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế:
Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của một quốc gia. Những biến
động trong tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau, bao
gồm xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, đầu tư trực tiếp,
du lịch và giá cả hàng hóa. Dưới đây là những ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đối
với hai lĩnh vực quan trọng nhất của kinh tế.
Xuất nhập khẩu hàng hóa:
Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và số lượng hàng hóa được xuất
khẩu và nhập khẩu. Nếu đồng tiền của một quốc gia giảm giá so với đồng tiền
của đối tác thương mại của nó, sản phẩm của quốc gia đó sẽ trở nên rẻ hơn trên
thị trường thế giới. Điều này có thể dẫn đến tăng sản lượng xuất khẩu và giảm
sản lượng nhập khẩu, góp phần cải thiện tình hình thương mại của quốc gia.
Tuy nhiên, nếu đồng tiền giảm giá quá nhiều, nó có thể dẫn đến tăng giá nguyên
liệu nhập khẩu, làm tăng chi phí sản xuất và giảm lợi nhuận của các doanh
nghiệp.
Ngược lại, nếu đồng tiền của một quốc gia tăng giá so với đồng tiền của đối tác
thương mại của nó, sản phẩm của quốc gia đó sẽ trở nên đắt hơn trên thị trường
thế giới. Điều này có thể dẫn đến giảm sản lượng xuất khẩu và tăng sản lượng
nhập khẩu, góp phần làm suy yếu tình hình thương mại của quốc gia.
Tăng trưởng kinh tế:
Giá trị tổng thu nhập quốc nội được đo lường bởi công thức sau:
GDP=C+I+G+(X-M)
Từ phương trình này có thể thấy rõ khi giá trị xuất khẩu ròng càng cao thì GDP
của một quốc gia càng cao. Xuất khẩu ròng có tương qua nghịch với sức mạnh
của đồng nội tệ.
Lạm phát và lãi suất:
Đồng tiền bị mất giá có thể gây nên lạm phát. Như đã đề cập, việc một đồng
tiền bị giảm giá trị có thể làm gia tăng giá hàng hóa nhập khẩu.
Tỷ giá hối đoái là một trong những yếu tố tác động đến quyết định của các ngân
hàng trung ương trong việc thiết lập các chính sách tiền tệ.
Đồng nội tệ mạnh tác động lên nền kinh tế sẽ dẫn đến chính sách tiền tệ thắt
chặt, ngoài ra việc thắt chặt chính sách tiền tệ tai thời điểm đồng nội tệ mạnh
lên có thể khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn khi thu hút thêm dòng tiền từ nhà
đầu tư nước ngoài tìm kiếm các khoản đầu tư có lợi suất cao hơn.
Những biến động của tỷ giá có thể tác động trên phạm vi rộng đối với nền kinh
tế trong nước và trên toàn cầu. Hiểu được tác dộng của sự thay đổi tỷ giá và
vận dụng linh hoạt trong quá trình phân tích đầu tư sẽ giúp nhà đầu tư phòng
tránh được các rủi ro khi khi đầu tư trên thị trường.
- Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến thị trường chứng khoán:
Thực tế, trong tháng 10/2023, tỷ giá USD/VND biến động khá mạnh, có thời
điểm tiệm cận gần 24.600, tăng gần 300 điểm so với thời điểm cuối tháng 9 và
tăng 4,1% so với đầu năm. Đến thời điểm cuối tháng 10, tỷ giá USD/VND đã
“hạ nhiệt”. Trên thị trường thế giới, USD tăng mạnh trong tháng 10 do những
lo ngại về việc neo giữ lãi suất ở mức cao của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed),
lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ tăng đột biến và những diễn biến đáng lo ngại
xung quanh cuộc chiến tại Trung Đông. Trong nước, mặc dù Ngân hàng Nhà
nước hút lượng tiền dư thừa trên hệ thống thông qua việc phát hành tín phiếu
nhưng lãi suất VND vẫn neo ở mức thấp và lãi suất chi phí vốn của các ngân
hàng thương mại trong việc nắm giữa USD (swap) vẫn âm (-) sâu là yếu tố chủ
yếu khiến tỷ giá vẫn giữ đà tăng trong tháng 10.
Sang những phiên giao dịch nửa đầu tháng 11, tỷ giá USD/VND trên thị trường
liên ngân hàng đã giảm mạnh khoảng 200 - 250 điểm xuống quanh vùng 24.300
VND/USD. Theo các chuyên gia phân tích, yếu tố quan trọng khiến tỷ giá giảm
bắt nguồn từ báo cáo việc làm của Bộ Lao động Mỹ trong tháng 10/2023 chỉ đạt
mức 150.000 việc làm - thấp hơn 30.000 việc làm so kỳ vọng, đồng thời tỷ lệ
thất nghiệp tại Mỹ cũng tăng lên 3,9% (mức cao nhất trong vòng 2 năm)…

