You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT


KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-----š›&š›-----

MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ


BÀI LUẬN CÁ NHÂN

ĐỀ BÀI: Sử dụng tất cả vấn đề biến động lãi suất đã được học để giải thích cho sự biến
động lãi suất của Việt Nam trong giai đoạn qua.

Giảng viên hướng dẫn: Thầy Trần Hùng Sơn


Người thực hiện: Trịnh Hải Vy
Mã số sinh viên: K214020167

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3

I. LÝ THUYẾT 4
1. LẠM PHÁT 4
2. LÃI SUẤT 4
3. LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ LÃI SUẤT TRONG
TÀI CHÍNH 5
● THEO QUY LUẬT KINH TẾ CỦA THỊ TRƯỜNG 5
● LÝ THUYẾT FISHER 5

II. TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM GẦN ĐÂY 6


1. THỰC TRẠNG 6
2. GIẢI THÍCH 7
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thế giới, sau thời gian 2 năm bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Đại dịch
Covid-19, phải đối mặt với những khó khăn, thử thách và các diễn biến khôn lườn. Trước
tình hình đó, chính phủ và ngân hàng trung ương của quốc gia trên toàn thế giới đã thực
hiện nhiều chính sách hỗ trợ về vấn đề tài khoá và nới lỏng tiền tệ. Nhưng khi tình hình
dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát tương đối ổn định, các quốc gia lại gặp phải những
khó khăn mới, đáng chú ý nhất là nguy cơ lạm phát bùng nổ. Hơn hết, nền kinh tế thế giới
đang phải đối mặt với sự gia tăng lạm phát kỷ lục trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó,
chiến tranh giữa Nga và Ukraine đẩy giá nhiên liệu lên cao, việc này như một ngòi lửa mở
đầu cho thời kỳ lạm phát tăng cao toàn cầu.

Dù trong hoàn cảnh nào thì các Ngân hàng nhà nước luôn cần quan tâm đến nhiệm
vụ kiểm soát tình trạng lạm phát. Nguyên do bởi vì lạm phát có tác động to lớn đến tài
chính của người dân, đến cuộc sống của người dân. Không những thế, Việt Nam ta mở
rộng cửa chào đón sự tham gia kinh tế của bạn bè quốc tế, việc phụ thuộc vào tín dụng
ngân hàng rất quan trọng. Vì thế, việc ngân hàng phản ứng với biến động tăng giảm của
lãi suất để giải quyết tình trạng lạm phát là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Thông
qua những kiến thức đã học, em muốn nghiên cứu vấn đề lãi suất của thị trường Việt Nam
vào những tháng đầu của năm 2022.
I. LÝ THUYẾT
1. LẠM PHÁT

Lạm phát là sự tăng giá liên tục của hàng hoá và dịch vụ trọng một khoảng thời
gian nhất định, dẫn đến sự mất giá trị của một loại tiền tệ.

Bởi, khi mức giá cả của các mặt hàng hoá tăng cao, một số tiền cụ thể sẽ mua được
ít hàng hoá và dịch vụ hơn so với bình thường. Khi xét trên thị trường thế giới, lạm phát
biểu hiện sự tăng giảm giá trị tiền tệ của quốc gia này so với giá trị tiền tệ của một quốc
gia khác. Lấy ví dụ lạm phát về giá xăng dầu trong thời gian gần đây. Bình thường với
30.000 đồng bạn có thể mua được 1,5 - 2 lít xăng nhưng khi xảy ra lạm phát thì 30.000
đồng chỉ có thể đổ gần hoặc ít hơn 1 lít xăng. Thế nên có thể nói rằng khi xảy ra lạm phát
thì đồng tiền bị mất đi giá trị ban đầu của chúng.

