You are on page 1of 9

I.

THỰC TRẠNG, BỐI CẢNH


Trong thời kỳ này, kinh tế Việt Nam cũng đã chịu tác động tiêu cực cả về
cung và cầu do kinh tế thế giới diễn biến bất thường, năng suất lao động giảm dần,
thiên tai và dịch bệnh ngày càng trầm trọng, căng thẳng thương mại giữa Mỹ với
Trung Quốc và nhiều nền kinh tế chủ chốt khác gia tăng, trào lưu chủ nghĩa dân
túy cùng với những thay đổi về chính sách thương mại và hàng loạt vấn đề khác.
Đặc biệt là cuối năm 2019, đại dịch COVID-19 bùng phát, lan rộng và tàn phá hầu
hết các nước trên thế giới.
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các DN
Việt Nam: Nhiều DN bị đóng cửa do bị cách ly/phong tỏa; bị gián đoạn sản xuất do
đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, nguyên vật liệu, vận chuyển; thiếu lao động
trầm trọng…dẫn đến không có nguồn thu từ sản xuất kinh doanh, không có dòng
tiền để trả nợ ngân hàng.
Trong lĩnh vực tài chính, thị trường thế giới diễn biến bất thường và đảo
chiều nhanh chóng trong 2 năm 2020-2021. CSTT nới lỏng tiếp tục chi phối Ngân
hàng trung ương các nước, buộc các Ngân hàng trung ương phải chủ động có giải
pháp phù hợp để thích ứng với những thay đổi này. Trước những diễn biến phức
tạp của đại dịch, NHNN đã nhiều lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất với mức cắt
giảm khá lớn so với nhiều năm qua (tổng mức giảm từ 1,5 - 2%/năm). Việc cắt
giảm các mức lãi suất điều hành của NHNN đã phát tín hiệu mạnh mẽ và nhất quán
về chủ trương tiếp tục giảm lãi suất, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức
tín dụng. Đồng thời, NHNN đã chỉ đạo các NHTM thực hiện các giải pháp để hỗ
trợ các DN vượt qua đại dịch như: gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn nợ, giữ nguyên
nhóm nợ, miễn giảm phí/lãi vay….Có thể thấy tình hình lãi suất cho vay trước và
sau dịch COVID-19 đã thay đổi mạnh, đặc biệt là lãi suất cho vay ngắn hạn (giảm
từ 6-9% năm 2019 xuống 4,4-7% năm 2021). Các giải pháp CSTT đồng bộ và linh
hoạt đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế.
Đồng thời với chính sách lãi suất, từ đầu năm 2020, NHNN đã điều hành tỉ
giá linh hoạt, chủ động, kết hợp với các giải pháp điều tiết thanh khoản hợp lý,
truyền thông, điều chỉnh giảm tỉ giá bán can thiệp và sẵn sàng bán ngoại tệ để bình
ổn thị trường. Nhờ đó, về cơ bản, tỉ giá và thị trường ngoại hối ổn định, cân đối
cung cầu tiếp tục thuận lợi, thanh khoản thông suốt, VND ổn định hơn nhiều so với
đồng tiền của nhiều đối tác thương mại.
Kết quả là, Việt Nam là một trong số ít quốc gia đã thành công trong việc
đối phó với đại dịch và duy trì được tốc độ tăng trưởng dương với GDP năm 2020
tăng 2,91%, năm 2021 là 2,58%, kiểm soát lạm phát trong mục tiêu đề ra (<4%) và
các hoạt động kinh tế nhìn chung ổn định.
Tuy nhiên, sang năm 2022, khi đại dịch COVID-19 chưa kết thúc thì căng
thẳng giữa Nga và Ukraine xảy ra và kéo dài nhiều tháng nay dẫn đến cuộc khủng
hoảng năng lượng trên toàn cầu, đứt gãy chuỗi cung ứng, giá năng lượng và lương
thực tăng cao…là nguyên nhân dẫn đến lạm phát chi phí đẩy trên toàn cầu (như tại
châu Âu lạm phát hiện lên tới 2 con số). Để đối phó với tình hình lạm phát tăng
cao, Ngân hàng Trung ương các nước thực hiện CSTT thắt chặt, đến nay các Ngân
hàng Trung ương châu Âu đã liên tục nhiều lần điều chỉnh tăng lãi suất (ngày
27/10/2022 tăng lãi suất lần 3 lên mức 1,5% cao chưa từng thấy kể từ năm 2009);
Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đến 3/11/2022 đã 6 lần tăng lãi suất cho vay
cơ bản lên mức 3,75-4%, mức cao nhất trong 4 thập kỷ qua.
Tác động của cuộc khủng hoảng thế giới hiện nay đến Việt Nam:
- Gía đầu vào của nhiều DN tăng, nhất là các DN có đầu vào nhập khẩu,
dùng nhiều năng lượng như: dệt may, da giày, cơ điện, công nghiệp nặng, vận tải…
- Gía xăng dầu tăng dẫn đến chi phí sinh hoạt, đi lại… của người dân cũng
tăng theo
- Việt Nam là nước nhập siêu nên khi lạm phát các nước tăng cao sẽ ảnh
hưởng lớn đến các DN nhập khẩu
Những nguyên nhân dẫn đến kết quả trên:
II.MỤC TIÊU CHÍNH SÁCH
CSTT nhằm vào hai mục tiêu là lãi suất và lượng cung tiền, tuy nhiên
thường không thể thực hiện đồng thời hai mục tiêu này. Chỉ để điều tiết chu kỳ
kinh tế ở tình trạng bình thường, thì mục tiêu lãi suất được lựa chọn. Còn khi kinh
tế quá nóng hay kinh tế quá lạnh, CSTT sẽ nhằm vào mục tiêu trực tiếp hơn, đó là
lượng cung tiền. Tùy theo mục tiêu, NHNN có thể sử dụng CSTT mở rộng hoặc
CSTT thu hẹp. Chính sách mở rộng là tăng cung tiền lên hơn mức bình thường và
ngược lại là CSTT thắt chặt.
Lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết. Để thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, thông thường NHNN cần thực hiện CSTT nới lỏng, hạ thấp lãi suất
chủ đạo, mở rộng cung ứng tiền cho nền kinh tế, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu
vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh. Song bên cạnh việc kinh tế tăng trưởng thì
lạm phát có thể tăng cao.
III. PHƯƠNG PHÁP
Đối với nước ta, năm 2021 là một năm đầy khó khăn, thách thức do tác động
của biến chủng Delta, được đánh giá là nguy hiểm nhất từ khi đại dịch COVID-
19xuất hiện. Có thể nói, trong bối cảnh đất nước đối mặt với những thử thách to
lớn,thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã tạo tiền đề vững chắc,
dẫn dắt cả hệ thống chính trị đồng lòng, quyết tâm, chung tay đối phó với đại dịch,
phát huytruyền thống tốt đẹp của dân tộc về tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái
trong khókhăn, dịch bệnh. Mục tiêu bảo vệ sức khỏe nhân dân được Đảng và Nhà
nước đặt lênhàng đầu, yêu cầu sản xuất an toàn, đẩy mạnh thực hiện các biện pháp
bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ứng phó với các tác
động tiêu cực từđại dịch. Trong điều kiện khó khăn, so với cùng kỳ năm 2020, tổng
sản phẩm quốc nội(GDP) 9 tháng đầu năm 2021 chỉ tăng trưởng 1,42%; nhưng
kinh tế vĩ mô ổn định,lạm phát ở mức thấp, bình quân 10 tháng là 1,81%; thị
trường tiền tệ, ngoại hối tiếptục vận hành thông suốt và ổn định.Bám sát các chỉ
đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,ngay từ đầu năm, Ngân
hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ động, quyết liệt, chỉ đạo hệthống các tổ chức tín
dụng (TCTD) triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền
tệ (CSTT), phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa (CSTK) vàcác chính sách vĩ
mô khác nhằm bảo đảm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinhtế vĩ mô, đồng
thời triển khai hàng loạt các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, đồnghành với
doanh nghiệp và người dân. Điều hành CSTT của NHNN phù hợp với xu hướng
của nhiều Ngân hàng Trung ương trên thế giới, mặt khác có những đặc điểmriêng
phù hợp với đặc thù và tính chất cấp bách của tình hình trong nước, bao gồm
những nhóm giải pháp sau đây:
Thứ nhất, bảo đảm thanh khoản trên thị trường tiền tệ, tạo điều kiện để
cácTCTD tiếp tục giảm lãi suất cho vay, sẵn sàng nguồn vốn hỗ trợ các TCTD đẩy
mạnh tín dụng. Đại dịch COVID-19 khiến nhiều hoạt động ngưng trễ, di chuyển
của ngườidân bị hạn chế, sản xuất, lưu thông đứt gãy, dòng tiền gián đoạn. Giải
pháp hỗ trợ thanh khoản được hầu hết các Ngân hàng Trung ương triển khai nhằm
hỗ trợ các thịtrường vận hành thông suốt, duy trì dòng tiền, hỗ trợ ngân hàng và