Ở trong nước, ngày 10/11, Ngân hàng Nhà nước đã tăng tỷ giá trung tâm 12
đồng, lên 24.014 đồng/USD. Theo đó, tỷ giá được phép giao dịch của ngân hàng
thương mại dao động từ 23.400 - 25.164 VND/USD. Cùng với đó, tỷ giá đồng
USD cũng được Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước đưa về phạm vi mua bán từ
23.400 - 25.164 VND/USD. Tính chung trong vòng 10 ngày đầu tháng 11, tỷ
giá trung tâm tăng 25 đồng và theo đó, các ngân hàng thương mại cũng tăng nhẹ
giá USD niêm yết.

Biên bản cuộc họp chính sách tháng 11 công bố vào tối 20/11 cho thấy các
thành viên của FED không sẵn sàng tuyên bố đã hoàn tất quá trình tăng lãi suất
của mình. FED đã nghiêng về lựa chọn an toàn hơn là giữ lãi suất ổn định ít
nhất là trong thời gian còn lại của năm 2023 với kỳ vọng các dữ liệu kinh tế Mỹ
sắp tới sẽ giúp làm rõ mức độ chậm lại của lạm phát trong bối cảnh lãi suất
chính sách đang ở mức cao nhất trong 22 năm. Chuyển biến lớn trong cuộc họp
tháng 11 là nhiều thành viên FED đã nhìn thấy rủi ro của việc tăng lãi suất quá
nhiều với tăng trưởng thấp hơn dự kiến, vì vậy, không có bất kỳ sự ủng hộ nào
cho một đợt tăng lãi suất trong cuộc họp cuối năm vào ngày 13/12 sắp tới.

Mặt khác, diễn biến trên thị trường cho thấy, nguồn cung ngoại tệ năm nay cải
thiện đáng kể so với cùng kỳ năm 2022 như thặng dư thương mại cao kỷ lục
trong 10 tháng, đạt hơn 24 tỷ USD. Cán cân thanh toán chuyển từ thâm hụt
trong năm 2022 sang thặng dư trong năm nay với dự báo trên 3% GDP. Cùng
với đó là FDI và kiều hối diễn biến tích cực và việc hoàn tất thương vụ bán vốn
trị giá 1,5 tỷ USD của VPBank với SMBC góp phần bổ sung nguồn cung ngoại
tệ. Do đó, giới phân tích kỳ vọng, tỷ giá “hạ nhiệt” trong nửa cuối quý IV/2023
nhờ nguồn cung ngoại tệ đổ về dịp cuối năm FDI, kiều hối và từ các doanh
nghiệp xuất khẩu.

Có thể, trong những tuần cuối của năm 2023, tỷ giá USD/VND liên ngân hàng
sẽ ở thế “giằng co” quanh khoảng 24.250 - 24.450 với một số yếu tố tác động.
Cụ thể như môi trường quốc tế vẫn ẩn chứa nhiều yếu tố bất định lớn. Tâm
điểm trong phần còn lại của tháng sẽ nằm ở chỉ số CPI của Mỹ, với dự báo có
thể tăng khoảng 0,3% so với tháng trước, trong khi cấu phần CPI lõi vẫn ở mức
cao khoảng 4,1% nếu bức tranh lạm phát tại Mỹ vẫn dai dẳng đặt trong bối cảnh
triển vọng một số nền kinh tế lớn khác như: EU hay Trung Quốc vẫn gặp khó
khăn.

Bên cạnh đó, bối cảnh trong nước cũng không thật sự thuận lợi cho tỷ giá.
Chênh lệch lãi suất VND - USD vẫn âm sâu, với kỳ hạn 1 tuần dự kiến bình
quân quanh khoảng -3,5% do sự phân kỳ về chính sách tiền tệ giữa ngân hàng
trung ương hai nước, qua đó, củng cố hành động nắm giữ USD với mức lãi suất
hấp dẫn hơn. Ngoài ra, cung - cầu ngoại tệ trong tháng 11 cũng được dự báo
không quá dồi dào. Việc Ngân hàng Nhà nước dừng phát hành tín phiếu từ ngày
9/11 có thể là động thái cho thấy rủi ro tỷ giá đã được kiểm soát. Theo đó,
lượng tín phiếu lưu hành trên thị trường tính đến ngày 9/11 là 174.650 tỷ đồng.
Ước tính, lượng tiền này sẽ quay trở lại toàn bộ thị trường vào đầu tháng
12/2023.