2. LÃI SUẤT

Lãi suất là tỷ lệ phần trăm được tính dựa trên số tiền gốc phải trả trong khoảng thời
gian được cam kết từ trước. Thông thường, lãi suất được tính theo đơn vị %/năm. Đây
chính là một công cụ có vai trò quan trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ hiện
hành của Ngân hàng Nhà nước. Các Ngân hàng Nhà nước của các quốc gia thường sử
dụng chỉ số này để điều tiết chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như thất nghiệp, đầu tư, lạm phát,...Giả
sử bạn đi vay ngân hàng số tiền 100 triệu đồng với mức lãi suất là 8%/năm. Như vậy, bạn
phải trả thêm số tiền là: 100.000.000 x 8% = 8.000.000 đồng mỗi năm. Đối với trường
hợp bạn gửi 100 triệu vào ngân hàng với mức lãi suất cũng là 8% (bạn đang là người cho
vay) thì bạn sẽ nhận được số tiền lãi 8 triệu đồng mỗi năm. Nhưng mức lãi suất này sẽ bị
dao động tuỳ thuộc vào từng ngân hàng khác nhau.

Thực tế mà nói, lãi suất sẽ được phân thành 2 loại: lãi suất danh nghĩa và lãi suất
thực.

- Lãi suất danh nghĩa: là tỷ lệ lãi suất được công bố công khai trên thị trường. Số liệu
này thường không đánh giá hay xem xét đến sự ảnh hưởng của chỉ số lạm phát.
- Lãi suất thực: là số liệu lãi suất đã được điều chỉnh với tỷ lệ lạm phát.

Ví dụ, bạn gửi tiền vào ngân hàng với mức lãi suất quy định là 8%, vậy 8% đó
chính là mức lãi suất danh nghĩa. Trên thực tế, đồng tiền sẽ không giữ được trọn vẹn giá
trị của chúng theo thời gian, cho nên bạn không thể nhận được số tiền tương ứng với mức
lãi suất danh nghĩa.

3. LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT


VÀ LÃI SUẤT TRONG TÀI CHÍNH

● THEO QUY LUẬT KINH TẾ CỦA THỊ TRƯỜNG

Theo quy luật của nền kinh tế thị trường, ta xác định được lãi suất và lạm phát có
mối quan hệ tác động lẫn nhau. Cho ví dụ, Ngân hàng Nhà nước thực hiện nới lỏng tiền tệ
(cắt giảm lãi suất) sẽ dẫn đến việc lãi suất cho vay giảm. Khi này sẽ có nhiều người đi vay
hơn để đầu tư, lượng tiền sẽ tăng và cung tiền cũng tăng cao. Lúc này, đồng tiền sẽ dần
mất đi giá trị của chúng trên thị trường quốc tế, khi đó lạm phát tăng. Nhưng ngược lại,
Ngân hàng Nhà nước khi điều chỉnh tăng nhẹ lãi suất cơ bản, dẫn tới lãi suất cho vay tăng
theo. Khi đó, số người đi vay sẽ giảm đi, họ chuyển hướng sang đầu tư tiết kiệm để hưởng
mức lãi suất cao hơn, từ đó giảm lượng tiền lưu thông trên thị trường, lượng cung tiền
cũng giảm. Khi này, số lượng tiền ít đi dẫn tới giá trị đồng tiền tăng hơn so với những
đồng khác trên thế giới từ đó giảm tỷ lệ lạm phát.

Vậy có thể đưa ra kết luận về quy luật thị trường rằng: “Lạm phát và lãi suất có
mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại. Lãi suất có thể là nguyên nhân của lạm phát, hay
lãi suất là hệ quả của lạm phát ”.

● LÝ THUYẾT FISHER

Theo lý thuyết, ta có được phương trình : i = r + p

Trong đó :

● i là lãi suất danh nghĩa


● r là lãi suất thực tế

● p là kì vọng lạm phát

Ta có thể hiểu, lãi suất mà người đi vay trả cho người cho vay phải bao gồm yếu tố
bồi thường người cho vay để bù đắp lại phần mất giá của đồng tiền khi món nợ được trả
hoàn toàn.

Nếu tỷ lệ lạm phát tăng cao thì Ngân hàng Nhà nước sẽ thi hành chính sách thắt
chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát. Biện pháp thường được sử dụng là “tăng mức lãi suất”
để nhằm giảm lượng cung tiền. Điều nay khiến người dân hạn chế vay vốn nhưng lại có
thể kích thích gửi tiền, từ đó lượng tiền trong lưu thông giảm, giá trị đồng tiên tăng và
kiềm hãm lạm phát. Ngược lại, nếu tỷ lệ lạm phát giảm (đến mức gây ra ảnh hưởng xấu)
khiến nền kinh tế bị trì trệ, Nhà nước sẽ thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ, giảm mức
lãi suất xuống nhằm kích thích người dân vay vốn. Từ đó, ta cũng có thể nhận ra mối
quan hệ cùng chiều chặt chẽ giữa lãi suất và lạm phát.