doanh nghiệp bảođảm khả năng thanh toán. Tương tự, thanh khoản được duy trì
dồi dào tại hệ thống cácTCTD trên cơ sở NHNN mua lượng lớn ngoại tệ, đưa tiền
đồng ra thị trường, đồngthời hằng ngày chào mua giấy tờ có giá trên thị trường mở
nhằm phát tín hiệu sẵnsàng hỗ trợ thanh khoản, ổn định thị trường tiền tệ. Điều này
thể hiện qua việc lãi suất liên ngân hàng - là mức lãi suất vay mượn lẫn nhau kỳ
hạn ngắn giữa các TCTD đãgiảm xuống mức rất thấp trong lịch sử, khoảng từ
0,5%/năm đến 0,9%/năm cuối tháng9, giảm chi phí vốn đầu vào cho TCTD, qua đó
tạo điều kiện thuận lợi để các TCTD giảm lãi suất cho vay.
Thứ hai, ổn định lãi suất điều hành ở mức thấp, tạo điều kiện để mặt bằng
lãisuất cho vay và huy động của TCTD giảm. Với đặc điểm của một nền kinh tế
đangphát triển, nhu cầu vốn lớn song lại phụ thuộc nhiều vào hệ thống ngân hàng
nên việcgiảm lãi suất cho vay tại Việt Nam không dễ dàng. Để kịp thời tháo gỡ khó
khăn củadoanh nghiệp và người dân, ngay trong năm 2020 khi dịch bệnh mới xuất
hiện,NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điều hành với mức giảm từ 1,5%/năm đến
2%/năm và làmột trong những Ngân hàng Trung ương giảm lãi suất mạnh nhất khu
vực; trong năm 2021, NHNN giữ nguyên các mức lãi suất thấp này, kết hợp với
việc duy trì thanhkhoản dồi dào trên thị trường tiền tệ. Kết quả là, đến cuối tháng
9-2021, lãi suất huyđộng và cho vay bằng VND bình quân của các TCTD giảm
tương ứng khoảng0,46%/năm và 0,72%/năm so với cuối năm 2020 sau khi đã giảm
khoảng 1%/nămtrong năm 2020. Lãi suất cho vay bình quân đối với các lĩnh vực
ưu tiên theo chủtrương của Chính phủ (gồm lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; công
nghiệp hỗ trợ;doanh nghiệp vừa và nhỏ; xuất khẩu; ứng dụng công nghệ cao) là
4,4%/năm.
Thứ ba, bảo đảm cung ứng vốn tín dụng đầy đủ và kịp thời cho nhu cầu
sảnxuất, kinh doanh trong nền kinh tế, linh hoạt điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín
dụngđịnh hướng đối với các TCTD theo hướng tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất
lượng.Với đặc thù thị trường tài chính phụ thuộc nhiều vào hệ thống ngân hàng,
việc điềuhành tín dụng luôn cần có sự hài hòa, hợp lý. Tăng trưởng tín dụng quá
cao gây rủi rolạm phát, song tăng trưởng tín dụng quá thấp lại có thể ảnh hưởng
đến nguồn vốn chotăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế
6,5% và lạm phát khoảng4% do Quốc hội và Chính phủ đề ra, NHNN đã đưa ra chỉ
tiêu tăng trưởng tín dụngđịnh hướng 12% trong năm 2021, có điều chỉnh phù hợp
với diễn biến tình hình thựctế.Bên cạnh đó, NHNN tiếp tục chỉ đạo các TCTD tăng
trưởng tín dụng an toàn,hiệu quả, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh
vực ưu tiên; kiểm soát chặtchẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất
động sản, chứng khoán, các dự ánxây dựng - chuyển giao - vận hành (BOT), dự án
xây dựng - vận hành (BT) giao thông; tăng cường quản lý rủi ro đối với tín dụng
tiêu dùng; tạo điều kiện thuận lợicho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín
dụng ngân hàng, góp phần hạn chế tíndụng đen.Trên cơ sở đó, tín dụng tăng trưởng
ngay từ đầu năm và cao hơn so cùng kỳnăm 2020, kịp thời đáp ứng nhu cầu của
nền kinh tế. Đến cuối tháng 10-2021, tíndụng tăng trưởng 8,72% so với cuối năm
2020, tăng 14,29% so với cùng kỳ 2020(cùng kỳ năm 2020 tăng 6,71% so với cuối
năm 2019 và tăng 10,24% so với cùng kỳ2019). Cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích
cực theo hướng tập trung vốn cho lĩnh vựcsản xuất, kinh doanh, cả 5 lĩnh vực ưu
tiên có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn mứctăng của cùng kỳ năm 2020, hỗ trợ