Tỷ giá có thời điểm tăng mạnh được lý giải là do tình trạng đầu cơ “găm” ngoại
tệ để hưởng chênh lệch tỷ giá thường “nóng” vào cuối năm. Tuy nhiên, áp lực tỷ
giá vẫn còn do tình trạng chênh lệch lãi suất USD và tiền VND, cũng như đà
tăng giá của đồng ngoại tệ này trên thị trường quốc tế.
Theo chuyên gia VPS, việc tỷ giá tăng sẽ có tác động nhất định lên thị trường
chứng khoán, trong đó ảnh hưởng mạnh tới dòng vốn ngoại. Khối nhà đầu tư
nước ngoài sẽ e dè hơn trong chiến lược đầu tư khi tỷ giá tăng lên. Bên cạnh đó,
tỷ giá tăng cũng ảnh hưởng tới quyết định của các quỹ ETF. Trong tháng 8, các
quỹ ETFs đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam ghi nhận rút ròng gần 4.500 tỷ đồng -
mức kỷ lục trong 2 năm qua.
Các doanh nghiệp niêm yết, đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực nhập khẩu
sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ khi tỷ giá tăng, bởi họ sẽ mất nhiều chi phí hơn để
nhập khẩu, trong khi khó tăng giá bán để giữ vị thế cạnh tranh, dẫn tới ảnh
hưởng đến kết quả kinh doanh.
Tỷ giá có sự tác động không nhỏ đến thị trường chung, người ta vẫn thường nói
tỷ giá là một trong ba nhân tố trong “Bộ ba bất khả thi”. Nếu tỷ giá duy trì đà
tăng mạnh, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể phải dừng việc giảm lãi suất,
thậm chí xem xét điều chỉnh tăng trở lại để kiềm chế tỷ giá. Theo đó, các doanh
nghiệp sẽ phải chịu chi phí lãi vay cao hơn.
Biến động tỷ giá giai đoạn cuối năm:
Trong bối cảnh hiện nay, chuyên gia VPS cho rằng tỷ giá có thể hạ nhiệt trong
thời gian tới. Nguyên nhân một phần do thông thường lượng kiều hối về Việt
Nam sẽ tăng trong những tháng cuối năm do yếu tố mùa vụ.
Cuối năm thường là thời điểm người Việt lao động ở nước ngoài, kiều bào gửi
tiền về Việt Nam hỗ trợ người thân, hoặc đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cho biết, lượng kiều hối về
thành phố trong năm 2023 ước đạt gần 9 tỷ USD, tăng 35% so với năm 2022.
Đây là mức kiều hối cao nhất từ trước đến nay. Nếu so sánh với nguồn vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm qua của TP. Hồ Chí Minh đạt 3,4 tỷ
USD thì nguồn kiều hối chuyển về nước cao gần gấp 3 lần. Lượng kiều hối tại
TP. Hồ Chí Minh các năm qua chiếm khoảng 55 - 60% tổng lượng kiều hối cả
nước.
Trong giai đoạn từ nay đến cuối năm, để có một chiến lược đầu tư hợp lý,
chuyên gia VPS cho rằng, nhà đầu tư nên tiếp tục theo dõi tình hình biến động
của tỷ giá. Lưu ý không nên hoảng sợ khi có những biến động mạnh nhưng
mang tính ngắn hạn bởi tỷ giá.
Khi tỷ giá tăng (đồng nghĩa với việc VND mất giá), các cổ phiếu xuất khẩu có
thể được hưởng lợi. Do đó, nhà đầu tư có thể quan tâm các cổ phiếu thuộc nhóm
xuất khẩu như: Thủy sản, Dệt May, Nông sản...
- Ảnh hưởng của tỷ giá đến đầu tư nước ngoài:
Tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng đến việc đầu tư nước ngoài. Nếu đồng tiền của
một quốc gia giảm giá so với đồng tiền của đối tác đầu tư của nó, việc đầu tư
vào quốc gia đó trở nên hấp dẫn hơn. Điều này có thể dẫn đến tăng lượng vốn
đầu tư nước ngoài vào quốc gia đó, góp phần tăng trưởng nền kinh tế.
Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo, áp lực đối với tỷ giá
vẫn còn, do lợi suất tại thị trường Mỹ tăng kỷ lục, cùng với việc chỉ số đồng