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM GẦN ĐÂY

1. THỰC TRẠNG

Trong Báo cáo điểm tháng 8/2022, Ngân hàng Thế giới nhận định nền kinh tế Việt
Nam đang hồi phục sau hai năm bị tác động bởi Đại dịch, nhưng phải đối mặt với thách
thức mới ở trong nước cũng như ở ngoài nước. Thị trường kinh tế cũng gặp một số bất lợi
trong thời gian ngắn hạn và trung hạn. Trong đó:

- Lạm phát: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vào tháng 8/2022 có phần tăng khoảng
0,005% so với tháng trước; tăng 3,6% so với tháng 12/2021 và tăng 2,89% so với
cùng kỳ năm trước. CPI bình quân của 8 tháng đầu năm 2022 tăng 2,58% so với
cùng kỳ năm trước. Trước xu hướng giá xăng dầu tăng, Bộ Tài chính đã phối hợp
với Bộ Công Thương ban hành 03 văn bản điều hành giá xăng dầu trong nước và
trích lập Quỹ Bình ổn giá đối với mặt hàng xăng dầu trong kỳ điều hành ngày
11/8/2022 và 22/8/2022. Do đó, trong tháng 8/2022, giá cả mặt hàng xăng dầu đã
hạ nhiệt (giá xăng giảm 14,52%; giá dầu diezen giảm 12,9%).

- Lãi suất : tính đến ngày 23/8/2022, lãi suất liên ngân hàng giữa các ngân hàng đã
tăng lên mức 3,77%/năm, cao hơn 1,04% so với phiên liền trước; lãi suất cho vay
kỳ hạn 1 tuần; 2 tuần và 1 tháng cũng tăng lên tương ứng 3,97%/năm; 4,36%/năm
và 4,33%/năm. Lãi suất huy động bằng VND của các ngân hàng duy trì xu hướng
tăng. Tháng 8/2022 tiếp tục ghi nhận xu hướng tăng lãi suất huy động tại các ngân
hàng thương mại (NHTM), với mức tăng 0,2% - 0,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ
hạn. Mức lãi suất huy động 7% đã xuất hiện tại nhiều ngân hàng trong hệ thống.
Trong những tháng cuối năm, lãi suất huy động được dự báo tiếp tục tăng trong bối
cảnh thanh khoản ngân hàng đang ngày càng bị thu hẹp và nhu cầu tín dụng tăng
cao. Nhìn chung thì trong 8 tháng đầu năm 2022, lãi suất cho vay đạt mức khá ổn
định.

Tỷ giá USD/VND trung bình NHTM và thị trường tự do tăng mạnh theo xu hướng
trong toàn khu vực: Tại thời điểm ngày 25/8/2022, trên thị trường ngoại hối chính thức, tỷ
giá trung tâm đang ở mức 1 USD = 23.234 VND, tăng 0,38% so với cuối năm 2021. Với
biên độ +/-3%, tỷ giá trần các NHTM được phép giao dịch có thể lên 1 USD = 23.931
VND và tỷ giá sàn là 1 USD = 22.537 VND; tỷ giá trung bình của NHTM (ngày
25/8/2022) là 1 USD = 23.422 VND, tăng 2,89% so với cuối năm 2021; trên thị trường tự
do, tỷ giá USD/VND là 1 USD = 24.060 VND, tăng 2,51% so với cuối năm 2021.