tích cực quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp,phát triển thủy sản, công nghiệp
hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuấtkhẩu, doanh nghiệp ứng dụng
công nghệ cao. Tăng trưởng tín dụng các lĩnh vực tiềmẩn rủi ro như bất động sản,
chứng khoán, tiêu dùng vẫn trong tầm kiểm soát của NHNN.
Thứ tư, ổn định thị trường ngoại tệ. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở cao
(tổngkim ngạch xuất nhập khẩu cuối năm 2020 khoảng 200% GDP), việc điều
hành tỷ giácủa Việt Nam luôn phải đối mặt với những thách thức đến từ bên ngoài
như việc cácnước lớn đang dần thu hẹp các gói nới lỏng tiền tệ, đồng USD lên
giá... Ngay cả đối với thị trường trong nước, yếu tố tâm lý cũng luôn thường trực
mỗi khi thị trường tàichính thế giới biến động. Trước tình hình đó, công tác điều
hành tỷ giá vẫn tiếp tụcbảo đảm linh hoạt, bám sát cung cầu thị trường, các cân đối
vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT. Trong khi xu hướng rút vốn khỏi các nước mới
nổi và đang phát triển khiếnđồng tiền của nhiều nước trong khu vực mất giá khá
lớn so với USD (USD tăng4,65%, Baht Thái giảm 11,2%, Ringgit Malaysia giảm
2,68%, Đô-la Singapore giảm1,95%) thì tỷ giá VND/USD tiếp tục ổn định, đến
cuối tháng 10, tỷ giá trung tâmtương đương cuối năm trước. Thanh khoản thị
trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.
Thứ năm, triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng
bịảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các TCTD
đồng hành, sát cánh với các doanh nghiệp, người dân thông qua triển khai hàng
loạt các giảipháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch, liên tục rà soát,
chỉnh sửa để cácbiện pháp hỗ trợ ngày càng thiết thực hơn
Giai đoạn 2021 - 2022, trước tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19,
NHNN ban hành chính sách (Thông tư số 01/2020/TT-NHNN, sửa đổi, bổ sung
bởi Thông tư số 03/2021/TT-NHNN và Thông tư số 14/2021/TT-NHNN) và chỉ
đạo tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ,
miễn giảm lãi, phí để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người vay vốn bị tác
động tiêu cực bởi đại dịch ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề; giúp duy trì dòng tiền
cho khách hàng vay; hỗ trợ sản xuất, kinh doanh. Chính sách này được doanh
nghiệp, người dân đón nhận tích cực, được Quốc hội, Chính phủ và các tổ chức
quốc tế đánh giá là kịp thời, phù hợp. Từ khi bắt đầu triển khai đến tháng 6-2022
(thời điểm kết thúc chính sách), hệ thống tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả
nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho gần 1,1 triệu khách hàng với giá trị nợ lũy kế hơn 722
nghìn tỷ đồng; miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho gần 562 nghìn khách
hàng với giá trị nợ hơn 92 nghìn tỷ đồng.
NHNN đã định hướng điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng năm 2022:
“Điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa
và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu năm
2022 bình quân khoảng 4%, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng
trưởng kinh tế, thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường trong và ngoài nước”.
Để thực hiện mục tiêu đề ra, trước những biến động bất thường của thế giới,
ngay khi xuất hiện dấu hiệu lạm phát cao ở Mỹ và các nước Châu Âu, NHNN đã
kịp thời điều chỉnh CSTT để thích ứng với những biến động đó. NHNN đã nâng lãi
suất điều hành lên 2% trong tháng 9 và tháng 10 (xem bảng), theo đó các NHTM
đã kịp thời tăng lãi suất huy động để hút tiền vào ngân hàng, góp phần kiểm soát
lạm phát có dấu hiệu gia tăng.
Lãi suất (LS) điều hành của NHNN và LS huy động từ 2019-2022