USD neo ở mức cao. Khoảng cách giữa tiền VND và USD vẫn cao, tiền VND
tiếp tục mất giá so với đồng USD.
Tuy nhiên, áp lực mất giá tiền VND sẽ được kiềm chế và tỷ giá có thể giảm trở
lại trong những ngày tới khi cung - cầu ngoại tệ trong nước sẽ hỗ trợ để chống
chọi với áp lực từ bên ngoài. Tỷ giá cũng được hỗ trợ bởi nguồn cung dồi dào
hơn từ thặng dư thương mại. Cùng đó, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và kiều hối
duy trì tích cực.
Còn theo Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect, tỷ giá USD/VND sẽ tiếp tục
hạ nhiệt do Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tạm dừng chu kỳ tăng lãi suất.
Tỷ giá USD/VND có thể dao động trong khoảng 24.300-24.400 VND/USD.
Một trong những yếu tố giúp hỗ trợ cho sự ổn định của VND là dòng vốn FDI
chảy vào thị trường Việt Nam tăng mạnh. Bên cạnh đó, giá trị thặng dư thương
mại dự kiến đạt khoảng 27 tỷ USD và dòng kiều hối dự kiến đạt 14 tỷ trong
năm 2023 là các yếu tố hỗ trợ đáng kể cho tỷ giá USD/VND.
Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhận định, giá USD vẫn nằm
trong tầm kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước và xu hướng từ nay đến đầu năm
tới là giảm dần do Mỹ sẽ không tăng mạnh lãi suất. Đặc biệt, thặng dư cán cân
thanh toán lớn, tương đương ngoại tệ thu vào nhiều hơn chi ra, giải ngân FDI
tăng, lượng kiều hối về Việt Nam tiếp tục lớn. “Áp lực tỷ giá là có nhưng không
quá lớn. Việc điều hành tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà nước đang tạo ra sự
yên tâm cho thị trường nên sẽ không biến động mạnh. Tỷ giá USD/VND cả năm
2023 cũng biến động trong biên độ bình thường, dưới 3% như kịch bản đưa ra
từ đầu năm”, ông Đinh Trọng Thịnh nêu.
Đại diện của nhiều doanh nghiệp cũng cho biết, kịch bản tỷ giá USD/VND hạ
nhiệt sẽ là tin vui cho các doanh nghiệp nhập khẩu, khi gánh nặng về chi phí
nguyên liệu sẽ nhẹ bớt.
Không chỉ vậy, một số doanh nghiệp có nợ vay bằng đồng USD như ngành dầu
khí, bất động sản, hàng không hay điện cũng “dễ thở” hơn. Tỷ giá hạ nhiệt cũng
giúp tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều dư địa để tiếp tục
duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng, kéo theo lãi suất huy động tiếp tục giảm.
 Tóm lại, tỷ giá hối đoái phản ánh giá trị của tiền tệ và bị ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố như lạm phát, thương mại, thu nhập quốc gia và lãi suất. Tỷ
giá hối đoái ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư của một
quốc gia.
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI:
Cán cân thương mại có tên tiếng anh là Balance of Trade - BOT và có một số
tên gọi khác như là xuất khẩu ròng, thặng dư thương mại. Cán cân thương mại
sẽ ghi lại các thông tin về sự thay đổi trong xuất khẩu, nhập khẩu của một quốc
gia với thời điểm nhất định. Thời gian có thể tính theo quý hoặc năm.
Số liệu cán cân thương mại có ý nghĩa vô cùng quan trọng và được sử dụng để
đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia. Đây cũng là thành phần lớn nhất
trong cán cân thanh toán quốc gia.
Cán cân thương mại sẽ được xác định theo số 0 như sau:
Mức chênh lệch > 0: thể hiện cán cân thương mại có thặng dư
Mức chênh lệch < 0: cán cân thương mại đang bị thâm hụt
Mức chênh lệch = 0: lúc này cán cân thương mại đang ở trạng thái cân bằng