2. GIẢI THÍCH

Theo lý thuyết về quy luật kinh tế của thị trường và lý thuyết Fisher, ta có thể dễ
dàng nắm bắt được sự biến động lãi suất của Việt Nam trong những tháng vừa qua của
năm 2022. Bên cạnh đó, nền kinh tế thế giới hiện nay phải đối mặt với sự gia tăng lạm
phát (có thể nói là đạt mức kỷ lục trong những năm gần đây). Cuộc chiến tranh giữa Nga
và Ukraine cũng là một nguyên nhân mang tính chủ chốt dẫn đến tình trạng lạm phát tăng
cao trên phạm vi toàn cầu. Việc lạm phát tăng cao đã khiến Ngân hàng Trung ương của
các quốc gia trên thế giới đưa ra những chính sách nhằm siết chặt mặt tiền tệ trong 15
năm qua. Theo báo điện tử VTV, căn cứ vào số liệu thống kê, tính đến hết quý 3 năm
2022 này, đã có 90 nền kinh tế trên toàn cầu thực hiện khoảng 300 lượt tăng lãi suất, cao
hơn gấp đôi so với lượt tăng lãi suất năm 2021. Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước
của Việt Nam phải điều chỉnh lãi suất cơ bản tăng để có thể giữ được giá trị của đồng tiền
Việt Nam và kiểm soát lạm phát. Bởi vì thế, nếu Ngân hàng Nhà nước ta không điều
chỉnh gia tăng lãi suất thì đồng VND sẽ đối mặt với việc mất giá nghiêm trọng khi đem so
sánh với các đồng tiền ngoại tệ khác. Nếu việc đó xảy ra thì nền kinh tế Việt Nam sẽ sa
vào cuộc lạm phát trầm trọng (đồng tiền mất giá) và rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính.
Qua đó, ta có thể thấy rằng việc “gia tăng lãi suất” trong thời gian vừa qua là điều tất yếu
để có thể khống chế lạm phát và giữ giá trị của đồng VND đồng thời phát triển nền kinh
tế.

Để phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì việc triển khai thực hiện có hiệu
quả các giải pháp chính sách tài khoá, tiền tệ, hỗ trợ khó khăn cho người dân, doanh
nghiệp là yếu tố then chốt. Nhà nước có thể áp dụng một số cách sau để thực hiện tốt việc
phát triển nền kinh tế :

- Một là, củng cố theo dõi và đánh giá những biến động chính trị, kinh tế, thương mại,
đầu tư thế giới cũng như khu vực, kịp thời nắm bắt xu hướng cùng chính sách mới của các
quốc gia đối tác quan trọng có thể tác động, ảnh hưởng đến Việt Nam để ta có thể chủ
động ứng phó kịp thời, phù hợp.

- Hai là, tiếp tục theo dõi diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, đặc biệt là biến động giá
hàng hóa thiết yếu như giá xăng dầu, lương thực và giá hàng hóa đầu vào sản xuất để kịp
thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát và hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp.

- Ba là, giữ vững ổn định vĩ mô thông qua kết hợp mật thiết giữa chính sách tài khóa, tiền
tệ và chính sách quản lý giá .

- Bốn là, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công nhằm tăng động lực cho tăng trưởng kinh
tế, đồng thời đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư từ khu vực nước ngoài nhằm đề phòng khả
năng các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn trong bối cảnh chi phí đầu tư tăng cao khi các nền
kinh tế lớn tăng lãi suất và tăng cường triển khai các biện pháp ngăn ngừa rủi ro tài chính.

LỜI KẾT

Đối với việc hàng loạt Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng mức lãi suất vào thời gian
đầu năm 2022, thì các chính sách đưa ra về việc thắt chặt lượng cung tiền là thiết yếu, là
yếu tố quan trọng giúp quốc gia tránh được nguy cơ đối mặt với cơn khủng hoảng tiền tệ.

Với các kiến thức đã được học trong môn Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ, cùng với đề tài
nghiên cứu, em có cơ hội được áp dụng cũng như là vận dụng kiến thức để tìm hiểu về
biến động lãi suất của Việt Nam thời gian qua.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) https://tapchinganhang.gov.vn/kinh-te-vi-mo-viet-nam-8-thang-dau-nam-2022-va-mot-so-khuyen-
nghi-ve-giai-phap-dieu-hanh-vuot-qua-kh.htm (ThS. Vũ Huyền Trang, 2022)
(2) https://vtv.vn/kinh-te/tang-lai-suat-nham-kiem-soat-lam-phat-on-dinh-kinh-te-vi-mo-
20221025232805394.htm (“Tăng Lãi Suất Nhằm Kiểm soát Lạm Phát, ổN địNh Kinh Tế Vĩ Mô,”
2022)

You might also like