Năm 2020 2021 2022

Qúy 1,2 Tháng 9 Tháng10-11

Lạm phát 2,31% 1,84% 2,73%

Tăng trưởng GDP 2,91% 2,58% D.kiến 7,5%

LS huy động 0,2% 0,2% 0,2% 0,5% 1%


 Không kỳ hạn < 4% < 4% <4% <5% <6%
 Dưới 6 tháng 4,2-6% 4-6% 4-6% 6-8% 7-10%
 6-12 tháng

LS điều hành của NHNN 4,6-5,7% 6% 7%


 LS liên ngân hàng 4% 5% 6%
 LS tái cấp vốn 2,5% 3,5% 4,5%
 LS tái chiết khấu

Nguồn: Tổng Cục Thống kê, NHNN và tính toán của tác giả.
Về chính sách tỷ giá: NHNN đã kịp thời điều chỉnh biên độ tỷ giá từ 2% lên
5% hỗ trợ nhu cầu ngoại tệ, ổn định sản xuất kinh doanh của các DN.
Về chính sách tín dụng: Thực hiện cấp hạn mức tín dụng cho các NHTM để kiểm
soát lượng cung tiền vào nền kinh tế, định hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh,
các lĩnh vực/dự án trọng điểm, ưu tiên của Chính phủ; hạn chế tín dụng vào các
lĩnh vực rủi ro, kém hiệu quả.
Thách thức đối với điều hành CSTT trong thời gian tới
Theo dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế thì khả năng Fed sẽ tiếp tục tăng
lãi suất cho vay cơ bản đến giữa năm 2023 nên áp lực tăng lạm phát vẫn gia tăng
với Việt Nam.
Khác với các đợt trước đây lạm phát xuất phát từ nội tại nền kinh tế, đợt này
lạm phát đến từ bên ngoài (mà Việt Nam có độ mở 200%) nên khó có thể kiểm
soát một cách chủ động.
Các động lực tăng trưởng kinh tế của năm 2023 giảm dần. Việt Nam mới chỉ
là thị trường cận biên, chưa phải là thị trường mới nổi nên nếu ngân hàng trung
ương các nước tiếp tục tăng lãi suất cơ bản thì khó tránh khỏi dòng vốn sẽ rút khỏi
các nước đang phát triển như nước ta.
Nhu cầu tiêu dùng của thế giới đang chững lại và có thể giảm, đã có dấu
hiệu của đợt suy thoái kinh tế. Điều này sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của nước ta.
Giải pháp ứng phó với những bất ổn của thế giới, kiểm soát lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô
Về phía Chính phủ
- Triển khai các chính sách vĩ mô như chính sách tài khóa, chính sách đầu
tư… đồng bộ với CSTT.
- Cải thiện cơ cấu xuất khẩu, tăng tỷ trọng xuất khẩu của các DN nội địa để
hoạt động xuất khẩu ổn định và bền vững. Mở rộng đối tác thương mại bao gồm cả
các nhà cung cấp và tiêu thụ hàng Việt Nam, để giảm bớt sự lệ thuộc quá nhiều vào
xuất khẩu hàng sang một quốc gia duy nhất,…
- Minh bạch thị trường, cải thiện thủ tục hành chính, hoàn thiện cơ chế chính
sách để tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài.
- Làm tốt công tác dự báo, tăng cường nhân sự cho công tác này để Việt nam
có thể ứng phó tốt nhất với những biến động của thế giới và trong nước.
Về phía NHNN
Hiện tại, CSTT của Việt Nam cũng đang đối mặt với “tam giác bất khả thi”