- Ảnh hưởng của cán cân thương mai đến nền kinh tế:

Cán cân thương mại có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế, cụ thể:

- Quốc gia dựa vào cán cân thương mại để đánh giá khả năng cạnh tranh về
thương mại trên trường quốc tế, cho phép phân tích và đánh giá mối liên hệ giữa
nhu cầu tiêu dùng của xã hội và khả năng sản xuất, đồng thời có thể đưa ra các
chính sách và phương án hiệu quả để đảm bảo cho nền kinh tế vĩ mô của quốc
gia;

- Góp phần thay đổi tỷ giá hối đoái nhờ phản ánh được quan hệ cung-cầu tiền tệ
của đất nước đó. Khi cán cân thương mại thặng dư, xuất siêu, dòng tiền ngoại tệ
chảy vào quốc gia nhiều hơn dẫn đến việc tăng nhu cầu chuyển đổi tiền tệ vì
giao thương bắt buộc phải dùng đồng nội tệ nên đồng nội tệ tăng giá. Từ đó một
đồng nội tệ cũng đổi được nhiều đồng ngoại tệ hơn. Tương tự với trường hợp
ngược lại khi nhập siêu;

- Hiểu biết được tình trạng cán cân vãng lai;

- Cán cân thương mại thể hiện mức thu nhập, đầu tư và tiết kiệm của quốc gia
trên cán cân thanh toán: Nếu cán cân thương mại thâm hụt thì quốc gia đó đang
chi nhiều hơn thu, tiết kiệm cũng ít hơn đầu tư và ngược lại.

-Ảnh hưởng đến GDP:


Đối với một nền kinh tế mở, cán cân thương mại có hai tác động quan trọng:
xuất khẩu ròng bổ sung vào tổng cầu (AD) của nền kinh tế; số nhân đầu tư tư
nhân và số nhân chi tiêu chính phủ khác đi do một phần chi tiêu bị "rò rỉ" qua
thương mại quốc tế.

-Thặng dư thương mại:

 Tăng thu nhập quốc dân


 Tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế
 Giảm thất nghiệp

-Thâm hụt thương mại:

 Giảm thu nhập quốc dân


 Giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế
 Tăng thất nghiệp

- Ảnh hưởng của cán cân thương mại đến thị trường chứng khoán:

Mối liên hệ giữa cán cân thương mại và thị trường chứng khoán:

Cán cân thương mại và thị trường chứng khoán có mối quan hệ phức tạp và tác
động lẫn nhau.

Đầu tiên, cán cân thương mại có thể ảnh hưởng đến động thái giá của các sản
phẩm và dịch vụ trên thị trường chứng khoán. Khi một quốc gia xuất khẩu nhiều
hàng hóa và dịch vụ hơn so với nhập khẩu, cung cấp của các sản phẩm đó trên
thị trường sẽ tăng lên, dẫn đến giá cả giảm. Điều này có thể gây áp lực giảm giá
cho các công ty trong quốc gia suất khẩu và ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của họ
trên thị trường chứng khoán.

Ngoài ra, cán cân thương mại cũng có thể tác động đến tỷ lệ giá trị của tiền tệ
của một quốc gia so với các nước khác. Khi cán cân thương mại của một quốc
gia là dương, nghĩa là nó xuất khẩu nhiều hơn so với nhập khẩu, thì đồng tiền
của quốc gia đó có thể tăng giá trị so với các đồng tiền khác. Điều này có thể
tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các công ty của các quốc gia đó và có ảnh hưởng
đến giá cổ phiếu của họ trên thị trường chứng khoán.

Mặt khác, thị trường chứng khoán cũng có thể tác động đến cán cân thương
mại. Khi giá cổ phiếu của các công ty xuất khẩu tăng lên, họ có thể sản xuất
nhiều hơn và tăng cường sản lượng để đáp ứng nhu cầu. Điều này có thể dẫn
đến tăng trưởng suất khẩu và làm tăng cán cân thương mại của quốc gia đó.

Sức ảnh hưởng của cán cân thương mại lên thị trường chứng khoán:
Cán cân thương mại có thể tác động đến nhiều thị trường tài chính khác nhau
trên toàn cầu. Khi cán cân thương mại của một quốc gia là dương, nghĩa là nó
xuất khẩu nhiều hơn so với nhập khẩu, thì đồng tiền của quốc gia đó có thể tăng
giá trị so với đồng tiền khác. Điều này có thể làm giảm giá trị của các đồng tiền
khác trong ngắn hạn.

Ngoài ra, cán cân thương mại cũng có thể ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa và
dịch vụ trên toàn cầu. Khi một quốc gia xuất khẩu nhiều hàng hóa và dịch vụ
hơn so với nhập khẩu, thì giá trị của các sản phẩm đó có thể giảm. Điều này có
thể tác động đến các quỹ đầu tư có liên quan đến các sản phẩm đó và làm giảm
giá trị của các khoản đầu tư đó.

Các công ty có xu hướng đầu tư vào các quốc gia có cán cân thương mại dương.
Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng của thị trường chứng khoán của quốc gia
đó. Ngoài ra, các quỹ đầu tư cũng có thể sử dụng thông tin về cán cân thương
mại để đưa ra các quyết định đầu tư.

- Thực trạng về nguồn vốn FDI và cán cân thương mại quốc tế của
VN:

Tình hình thu hút nguồn vốn FDI:

Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 được ban hành, Chính phủ liên tục
có những cải thiện trong chính sách đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài vào VN. Thời kỳ 1991- 1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” đầu tư nước
ngoài tại VN với 1.781 dự án được cấp phép 18 | Diệp Gia Luật & Trần Trung
Kiên Tạp chí Phát triển kinh tế 276S (10/2013) 14-24 có tổng vốn đăng ký (gồm
cả vốn cấp mới và tăng vốn) 27,83 tỉ USD. Vốn tăng thêm chủ yếu tập trung
vào các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng, đạt hơn 40%
trong giai đoạn 1991-1996. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu
Á năm 1997, trong 3 năm 1997-1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn
đăng ký hơn 13 tỉ USD. Giai đoạn từ năm 2000-2007 là giai đoạn dòng vốn FDI
bắt đầu phục hồi và tăng trưởng nhanh, vốn FDI cấp mới đều tăng, năm sau cao
hơn năm trước. Đặc biệt trong hai năm 2006- 2007, dòng vốn ĐTNN vào nước
ta đã tăng đáng kể (32,3 tỉ USD) với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn
đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ
cao...) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch - dịch
vụ cao cấp...). Giai đoạn 2008-2011, mặc dù nền kinh tế VN gặp nhiều khó
khăn và thách thức do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào VN vẫn có bước tăng trưởng rất khả
quan (Hình 1). Hình 1. Tình hình thu hút vốn FDI tại VN giai đoạn 1991-2010
ĐVT: triệu USD

Tình hình xuất nhập khẩu và cán cân thương mại:


Với chính sách phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, xuất nhập khẩu
của VN qua các năm từ năm 1991-2012 tăng nhanh, vị trí thương mại quốc tế
VN thay đổi theo chiều hướng tích cực. Năm 2009, VN đứng thứ 10 thế giới về
xuất khẩu; đứng thứ 37 về nhập khẩu. VN hiện đang đứng đầu thế giới về xuất
khẩu hồ tiêu; đứng thứ 2 về xuất khẩu các mặt hàng: gạo, cà phê... Sự tăng
mạnh của kim ngạch xuất nhập khẩu làm cho nền kinh tế VN có độ mở ngày
càng cao. Tuy nhiên, tiềm ẩn sau đó là những rủi ro, thâm hụt thương mại theo
đó cũng ngày càng lớn, từ mức 0,6 tỉ USD năm 1990, và lên đỉnh điểm vào năm
2008 là 18,02 tỉ USD. Thâm hụt thương mại/GDP liên tục tăng cao trong những
năm gần đây và lên tới hơn 20% GDP vào năm 2008. Tổng thâm hụt thương
mại của VN từ năm 1990 đến 2009 đã lên tới 84 tỉ USD, tương đương với GDP
của năm 2007. Trong năm 2010, cán cân thương mại tiếp tục nghiêng về nhập
siêu với mức thâm hụt vào khoảng 12 tỉ USD. Đây là mức cao vượt xa trung
bình của các nước trên thế giới. Năm 2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
khoảng 200,5 tỉ USD, nhập siêu vẫn còn ở mức cao 9,8 tỉ USD. Năm 2012,
nhiều giải pháp kinh tế được triển khai thực hiện kiểm soát lạm phát và phục hồi
kinh tế, đã mang lại những tác động đến cán cân thanh toán và cán cân thương
mại thặng dư. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên 230 tỉ USD, xuất siêu 284
triệu USD.

You might also like