(mối quan hệ giữa chính sách lãi suất - chính sách tỷ giá hối đoái - dòng vốn nước
ngoài): Để đảm bảo dòng vốn vào Việt Nam không bị ảnh hưởng chỉ có 1 lựa chọn:
Hoặc ổn định lãi suất, hoặc ổn định tỷ giá, không thể cùng một lúc thực hiện cả 2
nhiệm vụ. Đây đang là lựa chọn khó khăn nhất của CSTT. Để đưa ra lựa chọn, cần
phải phân tích thấu đáo, tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu thiệt hại đến tổng thể cũng
như từng bộ phận của nền kinh tế. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế Việt Nam có độ
mở rất lớn, kim ngạch xuất nhập khẩu lên tới 200% GDP, trong đó 70-75% xuất
khẩu là do khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cung cấp; còn vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài hiện nay chiếm khoảng 23-25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội
và chiếm trên dưới 20% GDP, chưa kể dòng vốn gián tiếp.
Như vậy, NHNN vẫn tiếp tục thực hiện linh hoạt CSTT để thích ứng các tác
động của bất ổn thế giới, đảm bảo thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”, trước mắt là
trong năm 2023 với rất nhiều khó khăn, biến đổi khó đoán trước, theo đó các giải
pháp cụ thể có thể là:
+ NHNN cần đảm bảo lãi suất thực dương, không nên để lãi suất tiền
gửi quá thấp dễ gây ra hiện tượng người dân chuyển sang găm giữ vàng, đô
la.
+ Đối với chính sách tỷ giá, để CSTT có thể vận hành một cách phù
hợp nhất, NHNN cần phải có những phản ứng rất sớm trước những nguy cơ
các dòng vốn quốc tế bị giảm mạnh. Nhưng để tránh tỷ giá dao động quá
mạnh thì việc NHNN can thiệp bằng nguồn dự trữ ngoại tệ là hết sức cần
thiết.
+ NHNN cũng cần làm tốt công tác dự báo: tăng cường công tác
nghiên cứu dự báo cung - cầu tiền tệ. Để làm được điều này NHNN cần xây
dựng một kho dữ liệu đầy đủ, chính xác và đảm bảo chất lượng. Nhờ đó,
NHNN có thể dự báo nhu cầu tiền không chỉ là cầu về MI và M2, mà còn có
thể thực hiện cho cả các thành tố của M2. Đồng thời, cần nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực đặc biệt là các cán bộ tham gia vào công tác nghiên
cứu và dự báo. Khi có nguồn nhân lực đủ mạnh kết hợp với phương tiện kỹ
thuật hiện đại, nguồn cung cấp mọi thông tin liên qua tới hoạt động ngân
hàng đầy đủ và chính xác thì đó sẽ là cơ sở vững chắc cho NHNN hoạch
định tốt CSTT.
+ NHNN cần sử dụng linh hoạt các công cụ CSTT gián tiếp, như:
nghiệp vụ thị trường mở, chiết khấu, hoán đổi ngoại tệ, thấu chi... Những
nghiệp vụ này khi sử dụng linh hoạt sẽ giúp NHNN điều chỉnh nhanh chóng
sự biến động mang tính mùa vụ của cầu tiền trong ngắn hạn. Công cụ dự trữ
bắt buộc cần điều hành linh hoạt nhằm nâng cao khả năng kiểm soát tiền tệ
của NHNN, nếu giữ cố định trong một thời gian dài làm giảm vai trò điều
tiết cung ứng tiền tệ của công cụ này và làm bó hẹp cách thức mà NHNN có
thể sử dụng để điều tiết cung ứng tiền tệ.
Về phía các DN
- Tiết kiệm chi phí hoạt động để giảm/giữ giá thành sản phẩm: tăng năng
suất lao động, tiết giảm các chi phí gián tiếp…
- Thay thế các đầu vào nhập khẩu bằng các đầu vào sản xuất trong nước để
giảm áp lực tỷ giá tăng;
- Tăng cường đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động, nâng cao chất
lượng sản phẩm.
Về phía các NHTM
-Lựa chọn các lĩnh vực/DN/dự án hiệu quả, vòng quay nhanh….để cấp tín
dụng ( ưu tiên cho vay DN vừa và nhỏ, bán lẻ, dự án trọng điểm quốc gia..)
-Chấp hành nghiêm các quy định của NHNN, đặc biệt là hạn mức tín dụng,
lãi suất huy động trần…
-Tiếp tục cơ cấu lại hoạt động nhằm nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm
chi phí để hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ DN vượt qua giai đoạn khó khăn. Về dài hạn,
các NHTM cần phải thay đổi cơ cấu thu nhập: tăng tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ,
giảm tỷ trọng thu nhập từ tín dụng.
Tóm lại, CSTT là rất quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát và ổn định
kinh tế vĩ mô, tùy thuộc vào yêu cầu và bối cảnh kinh tế của từng quốc gia trong
từng thời kỳ. Đối với Việt Nam, CSTT đã được duy trì và đảm bảo trong nhiều
năm qua nhằm hướng tới một mục tiêu chung là ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo
các cân đối lớn của nền kinh tế. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ
mô, kiểm soát lạm phát cần phải phối hợp đồng bộ với các chính sách khác như:
chính sách tài khóa, chính sách đầu tư…và phải có chiến lược dài hạn. Do vậy đây
vẫn là thách thức đối với nền kinh tế nước ta trong dài hạn./.
IV. KẾT QUẢ
- Giảm tỷ lệ thất nghiệp: CSTT nới lỏng sẽ giúp gia tăng nhu cầu trong nền
kinh tế từ đó các doanh nghiệp (DN) sẽ đẩy mạnh sản xuất và cần nhiều nhân lực
hơn. Kết quả tác động tới tỷ lệ thất nghiệp.
- Kiểm soát lạm phát: CSTT thắt chặt là một công cụ giúp chính phủ giảm
giá cả hàng hoá khi lạm phát tăng quá mạnh.
- Đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP: Việc đưa ra các CSTT phù hợp sẽ đảm
bảo tăng trưởng GDP của quốc gia.
Kết quả CSTT chủ động, linh hoạt đã góp phần thực hiện thắng lợi “mục
tiêu kép”, đóng góp lớn vào thành tựu chung về các chỉ số phát triển kinh tế - xã
hội của cả nước mà Đảng và Quốc hội đề ra, lạm phát vẫn trong giới hạn mục tiêu
(<4%) và tăng trưởng kinh tế năm 2022 lên đến 8,02%.

You might also like